Parkson - "cô nàng tiểu thư kiêu kỳ" đã bị Vincom và các đối thủ hất cẳng như thế nào?

27/10/16
94
4
Parkson - "cô nàng tiểu thư kiêu kỳ" đã bị Vincom hất cẳng ra sao?
Nguồn: cafef.vn/parkson-co-nang-tieu-thu-kieu-ky-da-bi-vincom-hat-cang-ra-sao-20161201112034353.chn

Thời vàng son của Parkson

10 năm trước, Parkson được biết đến như là một trung tâm mua sắm sang trọng bậc nhất tại Sài Gòn (cụ thể là Parkson Saigon Tourist Plaza). Cùng với Diamond thời bấy giờ, khi người Sài Gòn không có nhiều trung tâm mua sắm hàng hiệu, Parkson luôn được nhắc đến như một hình mẫu của việc kinh doanh bán lẻ hàng cao cấp chuyên nghiệp, chuẩn mực.

Cùng với Diamond thời bấy giờ, khi người Sài Gòn không có nhiều trung tâm mua sắm hàng hiệu, Parkson luôn được nhắc đến như một hình mẫu của việc kinh doanh bán lẻ hàng cao cấp chuyên nghiệp, chuẩn mực.

Ngay cả thương xá Tax, vì kết cấu toà nhà và vì mục tiêu thu hút du lịch nước ngoài tham quan, cũng không taọ ra được nhiều lợi thế cạnh tranh so với Parkson thời ấy.

Với mô hình hoạt động theo kiểu Department Store (gian hàng mở), chi phí thuê được tính trên chia sẻ doanh thu (revenue sharing), thường tỷ lệ từ 25-27% kèm theo những chi phí dịch vụ, phí làm chương trình, và có cam kết doanh thu từng tháng, nếu không đạt, trung tâm sẽ thu mức tối thiểu mà trung tâm quy định.

Do vậy, họ thường chọn những thương hiệu lớn, một mặt giúp họ dễ dàng thu hút khách bước vào trung tâm do sức mạnh của chính thương hiệu đó. Mặt khác thương hiệu mạnh thì kéo theo doanh thu nhiều và tiền họ thu về sẽ rất nhiều. Vì thế, để có được những vị trí kinh doanh tốt cho nhãn hàng của mình, lợi thế của thương hiệu luôn được những người làm bán lẻ lưu ý tới như một yếu tố để thương thảo hợp đồng.

Có những lúc để có được một vị trí kinh doanh đẹp cho nhãn hàng của mình, các doanh nghiệp muốn bán hàng trong Parkson đã phải chấp nhận điều kiện mà Parkson đưa ra theo nguyên tắc 1 kèm 2.

Tức là, nếu muốn có vị trí kinh doanh trong Parkson Saigon Tourist Plaza hay Parkson Hùng Vương hoặc Parkson Viettower Hanoi (3 trung tâm này là những con gà đẻ trứng vàng của Parkson trong suốt gần 10 năm) thì điều kiện thương thảo là phải lấy kèm luôn thêm 2 vị trí tại 2 trung tâm khác vắng khách hơn.

Đối với những công ty có nhiều nhãn hàng, thì việc thỏa thuận này không phải là điều kiện khó. Nhưng đối với những công ty chỉ có 1 thương hiệu để kinh doanh, phải cân nhắc về lãi lỗ (P&L) để có số dương thì điều kiện này quả là một lời từ chối khéo cho việc hợp tác. Nhãn hàng cũng đành ngậm ngùi chờ thời cơ mới.

Có thể nói Parkson đã từng như cô tiểu thư quyền quý chọn chồng, rất nhiều chàng trai thương hiệu xếp hàng và tiểu thư chỉ việc chọn. Đôi khi nhãn hàng còn phải dùng mối quan hệ, dùng lợi thế đang sở hữu nhiều thương hiệu trong cùng một công ty và dùng lợi thế xếp hạng nhất nhì theo doanh thu của thương hiệu mình trong trung tâm để thương thảo.

Danh sách các thương hiệu đăng ký để chờ xếp chỗ vào Parkson thường dài cho đến rất dài. Parkson lúc bấy giờ chỉ lo quản lý kinh doanh tốt, kiểm tra xem thương hiệu nào doanh số kém để “đá” văng ra, chọn thương hiệu tiềm năng hơn trong danh sách chờ lấp vào vị trí. Đã có những trường hợp thương hiệu vì không muốn bị “đá”, phải dùng tiền của mình đi mua hàng của chính mình tại Parkson để doanh số đạt mức tối thiểu (minimum) mà họ đã cam kết.

Với một thời rực rỡ như vậy, cho đến năm 2014 Parkson có tất cả 10 trung tâm trong cả nước và đã mở rộng ra thêm lãnh thổ Myanmar (năm 2012).

Vậy điều gì đã khiến Parkson sa sút như hiện nay?

Chuyện bắt đầu khi Vincom xuất hiện.

Năm 2004 Vincom khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên dưới hình thức Shopping Mall – Vincom Bà Triệu, giá thuê cho từng gian hàng cố đinh mỗi tháng, khác hoàn toàn với hình thức mà Parkson đang làm.

Vì sao lúc này cô nàng kiêu kỳ vô cùng xem nhẹ đối thủ? Xét về vị trí, Parkson Viettower cách rất xa Vincom Bà Triệu, hai đầu cầu hai hướng khác nhau, nên sự ảnh hưởng tại thời điểm ấy là chưa thấy rõ và vì Vincom chỉ mới khai trương 1 trung tâm.

Và với doanh số của Parkson Viettower lúc bấy giờ, Parkson có gặp ác mộng cũng không tưởng tượng được rằng con số này lại giảm một cách thảm hại cho đến ngày ra quyết định đóng cửa.

Còn nhớ, tại Parkson Viettower Hanoi, với diện tích ngay cửa ra vào đắc địa nhỏ xíu 13m2, nhãn hàng cao cấp mà tôi đã có dịp làm việc đem về doanh thu 600 – 700 triệu/ tháng vào năm 2011. Những tháng cuối năm hay vào mùa lễ hội mua sắm con số có thể lên đến gần 1 tỷ/tháng.

Cho đến khi trung tâm thương mại Vincom B khai trương tại Sài Gòn ngay vị trí đắc địa ngang ngửa Parkson SG Tourist Plaza, to hơn, hoành tráng hơn, mới hơn thì cô nàng Parkson mới bắt đầu “liếc” tới đối thủ.

Mọi chuyện đã muộn

Các đối thủ của Parkson đang làm gì
 
Đúng như chủ đề

Bạn tồn tại vì tạo ra giá trị và sẽ bị đào thải nếu mất đi giá trị

Tác giả này hay ở chỗ là ví Parkson như một cô gái đẹp.

Nhưng mà hay hơn nếu ví giờ cô gái ấy có tuổi và giá cũng không còn như xưa là chuẩn.

Hệ thống khai thác không hiệu quả, doanh thu trên m2 tệ nhất trong các loại siêu thị (có báo thống kê).
Vì không hiệu quả nên đòi cắt cò cao các nhãn hàng. Các nhãn hàng muốn trụ thì phải bán giá cao để bù. Vậy thì mất khách, lẫn quẫn chỉ có vậy.
Còn một yếu tố khác là dân trí tăng nhờ In tẹc nét. Nhãn hàng hồi trước 2005 bán giá cao người ta không biết chứ giờ là "bể" hết rồi. Dân nhiều tiền shopping ở Sing, HK. Dân vừa tiền thì ship dịch vụ. Người ít tiền thì không vô Parkson làm gì.
 
Kinh doanh thì bất kỳ ngành nào, khi làm ăn kha khá là có người mở theo, trong kinh tế học gọi là Game Theory, được giảng dạy cho sinh viên đàng hoàng , chỉ có mấy anh xây dựng là không biết thôi, nhưng vẫn sử dụng đấy thôi

Việc tìm hiểu thị trường, phân tích nó một cách toàn diện lợi hại của các người chơi đòi hỏi có một khung lý thuyết hiện đại và phù hợp.

Lý thuyết trò chơi - Game theory là lý thuyết nghiên cứu về mâu thuẫn và sự hợp tác. Lý thuyết này phù hợp để nghiên cứu hành vi của các tác nhân (người chơi – player) mà các hành vi này là không độc lập với nhau.

Lịch sử nghiên cứu Game theory bắt nguồn từ 1838 bởi công trình của Antoine Cournot và sau đó được phát triển sâu hơn bởi nhà toàn học John von Neumann vào năm 1928. Năm 1950, John Nash phát triển các lý thuyết về trạng thái cân bằng của trò chơi.

Các khái niệm cơ bản của Game theory bao gồm:

Người chơi: là cá nhân, tổ chức, quốc gia tham gia vào các hành vi trong cuộc chơi

Kiến thức chung: lý thuyết này giả định rằng các người chơi có nền tảng chung kiến thức về lợi ích của mình và hành động sao cho tối đa hóa lợi ích

Lợi ích: là lợi ích thu được bằng tiền hoặc hình thức khác khi người chơi thực hiện 1 hành vi

Chiến lược lấn át: là chiến lược hành động đem lại lợi ích tốt nhất cho người chơi không xét đến hành vi của người chơi khác

Cuộc chơi mở rộng: là cuộc chơi mô tả theo dạng hình cây theo đó, mỗi người chơi sẽ hành động tuần từ và người chơi sau sẽ biết thông tin về hành vi của người chơi trước để dựa vào đó ra quyết định.

Cuộc chơi ở dạng chiến lược: là cuộc chơi mô tả theo dạng bảng theo đó các người chơi sẽ đồng thời lựa chọn các hành vi có thể. Lợi ích của họ sẽ phụ thuộc vào lựa chọn hành vi của người chơi khác.

Cuộc chơi có tổng bằng không: là cuộc chơi theo đó lợi ích của người này sẽ đánh đổi bởi lợi ích của người khác.

Ngành mở trung tâm thương mại ăn tiền vênh thì ví dụ nhiều lắm, google "game theory" + "supermarket" là rõ,
ví dụ
Supermarket Pricing and Game Theory: The Presence of Wal-Mart

Abstract: Wal-Mart is a giant in the grocery industry and its influence is growing at a rapid pace. Despite Wal-Mart's success with Everyday Low Pricing (EDLP), there is little to no evidence to suggest that other supermarket chains wish to follow a similar path. Why? This research addresses this question.

Ví dụ ngành nhà hàng

Game Theory and Chain Restaurants

I have always wondered why competing businesses tend to locate themselves so close to each other, sometimes even right next to each other. Take, for instance, McDonald’s and Burger King. Wouldn’t that take away customers from each other? Wouldn’t it be better if they were spread apart so that more customers have access to their restaurants? It turns out, however, that both McDonald’s and Burger King benefit more when their stores are built in the same area when they are choosing locations for their chain stores. Using the game theory concepts we learned in class help us see why this is the case.
 
Nghề nào chả thế, phân tích làm cái vẹo gì
Hồi xưa ở đâu có coffeebean là ở đó có NYDC, đến khi anh starbucks nhảy vô thì NYDC giận cuốn gói đi luôn, lý do không biết nghe ông nào tư vấn. Vào cao ốc trung tâm, bán thật mắc ... cho đối tượng là mấy anh nhân viên văn phòng đồng phục lương 8 trẹo / tháng. Dẹp tiệm thôi.
 
Vừa rồi vào Sài Gòn có ghé ngang Parkson Cantavil ở Q.2 thấy có rất nhiều shop đã dọn đi, mặt bằng đang bỏ trống, Parkson Hùng Vương ế cũng không kém.

Tuy nhiên khen VIN thì nhầm to, Shooping mall của Vin làm rất nghiệp dư, chỉ được cái địa điểm thôi .... đâu phải cứ phải vị trí ngon, mặt bằng đẹp mà nguười ta sẽ bu tới đâu ... đếch biết làm thì từ từ thiên hạ họ sẽ từ bỏ, kéo theo là hiệu ứng sụp đổ , mấy thằng yếu yếu thì xuống lỗ nhanh, và dự VIN sắp tới cũng sẽ xin chuyển đổi sang cao ốc văn phòng.
 
Ặc sắp tới hàng loạt thương hiệu khác sẽ hất cẳng VINCOM, VIN thực ra đang làm TTTM kiểu của thằng có thừa tiền toàn đi copy của thiên hạ, không có gì mới,
mà cái giống thừa tiền thì nó cứ lụi bại dần thôi, quy luật muôn đời
vậy mới có cửa cho những thằng khác ngoi lên, chứ bảo nó giàu nó làm cái gì cũng thắng
thì đời đâu có chuyện sóng sau xô sóng trước.
 
  • Like
Reactions: vodoandi
trích từ bài
Parkson chuẩn bị đóng trung tâm thương mại thứ 5: Sự tàn lụi được báo trước?

Thua lỗ vì kém cạnh tranh, ít chịu thay đổi
Với việc làm ăn thua lỗ, Parkson đóng cửa TTTM và có thể sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam là điều mà nhiều người có thể dự đoán được.

Theo chuyên gia đào tạo về bán lẻ của Trung tâm BSA, ông Phạm Trọng Chinh, sự tàn lụi của Parkson đã được dự đoán trước từ cách đây 3 năm, khi đơn vị này đóng cửa TTTM đầu tiên. Câu chuyện của Parkson chỉ thuần túy nằm ở yếu tố cạnh tranh.

5 đến 10 năm về trước, khi Parkson mới ra đời, họ chỉ cạnh tranh với Diamond mà khi đó Diamond còn rất nhỏ và Parkson được xem là duy nhất. Nhưng 10 năm sau, nhiều TTTM lớn, hiện đại, quy mô ra đời khiến Parkson trở nên lạc hậu.

“Nhìn vào các TTTM mới hiện nay có thể thấy họ đáp ứng được 3 yếu tố là không gian mua sắm, không gian ăn uống và không gian vui chơi. Người ta gọi đó là 3 trong 1. Những đối thủ của Parkson sau này hơn hẳn Parkson ở cả 3 yếu tố đó”, ông Chinh thẳng thắn.

Về không gian mua sắm, cách thiết kế của các TTTM hiện nay sang trọng, tinh tế hơn hẳn so với Parkson, hàng hóa cũng phong phú hơn so với Parkson. Việc khách hàng “bỏ rơi” Parkson để tìm đến những “ông lớn” khác.

Về không gian vui chơi, các đối thủ của Parkson tạo ra không gian cho gia đình với nhiều tiện ích vui chơi hấp dẫn, thu hút.

Về không gian ăn uống của các TTTM hiện nay cũng rất đa dạng, phong phú để khách hàng tha hồ lựa chọn.

Cũng theo ông Chinh, trong kho các đối thủ liên tục đổi mới để thu hút khách hàng thì Parkson lại “lười” thay đổi từ phong cách đến phương pháp kinh doanh.

Parkson vẫn giữ mô hình kinh doanh nhắm vào giới thu nhập cao, ít có các hoạt động hướng tới giới thu nhập trung bình hoặc khách hàng tiềm năng ở những đối tượng khác… Việc này đã dần khiến Parkson mất khách hàng, doanh thu tụt giảm nghiêm trọng và tình trạng thua lỗ kéo dài trong những năm qua.

Song ông Chinh cũng thừa nhận để đầu tư, thay đổi một TTTM không phải là chuyện dễ dàng bởi nó tổn kinh phí khủng, đòi hỏi đơn vị đầu tư phải có tiềm lực kinh tế.