Phần mềm thiết kế cầu nào tốt nhất cho người mới bắt đầu ? Và phần mềm thiết nào tốt nhất cho những người thiết kế chuyên nghiệp ?!

NenMongVietNam

Thành viên cơ bản
Được biết các phần mềm phân tích kết cấu cầu phổ biến hiện nay được phần lớn các công ty sử dụng như: RM bridge, Midas- Civil, Sofistik,...

1. RM bridge.
  • Đây là phần mềm phân tích kết cấu cầu thông dụng ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới bởi khả năng phân tích, tính toán kết cấu của nó rất lớn, trên 50.000 phần tử và 50.000 nút.
  • Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích biến dạng đàn hồi hay phương pháp phân tích theo biến dạng lớn đều được sử dụng
  • Không có hạn chế về việc mô tả hình học, các điều kiện liên kết hay áp dụng các tải trọng
  • Tự động áp dụng các quy luật về vật liệu theo các tiêu chuẩn khác nhau
  • Phân tích từng phần nhỏ trong kết cấu tổng thể
  • Kết quả chương trình có thể xem bằng file text hoặc file đồ họa, có thể xuất sang Excel hoặc AutoCad
2. Midas Civil.
  • Đây là phần mềm do Hàn Quốc phát triển, khả năng tính toán kết cấu cầu khá tốt, được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới
  • Midas/Civil là chương trình chuyên về tính toán kết cấu cầu nên hỗ trợ khá nhiều mặt cắt có sẵn. Chức năng Wizard cho phép mô hình hóa nhanh một số dạng cầu như cầu dây văng, cầu dây võng,...
  • Sử dụng tiêu chuẩn Mĩ, tự động vẽ đường ảnh hưởng, tìm vị trí bất lợi nhất của tải trọng.
  • Phần mềm này đã được phổ cập vào các trường đại học. Sinh viên chuyên ngành vẫn sử dụng để làm đồ án tốt nghiệp, lý do là phần mềm này rất dễ sử dụng khi so sánh với các phần mềm tính toán cầu khác như RM Bridge
  • Ngày nay, Midas Civil đã phát triển rất nhiều tính năng mới để giúp cho các kỹ sư thiết kế mô hình các loại kết cấu cầu khác nhau một cách dễ dàng.

3. Sofistik.
  • Ở nước ta hiện nay thì phần mềm nay vẫn chưa được phổ biến và phổ cập vào các trường xây dựng. Khả năng phân tích tính toán kết cấu của phần mềm này cũng tương tự như RM bridge
  • Có thể nói Sofistik phát triển dựa trên nền tảng của RM bridge. Nguyên nhân là do mẫu thuẫn cá nhân giữa hai vợ chồng người sáng lập ra RM bridge. Sau li hôn thì người chồng tách ra thành lập công ty riêng, sáng lập ra phần mềm Sofistik như hiện nay. Có thể nói Sofistik được phát triện dựa trên nền tảng của RM bridge.

Không biết có phần mềm nào nữa không nhỉ ?
 
Mới bắt đầu thì cứ SAP2000 cái đã, nó là công cụ khá tốt cho Newbie bắt đầu đi vào phân tích kết cấu, thành thạo nó còn hữu ích cho các tính toán kết cấu khác. SAP dễ dàng có sẵn và rẻ, nó cung cấp tính toán cơ bản khác nhau cho các cây cầu, như định nghĩa về thiết kế, về tải trọng ... tuy nhiên chỉ phù hợp tính toán cho cầu giản đơn hay ít nhịp.

Sau đó thì MIDAS Civil vì khá rõ ràng để phân tích các cấu trúc cầu, cũng tốt cho người mới bắt đầu vì nó có giao diện thân thiện, tuy nhiên vấn đề chi phí khá cao nếu một người mới bắt đầu - nếu không bẻ khóa

Và chuyên nghiệp thì vẫn phải là Bentley RM

Cũng có những phần mềm chuyên nghiệp về FEA như ANSYS & ABAQUS cũng có thể mò mẫm, nhưng theo cá nhân mình thì dành cho các nhà nghiên cứu ở viện trường, chứ không phù hợp môi trường sản xuất.
 
Quan điểm của mình chả liên quan gì tới bắt đầu hay chuyên nghiệp cả, mà tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và những gì muốn giải quyết, mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng liên quan đến phân tích mà người sử dụng muốn có. Để phân tích các giai đoạn thi công thì những công trình cầu DUL mình đã từng trải qua thì các chuyên gia nước ngoài đều dùng LARSA 4D là phần mềm tối ưu nhất phân tích cấu trúc và thiết kế cho cầu.


Xài đồ chùa thì liên hệ cauham.net

Lý do Midas Civil phổ biến chẳng qua là do có giao diện thân thiện và có các công cụ thiết kế nhất định sẽ tiết kiệm thời gian, dễ vào cuộc chơi hơn, nhưng các chuyên gia vẫn chưa tin dùng.

Để tính toán các cầu không có dây văng thì dùng CSI Bridge, là phần mềm thiết kế, đánh giá và phân tích cầu 3D, nhanh chóng và dễ dàng tạo ra các mô hình, cấu trúc, thiết kế cho cầu thép và bê tông, thực hiện thay đổi hiệu quả trong khi vẫn duy trì toàn quyền kiểm soát quá trình thiết kế. Nó bao gồm một trình hướng dẫn dễ sử dụng, điều này chắc chắn giúp các kỹ sư dễ dàng phác thảo các bước cần thiết để tạo một mô hình cầu một cách chi tiết từ đầu đến cuối. Hơn nữa, nó cũng bao gồm công cụ phân tích SAPFire để phân tích creep và co ngót, phân tích độ uốn và tĩnh và động, v.v

Ưu điểm của CSI Bridge là có CIC phân phối tại Việt Nam

https://www.consoft.vn/csi/csibridge.html

Ở dạng cầu giản đơn hơn nữa thì SAP hay Staad Pro mà tới, việc gì phải đem giao rựa chém giun, ví dụ với SAP2000 có phần bridge wizard khá thân thiện với người dùng.
 
  • Like
Reactions: NghiaTanPhatJsc
Phần mềm rẻ tiền đơn giản thì nhiều lắm


Với một kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp cần phải biết nhiều phần mềm, với góc độ là dân gà mờ mới tham gia thiết kế các công trình cầu đường, Nghĩa đã lướt qua CSI Bridge, SAP, LARSA 4D, LUSAS, Midas Civil và RM bridge (dĩ nhiên toàn hàng có thuốc, chứ tiền đâu mua) cho thiết kế cầu và đặc biệt tìm hiểu tính toán các giai đoạn thi công.

Trước khi tìm hiểu cho tính toán cầu thì Nghĩa cũng đã khá thông thạo SAP2000 nhưng với qua các ví dụ tính toán kết cấu các tòa nhà cao tầng, một lý do là ở Việt Nam không có các khóa chuyên sâu dùng SAP2000 để tính toán cho cầu. Sau khi tìm hiểu thì thấy việc học và sử dụng Midas Civil dễ dàng hơn các phần mềm khác và có thể hoạt động dễ dàng hơn với nó.

Nhược điểm của việc làm việc với SAP2000 là khi dự án lớn, sẽ mất nhiều thời gian hơn để phân tích và không thể viết kịch bản cho mô hình hóa (theo như Nghĩa biết) và tương tác với phần mềm bị hạn chế.

Đối với mô hình LUSAS có thể tương tác với mô hình tương đối tốt, nhưng việc thêm các properties như attributes khá khó chịu ... chỉ trừ cái chuyện viết kịch bản thì khá ổn.

Trong khi đó thì Midas thân thiện, có thể thay đổi lệnh và nhập và xuất cho phần mềm khác khá dễ dàng, có thể sử dụng các tệp IFC dễ dàng hơn LUSAS và nó sẽ tự động phát hiện thông tin từ các tệp IFC và cũng có thể cài đặt trình cắm Revit để tương tác với Revit. Đặc biệt là cộng đồng dùng Midas tại Việt Nam khá lớn nên có thể gia nhập để trao đổi và chia sẻ.

Có thể LARSA 4D là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất nhưng nó không thân thiện với người dùng như MIDAS và học nó cần nhiều nỗ lực hơn.

Với RM bridge thì dùng hàng có thuốc đời cũ, chưa có cơ hội tiếp cận hàng có thuốc đời mới nên không nhận xét được, nghe đồn là giao diện hàng đời mới đẹp và dễ sử dụng.

Tuy nhiên có thể cả triệu kỹ sư cầu đường mới có vài người có cơ hội được tính toán thiết kế và giám sát thi công cầu dây văng, thời gian có hạn, để gia nhập nhanh vào nghề nghiệp, theo Nghĩa với kỹ sư cầu đường chỉ cần học SAP2000 và Midas Civil (hoặc RM bridge) vì đơn giản ở Việt Nam có cộng đồng người dùng lớn.