Nhờ hỗ trợ về việc hạ cọc bằng khoan dẫn (ép cọc vào lỗ định hướng khoan sẵn) rất mong được các anh chị đã triển khai hướng dẫn

tuanxdtq

Thành viên cơ bản
12/8/19
2
0
47
Tình hình là có một công trình bờ kè BTCT (800m) bảo vệ khu dân cư trên nền cọc BTCT vuông 300x300 dài 18m, trong phạm vi 20m từ đầu tuyến tiếp giáp với tuyến đường hiện hữu không tài nào ép cọc xuống sâu chiều sâu thiết kế - chỉ ép được chiều dài 9m (đã bể đầu cọc), đoạn còn lại thì ép được đúng chiều dài thiết kế. Hố khoan địa chất giai đoạn thiết kế cách đó 100m thì xác định lớp đất bên trên không có gì gây bất lợi cho việc hạ cọc. Như vậy có phải khoan bổ sung để đánh giá địa chất khu vực ép khó khăn hay không ? Hay là được phép khoan dẫn hạ cọc - miễn là tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 vẫn đảm bảo là được?
 

haihakttl

Thành viên cơ bản
31/12/15
11
5
Theo TS Ngoc nói ở ketcau.com thì

Cọc khoan dẫn là giải pháp tình thế. Nếu đã lường trước sẽ xảy ra từ trước khi thi công thì nên chọn giải pháp khác mà không nên sử dụng giải pháp này. Lý do là:

1. Khi khoan, sẽ làm giảm khả năng chịu tải thành bên của cọc ngay cả khi đường kính hố khoan dẫn nhỏ hơn đường kính cọc. Các tưởng tượng rằng khi đường kính nhỏ hơn đường kính cọc sẽ không làm giảm cái anh sức chịu tải này vẫn chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng mà thôi.

2. Khi khoan, áp lực bên của đất sẽ giảm làm cho độ mảnh của cọc sẽ tăng lên dễ gây nên gãy cọc khi đóng và khi ép.

3. Tại những khu vực có lớp cát chặt ở dưới sâu và lớp bùn yếu phủ phía trên, sau khi khoan dẫn xong, rút mũi khoan lên thì lớp cát quanh vị trí hố khoan sẽ lại sập vào lỗ khoan và mèo vẫn hoàn mèo. Ngay cả khi việc sập hố khoan tại lớp cát được giữ bởi các biện pháp dung dịch giữ thành thì cái việc đưa cọc qua lớp đất yếu mà vào trúng cái lỗ đã được khoan ở lơp cát dưới sâu là việc khó thực hiện được. Thường xảy ra là mũi cọc không vào đúng lỗ khoan mà lại đâm vào bên mép lỗ gây sập thành bít mất hố khoan. Vì vậy cái việc khoan dẫn này chỉ nên làm khi mà lớp đất cứng nằm gần bề mặt đất mà thôi. Lỗ ở ngay trên mặt đất mà cho cọc vào trúng lỗ còn khó huống chi là ....lỗ ở tít dưới sâu.

Túm lại, nên hạn chế sử dụng giải pháp khoan dẫn. Khi biết trước sẽ khó hạ được cọc xuyên qua lớp cứng bên dưới sâu thì nên lựa chọn các giải pháp khác. Một trong các giải pháp là Cọc khoan nhồi cọc đã được trình bày đâu đó trong Diễn đàn này.
Mình chỉ có ý kiến vậy thôi.
 
  • Wow
Reactions: tuanxdtq

tudongo

Thành viên cơ bản
12/8/19
2
4
59
Không hiểu @haihakttl đang nói gì luôn, trong TCVN 10304:2014 có đề cập mà bạn

xin trích dẫn từ ketcausoft.com

Trong TCVN 10304:2014 gọi là ép cọc vào lỗ định hướng khoan sẵn. Thông thường được áp dụng khi địa chất phức tạp, xuất hiện các lớp đất mỏng xen kẹp ở trạng thái chặt, hoặc để xuyên qua lớn đất chặt mỏng phía trên bề mặt mà nếu đặt mũi cọc ở lớp này sẽ không đảm bảo về độ lún. Khi tạo lỗ khoan dẫn, lẽ dĩ nhiên chúng ta sẽ e ngoại rằng ma sát thành bên sẽ bị giảm; TCVN 10304:2014 cũng quy định giá trị suy giảm này thông qua hệ số điều kiện làm việc của sức kháng thành bên.

Hệ số điều kiện γcf được nhân với giá trị sức kháng thành bên, quy định cho các trường hợp khoan dẫn như sau

3gz9PCM.jpg


Quan sát số liệu trong bảng này, ta có thể thấy giá trị γcf chủ yếu được chuẩn bị cho cọc vuông, có thể do ở thời điểm biên soạn tiêu chuẩn, cọc ép ly tâm tiết diện tròn chưa phổ biên như ngày nay

Nếu chúng ta sử dụng cọc vuông, thì vấn đề khá dễ xử lý; xác định hệ số γcf phụ thuộc vào đường kính lỗ, và áp dụng hệ số này cho đến hết chiều sâu khoan dẫn (nhân với sức kháng thành bên).

Do tiêu chuẩn không đầy đủ và rõ ràng, chúng ta cũng có thể áp dụng hệ số này cho các công thức khác ví dụ công thức Nhật bản trong phụ lục G.3

Trong trường hợp sử dụng cọc tròn, do không có thông tin trong bảng 4 nên không có căn cứ để áp dụng. Lúc này các bạn có thể quy định đường kính lỗ khoan dẫn bằng đường kính cọc trừ đi 15cm; khi đó hệ số γcf được lấy bằng = 1; nghĩa là việc khoan dẫn không ảnh hưởng đến ma sát thành bên.

Từ quy định về giá trị γcf = 1 tại muc 2.c, chúng ta cũng có thể chỉ định luôn đường kính lỗ khoan dẫn = kích thước cọc - 15cm ; khi đó SCT của cọc có thể giữ nguyên so với trường hợp tính toán không có khoan dẫn.

về đường kính cọc thì bên ketcausoft cũng đã đề cập , nhưng hơi mù mờ tí

Trong Bảng 4 của TCVN 10304:2014 có đề cập đến hệ số điều kiện làm việc khi tính toán cho ma sát thành bên trong trường hợp có lỗ khoan dẫn; lỗ khoan càng lớn thì ma sát càng giảm (thông qua hệ số điều kiện làm việc) - Bạn xem bảng này thì có thể thấy không có quy định cụ thể lỗ khoan phải có kích thước bao nhiêu; chỉ có quy định ma sát giảm phụ thuộc từng kích thước lỗ khoan. Hoặc có thể tham khảo bảng này để chỉ định kích thước lỗ khoan = Kích thước cọc trừ đi 5 ~ 15 cm

Theo tôi thì cần phải tiến hành khoan bổ sung địa chất công trình, không khoan thì không thể biến nguyên nhân tại sao cọc không thể xuống
 

tuanxdtq

Thành viên cơ bản
12/8/19
2
0
47
Cảm ơn chú @tudongo , cho cháu hỏi liệu nếu khoan qua lớp cát mỏng (nếu có), giữ thành vách có được sử dụng bentonit không? vì có ý kiến cho rằng bentonite làm giảm ma sát giữa cọc và đất xung quanh ?
 

tudongo

Thành viên cơ bản
12/8/19
2
4
59
@tuanxdtq có thể hỏi đơn vị thiết kế, vì họ chịu trách nhiệm về việc này, tuy nhiên có thể sử dụng nhưng khả năng chịu lực sẽ giảm, thường an toàn chỉ tính với 0,7 nếu có dung dịch, kết hợp với hệ số điều kiện làm việc đề cập ở còm số 3 (0,6) ===> sức chịu tải của cọc giảm nhiều đó.
Nghĩa là phải có ý kiến của đơn vị tư vấn thiết, vì khi đó SCT cọc đã thay đổi .

Có thể tham khảo thêm Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10667:2014 về Cọc bê tông ly tâm - Khoan hạ cọc - Thi công và nghiệm thu
nhưng nói chung là cứ túm cổ đơn vị tư vấn thiết kế
 

haihakttl

Thành viên cơ bản
31/12/15
11
5
Thưa chú @tudongo , dùng dung dịch khoan không khéo là đau bụng uống nhân sâm đấy, vì chú đọc nhầm cái TCVN, bên cọc ly tâm còn có vữa xi măng nữa , vui lòng đọc kỹ

Muốn quyết định khoan dẫn hay không thì phải khoan địa chất, vì nếu chỉ bị trong phạm vi 50, khoan để xác định trong vùng đất đồng nhất (sét hay cát) nếu gặp dị vật hay ổ cát hoặc vỉa sét cứng, thì sẽ bị chối giả, xem có thể điều chỉnh lực ép và tốc độ ép để vượt qua lớp này. Bất khả kháng mới khoan dẫn xuyên ổ cát này.
 
  • Haha
Reactions: tudongo

dinhphanvu

Thành viên cơ bản
29/11/17
9
0
Không dám xen vào , vì không có hồ sơ địa chất công trình, chủ thớt có thể tham khảo

Cũng lưu ý là quá trình tính toán có huy động sức chịu tải nhờ ma sát không ? dĩ nhiên liên quan đến điều kiện địa chất công trình, nếu chịu mũi là chủ yếu thì khoan dẫn thoải mái. Còn khi theo kiểu lửng lơ con cá vàng chịu mũi kém thì khoan dẫn là điều hạn chế. Nếu khoan dẫn có bảo vệ thành khoan thì phải có biện pháp lựa chọn phương pháp thi công như thế nào để khôi phục ma sát, ví dụ xung quanh cọc là vữa xi măng dính bám chặt vào cọc ( vì thế làm có mấu cho nó bám chắc hơn là cọc trơn).
Cũng lưu ý là chiều dài khoan càng ngắn càng tốt, tối đa là luôn phải nhỏ hơn chiều dài cọc 1m.
Tham khảo tính toán duy nhất chỉ có cái TCVN 10304:2014
 
tainguyenviet đã gặp trường hợp này rồi, anh em thiết kế có nói chỉ khi nào sức chịu tải của cọc lớn gấp đôi sức chịu tải thiết kế (ví dụ sức chịu tải của cọc là 50 tấn, nhưng chỉ chịu tải trọng công trình 25 tấn) thì mới liều mạng đi khoan dẫn.
 
tainguyenviet đã gặp trường hợp này rồi, anh em thiết kế có nói chỉ khi nào sức chịu tải của cọc lớn gấp đôi sức chịu tải thiết kế (ví dụ sức chịu tải của cọc là 50 tấn, nhưng chỉ chịu tải trọng công trình 25 tấn) thì mới liều mạng đi khoan dẫn.
Cái này thì phải tính toán cụ thể, sao lại nói ẩu như vậy nhỉ ?
Nếu theo TCVN 10304:2014 , lỗ khoan dẫn hướng nhỏ thì đâu có giảm khả năng chịu lực.