Những phần mềm miễn phí hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp

  • Người khởi tạo Người khởi tạo thuanpham
  • Ngày gửi Ngày gửi

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
149
8
Nói chung là có rất nhiều phần mềm nhưng thấy một số cái hay tạm thời liệt kê ra có thể mọi người chưa biết.​
Phần mềm cho quản lý dự án
  • Redmine: là phần mềm sử dụng quản lý dự án đánh giá rất tốt. redmine rất linh động có thể cấu hình để phù hợp với nhiều dự án. Bản thân redmine hỗ trợ cả quản lý bug nhưng theo mình thấy nó không hỗ trợ tốt bằng mantis. Ngoài ra nếu quản lý cả bug & task chung thì rất dễ dẫn đến loạn. Tuy nhiên nếu tổ chức tốt thì có thể sử dụng quản lý cả bug nữa. www.redmine.org
  • Mantis: mình đánh giá đây là phần mềm quản lý bug rất tốt. Giao diện đơn giản và dễ sử dụng cũng như hỗ trợ www.mantisbt.org


Phần mềm hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp
  • vTiger CRM & SugarCRM: Đây là 2 phần mềm miễn phí hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng rất tốt. Tuy nhiên vẫn cần phải có những customize mới có thể phù hợp với yêu cầu từng doanh nghiệp https://www.vtiger.com/crmwww.sugarcrm.com
  • OrangeHRM: Phần mềm quản lý nhân sự khá tốt. Nhưng cũng giống như CRM, cần có những kiến thức nhất định mới có thể customize phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp. www.orangehrm.com
  • OSTicket: Phần mềm hỗ trợ quản lý yêu cầu khách hàng. Nói chung phần mềm này rất đơn giản và dễ sử dụng, khả năng tuỳ biến cao. Tuy nhiên phần mềm này chỉ có Tiếng Anh nên cần Việt hoá để sử dụng cho bên ngoài. osticket.com
  • OSTR: giống như OSTicket, OSTR cũng là phần mềm hỗ trợ helpdesk www.otrs.com/en
  • GLPI: Phần mềm quản lý tài sản IT. GPLI rất tốt nhưng có vẻ hơi rắc rối :D www.glpi-project.org
  • OpenERP: Phần mềm ERP https://www.openerp.com/en


Phần mềm hỗ trợ trao đổi thông tin
  • Openfire & spark: đây là bộ phần mềm hỗ trợ chat nội bộ trong doanh nghiệp. Bạn có thể tích hợp với các hệ thống quản lý account của công ty khác sửu dụng LDAP như Active Directory hoặc OpenLDAP được. Chỉ cần cấu hình một chút bạn có thể đưa danh sách toàn bộ nhân viên công ty lên hệ thống này. Nghĩa là mỗi người mới vào, sau khi đăng nhập là có sẵn friends là toàn bộ nhân viên công ty, ko cần phải add từng người trong công ty. Openfire là chat server, spark là chat client. Bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm chat client khác thay thế miễn là hỗ trợ giao thức XMPP. www.igniterealtime.org/downloads/index.jsp
  • Zimbra: Zimbra là giải pháp cho Mail Server miễn phí rất đáng quan tâm. www.zimbra.com/downloads
  • Limesurvey: Phần mềm quản tạo survey. Đầy đủ các chức năng nhưng admin hơi khó dùng www.limesurvey.org/en


Phần mềm quản lý tài liệu:
  • Alfresco: là phần mềm sử dụng cho chức năng quản lý tài liệu và trao đổi nội bộ. Về cơ bản có thể thay thế Sharepoint portal. Tuy nhiên đều đáng tiếc là chưa có ngôn ngữ tiếng Việt wiki.alfresco.com/wiki/Download_and_Install_Alfresco
  • KnowledgeTree: giống như Alfresco, đây cũng là phần mềm quản lý tài liệu. Tuy nhiên bản Free có nhiều chức năng thiếu so với bản thương mại. knowledgetree.com


Một số trang cho phép download bản cài sẵn: bạn có thể vào những trang sau để download bản cài đặt sẵn (file máy ảo có thể chạy bằng VMWare Player hoặc Virtual Box) hoặc bản càn trên Windows. Dành cho những bạn ko có kiến thức về Linux.
 
Nói thật là nếu có nhân sự IT thì nên dùng mã nguồn mở có thể sửa được, tuy nhiên áp dụng mã nguồn mở thì khó phù hợp với quản trị theo Việt Nam.

Nhưng đóng thì không sửa được. Ví dụ bên Misa họ bán hàng làm sẵn, không customize được, bán rau muống cũng dùng giải pháp như bán thep, khó xài lắm.

Nói đến quản trị doanh nghiệp thì cãi nhau như mổ bò, nhất là ERP.
 
Dùng phần mềm để quản trị DN, ví dụ làm ERP phải customize theo tình hình thực tế mỗi cty. Nhiều cty mua 1 gói về sau đó mới ngã ngửa ra.

Mấu chốt thực ra không phải là bên IT, dù bên IT phải đủ mạnh để maintain và support, mà là thay đổi quy trình thói quen hành vi người dùng.

Trước đang làm tự do, làm theo quy trình tự phát, quy trình riêng, giờ phải đổi theo quy trình chuẩn, phải nhập liệu, chuẩn hóa, vv... chứ giờ doanh nghiệp mua ERP rồi đòi gò theo cái quy trình sai vẫn dùng và bảo không phù hợp

Doanh nghiệp Việt có một số đặc thù riêng, ví dụ nếu dùng OSS của nước ngoài, phần kế toán quản trị không Sync với kế toán nộp cho cơ quan thuế.
 
Khó nhất là tìm IT có khả năng training để làm cầu nối giữa lãnh đạo và các bộ phận chức năng, suy ra IT phải cơ hữu chứ thuê bên thứ ba thì rất khó thành công.

Và dĩ nhiên Lãnh Đạo cao nhất mà không cam kết thì có làm bằng mắt, tuy nhiên đến nay nhiều chủ tư nhân sắm cái Láp Tốp Quả táo chỉ cho oai
 
Đa số công ty ở VN như thế này: tự phát triển từ nhỏ tới lớn, tự nghĩ ra quy trình, trước giờ dùng excel, tới khi đủ lớn thấy không đủ khả năng quản lý thông tin thì tìm đến phần mềm thì mới thấy cái quy trình trước hay dùng nó không đúng như phần mềm.

Với phần mềm ERP mã nguồn mở OSS, mình đang tham gia xây dựng ERP cho công ty và đã tìm hiểu nhiều OSS như Ofbiz, Bravo, Odoo, ERPNext, ... thì thấy nên chọn Odoo hoặc ERPNext. Cả 2 thằng này đều viết bằng Python, cộng đồng rất active, kiến trúc hiện đại (so với mấy anh cũ như ofbiz, bravo, ...), dễ dàng tích hợp với những hệ thống khác, trong tương lai khi cần tìm nhân lực để phát triển tiếp cũng dễ hơn.

So với Odoo thì ERPNext sinh sau đẻ muộn, đơn giản và gọn nhẹ hơn và phù hợp doanh nghiệp nhỏ hơn Odoo. Tìm hiểu qua ERPNext và thấy nó đáp ứng được nhu cầu của anh thì có thể chọn nó, vì những lý do:
- Performance tốt hơn.
- Code base rõ ràng hơn, dễ cho dev phát triển tiếp hoặc customize.

so sánh thêm một chút giữa Odoo và ERPNext:

- Tính năng: Odoo phát triển lâu rồi, có nhiều module hơn, tuy nhiên những cái cơ bản thì nó miễn phí, còn module xịn xịn tý thì phải mất tiền. Chẳng hạn có cái barcode mà nó cũng bắt mua. Còn ERPNext thì ít tính năng hơn, nó vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, nhưng cái gì nó có thì đều miễn phí.

- Độ phức tạp của quy trình: với từng tính năng thì độ phức tạp của quy trình trong Odoo cao hơn, có nghĩa là nó có thể phù hợp với nhiều kiểu doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, ở một trường hợp cụ thể, nó có thể là nhược điểm. Ví dụ với các doanh nghiệp nhỏ quy trình đơn giản thì đôi khi khó áp dụng. ERPNext tính năng của nó đơn giản hơn nên dễ customize và áp dụng hơn.

- Tùy quy mô mà nhắm đến mà có thể chọn Odoo hay ERPNext. Theo mình thì ERPNext triển khai nhanh hơn, nếu ko phải bỏ ra đồng nào thì ERPNext cho anh đầy đủ tính năng hơn, dù mỗi tính năng trong ERPNext nó đơn giản hơn tính năng tương tự bên Odoo. Còn nếu cty anh quy mô đủ lớn, yêu cầu phức tạp hơn thì nên triển khai Odoo, nhưng chi phí lớn hơn và lâu hơn.

Nói chung là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!

Hầu hết có sample và coi đúng nhu cầu 60% là OK rồi. Vào chùa sao kiếm cơm gà được .
 
Dành cho các bác đang cần tới giải pháp ngăn chặn gian lận tại trạm cân

Phiên bản miễn phí của phần mềm cân xe tải VitrukWeigh VTW-Free dành cho những đơn vị cung cấp cân điện tử – trạm cân xe tải hoặc đơn vị đang sử dụng trạm cân có mong muốn nâng cấp lên camera tự động nhận dạng biển số, cảm biến vị trí chống sai lệch trọng lượng,…
Tham khảo tính năng phần mềm và tải phần mềm miễn phí: http://www.acs.vn/gioi-thieu-giam-sat-tram-can-vitrukweigh/
 
Đa số công ty ở VN như thế này: tự phát triển từ nhỏ tới lớn, tự nghĩ ra quy trình, trước giờ dùng excel, tới khi đủ lớn thấy không đủ khả năng quản lý thông tin thì tìm đến phần mềm thì mới thấy cái quy trình trước hay dùng nó không đúng như phần mềm.

Với phần mềm ERP mã nguồn mở OSS, mình đang tham gia xây dựng ERP cho công ty và đã tìm hiểu nhiều OSS như Ofbiz, Bravo, Odoo, ERPNext, ... thì thấy nên chọn Odoo hoặc ERPNext. Cả 2 thằng này đều viết bằng Python, cộng đồng rất active, kiến trúc hiện đại (so với mấy anh cũ như ofbiz, bravo, ...), dễ dàng tích hợp với những hệ thống khác, trong tương lai khi cần tìm nhân lực để phát triển tiếp cũng dễ hơn.

So với Odoo thì ERPNext sinh sau đẻ muộn, đơn giản và gọn nhẹ hơn và phù hợp doanh nghiệp nhỏ hơn Odoo. Tìm hiểu qua ERPNext và thấy nó đáp ứng được nhu cầu của anh thì có thể chọn nó, vì những lý do:
- Performance tốt hơn.
- Code base rõ ràng hơn, dễ cho dev phát triển tiếp hoặc customize.

so sánh thêm một chút giữa Odoo và ERPNext:

- Tính năng: Odoo phát triển lâu rồi, có nhiều module hơn, tuy nhiên những cái cơ bản thì nó miễn phí, còn module xịn xịn tý thì phải mất tiền. Chẳng hạn có cái barcode mà nó cũng bắt mua. Còn ERPNext thì ít tính năng hơn, nó vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, nhưng cái gì nó có thì đều miễn phí.

- Độ phức tạp của quy trình: với từng tính năng thì độ phức tạp của quy trình trong Odoo cao hơn, có nghĩa là nó có thể phù hợp với nhiều kiểu doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, ở một trường hợp cụ thể, nó có thể là nhược điểm. Ví dụ với các doanh nghiệp nhỏ quy trình đơn giản thì đôi khi khó áp dụng. ERPNext tính năng của nó đơn giản hơn nên dễ customize và áp dụng hơn.

- Tùy quy mô mà nhắm đến mà có thể chọn Odoo hay ERPNext. Theo mình thì ERPNext triển khai nhanh hơn, nếu ko phải bỏ ra đồng nào thì ERPNext cho anh đầy đủ tính năng hơn, dù mỗi tính năng trong ERPNext nó đơn giản hơn tính năng tương tự bên Odoo. Còn nếu cty anh quy mô đủ lớn, yêu cầu phức tạp hơn thì nên triển khai Odoo, nhưng chi phí lớn hơn và lâu hơn.

Nói chung là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!

Hầu hết có sample và coi đúng nhu cầu 60% là OK rồi. Vào chùa sao kiếm cơm gà được .
Xin chào anh. Mình muốn triển khai ERP next cho phòng mạch. A có
Đa số công ty ở VN như thế này: tự phát triển từ nhỏ tới lớn, tự nghĩ ra quy trình, trước giờ dùng excel, tới khi đủ lớn thấy không đủ khả năng quản lý thông tin thì tìm đến phần mềm thì mới thấy cái quy trình trước hay dùng nó không đúng như phần mềm.

Với phần mềm ERP mã nguồn mở OSS, mình đang tham gia xây dựng ERP cho công ty và đã tìm hiểu nhiều OSS như Ofbiz, Bravo, Odoo, ERPNext, ... thì thấy nên chọn Odoo hoặc ERPNext. Cả 2 thằng này đều viết bằng Python, cộng đồng rất active, kiến trúc hiện đại (so với mấy anh cũ như ofbiz, bravo, ...), dễ dàng tích hợp với những hệ thống khác, trong tương lai khi cần tìm nhân lực để phát triển tiếp cũng dễ hơn.

So với Odoo thì ERPNext sinh sau đẻ muộn, đơn giản và gọn nhẹ hơn và phù hợp doanh nghiệp nhỏ hơn Odoo. Tìm hiểu qua ERPNext và thấy nó đáp ứng được nhu cầu của anh thì có thể chọn nó, vì những lý do:
- Performance tốt hơn.
- Code base rõ ràng hơn, dễ cho dev phát triển tiếp hoặc customize.

so sánh thêm một chút giữa Odoo và ERPNext:

- Tính năng: Odoo phát triển lâu rồi, có nhiều module hơn, tuy nhiên những cái cơ bản thì nó miễn phí, còn module xịn xịn tý thì phải mất tiền. Chẳng hạn có cái barcode mà nó cũng bắt mua. Còn ERPNext thì ít tính năng hơn, nó vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, nhưng cái gì nó có thì đều miễn phí.

- Độ phức tạp của quy trình: với từng tính năng thì độ phức tạp của quy trình trong Odoo cao hơn, có nghĩa là nó có thể phù hợp với nhiều kiểu doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, ở một trường hợp cụ thể, nó có thể là nhược điểm. Ví dụ với các doanh nghiệp nhỏ quy trình đơn giản thì đôi khi khó áp dụng. ERPNext tính năng của nó đơn giản hơn nên dễ customize và áp dụng hơn.

- Tùy quy mô mà nhắm đến mà có thể chọn Odoo hay ERPNext. Theo mình thì ERPNext triển khai nhanh hơn, nếu ko phải bỏ ra đồng nào thì ERPNext cho anh đầy đủ tính năng hơn, dù mỗi tính năng trong ERPNext nó đơn giản hơn tính năng tương tự bên Odoo. Còn nếu cty anh quy mô đủ lớn, yêu cầu phức tạp hơn thì nên triển khai Odoo, nhưng chi phí lớn hơn và lâu hơn.

Nói chung là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!

Hầu hết có sample và coi đúng nhu cầu 60% là OK rồi. Vào chùa sao kiếm cơm gà được .
Xin chào, Mình muốn triển khai ERP next cho phòng mạch. A có thể cho số điện thoại để mình liên hệ nhé
 
Đã ai dùng thử món Google Hangout hay chưa ? Google miễn phí tính năng cao cấp của Hangouts Meet trong mùa dịch Covid-19

 
Nhân dịp dịch Cô Vịt 19, mấy đứa nhóc được giáo viên dạy online bằng Zoom, thấy cũng hay, giới thiệu cho mọi người nghiên cứu dùng thử


Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều quốc gia đã áp dụng làm việc và học online. Một trong những phần mềm được sử dụng để học và họp trực tuyến phổ biến hiện nay là "Zoom". Tuy nhiên có ít nhất hàng nghìn người dùng Zoom đã bị lộ thông tin cá nhân do đăng ký sử dụng dịch vụ bằng email.

Vấn đề xảy ra liên quan đến tính năng Company Directory, tự động thêm một nhóm người vào danh sách liên lạc nếu đăng ký với địa chỉ email có tên miền công ty giống nhau.

Theo Vice, tính năng này cho phép mọi người dễ dàng tìm đồng nghiệp. Tuy nhiên một số người đăng ký bằng email cá nhân cũng bị đưa vào danh sách với hàng nghìn người lạ mặt, tiết lộ thông tin cá nhân cho nhau.

Barend Gehrels, một người dùng Zoom đã sốc khi nhìn thấy 995 người xuất hiện trong danh sách Company Directory, kèm theo tên, hình ảnh và địa chỉ email của họ.

Gehrels khẳng định không quen ai trong số đó. Một người bạn của anh cũng có hơn 300 tài khoản lạ được đưa vào danh sách đồng nghiệp.

"Nếu đăng ký với địa chỉ email không phải tên miền chung (Gmail, Hotmail, Yahoo...), bạn sẽ thấy thông tin của tất cả người dùng đăng ký với tên, địa chỉ email, ảnh hồ sơ và trạng thái của họ. Bạn còn có thể gọi video cho những người đó", Gehrels cho biết, đương nhiên người nhận phải đồng ý trả lời thì cuộc gọi mới bắt đầu.

Trên trang hỗ trợ của Zoom giải thích rằng thư mục Company Directory chứa thông tin những người làm chung công ty, trên cùng một tài khoản hoặc đăng ký với địa chỉ email có tên miền giống nhau (trừ các tên miền rộng rãi như gmail.com, yahoo.com, hotmail.com...).

Vấn đề là một số dịch vụ ít phổ biến hơn lại không nằm trong danh sách loại trừ của Zoom. Gehrels cho biết anh sử dụng tên miền xs4all.nl, dds.nl và quicknet.nl để đăng ký Zoom, tất cả 3 nhà mạng Internet tại Hà Lan đều gặp tình trạng giống nhau.

Trên Twitter, nhiều người dùng Zoom tại Hà Lan cũng phản ánh việc họ bị ghép là đồng nghiệp khi đăng ký sử dụng tên miền email do nhà mạng địa phương cung cấp. Họ cho biết tính năng này là tự động, không tắt được.

Chia sẻ với Motherboard, đại diện Zoom cho biết dịch vụ này luôn theo dõi, cập nhật tên miền email để đưa vào danh sách ngoại lệ, những tên miền mà Gehrels sử dụng đã được đưa vào danh sách ấy.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng học tập và làm việc tại nhà được lựa chọn để tránh tiếp xúc gần nhưng vẫn đảm bảo tiến độ bài học cũng như công việc. Zoom là dịch vụ nổi lên khi mọi người tìm kiếm một hệ thống học tập, làm việc online ổn định, dễ sử dụng.

 
Đúng là người Việt sính ngoại, chê Zalo cho cố vào rồi đi dùng Zoom .
 
Đúng là người Việt sính ngoại, chê Zalo cho cố vào rồi đi dùng Zoom .
“Miếng pho-mát miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột”, điều đó hiểu một cách đơn giản là không ai cho không ai cái gì. Khi doanh nghiệp muốn thu lợi nhuân từ việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ hoạt động cũng phải tự xác định điều đó.
Nhà cứ mở toang sao lại trách kẻ trộm được, ứng dụng thông minh nào cũng cần có người dùng thông minh, thấy đợt học hành vừa qua, giáo viên cứ quăng ID, pass lên zalo hay face thì bảo với chả mật!!! Ổ khóa tốt, nhưng lại quăng chìa khóa lung tung thì cũng thế.
 
Nhà cứ mở toang sao lại trách kẻ trộm được, ứng dụng thông minh nào cũng cần có người dùng thông minh, thấy đợt học hành vừa qua, giáo viên cứ quăng ID, pass lên zalo hay face thì bảo với chả mật!!! Ổ khóa tốt, nhưng lại quăng chìa khóa lung tung thì cũng thế.
Tính cách của người Việt, luôn đổ thừa cái đã
 
  • Like
Reactions: smarthomeviet
Chia sẻ mọi người cái món này - pfSense® - World's Most Trusted Open Source Firewall




Tổng thiệt hại tối đa khoảng 2 triệu, nhưng phải nói là đỉnh của nhọn, lướt mạng nhanh phà phà