Trong TCVN 10304:2014 gọi là ép cọc vào lỗ định hướng khoan sẵn. Thông thường được áp dụng khi địa chất phức tạp, xuất hiện các lớp đất mỏng xen kẹp ở trạng thái chặt, hoặc để xuyên qua lớn đất chặt mỏng phía trên bề mặt mà nếu đặt mũi cọc ở lớp này sẽ không đảm bảo về độ lún. Khi tạo lỗ khoan dẫn, lẽ dĩ nhiên chúng ta sẽ e ngoại rằng ma sát thành bên sẽ bị giảm; TCVN 10304:2014 cũng quy định giá trị suy giảm này thông qua hệ số điều kiện làm việc của sức kháng thành bên.
Hệ số điều kiện γcf được nhân với giá trị sức kháng thành bên, quy định cho các trường hợp khoan dẫn như sau
Quan sát số liệu trong bảng này, ta có thể thấy giá trị γcf chủ yếu được chuẩn bị cho cọc vuông, có thể do ở thời điểm biên soạn tiêu chuẩn, cọc ép ly tâm tiết diện tròn chưa phổ biên như ngày nay
Nếu chúng ta sử dụng cọc vuông, thì vấn đề khá dễ xử lý; xác định hệ số γcf phụ thuộc vào đường kính lỗ, và áp dụng hệ số này cho đến hết chiều sâu khoan dẫn (nhân với sức kháng thành bên).
Do tiêu chuẩn không đầy đủ và rõ ràng, chúng ta cũng có thể áp dụng hệ số này cho các công thức khác ví dụ công thức Nhật bản trong phụ lục G.3
Trong trường hợp sử dụng cọc tròn, do không có thông tin trong bảng 4 nên không có căn cứ để áp dụng. Lúc này các bạn có thể quy định đường kính lỗ khoan dẫn bằng đường kính cọc trừ đi 15cm; khi đó hệ số γcf được lấy bằng = 1; nghĩa là việc khoan dẫn không ảnh hưởng đến ma sát thành bên.
Từ quy định về giá trị γcf = 1 tại muc 2.c, chúng ta cũng có thể chỉ định luôn đường kính lỗ khoan dẫn = kích thước cọc - 15cm ; khi đó SCT của cọc có thể giữ nguyên so với trường hợp tính toán không có khoan dẫn.