Phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ? Ứng dụng Saas (Software-as-a-Service) cho các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ?!

  • Người khởi tạo Người khởi tạo thanhhoa
  • Ngày gửi Ngày gửi

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
199
14
Sáng thứ 7 rảnh dái, cafe chém gió lướt web 1h xong rồi.. Bây giờ vào công ty mail miếc linh tinh.. chợt nhớ các báo cáo, kế hoạch tuần, tổng hợp xử lý thông tin, công nợ...nhân sự hầm bà lằng...

Với mình xử lý thông tin, giải quyết công việc chi tiết cũng ổn cho dù nhiều công việc đan xen trong tuần, trong ngày.. thậm chí khi đi giải khát bia cũng được...
Tuy nhiên để quản lý quản trị tầm công ty áp dụng cho mọi người, phòng ban bộ phận, ban quản lý dự án, ban chỉ huy... thì rắc rối.. cho dù áp dụng phần mềm quản lý gì cũng chỉ được một thời gian rồi bỏ..

Mình cũng trải qua khá nhiều công ty lớn nhỏ vừa đều có, nhiều công ty cũng làm ERP ... nhưng khi áp dụng cũng ko hiệu qủa do hệ thống không đồng bộ về nhận thức, đa số nhiều sếp lớn không áp dụng được nên hầu như đứt bóng ... tiền vẫn tốn nhưng không hiệu quả ...

Gần đây mình thấy vài công ty áp dụng phần mềm này khá hay khá rẻ không tốn kém giao diện, dễ dùng, không cần kiến thức gì cả, đều lưu trữ đám mây, áp dụng cho công ty vừa và nhỏ rất ổn.. có đọc qua web thấy demo khá hay ... bản thân mình chưa áp dụng vậy hỏi các anh chị em đã ứng dụng cái này chưa và đánh giá nó như thế nào nhé?

Tên nó là Smartsheet https://www.smartsheet.com/

Thanks các anh chị em cuối tuần
 
Mấy cái này gọi là SaaS software as a service, ngôn ngữ bình dân là đám mây. Nó lưu trữ dữ liệu cho anh, chỉ log vào dùng như google.

Mấy thằng mới như timesheet nó làm giao diện hiện đại, rất dễ dùng, không cần hướng dẫn cứ mở lên là sử dụng được, mobile friendly. Anywhere anytime, đi nhậu hay đi chịch mở phone lên là nhận được thông tin và xử lý.

Cũng không cần setup gì lâu la như ERP (nhưng nó mục đích và quy mô nó cũng khác ERP), đóng tiền là dùng, không thích thì cắt, không đóng tiền.

Nói chung anh cứ đăng ký tài khoản dùng thử một thời gian, không thích thì thôi. Timesheet giao diện, dịch vụ ổn, không có gì phàn nàn hay lăn tăn.

Nói chung đơn giản dễ hiểu ít tốn kém.. quan trọng là quản lý được bất cứ đâu, bất kể cấp nào cũng ko thể ko xác nhận thông tin và có thể giao diện như viber, zalo ... trực tuyến luôn.
 
Đúng là với doanh nghiệp xây dựng, ít nhất là trong thời điểm hiện nay, do phụ thuộc quá nhiều vào tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ... thì nên bỏ tất tật những ứng dụng đòi hỏi workflow .

Cái gì khó quản thì khoán tất.

Chỉ căng là
https://www.smartsheet.com/contact?fts=contact-header-nav
- không thấy office tại việt nam
- chỉ thấy văn phòng tại US & UK

Up cho ACE nào đã sử dụng.
 
Smartsheet xài ổn, tuy nhiên nó có một số vấn để tạm gọi là nhỏ như thiếu "auto save" ; nhiều khi link mấy cái sheets với nhau không được, rất bực mình, nhất là mấy cái sheets dài ; share mấy cái lịch trình hơi khó, phải qua nhiều công đoạn, cần làm sao cho dễ dàng hơn ; những định dạng có điều kiện (conditional formatting) không được nhanh nhạy như khi làm trong Excel ; nhiều lúc bực mình ở chổ Smartsheet chỉ cho assign mỗi lần 1 task cho mỗi contact, nhiều khi muốn gắn 1 task cho multiple contact thì Smartsheet không làm được (bên Smartsheet đã hứa nâng cấp phần này mà chưa thấy), và vài cái lặt vặt khác không đáng kể .


Mới thử xài cái trial version của tụi Ấn thấy cũng được, tuy không phải là the best nhưng nó có nhiều đặc tính (feature) như phần mềm Everest Advanced Edition .
https://www.greenestep.com/Home.aspx
 
  • Like
Reactions: nguyenvanhuan-nlbk
Google thử thì nó ra cả mớ
3. Smartsheet
Không hạn chế trải nghiệm như 15Five, Smartsheet có vẻ “hào phóng” hơn khi cho phép bạn sử dụng miễn phí đến 30 ngày trước khi quyết định có chuyển sang gói tính phí hay không. Về cơ bản thì Smartsheet và 15Five cũng khác nhau về các tính năng hỗ trợ người dùng.
smartsheet-1.png

Smartsheet là công cụ giúp nhà quản lý và tuyển dụng dễ dàng phân công nhiệm vụ cho nhân viên và kiểm soát được tiến độ làm việc của họ. Mỗi khi nhân viên cập nhật tình hình mới, hệ thống sẽ gửi thông báo cho bạn để đảm bảo bạn có thể kiểm soát và điều chỉnh công việc chung một cách kịp thời và nhanh chóng.
smartsheet2.gif

Ngoài ra, Smartsheet còn đóng vai trò như một ứng dụng hẹn giờ để nhắc nhớ công việc, bạn chỉ cần chọn ngày, thêm chú thích nếu muốn và lưu lại. Đây là tính năng mở rộng thực sự rất hữu ích cho những người thuộc tuýp “não cá vàng”, hay trễ deadline vì chứng bệnh quên trước, quên sau.
https://iconicjob.vn/blog/5-cong-cu-danh-gia-nhan-su-duoc-nha-quan-ly-ua-chuong-nhat/

Hóa ra ăn ké Microsoft
https://appsource.microsoft.com/en/product/office/SA000000007?tab=Overview

Nhưng giá không hề rẻ (với doanh nghiệp Việt)
rf0ofXf.png
 
  • Like
Reactions: nguyenvanhuan-nlbk
Hóa ra là một phần mềm ứng dụng dùng để tổ chúc, phân tích và lưu trữ dữ liệu thông qua các bảng biểu trên nền web, thử xem nào như EditGrid, Google Sheets, Microsoft Excel Online, hay Zoho Office Suite ....
 
  • Like
Reactions: nguyenvanhuan-nlbk
Dạo này đọc báo thấy đưa tin về SaaS cũng nhiều, mình cũng háo hức



Thôi thì khỏi vòng vo, cho mình hỏi là ai đã sử dụng base.vn


Có nên thuê nền tảng, hay đặt IT viết riêng ? Lý do muốn có riêng là ở chỗ này

Base Enterprise bảo toàn quyền chỉnh sửa nội dung các điều khoản sử dụng này tại bất kì thời điểm nào. Chúng tôi sẽ thông báo tới quý Khách hàng khi có cập nhật trong Điều khoản sử dụng

Bảo vệ quyền riêng tư
Base Enterprise bảo mật toàn bộ thông tin của Khách hàng và những nội dung các tài khoản sử dụng của Khách hàng trao đổi, lưu trữ trên nền tảng Base cũng như các ứng dụng do Base vận hành và phát triển. Chúng tôi sẽ thực hiện và duy trì tất cả các biện pháp bảo vệ nội bộ cần thiết và trong khả năng của chúng tôi; mang tính hành chính, vật lý và kỹ thuật để bảo vệ cho tính bảo mật và toàn vẹn đối với dữ liệu Khách hàng.
Base Enterprise cam kết:
  • Không sửa đổi các tài liệu được tạo ra bởi Khách hàng.
  • Không tiết lộ dữ liệu Khách hàng trừ trường hợp phải tuân theo quy định của pháp luật hoặc được Khách hàng cho phép.
  • Không truy cập vào dữ liệu của Khách hàng trừ trường hợp khắc phục lỗi kỹ thuật hoặc theo yêu cầu của Khách hàng.
Mặc dù vậy, Base Enterprise có quyền tiếp cận một cách chủ động hoặc tự động thông tin về các tài khoản đang tồn tại trên hệ thống (bao gồm Họ tên, email) cho một số mục đích nhất định, bao gồm:
  • Thông báo bằng Email đến Khách hàng về các tính năng mới.
  • Liên hệ trực tiếp với Khách hàng để hỗ trợ kỹ thuật hoặc các hỗ trợ khác nhằm tăng trải nghiệm người dùng.
Base Enterprise bảo toàn quyền sử dụng tên của Khách hàng cho mục đích Marketing hoặc trong các chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm hoặc trong các cuộc nói chuyện, trao đổi với các Khách hàng khác của Base Enterprise hoặc các Khách hàng tiềm năng khác của Base Enterprise. Ví dụ, Base Enterprise có thể đưa tên Khách hàng vào trang web hiển thị tên tất cả các Khách hàng của mình.

 
Chính trang base.vn cũng đã có phân tích rồi


Nếu có đội ngũ IT riêng thì triển khai, ví dụ 5 người lương trung bình 20tr/ng/th => 100tr/th. Làm 1 năm (ví dụ thế) 1,2 tỉ, thời gian không thể dưới 2 năm <==> vậy đi thuê rẻ hơn hay là tự phát triển ? trừ trường hợp tự phát triển để sau này đem đi bán. Người mua cũng chưa chắc đã dám mua nếu sản phẩm vô danh, đặc biệt họ lại đau đầu duy trìn một bộ phận để quản lý, chứ không ai dám phó mặc số phận cho đội ngũ bên ngoài.
 
  • Like
Reactions: mayxaydung
Triển khai mã nguồn mở SaaS thì bọn mình có kinh nghiệm thương đau sau hơn 5 năm đốt cơ man bao nhiêu là tiền, chưa nói thời buổi hiện nay mà nghe sử dụng Linux thì nhiều doanh nghiệp bỏ chạy.

Tuy nhiên doanh nghiệp nào máu lửa, nuôi bộ phận nhỏ kết hợp thuê chuyên gia bên ngoài thì cũng được, chứ tự phát triển thì khoai lắm. Giai đoạn này thì triển khai App mã mở không khó, do vậy đây cũng là hướng đi hay cho doanh nghiệp, nhất là thời buổi chi phí bản quyền nên sử dụng xài App tự viết và Kingsoft Office là đủ. Các doanh nghiệp lớn nổi đình đám hiện nay cũng đang sử dụng mã mở.
 
Hóng luôn ai đã sử dụng
Công ty trước giờ quản lý theo kiểu truyền thống, giờ cũng tính dùng thằng smartsheet này thử xem
Smartsheet là Excel hay Gsheet nâng cấp được move lên Cloud để thành Collaboration Software, chứ không phải Project Management Software.
Để tạo Task Management theo dạng Project Management (lưu ý là không có Progress Tracking, Goal Tracking) thì có thể dùng phần mềm quản lí công việc thì có Trello hay Asana, tốt nhất là Trello vì Asana thì nó khá tự do người dùng phải được huấn luyện tốt
muốn nặng đô hơn tí thì dùng Jira hay Weekdone, có so sánh giữa Jira hay Weekdone dưới đây, tùy nhu cầu mà sử dụng

Nếu chỉ là Collaboration thì có thể dùng BizWork có App trên Android và iOS,

Nếu ngại các Admin Việt thì chơi với Admin Tây, có đủ desktop cho Windows lẫn Mac, có đủ App cho Android và iOS,




Nhiều lắm, quan trọng là methodology điều hành như thế nào mới là quan trọng.
 
  • Like
Reactions: NhaDan
Giới thiệu mọi người một ứng dụng khoán việc rất phù hợp với các công ty tư vấn xây dựng nhỏ



Kết nối với Gmail và Google Drive không còn gì thú vị hơn nữa.

Ứng dụng này còn có thể cho phép khách hàng tham gia cùng quản lý dự án luôn.

Rất dễ dàng để triển khai, ai gặp khó khăn có thể liên hệ trực tiếp với mình tại diễn đàn này. Phải nói là rất đơn giản và quá tuyệt vời.
Xem facebook cũa họ thấy ít người quan tâm, không rõ sao nhỉ

Hình như không hỗ trợ tùy chỉnh " customization" theo nhu cầu khách hàng, cái này mà tích hợp được tin nhắn skype, slack, etc. vào nữa thì chuẩn
 
Hiện có rất nhiều công cụ quản lý dự án trên nền tảng web sẵn có giúp doanh nghiệp quản lý tài nguyên, dự án và kiểm soát chi phí, giao tiếp hiệu quả với nhiều thành viên trong nhóm và theo dõi tiến độ của bất kỳ dự án nào. Tuy nhiên cần quan tâm đến những tính năng sau:
  • Độ tin cậy cấp doanh nghiệp
  • Khả năng thêm nhóm và dự án một cách nhanh chóng
  • Báo cáo các tính năng cung cấp thông tin chuyên sâu nhanh về danh mục dự án
  • Một môi trường quen thuộc hoặc ít nhất là dễ dàng dẫn hướng và sử dụng
  • Khả năng quan sát và làm theo tác vụ tại một địa điểm
  • Chức năng lên lịch giúp lập kế hoạch và quản lý tác vụ một cách hiệu quả
  • Tóm tắt bảng điều khiển để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
  • Hỗ trợ CNTT 24/7
  • Sao lưu dữ liệu liên tục, phục hồi sau sự cố và trung tâm dữ liệu dự phòng
  • Giải pháp có thể thay đổi quy mô để phát triển cùng với doanh nghiệp
Sau khi tìm được rồi thì cần:
  • Cân nhắc thời gian và quy trình triển khai: cần phải cân nhắc thời điểm có đủ nhân lực và ngân sách để thực hiện việc chuyển đổi, rồi phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ đã chọn để biến điều đó trở thành hiện thực
  • Triển khai và đào tạo: đây là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành bại, phải đảm bảo rằng các thành viên đã được huấn luyện để sử dụng công cụ mới một cách hiệu quả. Hãy thiết lập nhiều phiên để mọi người có thể thêm vào lịch trình của họ. Ngoài ra, cần phải tạo các dự án thực hành để mọi người có cơ hội khám phá và làm quen với các tính năng của công cụ trước khi họ phải sử dụng trong thực tế. Như vậy cần có người chuyên trách training.
 
  • Haha
Reactions: DauThauTuVan
Sau khi tìm được rồi thì cần:
  • Cân nhắc thời gian và quy trình triển khai: cần phải cân nhắc thời điểm có đủ nhân lực và ngân sách để thực hiện việc chuyển đổi, rồi phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ đã chọn để biến điều đó trở thành hiện thực
  • Triển khai và đào tạo: đây là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành bại, phải đảm bảo rằng các thành viên đã được huấn luyện để sử dụng công cụ mới một cách hiệu quả. Hãy thiết lập nhiều phiên để mọi người có thể thêm vào lịch trình của họ. Ngoài ra, cần phải tạo các dự án thực hành để mọi người có cơ hội khám phá và làm quen với các tính năng của công cụ trước khi họ phải sử dụng trong thực tế. Như vậy cần có người chuyên trách training.
Vậy thì chỉ có chủ doanh nghiệp mới đảm đương nổi, chứ người chuyên trách training ngon thì ra mở công ty luôn.
 
Nếu chịu móc túi thì thấy MS Teams tính năng khá ổn, file, group, tích hợp Word, Excel, Onedrive..
 
Mùa dịch covid 19 này đã ai sử dụng VNPT iOffice và VNPT Meeting chưa ?


đọc thấy hay quá, không biết triển khai như thế nào ? đây là cơ hội tốt để làm “phép thử” trong môi trường thực tế, để sau khi dịch bệnh kết thúc, cách làm việc, tương tác, chia sẻ cũng sẽ thay đổi, góp phần thúc đẩy cách làm việc trực tuyến.

nếu triển khai hiệu quả thì ứng dụng làm việc từ xa mãi luôn cho nó gọn
 
Không phải mọi công việc văn phòng đều làm việc từ xa được. Các thử thách khi làm việc từ xa trên môi trường số
- Hiệu quả công việc có thể giảm, nhất là đối với người không có tính kỷ luật cao. Việc quản lý có thể thực hiện thông qua hình thức video.
- Vấn đề bảo mật thông tin có thể bị đe doạ. Để tránh kẻ gian tấn công hoặc nhân viên bị áp đặt thực hiện các giao dịch không hợp lệ, cần có hai người thực hiện riêng việc giao dịch và phê duyệt giao dịch.
- Nhiều đặc thù công việc không cho phép làm việc từ xa. Cần cân nhắc áp dụng mô hình này đúng đối tượng nhân viên.
 
Làm việc tại văn phòng hay từ xa thì phần mềm chỉ là hỗ trợ, ăn thua quy trình triển khai công việc của doanh nghiệp. Hiện tại với dịch vụ chữ ký số thì việc làm việc từ xa đối với nhân viên văn phòng thì hoàn toàn khả thi, nhưng vấn đề an toàn thông tin doanh nghiệp (Information Security) rất khó kiểm soát.

Với những công việc cần máy in, bàn làm việc, phòng họp và máy chiếu, máy tính để bàn ... thì không thể làm việc từ xa được, nhân viên cần giao tiếp với khách hàng thì càng không thể rồi.

Làm việc ở chỉ phù hợp với freelancer thôi, làm việc ở nhà là bất đắc dĩ, hết dịch thì phải đến văn phòng là không thể tránh khỏi, với không gian tại nhà thì tinh thần và hiệu suất làm việc đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
  • Like
Reactions: XayLapDaiViet
TanKienTao đang tìm hiểu cái App Base dùng cho mục đích quản trị công việc, quy trình. Trước khi gọi cho Base cầu cứu Google để tìm các đánh giá, nhận xét thật từ người dùng. ACE nào trải nghiệm rồi cho vài dòng ạ !

Chân thành cảm ơn ACE đã đọc

Đa tạ ACE reviews
 
Giờ Base rơi vào tay FPT rồi, mà những gì liên quan đến FPT đều không đáng tin, FPT đã giúp đỡ rất nhiều doanh nghiệp đang ăn nên làm ra trở thành khốn khổ chật vật do áp dụng ERP vào doanh nghiệp, nghĩa là đừng bao giờ tin vào lời quảng cáo của FPT như dưới đây

Được xây dựng trên nền tảng cloud và cung cấp phần mềm dịch vụ SaaS (Software as a Service), các tính năng của sản phẩm Base.vn được cập nhật miễn phí, nhanh chóng. Quá trình triển khai cũng đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Nền tảng đang tích hợp hơn 50 ứng dụng, tập trung vào ba bài toán cối lõi: Base Work+ (giúp doanh nghiệp quản lý công việc và dự án); Base Info+ (xây dựng hệ thống thông tin minh bạch, hiệu quả); Base HRM+ (giúp doanh nghiệp có chiến lược quản trị và phát triển nhân sự hoàn chỉnh). Nền tảng cho phép nhà điều hành nhìn thấy bức tranh tổng quan của doanh nghiệp thông qua dữ liệu thực tế, từ đó đưa ra những quyết định chính xác để gia tăng hiệu suất công việc, giảm chi phí (thời gian, nhân lực, vật lực), tăng doanh thu.


FPT sẽ nắm giữ cổ phần chi phối tại Base.vn, và sẽ cùng cộng hưởng sức mạnh để thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho 800.000 doanh nghiệp Việt Nam.


Nếu thực sự công ty đã hoạt động trơn tru, có quy trình đầy đủ rồi thì sử dụng công cụ Egroupware



Nó sẽ phân thành công việc của ACE bên xây dựng thành các project. Tất cả các vấn đề liên quan đến Project mọi người sẽ vào mục đó trao đổi, cập nhật công việc, lãnh đạo hoặc quản lý thì vào giao việc hoặc theo dõi, lãnh đạo hay quản lý phân tầng theo từng cấp bậc từng bộ phận, nhân viên cũng vậy, đặc biệt là phân quyền sử dụng hệ thống rất linh hoạt.



Theo dõi nhân viên rất hay, ví dụ lãnh đạo giao việc yêu cầu hoàn thành trước 3h chiều mai chẳng hạn, nếu nhân viên làm xong thì stick vào là xong và báo cáo kết quả, nếu chưa xong thì Egroupware sẽ lưu lại đến cuối tháng, cuối quý, cuối năm nó sẽ tự động tổng hợp lại xem nhân viên đã hoàn thành công việc đến đâu, bao nhiêu % chậm deadline và bao nhiêu % trước hạn hoặc đúng hạn, từ giúp quản lý họ có cái nhìn chân thực và khách quan hơn.


Ngoài ra thì có thêm các option như là đề xuất, nhân viên có đề xuất gì thì tạo ở trên option đó và nó sẽ thông báo cho quản lý hoặc đến lãnh đạo cấp cao hơn, nếu sẽ duyệt nếu OK, hoặc từ chối thì ghi lý do.

Điều lưu tâm là chia sẻ tài liệu, khá là bảo mật do tài liệu được quản lý tập trung trên Server.



Và hay ho ở chỗ tùy túi tiền, lên đám mây cũng OK, cài đặt tại chỗ cũng xong, có IT giỏi lôi phiên bản Community Edition về tùy biến nhúng luôn CRM, ERP nếu thích.



Nói chung cứ tìm hiểu miễn phí đi, nhưng nhắc đi nhắc lại là phải có quy trình đầy đủ rồi thì sử dụng công cụ Egroupware mới hiệu quả.
 
Base bét gì mà chưa có quy trình quản trị cũng vứt, còn tin vào tư vấn của đám IT hỉ mũi chưa sạch về quản trị doanh nghiệp thì có mà bán lúa giống, còn dùng Egroupware cho doanh nghiệp xây dựng thì nói thẳng là dùng bộ dao đa năng đem đi làm mỗi việc gọt vỏ trái cây.

Nếu muốn chuyên nghiệp quản lý dự án thì dùng cái Primavera P6, nhưng dĩ nhiên không dành cho doanh nghiệp nhỏ



Mặt khác ở xứ Đông Lào thì quên ngay và luôn chuyện ký gửi tài liệu của doanh nghiệp qua Server hay đám mây của bên thứ ba đi nhé.

Doanh nghiệp nhỏ thì dùng trello phân công công việc là tốt chán rồi.
 
  • Like
Reactions: DaiVieTinCo
Egroupware hay Base đơn giản chỉ là như nhật ký công trường, không có khả năng link các việc với nhau, ví dụ công việc A liên quan đến công việc B, nếu công việc A chậm 3 ngày thì công việc B tất nhiên chậm 3 ngay, như vậy thì mới điều phối các việc tiếp sau để thời gian dự án hoàn thành đúng tiến độ tổng thể, rồi các Gantt Chart nó cũng tào lao bỏ bu.

Thôi thì cứ Office365 đủ hết các thứ cho doanh nghiệp nhỏ
- Email
- OneDrive
- Task
- Planner
- OneNote
- Word/Excel/PowerPoint
- Teams
- Sharepoint

v.v...

 
  • Like
Reactions: NetworkPro
Thì môn thưở phải có quy trình, quy trình là như mạng lưới đường giao thông, các phần mềm quản trị như là các phương tiện vận chuyển thông tin trong hệ thống, nhiều doanh nghiệp cứ tưởng mua phần mềm quản trị về là có quy trình.

Nói chung là doanh nghiệp xây dựng nhỏ thì vứt Base hay Office Ware gì đó ra sọt rác, vì chỉ làm thêm rối như canh hẹ, vì công nhân xây dựng nhảy như cóc nhảy, cần quái gì tổng hợp hiệu suất công việc hay deadline của công nhân ? Đám kỹ thuật văn phòng thì lệ thuộc tỉ thứ từ chủ đầu tư, quy trình sao nổi.

Ngành xây dựng thì quan hệ là quyết định, ngồi chơi cả quý chỉ cần ký được hợp đồng giá thơm là bằng cả đám quần quật, KPI gì nổi nhân sự lo quan hệ này, nghĩa là không thể áp dụng KPI để đo lường hoạt động cho ngành xây dựng. Còn đám IT của Base mà biết quản trị doanh nghiệp thì không đi làm phần mềm, cũng là lý do nhiều doanh nghiệp áp dụng ERP xong dặt dẹo.

Đặc biệt với ngành xây dựng thì bảo mật thông tin cực kỳ quan trọng, không tin Zalo, không tin Facebook giờ đi tin ông FPT thì cũng dở hơi cám lợn như nhau. Ví dụ chẳng hạn, nếu nhân viên muốn lãnh đạo duyệt vấn đề gì đó trực tuyến thì phải cung cấp đầy đủ thông tin kể cả những thông tin nhạy cảm, ơ như vậy cứ xem như phân quyền phân cấp tiếp cận thông tin nhưng cu IT quản trị mạng nghiễm nhiên biết tất, không lẽ lãnh đạo cao nhất đi ngồi phân quyền quản trị Base ? Vậy là vừa phải dùng Base vừa phải dùng Viber để trao đổi nhưng có những chứng từ nội bộ cần bảo mật thì bắt buộc phải ký tá, thì phải gặp trực tiếp để ký tá chứ trao đổi qua Viber vẫn xóa được chứng cứ nếu không kịp chụp màn hình lại, mà như chụp màn hình thì trẻ con với nhau quá.

Còn mấy ông IT làm sao biết quản trị tất cả các loại hình công ty, vậy là bán hàng sĩ theo một quy trình giả định nào đó, doanh nghiệp muốn tùy biến thì phải đập ra xây lại hoặc thuê viết riêng thì tiền quá cha, vậy thì cắn răng bánh xà phòng mua rồi phải ăn, lại sùi bọt mép khi cố gắng áp đặt thực tế loằng ngoằng phức tạp vào Base.
 
Đơn giản là các bố xây dựng nhà mình thích quản lý toàn bộ quá trình giao việc như deadline và kết quả, nếu các bố sử dụng Zalo, Trello thì không thể đọc hết các tiun nhắn hàng ngày.

Vậy là các bố đi kiếm Base hay đại loại thế, nhưng mấu chốt là Base thì bọn IT nó code như thế , nôm na là dựa theo doanh nghiệp mẫu nào đó, xong trùm chăn suy nghĩ một mớ quy trình quản trị như như như thế mà có thể áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp , gọi là quy trình quốc dân, vậy thì chỉ áp dụng doanh nghiệp quản lý theo kiểu đơn giản, chứ phức tạp thì IT của Base cần cờ hó gì đi code mà đi làm tư vấn quản trị doanh nghiệp.

Các bố hạ xuống mặt đất giúp, quên ngay và luôn chuyệndùng Base để quản trị doanh nghiệp theo đúng nghĩa , còn bọn con buôn FPT thì xưa nay có làm được sản phẩm công nghệ nào ra ngô ra khoai đâu, còn chuyện chúng nó chém gió thì giờ bọn thực phẩm chức năng nó mua đứt VTV luôn , thì FPT đi lùa doanh nghiệp ngâu lu cũng bình thường thôi.

Mà nói chung là phần mềm make Vietnam thì nhõn chỉ unikey là Good còn nại vớ vẩn như nhau hết
 
Chia sẻ ACE nội dung được lượm lặt từ nhiều nguồn, hiện tại nhiều doanh nghiệp trong nước đang bơ vơ khi lựa chọn giải pháp quản trị số nào để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, hầu như phần lớn người Việt luôn có dị ứng với giải pháp Việt, cũng có cái đúng nhưng cũng có cái sai. Đúng là IT thì không thể nào giỏi quản trị doanh nghiệp, sai là IT có thể tùy theo nhu cầu doanh nghiệp mà thiết lập cho doanh nghiệp giải pháp số phù hợp, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải chỉ đúng những chỗ ngứa để IT gãi.

Bài toán của các nhà quản trị là làm sao kiểm soát những công việc và dự án đang diễn ra, tối ưu nguồn lực có hạn và nâng cao năng suất doanh nghiệp. Để giải được bài toán này, các ứng dụng quản lý công việc giải quyết 2 việc: thứ nhất, minh bạch hóa quá trình giao việc – nhận việc giữa nhà quản lý và nhân viên, từ đó minh bạch hóa trách nhiệm; thứ hai, giúp nhà quản lý lên kế hoạch và giúp nhân viên cộng tác, làm việc tập trung trên một nền tảng duy nhất.

Tóm lại, lợi ích của việc sử dụng một phần mềm quản lý công việc có thể quan sát ở 2 góc độ. Đối với nhân viên, phần mềm giúp họ:
  • Nhìn thấy được tất cả công việc của mình, không sót việc.
  • Biết đâu là những việc cần ưu tiên.
  • Tính toán và sắp xếp được thời gian làm việc hiệu quả.Kanban là phương pháp Agile và nguồn gốc Kanban được phát triển vào cuối những năm 1940 bởi một kỹ sư người Nhật tên là Taiichi Ohno. Agile Kanban Framework tập trung vào việc trực quan hóa toàn bộ dự án trên các bảng nhằm tăng tính minh bạch của dự án và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
  • Cộng tác với đồng đội để hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất.
Đối với nhà quản lý thì một phần mềm quản lý công việc đem lại những lợi ích như sau:

  • Thấy được tổng quan công việc và dự án của tất cả bộ phận
  • Ra quyết định và xử lý các vấn đề phát sinh một cách kịp thời
  • Sắp xếp, phân bổ nguồn lực (nhân sự + thời gian) một cách hiệu quả
  • Tất cả công việc, dự án đều được hoàn thành đúng thời hạn với chất lượng tốt nhất
Dựa vào những nhu cầu trên, các tính năng cơ bản cần có đối với một phần mềm quản lý công việc là:

  • Tính năng cộng tác: Giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong làm việc theo nhóm và dự án. Nhà quản lý phải giao tiếp với nhân viên khi phân công nhiệm vụ và góp ý công việc. Các thành viên nhóm cần giao tiếp để phối hợp nhịp nhàng. Do đó, phần mềm quản lý công việc cần có các tính năng cộng tác cần thiết như: tạo việc, giao việc, theo dõi công việc trực quan, chat và bình luận trong từng công việc, khả năng tích hợp với các tiện ích như lịch, email…
  • Tính năng lập kế hoạch và theo dõi trạng thái: Phần mềm cần thuận tiện cho nhà quản lý lập kế hoạch theo đặc thù công việc, hoặc theo workflow dự án, đồng thời giúp theo dõi trạng thái công việc theo thời gian thực. Tính năng phổ biến nhất hiện nay trong các phần mềm quản lý công việc là biểu đồ Gantt hoặc bảng Kanban, thể hiện tiến độ công việc một cách trực quan.
  • Tính năng báo cáo: Báo cáo chi tiết, trực quan về công việc của thành viên và dự báo tiến độ dự án là một tính năng cần thiết, giúp nhà quản lý cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của cả team để phân bổ nguồn lực hiệu quả.
  • Tính năng phân quyền sử dụng: Đây là tính năng quan trọng nhằm phân chia các vai trò khác nhau trong dự án. Khi áp dụng phần mềm quản lý công việc cho doanh nghiệp, đây là tính năng tối cần thiết để đảm bảo thứ bậc kỉ luật trong tổ chức.

Nhiều ACE chê Base hay 1Office là 2 giải pháp quản trị thuần Việt được quảng cáo rầm rộ hiện nay, nhưng trước khi chê thì phải tìm hiểu Base hay 1Office đều có quan điểm phát triển sản phẩm riêng biệt và phù hợp cho những nhóm doanh nghiệp nhất định, chứ không phải phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp, vậy có phải là hàng chợ, đúng là hàng chợ , vậy thì muốn may đo riêng thì đặt hàng riêng.

Nếu dùng Zalo, Viber và tốt nhất là Trello thì phải hiểu Phương pháp Kanban, Kanban là phương pháp Agile và nguồn gốc Kanban được phát triển vào cuối những năm 1940 bởi một kỹ sư người Nhật tên là Taiichi Ohno. Agile Kanban Framework tập trung vào việc trực quan hóa toàn bộ dự án trên các bảng nhằm tăng tính minh bạch của dự án và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, là phương pháp được dùng như công cụ trực quan hóa những nhiệm vụ mà một bộ phận cần làm để tối đa hóa hiệu quả khi có nhiều đầu việc trong một thời điểm. Cách đơn giản là dùng những tấm bảng trắng và dán những tờ giấy màu phía dưới để mô tả và quản lý quá trình làm việc.


gaRVGrY.jpg





Do đó khi sử dụng Trello chỉ là một bảng thông tin, trực quan hoá công việc với các cột tương ứng với trạng thái (ví dụ: To do, Doing và Done). Với thiết kế tối giản và cách sử dụng đơn giản, bạn có thể dễ dàng theo dõi luồng công việc, phân công nhiệm vụ, cộng tác trên Trello, chỉ với thao tác kéo và thả đơn giản. Vậy có thể hiểu là Trello chỉ phục vụ cho teamwork, một dự án cụ thể với team Agile khoảng 3 - 10 người, với đặc thù công việc theo dạng tuần tự, cần tập trung vào sự đơn giản, cộng tác hiệu quả, nhanh gọn thay vì quản trị. Tuy nhiên nếu xem phí

5Frm0lw.png


Vậy thì việc gì phải sử dụng Trello, Zalo đủ sử dụng để quản lý theo dõi các công trình, không phải khuyên, hầu như rất nhiều công trình sử dụng ngân sách nhà nước tại Việt Nam các chủ đầu tư đều lập nhóm Zalo để điều hàng quản lý, nhóm Viber để trao đổi những thông tin không thể nghĩa lộ cho người của VCCorp đọc
 
Tuy Zalo ăn đứt Trello về tính năng chat nhóm, nhưng vẫn như Trello là Không phân cấp thành viên quản trị; Không có báo cáo chi tiết công việc, Không hiệu quả khi quản lý thời gian, vậy thì với ACE bên xây dựng hãy sử dụng Microsoft Project, Microsoft Project là phần mềm quản lý tiến độ dự án của Microsoft. Phần mềm quản lý sử dụng chung với tài khoản MS của người dùng. Các tính năng chính:
  • Đơn giản hóa việc quản lý dự án với chức năng lập kế hoạch thông minh. Bám sát tiến độ với sức mạnh của chức năng lên lịch biểu linh động, dựa trên nỗ lực cần thiết, thời gian dự án và các thành viên nhóm được phân bổ.
  • Cải thiện tầm nhìn và kết quả của bạn với nghiệp vụ thông minh. Tạo bảng điều khiển tương tác để xem trạng thái tổng thể và truy sâu xuống chi tiết của các dự án và chương trình, sử dụng hình ảnh trực quan hóa Power BI.
RE3Qkns.gif


Được cung cấp hỗ trợ bởi ông lớn Microsoft, với những tính năng liên kết chặt chẽ với bộ phần mềm Microsoft Office 365, chi phí hợp lý với chi phí công trình, từng kibo nữa ACE
 
Egroupware hay Base đơn giản chỉ là như nhật ký công trường, không có khả năng link các việc với nhau, ví dụ công việc A liên quan đến công việc B, nếu công việc A chậm 3 ngày thì công việc B tất nhiên chậm 3 ngay, như vậy thì mới điều phối các việc tiếp sau để thời gian dự án hoàn thành đúng tiến độ tổng thể, rồi các Gantt Chart nó cũng tào lao bỏ bu.

Thôi thì cứ Office365 đủ hết các thứ cho doanh nghiệp nhỏ
- Email
- OneDrive
- Task
- Planner
- OneNote
- Word/Excel/PowerPoint
- Teams
- Sharepoint

v.v...

Khuyên ACE đừng bao giờ dâu dưa với Egroupware hay tất cả những gì liên quan tới PHP khi áp dụng tại Việt Nam, đừng vì tiếc 1 ly cà phê bản quyền mà đánh mất đi nhiều cơ hội kinh doanh

Tuy nhiên MS Project khá khó sử dụng và giá thì lại rất cao, nếu được thì có thể xem qua Asana, Asana là phần mềm quản lý dự án cơ bản giúp theo dõi dự án, công việc, thời gian, nguồn lực, tất cả chỉ với một giao diện đơn giản. Bạn có thể xem tổng quan hoặc chi tiết dự án, hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua bảng Kanban hoặc To-do-list… Asana là một phần mềm đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của một nhà quản lý muốn kiểm soát khối lượng công việc đồ sộ của công ty, Asana có thể :
  • Cộng tác: Vốn là một ứng viên mạnh trong quản lý công việc và dự án, Asana có đầy đủ các tính năng tạo việc, giao việc, lên lịch cho công việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên, nhận xét, thảo luận công việc bằng cách sử dụng thẻ @ để đề cập tên thành viên… Một trong những tính năng đặc biệt của Asana là khả năng liên kết một nhiệm vụ với nhiều dự án – mà không cần sao chép. Điều này rất hữu ích khi một nhiệm vụ đồng thời liên quan đến nhiều mục tiêu, hoặc khi ngày hết hạn được áp dụng cho nhiều dự án. Ngoài ra, Asana còn có thể tích hợp với Slack, DropBox, Github…
  • Lập kế hoạch & Theo dõi trạng thái: Tuỳ nhu cầu, có thể xem dự án dựa trên trạng thái, nhiệm vụ, ngày hết hạn hoặc tỷ lệ phần trăm hoàn thành dự án. Asana không có biểu đồ Gantt, nhưng có tính năng Timeline để thấy được tổng quan công việc của tất cả dự án. Nếu Timeline chưa thoả mãn nhu cầu, nhà quản lý có thể tích hợp Asana với Instagantt (miễn phí) để theo dõi tiến độ trực quan hơn.
  • Báo cáo: Ở bản miễn phí, Asana chỉ có biểu đồ báo cáo tiến độ theo từng dự án (progress report), cho biết số nhiệm vụ đã hoàn thành và số nhiệm vụ còn lại, các báo cáo chuyên sâu hơn sẽ được mở ở phiên bản trả phí.
  • Phân quyền sử dụng: Asana có tính năng phân quyền riêng tư/ công khai cho dự án và nhiệm vụ.
Nhược điểm lớn nhất là Chi phí sử dụng: Asana cho phép dùng bản miễn phí với những tính năng cộng tác, lập kế hoạch, báo cáo cơ bản,… và cho phép số người sử dụng tối đa là 15 thành viên. Tuy nhiên, nếu số thành viên lớn hơn, bạn phải dùng bản nâng cấp có giá 9.99$/ người dùng/ tháng. Với phiên bản này, Asana mới mở thêm các tính năng như tìm kiếm công việc nâng cao, thêm các trường tuỳ chỉnh cho dự án, báo cáo nâng cao, cài đặt quyền riêng tư cho dự án,… Có thể thấy, để được sử dụng trọn vẹn các tính năng ưu việt của Asana, các doanh nghiệp sẽ phải chịu một mức phí khá cao.

Với các tính năng trên, Asana thích hợp nhất với các công ty có mô hình cộng tác liên chức năng, một người cần phải tham gia nhiều dự án/ phòng ban khác nhau. Khi đó, Asana không chỉ giúp team cộng tác hiệu quả, mà còn giúp người quản lý theo dõi tổng thể công việc ở tất cả các phòng ban và dự án.

Chi tiết tham khảo https://asana.com/

Bên cạnh Asana, Wrike cũng là một giải pháp quản lý dự án mạnh mẽ. Nếu như Asana giúp bạn làm việc không cần email, thì Wrike thay thế không chỉ email mà còn hầu hết công cụ làm việc khác. Theo đánh giá của Business News Daily, Wrike được bình chọn là lựa chọn hàng đầu cho giải pháp quản lý dự án miễn phí. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho những team nhỏ không có nhiều kinh phí, với các tính năng:
  • Cộng tác: Giống như Asana, Wrike cũng có đầy đủ các tính năng như tạo việc, giao việc, bình luận, tag tên, khả năng liên kết một nhiệm vụ với nhiều dự án… Wrike còn có thể cộng tác nhanh hơn nữa với tính năng Chỉnh sửa trực tuyến (Live Editing) với các tài liệu đính kèm, tạo công việc trực tiếp qua email chỉ bằng một cú nhấp chuột…
  • Lập kế hoạch & Theo dõi trạng thái: Wrike quản lý thời gian của từng đầu việc rất sát sao, có nhiều tuỳ chọn khi đặt thời hạn cho công việc, ví dụ như đặt thời hạn công việc theo backlog (khoảng thời gian), theo deadline (công việc sẽ hoàn tất vào một ngày cụ thể), hoặc theo milestone (bao giờ phải xong bao nhiêu % công việc)… Bên cạnh đó, với các chế độ xem dự án theo biểu đồ Gantt, theo Workload của từng nhân sự, Wrike giúp nhà quản lý tối ưu nguồn lực vô cùng hiệu quả.
  • Báo cáo theo thời gian thực: đối với phiên bản trả phí, Wrike có thể xuất biểu đồ báo cáo thời gian thực, tuỳ chỉnh theo yêu cầu của nhà quản lý, bạn có thể yêu cầu báo cáo theo dự án hoặc công việc, với bộ lọc dữ liệu theo trạng thái, ngày bắt đầu, ngày kết thúc hoặc theo tên thành viên…
  • Phân quyền sử dụng: Wrike cho phép phân các quyền sử dụng cơ bản ở bản miễn phí (như quyền truy cập bảng quản trị, quyền cài đặt ngày làm việc và ngày nghỉ, quyền xoá tài khoản thành viên…). Tuy nhiên một số quyền nâng cao như quyền tạo, sửa và tuỳ chỉnh Workflow, quyền xem lịch làm việc của người khác,… thì chỉ có phiên bản trả phí.
Nhược điểm vẫn là Chi phí sử dụng: Wrike miễn phí cho 5 người dùng với những tính năng cơ bản, như quản lý tác vụ, chia sẻ tài liệu, khả năng tích hợp với Google Drive, Dropbox, Office365. Với bản miễn phí này, người dùng chỉ có 2Gb dung lượng lưu trữ. Với phiên bản Professional dành cho nhóm 5 – 15 người, mức phí 9.8$/ người dùng/ tháng, Wrike sẽ mở thêm các tính năng Gantt chart, tăng dung lượng lưu trữ lên 5Gb, và khả năng tích hợp nâng cao với Microsoft Project, Excel, RSS. Với các tính năng ưu việt hơn nữa như tuỳ chỉnh workflow, báo cáo theo thời gian thực, phân tích và dự báo… thì chỉ có ở gói Business, với mức giá 24.8$/ người dùng/ tháng. Một mức giá khá cao để được sử dụng trọn vẹn phần mềm ưu việt này.

Wrike sẽ là phần mềm quản lý công việc phù hợp với những doanh nghiệp lớn, với nhu cầu quản lý dự án chuyên sâu. Với các team nhỏ khoảng dưới 5 thành viên, Wrike phiên bản miễn phí vẫn là một lựa chọn quản lý công việc tốt với các tính năng tuy giới hạn nhưng rất cơ bản và cần thiết.
 
Nếu chọn giải pháp quản lý Agile




Có thể chọn JIRA , JIRA là một giải pháp quản lý dự án từ công ty phần mềm Atlassian, một công cụ được thiết kế giúp các nhóm phần mềm lập kế hoạch và theo dõi dự án, bằng cách sử dụng phương pháp quản lý agile (phương pháp tập trung vào hiệu quả, các phiên bản sản phẩm nâng cấp được phát hành liên tục dựa theo phản hồi của khách hàng). Các nhóm phần mềm có thể sử dụng Jira để lên kế hoạch, theo dõi, phát hành, báo cáo phần mềm mới hoặc phần mềm nâng cấp. Họ cũng có thể sử dụng Jira để theo dõi bất kỳ vấn đề nào trong quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm, với các tính năng cơ bản
  • Lập kế hoạch & theo dõi tình trạng:
    • + Jira hỗ trợ phương pháp làm việc agile với giao diện bảng Scrum và bảng Kanban. Người dùng có thể sử dụng một số mẫu dự án có sẵn trong Jira (như mẫu Lead Generation, Document Approval, Software Development, trong đó có sẵn các luồng công việc chuẩn), nhà quản lý cũng có thể tự tuỳ chỉnh luồng công việc của riêng mình.
    • + Không kể tới các tính năng cơ bản như theo dõi thời gian, cộng tác, Jira còn hơn thế nữa, nó giúp nhà quản lý tuỳ chỉnh và kiểm soát gần như mọi khía cạnh. Ví dụ: Jira có tính năng tự động, như điều kiện (conditions) và thẩm định (validators), cho phép người quản lý thiết lập các tham số cụ thể, để phần mềm tự động xác định liệu nhiệm vụ đã hoàn thành có được chấp nhận hay không.
    • + Jira có chế độ xem dự án theo biểu đồ Gantt hoặc theo workload (khối lượng công việc) của thành viên, giúp nhà quản lý phân bổ nguồn lực dễ dàng.
  • Báo cáo: Jira cung cấp hơn một chục báo cáo khác nhau để chia nhỏ dữ liệu, giúp bạn kiểm tra khối lượng công việc, tiến trình công việc và những công việc tồn đọng một cách dễ dàng. Biểu đồ màu giúp phân tích báo cáo một cách nhanh chóng và đơn giản.
  • Phân quyền sử dụng: Jira có chức năng phân quyền cực kì chi tiết, Không chỉ phân quyền trong dự án chung, mà còn phân quyền đối với từng nhiệm vụ. Việc hạn chế quyền xem đối với các vai trò khác nhau trong dự án rất hữu ích khi có những đối tác ngoài tổ chức (như freelance, clients) làm việc trong cùng hệ thống, giúp team công nghệ bảo vệ thông tin độc quyền của mình.
  • Khả năng tích hợp: Jira có khả năng tương thích cao với các ứng dụng của bên thứ ba. Với khả năng tích hợp công cụ cho nhà phát triển, mạng lưới hàng nghìn tiện ích bổ sung và API mở của Atlassian, Jira có thể giao tiếp với một loạt các công cụ khác nhau.
Ngoài nhược điểm chi phí sử dụng thì như đã nói trên, Jira là khá phức tạp, cần mất thời gian để làm quen, thích nghi thì mới áp dụng workflow được hiệu quả, và đây một phần mềm quản lý dự án khá đặc thù, chỉ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho các team công nghệ, phát triển phần mềm, hoặc các team làm việc theo phương pháp Agile.
 
Nếu có kế toán làm trùm, thì có thể dùng tiền để đo đếm, khi đó có thể dùng AMIS.VN, AMIS.VN là một hệ thống quản trị doanh nghiệp được tích hợp các phần mềm quản trị doanh nghiệp như: Kế toán, Bán hàng, Nhân sự và nhiều phần hành khác như Truyền thông, Công việc, Tài liệu, Tài sản, Văn thư, Sáng kiến,… Đáp ứng cho mọi loại hình doanh nghiệp: Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất, Xây lắp có quy mô vừa trở lên.

Đây là phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN giúp doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ Quản trị nhân sự (Quản trị nguồn nhân lực) như: Hoạch định nguồn nhân lực, Tuyển dụng, Quản lý hồ sơ, Quản lý hợp đồng lao động, Quản lý đào tạo, Đánh giá, Chấm công, Quản lý thời gian, Tính lương, Thuế, Bảo hiểm, Khen thưởng, Kỷ luật, Giải quyết nghỉ việc, Quản lý tài sản, Quản lý công tác phí,…Đặc biệt AMIS.VN là phần mềm Online có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị (Laptop, máy tính bảng, Điện thoại di động).