Thảo luận Quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư

saigonco

Thành viên cơ bản
21/5/13
460
10
Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. Quản lý chi phí là thước đo về mức độ hợp lý, hiệu quả đầu tư và sự phù hợp với quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng.

Dù đến nay về cơ bản nhà nước đã ban hành các nghị định, thông tư , quyết định .... hướng dẫn thực hiện, nhưng thực sự trong quá trình thực hiện có quá nhiều vướng mắc, nên xin mở thớt này mong nhận được trao đổi từ mọi người.

Oải nhất là khâu lập dự toán cho dự án đầu tư, bắt làm chi tiết thì chẳng khác gì đi thiết kế kỹ thuật cho bước dự án, bốc thuốc theo suất đầu tư thì may rủi quá nhiều. Các quy định hiện hành cũng chưa hướng dẫn lập dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, dù đây là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại sự chồng chéo, chưa phù hợp trong quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng giữa nghị định và các thông tư hướng dẫn ở các văn bản pháp luật khác nhau, đặc biệt giữa 3 bộ Tài Chính - Kế Hoạch Đầu Tư - Xây Dựng.

Các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nhiều bất hợp lý, các công tác khảo sát và thí nghiệm còn thiếu nhiều công việc không phù hợp. Định mức về máy móc, thiết bị thi công đã có thay đổi về chủng loại, công suất, định mức nhiên liệu, nguyên giá… nhưng chưa được cập nhật để quản lý. Các định mức về số chuyên gia, mức lương của chuyên gia cũng như định mức về chi phí khác chưa có cơ sở quy định cụ thể để xác định. Một số chi phí khác như chi phí thí nghiệm đối chứng, chi phí kiểm định, chi phí thí nghiệm khả năng chịu lực công trình, chí phí kiểm tra nghiệm thu công trình vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và quy định còn thấp so với khối lượng công việc thực tế.

Định mức xây dựng được công bố hiện nay là định mức dự toán, được xác định trong một điều kiện chuẩn nên không phù hợp với cơ chế thị trường. Hệ thống định mức xây dựng không theo kịp sự thay đổi của các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng mới. Thực tế thi công áp dụng công nghệ mới tiên tiến, có năng suất cao hơn nhưng nhiều cá nhân lập dự toán vẫn áp dụng định mức theo công nghệ cũ làm tăng chi phí (có trường hợp còn áp dụng trị số định mức cũ nhưng lại áp dụng giá ca máy của máy mới năng suất cao, làm cho giá xây dựng tăng cao). Thiếu hệ thống định mức cơ sở về năng suất lao động, bậc thợ và năng suất máy, thiết bị thi công cho việc xác định đơn giá, dự toán.

Liệt kê sơ bộ như vậy, mong được mọi người hưởng ứng.
 
Nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (ĐTXD)

Theo đó, Nghị định 68/2019/NĐ-CP quy định một số điểm mới nổi bật trong quản lý chi phí ĐTXD như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh:
Sửa đổi phạm vi điều chỉnh “dự toán gói thầu” thành “giá gói thầu” cho đúng với quy định tại Luật Xây dựng 2014 và phù hợp với mục tiêu quản lí chi phí ĐTXD.

- Về đối tượng áp dụng:
Bổ sung đối tượng áp dụng đối với các dự án ĐTXD theo hình thức đối tác công - tư (PPP), do bản chất các dự án PPP là các dự án công và đã được quy định là đối tượng quản lý như dự án vốn nhà nước ở các văn bản pháp luật khác (điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

- Về nguyên tắc quản lý chi phí ĐTXD:
Bổ sung nguyên tắc quản lý chi phí ĐTXD theo hình thức đầu tư của dự án, phương thức thực hiện của dự án; Chi phí ĐTXD phù hợp với kế hoạch thực hiện dự án; mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng công trình và biến động giá dự kiến trong quá trình ĐTXD.

- Về nội dung các khoản mục chi phí và các chi phí trong từng khoản mục Tổng mức đầu tư:
+ Chi phí thiết bị: bổ sung chi phí quản lí mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu.
+ Bổ sung chi phí quản lý dự án đối với dự án PPP gồm: chi phí quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án và chi phí quản lý dự án của nhà đầu tư.
+ Chi phí khác: bỏ chi phí hạng mục chung, các chi phí này được đưa thành "chi phí gián tiếp" trong chi phí xây dựng.

Nghị định 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2019 và thay thế Nghị định 32/2015/NĐ-CP.

Điều 5. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng
5. Chi tiết các phương pháp xác định Tổng mức đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng
8. Hồ sơ trình thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng thuộc nội dung hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật xây dựng và Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư được lập theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng.

Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng
4. Chi tiết các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình và các dự toán gói thầu xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Điều 9. Xác định dự toán xây dựng
3. Chi tiết phương pháp xác định dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình, các dự toán gói thầu xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Điều 10. Thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng
7. Hồ sơ thẩm định dự toán thuộc nội dung hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Kết quả thẩm định, thẩm tra dự toán xây dựng được lập theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng.

Điều 12. Giá gói thầu xây dựng
5. Chi tiết phương pháp xác định, hoặc cập nhật giá gói thầu xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Điều 15. Quản lý định mức xây dựng
1. Phương pháp xác định định mức cơ sở, định mức dự toán xây dựng công trình, định mức chi phí và việc thỏa thuận thống nhất ban hành định mức xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Trên cơ sở phương pháp xác định định mức theo quy định tại khoản 1 Điều này, các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức, cá nhân đủ năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để xác định, điều chỉnh, thẩm tra làm cơ sở ban hành định mức dự toán xây dựng cho các công việc đặc thù, chuyên ngành của ngành và địa phương sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đồng thời gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

Điều 17. Quản lý giá xây dựng công trình
1. Các phương pháp xác định giá vật liệu xây dựng, phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng theo cơ chế thị trường, dữ liệu cơ bản để xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
4. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp xác định giá xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và kế hoạch thực hiện cụ thể của dự án công trình tổ chức xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình, giá xây dựng tổng hợp của công trình làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, tổng mức đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 18. Chỉ số giá xây dựng
3. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng và việc thỏa thuận thống nhất chỉ số giá xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về xây dựng căn cứ vào phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xác định chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh (bao gồm đủ các chỉ số theo loại công trình, theo cơ cấu chi phí và yếu tố chi phí như quy định tại khoản 2 Điều này) làm cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh công bố theo định kỳ tháng, quý, năm, đồng thời gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
4. Đối với các công trình chưa có trong danh mục chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thì chủ đầu tư căn cứ phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn để tổ chức xác định các chỉ số giá xây dựng và quyết định việc áp dụng cho công trình sau khi thỏa thuận với Bộ Xây dựng đối với công trình xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, hoặc với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.


Điều 20. Quản lý cơ sở dữ liệu
1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Xây dựng, quản lý và kiểm soát toàn diện hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng trên phạm vi cả nước;
b) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống mã hiệu, hệ thống phần mềm ứng dụng để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng;
c) Hướng dẫn nội dung, phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu; sử dụng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu; cách thức cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu từ các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các chủ thể có liên quan.
2. Các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, cập nhật và kiểm soát hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về hệ thống định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng theo phạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;
b) Giao cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì chịu trách nhiệm thực hiện khảo sát thị trường, cập nhật thông tin kịp thời theo chức năng và khu vực quản lý để tổng hợp, cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng.
3. Chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các chủ thể có liên quan thực hiện các dự án sử dụng vốn nhà nước, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có trách nhiệm cung cấp thông tin về dữ liệu đấu thầu, dữ liệu quyết toán công trình, dự án cho cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng.

Điều 21. Chi phí quản lý dự án
3. Chi phí quản lý dự án xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng ban hành hoặc bằng dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án.

Điều 22. Quản lý chi phí quản lý dự án
3. Định mức chi phí quản lý dự án và phương pháp lập dự toán xác định chi phí quản lý dự án thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Điều 23. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
3. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở định mức do Bộ Xây dựng ban hành hoặc xác định bằng dự toán trên cơ sở phạm vi công việc tư vấn, khối lượng công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của gói thầu và các quy định về chế độ, chính sách do nhà nước ban hành.
4. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thực hiện một số loại công việc tư vấn xác định bằng dự toán phù hợp với trình độ, chất lượng tư vấn theo thông lệ quốc tế.
5. Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (theo tỷ lệ % và theo khối lượng) và phương pháp lập dự toán xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.


Điều 32. Bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng và có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng, đo bóc khối lượng xây dựng công trình, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng; xác định giá vật liệu xây dựng, giá nhân công xây dựng (bao gồm cả nhân công tư vấn), giá ca máy và thiết bị xây dựng theo cơ chế thị trường; quy đổi vốn đầu tư xây dựng và kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng.
2. Ban hành định mức xây dựng; định mức chi phí; định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản để tính giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng; suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình; chỉ số giá xây dựng quốc gia, chỉ số giá vùng (liên tỉnh) và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác. Tổ chức rà soát thường xuyên và tổng hợp kết quả rà soát điều chỉnh, bổ sung các định mức và ban hành theo định kỳ 2 năm/lần.
3. Chủ trì tổ chức xây dựng, hướng dẫn và vận hành cơ sở dữ liệu hệ thống về định mức và giá xây dựng.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
5. Quy định việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Điều 35. Các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và ban hành các định mức xây dựng cho các công việc chuyên ngành, đặc thù của bộ, địa phương sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng.


Điều 36. Quy định chuyển tiếp
1. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang triển khai thì tiếp tục thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng (bao gồm cả việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng) theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký.


Điều 38. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.
2. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.


Nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn của BỘ XÂY DỰNG, làm sao đây TRỜI
itd_3d_ani_w100_smiles_007.gif
 
  • Haha
Reactions: dutoaneta
Bộ Tài Chính thì đỡ hơn tí

Điều 27. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
8. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 34. Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, dự án hoàn thành.

thì đã ra dự thảo

 
Nghị định 68 có hiệu lực từ ngày 01/10/2019. Tuy nhiên việc tính dự toán công trình tạm thời vẫn tuân thủ theo Thông tư 06/2016/TT-BXD cho đến khi Bộ XD ban hành Thông tư mới thay thế.

Điểm mới của Nghị định số 68/2019 của Chính phủ ban hành ngày 14/08/2019
MVWdkUu.jpg


So với nghị định cũ số 32/2015/NĐ-CP thì nghị định mới số 68/2019/NĐ-CP có 2 thay đổi cơ bản

1. Không còn mục Chi Phí Chung mà thay bằng Chi phí Gián tiếp

Có thể Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết cho NĐ 68; Khi đó Chi phí gián tiếp có thể sẽ bao gồm Chi phí chung và một số chi phí khác nữa. Tuy nhiên, đây chỉ là dự đoán của chúng tôi. Còn chính xác Chi phí gián tiếp là gì, Gồm những chi phí nào, Cách tính ra sao v…v. Thì chúng ta buộc phải chờ cho đến khi Bộ XD ban hành Thông tư mới, hướng dẫn cụ thể thì mới chính xác.​

2. Không còn Chi phí Hạng mục chung

Chi phí khác chỉ được NĐ 68/2019 quy định tính theo Định mức tỷ lệ %; Hoặc lập dự toán mà không nói rõ Chi phí khác gồm những chi phí nào như trong NĐ 32/2015. Theo dự toán thì Bộ Xây dựng sẽ ban hành Thông tư mới để hướng dẫn; Thì Chi phí khác sẽ bao gồm chi phí Hạng mục chung và Hạng mục chung còn lại. Chi phí này được xác định theo Định mức tỷ lệ % hoặc Lập dự toán chi tiết.​

Các phí phí trong dự toán theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP
1) Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp về :
+ Vật liệu.​
+ Nhân công.​
+ Máy thi công.​
2) Chi phí thiết bị gồm :
+ Chi phí mua sắm thiết bị.​
+ Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu.​
+ Chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có).​
+ Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ.​
+ Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có).​
+ Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh.​
+ Chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật và quy định trong hợp đồng.​
+ Chi phí vận chuyển, bảo hiểm.​
+ Thuế và các loại phí, chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.​
3) Chi phí quản lý dự án
Gồm các chi phí tổ chức quản lý từ giai đoạn chuẩn bị, thi công và kết thúc dự án. Được xác định theo Định mức tỷ lệ % do Bộ XD công bố hoặc Lập dự toán.​
4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật; chi phí tư vấn giám sát và một số chi phí khác liên quan. Được xác định theo Định mức tỷ lệ % do Bộ XD công bố hoặc Lập dự toán.​

5) Chi phí khác
Như chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, chi phí bảo hiểm, chi phí thẩm tra dự án; Chi phí dự toán xây dựng, kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Được xác định theo Định mức tỷ lệ % hoặc Lập dự toán hoặc Ước tính chi phí trên cơ sở chi phí của dự án, công trình tương tự.​

6) Chi phí dự phòng
Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và trượt giá trong thời gian thi công​
+ Cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng Tỷ lệ % trên tổng các chi phí tại các mục ở trên.​
+ Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở : Độ dài thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án và Chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.​
Ngoài ra có thể tham khảo bài viết
Những điểm mới trong Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
 
  • Like
Reactions: KhoiPham
Luật chờ Nghị định hướng dẫn, Nghị Định chờ Thông tư hướng dẫn là căn bệnh kinh niên tại Việt Nam chắc hết thuốc chữa rồi.
 
Luật chờ Nghị định hướng dẫn, Nghị Định chờ Thông tư hướng dẫn là căn bệnh kinh niên tại Việt Nam chắc hết thuốc chữa rồi.
Đúng là tình trạng luật ống của Việt Nam vẫn chưa giải quyết được triệt để, đã có thông tư mới rồi

Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2020 và thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

 
Cơ bản không có gì mới cả về dự toán

Điều 5. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng
1. Tổng mức đầu tư xây dựng được lập trên cơ sở nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: thiết kế cơ sở, thuyết minh thiết kế cơ sở, quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, giải pháp công nghệ và kỹ thuật, thiết bị; giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính của công trình; giải pháp về xây dựng và vật liệu chủ yếu, điều kiện thi công công trình của dự án; kế hoạch thực hiện dự án và các yêu cầu cần thiết khác phù hợp với nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, biện pháp tổ chức thi công định hướng, điều kiện thực tiễn thực hiện dự án, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan.
b) Xác định từ dữ liệu chi phí các công trình tương tự.
c) Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, b, c khoản này.
3. Các phương pháp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này chỉ sử dụng đối với công trình xây dựng phổ biến.
4. Một số khoản mục chi phí thuộc nội dung chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa có cơ sở tính toán được tại thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng thì được bổ sung và dự tính để đưa vào tổng mức đầu tư xây dựng.
5. Đối với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC); thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC); thiết kế và cung cấp thiết bị (viết tắt là EP) thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong tổng mức đầu tư xây dựng phải được xác định trên cơ sở phương pháp nêu tại điểm a khoản 2 Điều này là chủ yếu và kết hợp với phương pháp khác.
6. Chi tiết các phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.


Mục 1. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG
Điều 16. Hệ thống định mức xây dựng
1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức cơ sở, định mức dự toán xây dựng công trình và định mức chi phí được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
2. Phương pháp xác định định mức xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6, Phụ lục số 7 và Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Quản lý định mức xây dựng
Việc Quản lý hệ thống định mức xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định cụ thể như sau:
1. Định mức xây dựng mới là các định mức dự toán xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng được ban hành hoặc các định mức xây dựng đã có tên công tác trong hệ thống định mức xây dựng được ban hành nhưng sử dụng công nghệ thi công khác.
2. Định mức xây dựng điều chỉnh là định mức được điều chỉnh thành phần hao phí, trị số định mức của định mức xây dựng đã được ban hành cho phù hợp với điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình cụ thể hoặc cả ba yếu tố này.
3. Khi sử dụng các định mức xây dựng nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để xác định đơn giá xây dựng nhưng cao hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành, thì chủ đầu tư phải báo cáo Người quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi áp dụng.
Mục 2. GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 18. Giá xây dựng công trình
1. Giá xây dựng công trình theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và được quy định như sau:
a) Đơn giá xây dựng chi tiết gồm đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ và không đầy đủ.
b) Giá xây dựng tổng hợp gồm giá xây dựng tổng hợp đầy đủ và không đầy đủ.
2. Nội dung chi phí cấu thành giá xây dựng công trình
a) Nội dung chi phí cấu thành đơn giá xây dựng chi tiết:
- Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng.
- Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước.
b) Nội dung chi phí cấu thành giá xây dựng tổng hợp được quy định như sau:
- Giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công xây dựng và được tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết tại điểm a khoản này.
- Giá xây dựng tổng hợp đầy đủ bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, được tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết tại điểm a khoản này.
3. Giá các yếu tố chi phí trong giá xây dựng công trình
a) Giá vật liệu xây dựng là giá của một đơn vị vật liệu phù hợp với đơn vị tính trong định mức xây dựng (giá cho 1 m3 cát, 1 kg thép, 1 viên gạch xây, ...) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc giá thị trường.
b) Đơn giá nhân công xây dựng là giá tính cho một ngày công của công nhân xây dựng trực tiếp và được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c) Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng là giá bình quân tính cho một ca làm việc và được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
4. Cơ sở xác định giá xây dựng công trình
a) Đơn giá xây dựng chi tiết được xác định trên cơ sở định mức xây dựng và giá của các yếu tố chi phí tương ứng hoặc được xác định theo giá thị trường phù hợp với thời điểm tính toán.
b) Giá xây dựng tổng hợp được xác định trên cơ sở tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết hoặc được xác định theo giá thị trường phù hợp với thời điểm tính toán.
5. Phương pháp xác định giá xây dựng công trình và giá vật liệu xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
 
Cứ tưởng thông tư mới hướng dẫn lập dự toán đơn giản, vẫn còn đơn giá với định mức thì cũng thế thôi. Bản chất nghị định 68 thay đổi, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bổ sung đối tượng áp dụng đối với các dự án ĐTXD theo hình thức đối tác công - tư (PPP), do bản chất các dự án PPP là các dự án công và đã được quy định là đối tượng quản lý như dự án vốn nhà nước ở các văn bản pháp luật khác (điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

Thứ hai, bổ sung hai nguyên tắc quản lý chi phi đầu tư xây dựng:
  • Các công trình xây dựng đặc thù thuộc loại công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng và hệ thống công cụ định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá quy định tại Nghị định này để xác định chi phí đầu tư xây dựng, làm cơ sở xác định giá trị hình thành tài sản công đối với các công trình xây dựng này. Việc thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng các công trình này được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng đặc thù tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và phù hợp với đặc thù, tính chất các công trình thuộc các Chương trình này.
Thứ ba, thay đổi về cơ cấu chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng, bổ sung khái niệm chi phí gián tiếp và chuyển “chi phí hạng mục chung” trong khoản mục chi phí khác về chi phí gián tiếp thuộc chi phí xây dựng, bỏ trường hợp bổ sung thêm chi phí dự phòng khi đã sử dụng hết khoản dự phòng được duyệt.

Thứ tư, bổ sung nội dung các khoản mục chi phí và các chi phí trong từng khoản mục Tổng mức đầu tư:
  • Chi phí thiết bị: bổ sung chi phí quản lí mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu.
  • Bổ sung chi phí quản lý dự án đối với dự án PPP gồm: chi phí quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án và chi phí quản lý dự án của nhà đầu tư.
  • Chi phí khác: bỏ chi phí hạng mục chung, các chi phí này được đưa thành "chi phí gián tiếp" trong chi phí xây dựng.
Thứ năm, sửa đổi phạm vi điều chỉnh “dự toán gói thầu” thành “giá gói thầu” cho đúng với quy định tại Luật Xây dựng 2014 và phù hợp với mục tiêu quản lí chi phí ĐTXD. Bổ sung quy định về thời gian thẩm tra, phê duyệt, quyết toán tối đa là 9 tháng không phân quy mô dự án lớn nhỏ, bổ sung quy định Chủ đầu tư phải giải quyết công nợ, tất toán trong vòng 6 tháng

Thứ sáu, giảm quyền tự quyết của Chủ đầu tư và tăng quyền quyết định của Người Quyết định đầu tư, cụ thể: Nếu như tại Nghị đinh 32/2015/NĐ-CP quy định Chủ đầu tư được quyền: “Điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt mức tổng đầu tư đã được phê duyệt;” thì tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 68 quy định: “Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của người quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt điều chỉnh của mình.” Và “Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự toán xây dựng. Chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng trong dự toán của dự án lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.”.

Thứ bảy, quy định rõ trách nhiệm phê duyệt dự toán các chi phí bước chuẩn bị đầu tư thuộc trách nhiệm của Người quyết định đầu tư, thay đổi cơ chế quản lý định mức xây dựng từ “công bố” sang “ban hành “ áp dụng, quản lý chỉ số giá xây dựng, và bổ sung thêm quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu “làm căn cứ phục vụ quản lý, kiểm soát, tạo thị trường minh bạch về hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng.”


Nói chung là chả hay ho gì cả
 
  • Wow
Reactions: LanHoangXD
Có nhiều điểm mới chứ
Năm mới phải nghiên cứu nhiều cái mới

Số/kí hiệu Ngày ban hành Trích yếu
20/2019/TT-BXD 31/12/2019 Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
19/2019/TT-BXD 31/12/2019 Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật kỹ quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
17/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
09/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
16/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
14/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
10/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Ban hành định mức xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
11/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
18/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 18/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn quy đổi vốn đầu tư xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
15/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về

18/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 18/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn quy đổi vốn đầu tư xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về
10/2019/TT-BXD 26/12/2019 Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Ban hành định mức xây dựng
9262511.gif
Thông tin văn bản
9262521.gif
Tải về


 
  • Like
Reactions: VanTanKSXD
Cũng đang đau hết cả đầu ACE ơi - đứng đường cả gần nửa năm rồi

1-b8c052767f.jpg


2-c754cb56ae.jpg





Dự án đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt hoặc đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thi các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện Nghị định 68
 
TP.HCM công nhận lề mề thật, bao nhiêu dự án có liên quan đến Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và 10 thông tư (từ số 09 đến số 18/2019/TT-BXD) hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/02/2020) - nhưng đến nay vẫn chàng hảng.
Bao nhiêu dự án và thiết kế chờ dự toán mới
căng hơn Cuba
 
Chia buồn với các đồng nghiệp, ETA đã hoàn thành hàng loạt bộ đơn giá cho nhiều tỉnh thành rồi, nhưng TP.HCM ETA không được đặt hàng





ACE có thể vào đây trao đổi,



vì có những thứ không tiện khi trao đổi trên đây
 
Không biết thứ trưởng nào chủ trì vụ này nhỉ ?
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 2513/SXD-KT&VLXD ngày 06/7/2020 của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh đề nghị tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 68) của Chính phủ và một số Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng đã có công văn 4426/BXD-KTXD ngày 11/9/2020 có ý kiến như sau:
1. Đối với các kiến nghị về một số nội dung của Nghị định 68:
1.1. Về kiến nghị sớm ban hành hệ thống quy phạm pháp luật mới về hợp đồng xây dựng phù hợp, đồng bộ với các quy định mới, quy định sửa đổi trong hệ thống pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công:
Bộ Xây dựng đang được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP và sửa đổi thay thế Nghị định 68 theo các nội dung quy định mới của Luật số 62/2020/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, trong đó sẽ chỉnh sửa các nội dung quy định còn chưa đồng bộ giữa các văn bản gây vướng mắc trong quá trình áp dụng triển khai thực tế, do đó nội dung phản ánh của Sở Xây dựng Quảng Ninh sẽ được tiếp thu và nghiên cứu trong quá trình dự thảo sửa đổi 02 Nghị định trên.
1.2. Về thẩm định các chi phí chuẩn bị dự án:
Nghị định 68 đã quy định về thẩm quyền thẩm định các chi phí chuẩn bị dự án để lập báo cáo nghiên cúu khả thi tại khoản 10 Điều 6 và quy định về thẩm quyền thẩm định dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tại khoản 3 Điều 10. Theo đó, cấp thẩm định các chi phí này đều giao cho cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng trong thực tế quy định trên có một số trường hợp vướng mắc, bất cập, chưa thống nhất với quy định tại một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Do đó, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các chi phí chuẩn bị dự án đã được quy định bổ sung tại Nghị quyết 108/NQ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68 và Thông tư số 02/2020/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Thông tư hướng dẫn Nghị định 68, cụ thể:
- Đối với chi phí khảo sát: thẩm quyền thẩm định, phê duyệt được quy định “Trường hợp cần thiết, Người quyết định đầu tư xem xét ủy quyền để Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát cùng với nhiệm vụ khảo sát”;
- Đối với dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng dự toán chi tiết theo quy định và đã được thẩm định, phê duyệt trong tổng mức đầu tư thì không phải thẩm định, phê duyệt lại.
2. Đối với các kiến nghị về nội dung Thông tư số 09/2019/TT-BXD (sau đây gọi tắt là Thông tư 09) của Bộ Xây dựng:
2.1. Về hướng dẫn áp dụng định mức dự toán chuyên ngành điện tại văn bản số 3473/BCT-ĐL ngày 15/5/2020 của Bộ Công Thương:
Văn bản số 3473/BCT-ĐL ngày 15/5/2020 của Bộ Công Thương hướng dẫn về việc áp dụng định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp tại các Quyết định số 4970/QĐ-BCT ngày 21/12/2016 để lập đơn giá, dự toán chi phí công tác lắp đặt, thi công chuyên ngành lắp đặt đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp; và hướng dẫn áp dụng định mức đối với các công tác xây dựng không quy định trong tập định mức kèm theo Quyết định số 4970 nêu trên. Việc lập dự toán xây dựng của các công trình trên phải tuân thủ theo quy định về nội dung chi phí, phương pháp xác định chi phí tại Thông tư số 09.
2.2. Về hướng dẫn cách xác định các chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công:
- Chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng định mức tỷ lệ trên chi phí trực tiếp theo hướng dẫn tại các bảng 3.7, 3.8 và bảng 3.9 Phụ lục số 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD. Trong đó, chi phí trực tiếp được xác định theo từng loại, nhóm công trình trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán xây dựng. Nhóm công trình trong quy định này được hiểu là nhóm các công trình thuộc cùng loại công trình.
- Đối với trường hợp xác định dự toán theo từng công trình (dự toán xây dựng công trình) hoặc từng gói thầu (dự toán gói thầu xây dựng) thì chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo quy định tại điểm 3, điểm 4 mục II Phụ lục I Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục Thông tư số 09, cụ thể: xác định trên cơ sở chi phí trực tiếp của từng công trình, từng gói thầu nhân với định mức tỷ lệ (%) được điều chỉnh với hệ số k = 0,9, trừ các dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng.
3. Đối với nội dung vướng mắc liên quan đến Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng:
3.1. Định mức vận chuyển các loại vật liệu và cấu kiện xây dựng quy định tại chương XII Thông tư để áp dụng vào việc xác định chi phí vận chuyển đến hiện trường công trình trong lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trong đó đã được xác định với phương tiện vận chuyển bằng ô tô tự đổ, ô tô vận tải thùng với các loại tải trọng thường được sử dụng và các cự ly vận chuyển giữa địa điểm cung cấp và công trình xây dựng được xác định thông thường <60km. Trường hợp sử dụng thiết bị vận chuyển khác hoặc có tải trọng khác hoặc cự ly vận chuyển >60km thì chủ đầu tư tổ chức xác định định mức để làm cơ sở xác định chi phí vận chuyển cho công trình hoặc xác định chi phí vận chuyển theo giá thị trường như quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 09.
3.2. Phạm vi áp dụng mã hiệu định mức công tác AM và AB đã được quy định tại phần thuyết minh của tập định mức ban hành tại Thông tư số 10/2019/TT-BXD. Theo đó định mức công tác vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ quy định tại mã hiệu AB áp dụng cho tính toán chi phí vận chuyển từng loại cấp đất trong phạm vi công trình từ nơi đào đến nơi đắp hoặc bãi thải, bãi trữ và đơn vị tính theo thể tích khối đất nguyên thổ đo tại nơi đào. Định mức công tác vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ quy định tại mã hiệu AM áp dụng cho tính toán chi phí vận chuyển đất đến vị trí bình quân không phân biệt cấp đất và đơn vị tính theo thể tích khối đất rời đo trên phương tiện vận chuyển.
4. Đối với các nội dung phản ánh liên quan đến quy định các định mức hao phí để xác định giá ca máy và thiết bị thi công của một số loại máy tại Thông tư số 11/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng đã được hiệu chỉnh và quy định bổ sung làm rõ tại Điều 3 và Phụ lục III Thông tư số 02/2020/TT-BXD.
5. Đối với với nội dung vướng mắc liên quan đến Thông tư số 15/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng:
5.1. Về quy định đơn giá nhân công xây dựng:
Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư số 15/2019/TT-BXD thì đơn giá nhân công xây dựng được xác định phải phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân xây dựng; đặc điểm, tính chất công việc; phù hợp với nội dung, tính chất công việc, mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng địa phương. Do đó, đơn giá nhân công xây dựng đã bao gồm đầy đủ các yếu tố để bù đắp do điều kiện làm việc, tính chất công việc như phụ cấp. Trong phần ghi chú của Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 của Thông tư đã quy định đơn giá nhân công xây dựng trong Thông tư này đã bao gồm đầy đủ các khoản bảo hiểm thuộc trách nhiệm phải nộp của người lao động đối với đơn giá trả theo công nhật (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn).
5.2. Về quy định khảo sát đơn giá nhân công xây dựng:
Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 Thông tư 15/2019/TT-BXD đã quy định khung đơn giá nhân công xây dựng bình quân do Bộ Xây dựng công bố là cơ sở để ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo trong quá trình tổ chức khảo sát, thu thập thông tin xác định giá nhân công trên địa bàn làm cơ sở lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn. Do đó trường hợp đơn giá nhân công xây dựng khảo sát được cao hơn khung đơn giá nhân công xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương và gửi kết quả khảo sát về Bộ Xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
5.3. Về việc áp dụng hệ số cấp bậc của nhóm nghề máy trưởng:
Hệ số cấp bậc của các nhóm nghề xây dựng được quy định tại Phụ lục số 6 của Thông tư 15/2019/TT-BXD, tuy nhiên loại nghề máy trưởng chưa được quy định hệ số cấp bậc trong Phụ lục này. Bộ Xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các nội dung còn thiếu sót trong Thông tư 15/2019/TT-BXD, trong đó sẽ bổ sung hệ số cấp bậc cho nhóm nghề này. Trong thời gian chưa có Thông tư sửa đổi Thông tư 15/2019/TT-BXD, việc vận dụng hệ số cấp bậc cho nhóm nghề máy trưởng theo các nhóm nghề cùng bậc do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, để đảm bảo sự đầy đủ về hệ thống công cụ áp dụng lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại địa phương.
Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_4426-BXD-KTXD_11092020_signed.pdf
 
Chia buồn với các đồng nghiệp, ETA đã hoàn thành hàng loạt bộ đơn giá cho nhiều tỉnh thành rồi, nhưng TP.HCM ETA không được đặt hàng





ACE có thể vào đây trao đổi,



vì có những thứ không tiện khi trao đổi trên đây
Lại chuẩn bị sửa đổi

Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP), gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

 
Ơ thế quái nào có hiệu lực kể từ ngày ký 09/02/2021

Điều 45. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Nhưng bộ Xây dựng chưa ban hành thông tư

Vãi
 
  • Like
Reactions: DongsuhFurniture