BỘ XÂY DỰNG Số: 19/2013/TT-BXD | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 |
THÔNG TƯ
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Về Phương tiện quảng cáo ngoài trời
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Về Phương tiện quảng cáo ngoài trời
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Phương tiện quảng cáo ngoài trời”, mã số QCVN 17:2013/BXD.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Phương tiện quảng cáo ngoài trời”, mã số QCVN 17:2013/BXD.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2014.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo); - Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; - Thủ tướng, các PTT Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; - Công báo, Website của Chính phủ, Website của Bộ Xây dựng; - Lưu: VP, PC, KHCN&MT (10). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Nguyễn Thanh Nghị |
Số văn bản | 19 |
Ký hiệu văn bản | 2013/TT-BXD |
Ngày ban hành | 31/10/2013 |
Ngày có hiệu lực | 1/5/2014 |
Ngày hết hiệu lực | Văn bản còn hiệu lực |
Người ký | Nguyễn Thanh Nghị |
Trích yếu | Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương tiện quảng cáo ngoài trời. |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Phân loại | Thông tư |
Lĩnh vực | Quy chuẩn - Tiêu chuẩn |
Tệp đính kèm: | BXD_19-2013-TT-BXD_31102013.pdf BXD_19-2013-TT-BXD_31102013_QCVN17-2013.pdf |
Và đây là chủ đề được chia sẻ trên Facebook - Chúng mài lần lượt sẽ cháy hết. Vấn đề chỉ là thời gian - xin copy về và có hiệu chỉnh những từ thô tục
Chúng mài lần lượt sẽ cháy hết. Vấn đề chỉ là thời gian.
Là tớ đang đề cập đến biển quảng cáo. Những thằng chủ ngu như bò với bản tính thích hoành tráng kiểu trọc phú tỉnh lẻ luôn thích treo những tấm biển hoành tráng bịt kín mặt tiền. Trong cái đầu đặc sịt của chúng éo bao giờ tự đặt câu hỏi. Nếu cái biển đó cháy thì nhà mình sẽ ra sao.
Những vụ cháy nhà bắt đầu từ biển quảng cáo luôn để lại những hậu quả vãi đái. Thiệt hại về người và tài sản là vô cùng lớn bởi những tấm biển luôn được làm bằng vật liệu dễ cháy như bạt hiflex hay polycacbonnat. Chỉ cần một điểm bắt lửa là lan khắp các tầng. Lực lượng cứu hỏa luôn kêu như vạc khi tiếp cận vào trong bởi hệ thống khung xương của biển bịt kín hết mẹ nó mọi ngả vào.
Các nhà hàng karaoke đặc biệt cháy rất nhanh và rất nỏ bởi các phòng hát luôn được bọc cách âm bằng những vật liệu dễ cháy. Chỉ cần một mối nối dây điện bị lỏng là có thể thiêu rụi cả một tòa nhà.
Luật có chưa? có rồi:
Số: 19/2013/TT-BXD xin trích:2.2.2.2. Bảng quảng cáo đặt tại các công trình/nhà ở riêng lẻ:
b) Bảng quảng cáo đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảng quảng cáo ngang:
+ Mỗi tầng chỉ được đặt một bảng, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình/nhà ở; mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m;
+ Vị trí: ốp sát vào ban công, mép dưới bảng trùng với mép dưới của sàn ban công hoặc mái hiên.
- Bảng quảng cáo dọc:
+ Chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình/nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo, mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m;
+ Vị trí đặt: ốp sát vào mép tường đứng;
- Đối với công trình/nhà ở một tầng chỉ được đặt 1 bảng ngang và 1 bảng đứng.
Luật rõ ràng nhưng đau đớn thay chúng nó lại ị mẹ vào luật. Bố cứ lắp biển thật hoành kích cỡ tùy hứng theo tiêu chí càng to càng tốt. Nhân đây cũng ị mẹ vào mặt mấy thằng làm ngơ cho chúng nó bố láo, tự do phạm luật.
Tại sao biển quảng cáo hay cháy.
Có nhiều loại biển nhưng có thể chia thành 2 loại. Loại được chiếu sáng từ ngoài vào và loại được chiếu sáng từ trong ra. Loại chiếu sáng từ trong ra hiện đang là nguyên nhân của hàng loạt vụ cháy gần đây.
Tôi khẳng định đanh thép rằng chúng rồi sẽ cháy hết one by one chỉ là sớm hay muộn.
Công nghệ chiếu sáng của loại biển này là dùng đèn tuýp hoặc đèn Led. Hầu hết các ông thợ làm biển đều chả biết éo gì về những tiêu chuẩn an toàn điện. Bởi những tấm biển lớn luôn chứa rất nhiều đèn mắc song song với nhau nên bên trong tấm biển là hàng trăm mối nối dây điện chằng chịt. Những mối nối này luôn tiềm ẩn nguy cơ chập cháy bởi tính sơ sài và vật liệu dây dẫn cao ba nhá. Chỉ cần mối nối không chặt là điểm nối sẽ phát nhiệt nung nóng rực cả sợi dây đồng. Càng nhiều đèn, nhiệt độ trong biển càng cao. Nhiều ông còn thắc mắc tại sao áp tô mát không nhảy. Xin thưa nếu chập thì áp tô mát nhảy nhưng nếu move thì nó có nhảy cái puồi nó ấy.
Tính toán phụ tải và kích cỡ chủng loại dây dẫn cho biển các ông thợ quảng cáo cũng mù tịt. .Vật liệu càng rẻ lợi nhuận càng cao ơ kìa. Ngoài ra những tấm biển made in zùn kiểu này không thể chống chọi với những yếu tố khách quan sau1-Chống ngấm nước
2-Chống sự xâm nhập của động vật gặm nhấm như chuột
3-Chống lại sự lão hóa của vật liệu khi phơi nắng mưa ngoài trời
Những yếu tố khách quan đó các ông thợ làm quảng cáo chưa có cách nào khắc phục. Và do vậy, sản phẩm của các ông sẽ cháy và vấn đề chỉ là thời gian.
Tại sao quán karaoke cháy rất nỏ:
Vào những năm 80 nước Anh thần thánh cấm tiệt mọi loại ghế sofa bọc bằng vật liệu dễ cháy bởi một đã xẩy ra vài vụ cháy nhà do hút thuốc lá và tàn thuốc bắt lửa vào ghế. Từ đó mọi loại ghế sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đều phải được kiểm định cigarette test. Sau khi luật này ra đời, số vụ cháy nhà từ ghế sofa biến mất trên toàn nước Anh.
Ở Việt nam, nếu ra luật này chắc mấy thằng làm ghế hà trung chúng nó ra bờ hồ biểu tình. Dĩ nhiên, chẳng có quán karaoke nào trang bị loại sofa chống cháy.
Trong phòng hát nào cũng được trang bị vô số đèn đóm xanh đỏ bắt mắt. Tường nhà bọc mút cách âm. toàn những vật liệu thuộc nhóm dễ bắt lửa. Và do vậy đã cháy là cháy nhanh, cháy mạnh, cháy ầm ầm.
Trước thảm cảnh này rất cần các cơ quan hữu quan lập lại trật tự trong việc sản xuất và lắp đặt các biển quảng cáo. Cần cấm tiệt loại biển khổng lồ che kín mặt tiền. Rà soát lại hệ thống điện và nội thất của các nhà hàng, quán karaoke.
Trong khi chờ đợi các cơ quan lập lại trật tự, tôi khuyên các bạn gí pặc vào hát ở quán nào mà không có cầu thang thoát hiểm. đặc biệt gí pặc vào quán nào mà biển quảng cấu treo kín mặt tiền.