Phân biệt "chung cư" và "nhà tập thể"

  • Người khởi tạo Người khởi tạo tupham
  • Ngày gửi Ngày gửi
Nhà tập thể cứ hiểu rằng là nhà ở nhiều căn hộ nhưng thuộc sở hữu nhà nước phân chia cho cán bộ công nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị và các công ty nhà máy, ở Tây cũng có ... nôm na là chính quyền hay doanh nghiệp xây để cho những người trong ngành hoặc theo diện chính sách ở.

Chung cư là gồm nhiều căn hộ khép kín (nhằm phục vụ nhu cầu sinh sống của gia đình trong căn hộ), có hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung.

Như vậy có thể hiểu nhà tập thể có thể thiếu nhiều tiêu chí của chung cư: ví dụ không phải là căn hộ khép kín hoặc thiếu hệ hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung (các nhà tập thể cũ ngoài Hà Nội là minh chứng).

Như vậy có thể hiểu chung cư nhà ở nhiều căn hộ khép kín thuộc sở hữu tư nhân có thêm nhiều tiện ích sử dụng chung. Nhiều chung cư tiện ích ngập mặt, ví dụ 1 căn hộ có 2 chỗ đậu xe, 50 căn là có 1 hồ bơi, rồi gym, bar, trường mẫu giáo, siêu thị tiện ích, đường chạy bộ, diện tích vườn v.v và v.v . Đại đa số các chung cư mang tiếng cao cấp ở Việt Nam chưa có các tiện ích đó, kể cả PMH


Về việc phân chia diện tích chung riêng trước đây
BỘ XÂY DỰNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------
Số: 5-BXD/ĐT Hà Nội, ngày 09 tháng 2 năm 1993

THÔNG TƯ

SỐ 5-BXD/ĐT NGÀY 9/2/1993 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH SỬ DỤNG VÀ PHÂN CẤP NHÀ Ở.​


Thực hiện Quyết định số 118-TTg ngày 27/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà vào tiền lương. Tiếp theo Thông tư liên Bộ Xây dựng - Tài chính số 1-LB/TT ngày 19/1/1993;

Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở như sau:

I. XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH SỬ DỤNG TRONG NHÀ Ở

1. Nguyên tắc chung:

a) Để xác định diện tích sử dụng cho bên thuê nhà, nhà ở được phân loại như sau:

- Nhà ở riêng biệt hoặc biệt thự.

- Nhà ở nhiều căn hộ (kiểu khách sạn, nhà ở tập thể, nhà ở nhiều căn hộ ghép, nhà ở đơn nguyên).

b) Diện tích sử dụng (m2) của mỗi căn hộ là tổng diện tích ở và diện tích phụ sử dụng riêng biệt. Đối với nhà ở nhiều căn hộ thì diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là diện tích sử dụng riêng biệt của từng căn hộ cộng với phần diện tích phụ dùng chung cho nhiều hộ phân bổ theo tỷ lệ với diện tích ở của từng căn hộ.

c) Diện tích các phòng, các bộ phận sử dụng đều tính theo kích thước thông thuỷ (trừ bề dầy tường, vách, cột kể cả lớp trát nhưng không trừ bề dày lớp vật liệu ốp chân tường hay ốp tường).

d) Diện tích giao thông: buồng thang chung, hành lang chung cho các căn hộ; lối vào sảnh của nhà ở hay từng tầng đều không tính vào diện tích sử dụng.

2. Xác định diện tích sử dụng trong nhà ở:

Diện tích sử dụng (m2) là tổng diện tích ở và diện tích phụ được tính theo quy định sau:

a) Diện tích ở là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao gồm:

- Phòng ở (ăn, ngủ, sinh hoạt chung, phòng khách...) trong nhà ở căn hộ.

- Phòng ở, phòng ngủ trong nhà ở tập thể, nhà ở kiểu khách sạn.

- Các tủ tường, tủ xây, tủ lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở.

- Diện tích phần dưới cầu thang bố trí trong các phòng ở của căn hộ (nếu chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang dưới 1,60 m thì không tính phần diện tích này).

b) Diện tích phụ: Diện tích (m2) là tổng diện tích các phòng phụ hoặc bộ phận sau đây:

- Bếp (chỗ đun nấu, rửa, gia công, chuẩn bị) không kể diện tích chiếm chỗ của ống khói, ống rác, ống cấp, thoát nước...

- Phòng tắm rửa, giặt, xí, tiểu và lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết kế khu vệ sinh tập trung.

- Kho.

- Một nửa diện tích lôgia.

- Một nửa diện tích ban công.

- Các hành lang, lối đi của căn hộ hoặc các phòng ở.

- Các tiền sảnh, phòng đệm... sử dụng riêng cho một căn hộ hoặc một vài phòng ở.

- Các lối đi, lối vào, phòng đệm của khu bếp hay khu tắm rửa, giặt, xí, tiểu tập trung.

- Các tủ xây, tủ lẩn của căn hộ có cửa mở về phía trong các bộ phận hay phòng phụ.

Trong nhà ở nhiều căn hộ xác định diện tích phụ dùng chung cho nhiều căn hộ để phân bổ tiền cho thuê theo tỷ lệ diện tích ở cho từng căn hộ thì không tính như phòng để xe, phòng sinh hoạt chung, phòng người quản lý hoặc bảo vệ.

3. Yêu cầu về hồ sơ:

a) Hồ sơ xác định diện tích sử dụng cho mỗi căn hộ gồm:

- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chính của căn hộ (ngôi nhà): tỷ lệ 1/100 - 1/50. Đối với nhà ở nhiều căn hộ phải có mặt bằng của toàn nhà, từng tầng, trong đó ghi rõ phần diện tích phụ chung để phân bổ cho từng căn hộ, có mô tả lối đi lại.

- Các số liệu:

+ Diện tích ở,

+ Diện tích phụ riêng của từng căn hộ,

+ Diện tích phụ dùng chung cho nhiều hộ (với nhà nhiều căn hộ) phân bổ cho căn hộ.

Hồ sơ do bên cho thuê nhà ở lập, trong đó ghi rõ họ tên và chữ ký của người thực hiện, của đại diện bên thuê nhà đứng tên hợp đồng và xác nhận, đóng dấu của cơ quan cho thuê.

- Mẫu tờ khai xác định diện tích sử dụng (xem phụ lục).

b) Hồ sơ được lập thành 2 bản:

- 1 bản lưu tại cơ quan cho thuê nhà ở.

- 1 bản giao cho bên hợp đồng thuê nhà ở.
 
Chung quy cũng vì lợi ích từng giai đoạn của mấy người gặp may khi được mua nhà thuộc diện này. Cái này là thuộc diện bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo nghị định 62 cách đây lâu lắm rồi

Khi thuộc diện được mua lại nhà ngày đó, kê diện tích ít đi để chỉ phải trả ít tiền hơn, chính sách ngày đó không lường hết được bản chất của thể loại này ... giờ xét về phương diện phát ngôn của chính quyền thì không nói theo cách đó được, nên cứ để những người này lớn tiếng đòi quyền lợi. Giờ nếu nhà nước bán theo giá thị trường phần diện tích mà họ mong muốn thì họ lại la lối theo cách khác.

Cử tri cũng có nhiều thể loại lắm, những thành phần này rất tham, họ không bao giờ chịu nhượng bộ đâu, nhưng phía quản lý nhà nước cũng không phải tay ngang và tuyệt đối không tự gây ra tiền lệ.
 
Tiền thân của Chung cư ở Việt Nam là các căn nhà tập thể. Các căn nhà tập thể xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng những năm 50 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó, với công nghệ xây dựng lạc hậu, nhà tập thể được xây dựng lên để phục vụ những người có thu nhập thấp, không đủ khả năng tài chính để có thể sở hữu cho mình một căn nhà dưới mặt đất. Nhà tập thể thường có khoảng 4-5 tầng, mỗi gia đình được chia 1 căn trong đó, và điều kiện sinh hoạt, môi trường sống đương nhiên không bằng nhà dưới mặt đất. Bởi vì thế mới có câu nói “Không đủ tiền ở dưới thì mới lên trên”. Nhà tập thể cơ bản chỉ là nhà trệt chồng tầng lên mà thôi, không có gì khác biệt so với nhà dưới đất ngoại trừ điều kiện sống tệ hơn.


Nhiều quan niệm sai lầm về nhà chung cư đến từ sự liên tưởng tới nhà tập thể

Và các căn nhà tập thể này là do nhà nước hoặc các tổ chức thuộc nhà nước xây dựng. Và các căn nhà tập thể được xây dựng lên nhằm mục đích giải quyết nhu cầu chỗ ở cho những người có thu nhập thấp trong xã hội lúc bấy giờ. Do đó, chúng ta cũng có thể hình dung ra được chất lượng xây dựng cũng như mức sống của các căn nhà tập thể đó như thế nào.

Đến sau năm 1975, lại có một số Chung cư được xây dựng mới. Tuy nhiên, vào thời gian này, công nghệ xây dựng vẫn chưa phát triển nhiều, và cũng chưa có nhiều đơn vị tham gia (hồi đó doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế), nên Chung cư lúc này cũng có chất lượng sống và chất lượng xây dựng không tốt hơn Nhà tập thể lúc trước là bao.

Sau này, đến thời mở cửa, các doanh nghiệp BĐS tư nhân bắt đầu tham gia thị trường, nhưng mãi đến những năm 2010 thì Chung cư mới bắt đầu có nhiều thay đổi và phát triển vượt trội. Nhiều chung cư được cho là “Chung cư cao cấp” vì nằm trong các dự án lớn của các doanh nghiệp BĐS lớn.
10 năm trở lại đây, Chung cư có gì khác?

Nhờ công nghệ xây dựng phát triển, sự quan tâm của người dân cùng với sự tham gia của các Doanh nghiệp BĐS và giá đất tăng “phi mã” đã khiến cho Chung cư trong khoảng 10 năm trở lại đây hoàn toàn “lột xác”. Giúp nâng Chung cư lên tầm cao mới và tạo cho Chung cư một cái tên khác, đó là “Chung cư cao cấp”.



Các chung cư cao cấp đua nhau mọc lên

Ngày xưa các khái niệm như “Môi trường sống”, “Tiện ích nội khu”, “Không gian sống”, “View” gần như là không ai để ý đến, nhưng hiện nay, các khái niệm đó là sự sống còn của một Dự án chung cư. Và bây giờ, người ta tập trung đầu tư nhiều hơn vào tiện ích sống, không gian sống, môi trường sống, và view để nâng cao chất lượng sống cho chung cư. Và vì giá đất tăng cao nên các Doanh nghiệp BĐS sẵn sàng “bung vốn” để xây dựng nên các “Chung cư cao cấp” đủ sức cạnh tranh và so sánh với nhà mặt đất. Chứ không như trước đây, Nhà tập thể thua hoàn toàn so với nhà mặt đất.
Thực tế chứng minh, giờ đây người ta đang bắt đầu suy nghĩ và đắn đo lựa chọn giữa Chung cư, căn hộ và nhà mặt đất. Điều đó chứng tỏ rằng, chung cư, căn hộ hiện nay đang có những ưu điểm vượt trội hơn so với nhà mặt đất.

Về pháp lý và sở hữu:

Về pháp lý của bất kỳ một loại Bất động sản nào đều luôn có 02 loại đi kèm với nhau đó là pháp lý đất và pháp lý công trình trên đất. Chung cư là một loại Bất động sản mà vừa có đất, vừa có công trình trên đất (khác với đất nền chỉ có đất). Để hiểu rõ về pháp lý và sở hữu của Chung cư thì cần phải phân biệt rõ 02 loại pháp lý này.
  • Về pháp lý đất: Cần quan tâm đất được sở hữu bao nhiêu năm, Hệ số sử dụng (FAR) cho ở là bao nhiêu, cho thương mại là bao nhiêu. Trên sổ đỏ sẽ thể hiện rõ là đất loại nào? Đất ở hay đất thương mại. Và thời hạn là bao lâu? Dài hạn hay 50 năm. Riêng với đất thương mại thì thời hạn là 50 năm.
  • Về pháp lý công trình trên đất: Đã là công trình trên đất thì sẽ phụ thuộc vào đất. Nếu đất sở hữu 50 năm thì công trình trên đất cũng có thời hạn sở hữu tối đa 50 năm, còn đất mà sử dụng lâu dài thì công trình trên đất được sở hữu cho đến khi hư hỏng (khoảng 65 năm).
Thế nên, mọi người cần phải bỏ ngay những quan điểm sai về việc sở hữu chung cư. Vì hiện nay, chung cư bây giờ khác xưa rất nhiều, đáng để mua, đáng để ở và phần lớn chung cư đều là sở hữu lâu dài. Và sở hữu chung cư là sở hữu cả về đất và công trình trên đất, và là tài sản cá nhân, có thể mang ra để thế chấp với ngân hàng.

Nguồn: