Quan điểm về tính toán cọc (trụ) xi măng đất trong việc xử lý nền đất yếu bằng công nghệ trộn sâu ?

  • Người khởi tạo Người khởi tạo banhbeo
  • Ngày gửi Ngày gửi

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Cọc xi măng đất (CXMĐ) là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu với khả năng ứng dụng tương đối rộng rãi, đặc biệt là trong điều kiện đất yếu quá dày, mực nước ngầm cao hoặc nền ngập nước và hiện trường thi công chật hẹp. Hiện nay, vấn đề tính sức chịu tải của nền đất gia cố bằng CXMĐ vẫn còn là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu phát triển. Bài báo tập trung tìm hiểu tổng quan về phương pháp CXMĐ và các phương pháp tính toán CXMĐ.
CXMĐ là cọc hình trụ được tạo ra bằng phương pháp trộn sâu, là hỗn hợp giữa đất nguyên trạng nơi gia cố và xi măng được phun xuống nền đất bởi thiết bị khoan phun. Mũi khoan được khoan xuống làm tơi đất cho đến khi đạt độ sâu lớp đất cần gia cố thì quay ngược lại và dịch chuyển lên. Trong quá trình dịch chuyển lên, xi măng được phun vào nền đất (bằng áp lực khí nén đối với hỗn hợp khô hoặc bằng bơm vữa đối với hỗn hợp dạng vữa ướt).

CXMĐ là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu. CXMĐ được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý móng và nền đất yếu cho các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi, sân bay, bến cảng… như: Làm tường hào chống thấm cho đê đập, sửa chữa thấm mang cống và đáy cống, gia cố đất xung quanh đường hầm, ổn định tường chắn, chống trượt đất cho mái dốc, gia cố nền đường, mố cầu dẫn..., cũng như ngăn ngừa hiện tượng hóa lỏng của đất và cải tạo các vùng đất nhiễm độc …

Việc tính toán thiết kế của nền đất gia cố bằng phương pháp trộn sâu dựa theo nhiều phương pháp khác nhau, điều đó còn tùy vào quan điểm đối với việc ứng dụng nó trong quá trình gia cố. Có ba quan điểm chủ yếu sau:

- Quan điểm xem CĐXM và nền đất tự nhiên chưa được gia cố cùng làm việc đồng thời như một nền tương đương. Tính toán và thiết kế như đối với nền thông thường (có cùng chung các tính chất cơ lý).

- Quan điểm CĐXM làm việc như một cọc đơn chịu lực. Tính toán thiết kế như móng cọc.

- Quan điểm hỗn hợp: tính sức chịu tải của nền như là tính với móng cột, còn tính biến dạng thì tính toán theo nền tương đương.

Tuy nhiên các quan điểm này phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ thi công cũng như điều kiện làm việc của cột, điều kiện địa chất, tính chất cơ lý… của nền được gia cố, việc tính toán thiết kế cần đề cập đến các hệ số kinh nghiệm.


Hiện nay đã có TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 9403:2012 - GIA CÓ ĐẤT NỀN YẾU - PHƯƠNG PHÁP TRỤ ĐẤT XI MĂNG

TCVN 9403:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 385:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9403:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn dựa theo các chỉ dẫn thiết kế của Thụy Điển, Nhật Bản và Trung Quốc nhưng các hướng dẫn thiết kế đều mang tính chất tham khảo
 
Về tính toán ổn định, ý tưởng chính trong phương pháp tính toán là quy đổi nền đất yếu sau khi gia cố thành nền tương đương có cường độ kháng cắt được tăng lên theo tỷ lệ cọc XMĐ gia cố trên một đơn vị diện tích. Công thức tính toán như sau:
Nền xử lý có cường độ kháng cắt tính theo công thức:
C[SUB]tb[/SUB] = C[SUB]u[/SUB] (1-a) + a C[SUB]c[/SUB] (B.1)

trong đó:
C[SUB]u[/SUB] là sức kháng cắt của đất, tính theo phương pháp trọng số cho nền nhiều lớp;
C[SUB]c[/SUB] là sức kháng cắt của trụ;
a là tỷ số diện tích, a = n Ac / Bs;
n là số trụ trong 1 m chiều dài khối đắp; B[SUB]s[/SUB] là chiều rộng khối đắp;
A[SUB]c[/SUB] là diện tích tiết diện trụ.
CHÚ THÍCH: Sức kháng cắt của trụ, C[SUB]c[/SUB] xác định bằng các thí nghiệm hiện trường, hoặc mẫu lấy từ thân trụ cho kết quả phù hợp thực tế hơn.

Về tính lún, phương pháp tính lún quan niệm độ lún của đất nền sau khi gia cố bằng cọc XMĐ gồm 2 thành phần, thành phần do khối gia cố và thành phần của khối đất chưa gia cố dưới mũi cọc.

Độ lún tổng, S của nền gia cố được xác định bằng tổng độ lún của bản thân khối gia cố và độ lún của đất dưới khối gia cố:
S = S[SUB]1[/SUB] + S[SUB]2[/SUB] (C.1)
trong đó:
S[SUB]1 [/SUB]là độ lún bản thân khối gia cố;
S[SUB]2 [/SUB]là độ lún của đất chưa gia cố, dưới mũi trụ.
Độ lún của bản thân khối gia cố được tính theo công thức:
image020.jpg

trong đó:
q là tải trọng công trình truyền lên khối gia cố;
H là chiều sâu của khối gia cố;
A là- tỷ số diện tích, a = (nA[SUB]c[/SUB] / BL);
n là tổng số trụ,
A[SUB]c[/SUB] là diện tích tiết diện trụ,
B, L là kích thước khối gia cố;
E[SUB]c[/SUB] là mô đun đàn hồi của vật liệu trụ; Có thể lấy E[SUB]c[/SUB] = (50 đến 100) C[SUB]c[/SUB] với C[SUB]c[/SUB] là sức kháng cắt của vật liệu trụ;
E[SUB]s[/SUB] - Mô đun biến dạng của đất nền giữa các trụ. (Có thể lấy theo công thức thực nghiệm E[SUB]s[/SUB] = 250C[SUB]u[/SUB], với C[SUB]u[/SUB] là sức kháng cắt không thoát nước của đất nền).
CHÚ THÍCH: Các thông số E[SUB]c[/SUB], C[SUB]c[/SUB], E[SUB]s[/SUB], C[SUB]u[/SUB] xác định từ kết quả thí nghiệm mẫu hiện trường cho kết quả phù hợp thực tế hơn.
image021.jpg

Hình C.1 - Tính lún nền gia cố khi tải trọng tác dụng chưa vượt quá sức chịu tải cho phép của vật liệu trụ

Độ lún S[SUB]2[/SUB] được tính theo nguyên lý cộng lún từng lớp (xem TCVN 9362:2012 (Phụ lục 3)). Áp lực đất phụ thêm trong đất có thể tính theo lời giải cho bán không gian biến dạng tuyến tính (tra bảng) hoặc phân bố giảm dần theo chiều sâu với độ dốc (2:1) như Hình C.1. Phạm vi vùng ảnh hưởng lún đến chiều sâu mà tại đó áp lực gây lún không vượt quá 10 % áp lực đất tự nhiên (theo quy định trong TCVN 9362:2012).
CHÚ THÍCH: Để thiên về an toàn, tải trọng (q) tác dụng lên đáy khối gia cố xem như không thay đổi suốt chiều cao của khối.

Tìm kiếm trong TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 9362:2012 - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH ,
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kế nền nhà và công trình.
1.2 Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế nền của công trình thủy lợi, cầu đường, sân bay, móng cọc cũng như nền móng chịu tải trọng động.


không thấy phụ lục 3
:eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek:
 
Nói chung là thiết kế giờ phải tự chịu trách nhiệm, không đổ thừa quy chuẩn tiêu chuẩn được nữa, dẫn đến người thiết kế phải có kinh nghiệm xử lý trụ xi măng đất

Các tiêu chuẩn phục vụ cho việc tính toán nền đất yếu đặc biệt là CĐXM mới chủ yếu tập trung vào vấn đề thi công và vật liệu mà chưa đề cập đến đặc điểm ứng xử cục bộ, trạng thái ứng suất, biến dạng của nền đất sau gia cố, cũng như chưa có những hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn các thông số cơ bản như đường kính cọc (D), khoảng cách giữa các cọc (d) , tỷ lệ khoảng cách và đường kích cọc (d/D) hay chiều dài của các cọc (L)… Phương pháp nền tương đương là phương pháp áp dụng chủ yếu khi tính toán hệ CĐXM.

Nói chung là chưa có một quy trình thiết kế, thi công và nghiệm thu CĐXM hoàn chỉnh. Chưa có mô hình thống nhất và hợp lý để tính toán thiết kế hệ CĐXM đặc biệt là giải quyết bài toán lún của hệ CĐXM sau gia cố cũng như chưa đề cập đến đặc điểm ứng xử cục bộ, trạng thái ứng suất, biến dạng của nền đất sau gia cố. Bài toán lún theo thời gian chưa được xem xét, hoặc còn sơ sài, thiếu độ tin cậy .... người thiết vừa phải có kinh nghiệm vừa phải thành thạo Excel để tính tay, vừa phải thành thạo Plaxis ... cứ an toàn nhất mà lựa chọn. Các yêu cầu tính toán thiết kế về ổn định lún, ổn định trượt và ổn định của bản thân CĐXM được xác định trên cơ sở xem xét đầy đủ các yếu tố về quy mô, mức độ công trình, tải trọng công trình, điều kiện thi công, điều kiện địa chất công trình, mức độ tác động đến kinh tế xã hội… trong trường hợp công trình mất ổn định.
 
banhbeo;n1054 nói:
Tìm kiếm trong TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 9362:2012 - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH ,
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kế nền nhà và công trình.
1.2 Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế nền của công trình thủy lợi, cầu đường, sân bay, móng cọc cũng như nền móng chịu tải trọng động.


không thấy phụ lục 3
:eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek:
Khổ quá,
TCVN 9362:2012 được chuyển đổi từ TCXD 45:1978 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Phụ lục 3 cùa
TCXD 45:1978
PHỤ LỤC 3
TÍNH TOÁN BIẾN DẠNG CỦA NỀN
Xác định độ lún


được đổi tên thành
Phụ lục C
(Tham khảo)
Tính toán biến dạng của nền

Nhưng chỉ còn giá trị tham khảo
 
nhannguyen;n1076 nói:
Khổ quá,
TCVN 9362:2012 được chuyển đổi từ TCXD 45:1978 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Phụ lục 3 cùa
TCXD 45:1978
PHỤ LỤC 3
TÍNH TOÁN BIẾN DẠNG CỦA NỀN
Xác định độ lún


được đổi tên thành
Phụ lục C
(Tham khảo)
Tính toán biến dạng của nền

Nhưng chỉ còn giá trị tham khảo

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM - TCXDVN 385 : 2006 - GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐẤT XI MĂNG

5.Khảo sát địa kỹ thuật

5.1. Phần chung

5.1.1 Công tác khảo sát địa kỹ thuật được thực hiện theo đề cương được duyệt. Đề cương khảo sát do thiết kế lập dựa theo đặc điểm và quy mô của công trình sẽ xây dựng, tham khảo các quy định trong các tiêu chuẩn khảo sát địa kỹ thuật chuyên ngành ( xây dựng, giao thông).
Chiều sâu khảo sát phải đủ để có thể dự tính độ lún của công trình; khi không có lớp đất cứng thì chiều sâu khoan đến độ sâu không còn ảnh hưởng lún ( ứng suất trong đất không vượt quá 10% áp lực bản thân của đất tự nhiên).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 9403:2012 - GIA CÓ ĐẤT NỀN YẾU - PHƯƠNG PHÁP TRỤ ĐẤT XI MĂNG

5. Khảo sát địa kỹ thuật
5.1. Phần chung
5.1.1. Công tác khảo sát địa kỹ thuật được thực hiện theo đề cương được duyệt. Đề cương khảo sát do thiết kế lập dựa theo đặc điểm và quy mô của công trình sẽ xây dựng, tham khảo các quy định trong các tiêu chuẩn khảo sát địa kỹ thuật chuyên ngành (xây dựng, giao thông).
Chiều sâu khảo sát phải đủ để có thể dự tính độ lún của công trình; khi không có lớp đất cứng thì chiều sâu khoan đến độ sâu không còn ảnh hưởng lún (ứng suất trong đất không vượt quá 10 % áp lực bản thân của đất tự nhiên).
 
Tham khảo Mỹ đê ]
Hàng của FHWA cho ACE tìm hiểu về thiết kế CDM. Ví dụ không thể tường minh thêm được nữa
CHAPTER 7. DESIGN EXAMPLE

www.mediafire.com/download/vl...on+Support.pdf

Nhưng khác biệt là nó cho phép độ lún giới hạn
The maximum allowable settlement of the embankment was 2 inches (51 mm).
Tiêu chuẩn Mỹ FHWA-SA-98-86 và FHWH- RD -99 -138 về gia cố đất nền bằng cọc xi măng đất

Còn đây là file tham khảo
upfile.vn/_5XtMkjmygGQ/01-pl-a-nguyen-ly-cong-nghe-pdf.html
upfile.vn/nwIQN5XtMkjm/01-c-c-xi-m-ng-t-docx.html
upfile.vn/75XtMkjmxsLg/03-pl-c-bo-tri-tuong-xmd-chong-tham-pdf.html
upfile.vn/xmIgMTZmMkjm/05-pl-e-gia-tri-qu-cua-cac-da-o-vn-pdf.html
upfile.vn/65XtMkjmIdGg/06-pl-f-huong-dan-tinh-pp-coc-pdf.html
upfile.vn/F5XtMkjmjgGg/07-pl-g-huong-dan-tinh-pp-nen-pdf.html
 
banhbeo;n1179 nói:
Tham khảo Mỹ đê ]
Tiêu chuẩn Mỹ FHWA-SA-98-86 và FHWH- RD -99 -138 về gia cố đất nền bằng cọc xi măng đất
FHWA- RD -99 -138 không phải là tiêu chuẩn Mỹ nhé

FOREWORD


This report documents a study of various Deep Mixing Methods (DMM). Included is a historical survey of the method, an applications summary, a comparison with other competing methods for soil treatment, and a consideration of markets for the method worldwide. The report should be of interest to engineers and technologists working in the fields of deep soil excavations and the improvement of soft soil foundations to support heavy loads.

T. Paul Teng, P.E. Director

Office of Infrastructure R & D


Notice

This document is disseminated under the sponsorship of the Department of Transportation in the interest of information exchange. The United States Government assumes no liability for its contents or use. This report does not constitute a standard, specification, or regulation.

The United States Government does not endorse products or manufacturers. Trademarks or manufacturer's names appear herein only because they are considered essential to the object of this document.​


Hình như không có tài liệu Mỹ nào có gốc đầu là FHWH: www.fhwa.dot.gov/engineering/geotech/library_listing.cfm
Và không tìm ra tài liệu FHWA-SA-98-86

Vãi nhiều tài liệu vẫn căn cứ vào đây mới đao đầu
Tài liệu tham khảo

1.Trường Đại học Đồng tế, “Quy phạm kỹ thuật xử lý nền móng”, Shanghai- Standard: Ground treatment code, DBJ 08 40 94, năm 1995;

2. Bộ xây dựng, “Gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng”, TCXDVN 385:2006, Hà Nội, năm 2006;

3. Tiêu chuẩn Châu âu EN 12716:2001.

4. Trường đại học Thủy lợi,“Geotechnical Modelling Fundamentals, Theory and Application of Software”, Lớp học ngắn hạn Plaxis, Hà Nội, tháng 10 Năm 2001;

5. Nguyễn Quốc Dũng, Phùng Vĩnh An, Nguyễn Quốc Huy “Công nghệ khoan phụt cao áp trong xử lý đất yếu”, Nhà xuất bản nông nghiệp, Năm 2005;

6. Đề tài cơ sở “Nghiên cứu đề xuất phương pháp tính sức chịu tải của cọc xi măng – đất”, Viện Khoa học Thủy lợi, Năm 2007;

7. Bergado D.T., Chai J.C., Alfaro MC., “Những biện pháp kỹ thuật mới cải tạo đất yếu trong xây dựng”. NXB Giáo dục, 1996.​

8. Tiêu chuẩn Mỹ FHWA-SA-98-86 và FHWH- RD -99 -138 về gia cố đất nền bằng cọc xi măng đất. :(:(

Ngay cả tài liệu ấn hành năm 2013 - FHWA-HRT-13-046 cũng không phải là khung tiêu chuẩn
Federal Highway Administration Design
Manual: Deep Mixing for Embankment and Foundation Support
Notice​
This document is distributed under the sponsorship of the U.S. Department of Transportation in the interest of information exchange. The U.S. Government assumes no liability for its contents or use thereof. This report does not constitute a standard, specification, or regulation.
The U.S. Government does not endorse products or manufacturers. Trade and manufacturers’ names appear in this report only because they are considered essential to the object of the document.
Quality Assurance Statement​
The Federal Highway Administration (FHWA) provides high-quality information to serve Government, industry, and the public in a manner that promotes public understanding. Standards and policies are used to ensure and maximize the quality, objectivity, utility, and integrity of the information. FHWA periodically reviews quality issues and adjusts its programs and processes to ensure continuous quality improvements​
 
  • Like
Reactions: banhbeo
Tiêu chuẩn cho cọc/cột/trụ Xi Măng Đất thì chắc chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc, còn hầu hết là hướng dẫn thiết kế kèm theo sử dụng các hệ số an toàn từ các tiêu chuẩn chuyên ngành Các bên liên quan tham gia vui lòng đọc kỹ hướng dẫn là hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo, nên toàn bộ phục lục của TCVN 9403:2012 cũng chỉ để tham khảo

**Các công trình đã và đang sử dụng giải pháp cột đất trộn xi măng chủ yếu được thiết kế bằng cách vay mượn quy trình của nước ngoài như Châu Âu, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc.
Bài toán gia cố đất loanh quanh thì cũng có 3 tiêu chuẩn cần được thỏa mãn:
1. Tiểu chuẩn cường độ: c, phi của nền được gia cố phải thỏa mãn điều kiện sức chịu tải dưới tác dụng của tải trọng công trình.
2. Tiêu chuẩn biến dạng: biến dạng lún, biến dạng ngang trượt trồi ....*Ổn định tổng thể của các cọc đất gia cố xi măng:*mất ổn định do trượt ngang các cọc đất gia cố; mất ổn định khi khối cọc quay quanh mép của khối, (Public*WorkResearch*Center, 2004)....
3. Điều kiện thoát nước: Áp lực nước lỗ rỗng dư trong đất cần được "giải phóng" càng nhanh càng tốt. Tính toán độ lún công trình trên cọc đất trộn xi măng gia cường nền đất yếu thì ở loại công trình nào thì vác tiêu chuẩn của công trình đó ra phang, nhưng để an toàn thì cứ gom đủ 2 loại lún: lún tức thời + lún cố kết.

*Cái tính lún chỉ là dự báo. Dự báo tính lún cho cái cọc này cũng như cho cái cọc khác kể cả những chỗ không cọc thì đều sai bét cả. Tuy nhiên, người ta vẫn phải dùng vì chưa có cái hay hơn và cố gắng hoàn thiện dần các cách tính. Để hoàn thiện cách tính thì người ta phải chỉnh sửa cách tính. Để biết phải chỉnh sửa sao cho đúng thì phải đo lún cọc và đo lún móng*(trích lời sư phụ*NGOC_IBST bên ketcau.com).
 
Kính thưa các bác tính tay bằng Excel thì cứ căn cứ vào đây là đủ rồi, chấp các loại công trình luôn
STT Tiêu chuẩn – Quy trình – Tài liệu tham khảo Ký hiệu
1 Gia cố nền đất yếu – Phương pháp trụ đất xi măng TCVN 9403:2012
2 Công trình thủy lợi – cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet-grouting – Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu TCVN 9906 : 2013
3 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 262 : 2000
4 Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN 211: 2006
5 Nền móng – Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272 : 2005
6 The Deep Mixing Method – Principal design and contruction. Coastal Development Institute Tokyo (CDIT) - Japan (2002)
7 Design Guide Soft Soil Stabilisation CT97-0351, CEN-2002
8 Technical Manual of ALicc method for soft soil Improvement PWRI - Japan (2006)
9 Sand and filling materials with reinforcement BS 8006:1995
10 Excavations and Foundations in Soft Soils Hans-Georg Kempfert, Berhane Gebreselassie (2006)
11 Stabilization of Soft Clay with Lime and Cement Columns in Southeast Asia Broms, Bengt Baltzar - Nanyang Technological University (1986, 2000)
12 Improvement Techniques of Soft Ground in Subsiding and Lowland Environmen D. T. Bergado – AIT (1996)
13 Physical and numerical modelling of the soft soil ground improved by deep cement mixing method Zhen Fang, Hong Kong University of Sciences and Technology (2006)
14 Cọc đất xi măng – Phương pháp gia cố nền đất yếu GS.TS Nguyễn Viết Trung – KS Vũ Minh Tuấn (2014)


Vì mỗi ông gom một thứ, cứ tính sạch banh từ các giả định trên, lún thì cứ gom từ sơ cấp đến thứ cấp đến cố cấp :p là an toàn, nếu còn run thêm hoạt tải cho lún là xong
 
banhbeo;n1052 nói:
Cọc xi măng đất (CXMĐ) là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu với khả năng ứng dụng tương đối rộng rãi, đặc biệt là trong điều kiện đất yếu quá dày, mực nước ngầm cao hoặc nền ngập nước và hiện trường thi công chật hẹp. Hiện nay, vấn đề tính sức chịu tải của nền đất gia cố bằng CXMĐ vẫn còn là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu phát triển. Bài báo tập trung tìm hiểu tổng quan về phương pháp CXMĐ và các phương pháp tính toán CXMĐ.
CXMĐ là cọc hình trụ được tạo ra bằng phương pháp trộn sâu, là hỗn hợp giữa đất nguyên trạng nơi gia cố và xi măng được phun xuống nền đất bởi thiết bị khoan phun. Mũi khoan được khoan xuống làm tơi đất cho đến khi đạt độ sâu lớp đất cần gia cố thì quay ngược lại và dịch chuyển lên. Trong quá trình dịch chuyển lên, xi măng được phun vào nền đất (bằng áp lực khí nén đối với hỗn hợp khô hoặc bằng bơm vữa đối với hỗn hợp dạng vữa ướt).

CXMĐ là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu. CXMĐ được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý móng và nền đất yếu cho các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi, sân bay, bến cảng… như: Làm tường hào chống thấm cho đê đập, sửa chữa thấm mang cống và đáy cống, gia cố đất xung quanh đường hầm, ổn định tường chắn, chống trượt đất cho mái dốc, gia cố nền đường, mố cầu dẫn..., cũng như ngăn ngừa hiện tượng hóa lỏng của đất và cải tạo các vùng đất nhiễm độc …

Việc tính toán thiết kế của nền đất gia cố bằng phương pháp trộn sâu dựa theo nhiều phương pháp khác nhau, điều đó còn tùy vào quan điểm đối với việc ứng dụng nó trong quá trình gia cố. Có ba quan điểm chủ yếu sau:

- Quan điểm xem CĐXM và nền đất tự nhiên chưa được gia cố cùng làm việc đồng thời như một nền tương đương. Tính toán và thiết kế như đối với nền thông thường (có cùng chung các tính chất cơ lý).

- Quan điểm CĐXM làm việc như một cọc đơn chịu lực. Tính toán thiết kế như móng cọc.

- Quan điểm hỗn hợp: tính sức chịu tải của nền như là tính với móng cột, còn tính biến dạng thì tính toán theo nền tương đương.

Tuy nhiên các quan điểm này phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ thi công cũng như điều kiện làm việc của cột, điều kiện địa chất, tính chất cơ lý… của nền được gia cố, việc tính toán thiết kế cần đề cập đến các hệ số kinh nghiệm.


Hiện nay đã có TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 9403:2012 - GIA CÓ ĐẤT NỀN YẾU - PHƯƠNG PHÁP TRỤ ĐẤT XI MĂNG

-----------------------

Tiêu chuẩn dựa theo các chỉ dẫn thiết kế của Thụy Điển, Nhật Bản và Trung Quốc nhưng các hướng dẫn thiết kế đều mang tính chất tham khảo

Quan điểm tính toán thì có lẽ chúng ta đọc sách, tiêu chuẩn cũng đã nắm được cơ bản. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam (địa chất, thiết bị thi công, vật liệu, con người...) chúng ta sử dụng quan điểm nào cho các trường hợp nào? thì em nghĩ đó mới là điều nên bàn tới. vậy em xin mở bài thế này để các xin ý kiến các bác:
Quan điểm tính phụ thuộc vào mật độ gia cố:
+ Với mật độ gia cố lớn hơn bao nhiêu % thì sử dụng tính với quan điểm nền tương đương? và nhỏ hơn bao nhiêu % thì quan điểm tính là cọc đơn?
Hạng mục xử lý:
+ Đối với CDM là móng building thì nên tính là cọc đơn, với CDM gia cố nền thì nên tính theo nền tương đương?

Mời các bác bày tỏ quan điểm của mình...
 
thanhvuks29;n1819 nói:
Quan điểm tính toán thì có lẽ chúng ta đọc sách, tiêu chuẩn cũng đã nắm được cơ bản. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam (địa chất, thiết bị thi công, vật liệu, con người...) chúng ta sử dụng quan điểm nào cho các trường hợp nào? thì em nghĩ đó mới là điều nên bàn tới. vậy em xin mở bài thế này để các xin ý kiến các bác:
Quan điểm tính phụ thuộc vào mật độ gia cố:
+ Với mật độ gia cố lớn hơn bao nhiêu % thì sử dụng tính với quan điểm nền tương đương? và nhỏ hơn bao nhiêu % thì quan điểm tính là cọc đơn?
Hạng mục xử lý:
+ Đối với CDM là móng building thì nên tính là cọc đơn, với CDM gia cố nền thì nên tính theo nền tương đương?

Mời các bác bày tỏ quan điểm của mình...

Theo tôi nên bỏ quan điểm tính toán "cột xi măng đất" hay "trụ xi măng đất" là cọc đơn, vì không đủ tiêu chuẩn là một cọc đơn bởi độ bền của vật liệu quá kém. Để xem là cọc thì phải có độ cứng tương đối lớn, tải trọng là do cọc gánh chịu.
 
huynhbao nói:
thanhvuks29;n1819 nói:
Quan điểm tính toán thì có lẽ chúng ta đọc sách, tiêu chuẩn cũng đã nắm được cơ bản. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam (địa chất, thiết bị thi công, vật liệu, con người...) chúng ta sử dụng quan điểm nào cho các trường hợp nào? thì em nghĩ đó mới là điều nên bàn tới. vậy em xin mở bài thế này để các xin ý kiến các bác:
Quan điểm tính phụ thuộc vào mật độ gia cố:
+ Với mật độ gia cố lớn hơn bao nhiêu % thì sử dụng tính với quan điểm nền tương đương? và nhỏ hơn bao nhiêu % thì quan điểm tính là cọc đơn?
Hạng mục xử lý:
+ Đối với CDM là móng building thì nên tính là cọc đơn, với CDM gia cố nền thì nên tính theo nền tương đương?

Mời các bác bày tỏ quan điểm của mình...

Theo tôi nên bỏ quan điểm tính toán "cột xi măng đất" hay "trụ xi măng đất" là cọc đơn, vì không đủ tiêu chuẩn là một cọc đơn bởi độ bền của vật liệu quá kém. Để xem là cọc thì phải có độ cứng tương đối lớn, tải trọng là do cọc gánh chịu.
Bác lập luận " Để xem là cọc thì phải có độ cứng tương đối lớn, tải trọng là do cọc gánh chịu" theo em là KHÔNG thuyết phục (có lẽ câu lập luận này là do bác đã quá quen với cách tính của cọc cứng). Quan điểm tính theo cọc đơn trên TG áp dụng ầm ầm,ví như ở Nhật nó còn có tài liệu tính cọc CDM theo mô hình cọc đơn cho xây dựng Building ( Guideline for Design and Quality control of soil improvement for buildings, deep and shallow cement mixing methods) bác tìm hiểu xem sao nhé
 
thanhvuks29 vấn đề hiện nay là tất cả các loại cọc mềm (highly compressible) như trụ đá, trụ cát, trụ vữa xi măng... đều có xu hướng biến dạng nở hông (bulging deformation) dưới tác dụng của tải trọng đứng ... nghĩa là bản thân cọc (trụ) bị lún. ​​​Tính toán biến dạng của nền gia cố bằng trụ vật liệu rời thì phải tùy vào độ cứng của trụ cũng như dạng liên kết đầu mũi trụ để đưa ra sơ đồ tính phù hợp.
- Nếu trụ là dạng floating (không được đưa xuống tầng đất chịu tải) thì nên tính toán lún bằng cách qui đổi trụ + đất thành nền đồng nhất có E tương đương để tính.
- Nếu trụ tương đối cứng lại được đưa xuống tầng chịu tải thì tính lún nền bằng độ lún của trụ có lẽ phù hợp hơn. Lưu ý là trong tính toán lún nền gia cố bởi trụ, độ lún tổng không có ý nghĩa mấy. Độ lún lệch quan trọng hơn rất nhiều. Về chuyện lún lệch thì lại liên quan đến sự truyền tải trọng xuống trụ và đất nền như thế nào (arching effect).

.
 
huynhbao nói:
thanhvuks29 vấn đề hiện nay là tất cả các loại cọc mềm (highly compressible) như trụ đá, trụ cát, trụ vữa xi măng... đều có xu hướng biến dạng nở hông (bulging deformation) dưới tác dụng của tải trọng đứng ... nghĩa là bản thân cọc (trụ) bị lún. ​​​Tính toán biến dạng của nền gia cố bằng trụ vật liệu rời thì phải tùy vào độ cứng của trụ cũng như dạng liên kết đầu mũi trụ để đưa ra sơ đồ tính phù hợp.
- Nếu trụ là dạng floating (không được đưa xuống tầng đất chịu tải) thì nên tính toán lún bằng cách qui đổi trụ + đất thành nền đồng nhất có E tương đương để tính.
- Nếu trụ tương đối cứng lại được đưa xuống tầng chịu tải thì tính lún nền bằng độ lún của trụ có lẽ phù hợp hơn. Lưu ý là trong tính toán lún nền gia cố bởi trụ, độ lún tổng không có ý nghĩa mấy. Độ lún lệch quan trọng hơn rất nhiều. Về chuyện lún lệch thì lại liên quan đến sự truyền tải trọng xuống trụ và đất nền như thế nào (arching effect).

.
@huynhbao
Em nghĩ bác đi xa quá (lạc đề). Ở đây chúng ta đang bàn với nhau câu chuyện là tính toán cọc đất xi măng theo mô hình nào? khi nào thì tính với mô hình cọc đơn, khi nào thì tính với mô hình nền tương đương? Sau khi lựa chọn được quan điểm tính thích hợp chúng ta mới đi vào các cách tính cho các bài toán cụ thể:
- Bài toán về cường độ: đương nhiên với cọc đơn thì công thức tính khác với nền tương đương
- Bài toán về biến dạng: Cái này quan điểm tính cọc CDM ở các tiêu chuẩn Tây, Ta cũng đều nói quá rõ là biến dạng= biến dạng khối gia cố+biến dạng nền dưới khối gia cố (cái này không phụ thuộc vào tính theo cọc đơn hay nền tương đương và nó cũng quá clear rồi nên cũng không cần bàn nhiều)
- Bài toán về ứng suất tập trung đầu cọc...
*) thêm 1 vấn đề nữa em thấy bác nhắc tới đó là vấn đề lún lệch. Đây là 1 vấn đề mà bất cứ tính toán nào về pile cũng gần như phải động đến, tuy nhiên nên nhớ rằng tính toán cọc đất xi măng khi ra cố nền luôn luôn kèm theo đó là bài tính về Polyester hoặc Polypropylene với bài toán về hệ số tập trung ứng suất theo các tiêu chuẩn hiện hành.
***Tóm lại: nói 1 hồi em vẫn muốn các bác hãy đưa ra quan điểm cụ thể
Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam (địa chất, thiết bị thi công, vật liệu, con người...) chúng ta sử dụng quan điểm nào cho các trường hợp nào? thì em nghĩ đó mới là điều nên bàn tới. vậy em xin mở bài thế này để các xin ý kiến các bác:
Quan điểm tính phụ thuộc vào mật độ gia cố:
+ Với mật độ gia cố lớn hơn bao nhiêu % thì sử dụng tính với quan điểm nền tương đương? và nhỏ hơn bao nhiêu % thì quan điểm tính là cọc đơn?
Hạng mục xử lý:
+ Đối với CDM là móng building thì nên tính là cọc đơn, với CDM gia cố nền thì nên tính theo nền tương đương?
:D :D :D
 
thanhvuks29 hòn đất mà biết nói năng, mấy cha nền móng hàm răng không còn, tranh luận gọi là cọc hay trụ chưa ngã ngũ ... bên Dân Dụng một kiểu (TCVN 9403:2012 – Gia cố nền đất yếu – Phương pháp trụ đất xi măng), quan điểm tính toán bên Thủy Lợi một kiểu (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9906:2013 Công trình thủy lợi – Cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet Grouting – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu) .... và tranh chấp nhiều nhất vẫn là cái khoản tính toán độ lún .... ngay cả từ số liệu đầu vào ... có hay không tải trọng động cho việc tính toán lún.

huynhbao thì cũng lan man ... khác với cọc cát (cọc đá hay cọc vật liệu rời - vì đã có đề tài nghiên cứu sử dụng xơ dừa hay vỏ trấu :p) thì độ bên của cọc xi măng đất là nhờ lực dính lực dính trong liên kết xi măng, nghĩa là phụ thuộc vào hàm lượng xi măng trong hỗn hợp tạo cọc ... nên nó nở hông cũng khác nhé. Thực tế có nhiều chỗ khoan lấy lõi làm thí nghiệm cứng như đá nhé.

Mời hai cụ đi sâu vào bản chất của CDM quan hệ giao hợp với đất nền như thế nào dưới nền móng xem nó có hoạt động độc lập dưới tác động của tải trọng, hay lại phối kết hợp. Đã gọi là gia cố thì có nghĩa là thêm, chứ không thể thay thế, cơ chế là tăng cường, quá trình gia tăng cường độ của cọc (trụ) và đất nền khi gia cố bằng xi măng đều có liên hệ hữu cơ với nhau. Các quá trình này không độc lập với nhau mà diễn ra đồng thời với nhau, là động lực thúc đẩy phát triển của nhau .... nên cứ suy nghĩ đơn giản nền đất yếu đã được gia cố là một nền mới, có tính chất cơ lý mới. Rõ ràng là, trước khi gia cố, nền thiên nhiên là một nền đất yếu với các tính chất cơ lý không đáp ứng được yêu cầu xây dựng. Sau khi gia cố, các chỉ tiêu cơ lý đã thay đổi một cách đáng kể như độ ẩm, hệ số rỗng giảm, khối lượng thể tích, lực dính, góc ma sát trong tăng nhờ các quá trình nén chặt cơ học, cố kết và tác dụng của các phản ứng hoá lý giữa xi măng với đất nền trong quá trình gia cố.

Với móng building, nếu cụ thanhvuks29 xem là cọc đơn có ngày lãnh nợ vì có biết nó ổn định như thế nào khi sức chống cắt rất kém? Tại sao không cho nó tham gia chịu tải cùng với đất chủ yếu bằng chính cái cường độ vật liệu cọc ... rồi từ đó quan tâm vấn đề chính yếu là nhanh hay chậm ... ví dụ như một số công trình tư vấn Nhật thêm cả PVD nữa (hhu độ thị bông dâm bụt của Đại Quang Minh bên quận Hai - bán đảo Thủ Thiêm - Sài Gòn). Cụ có cam đoạn sẽ có tồn tại ma sát giữa đất gia cố xi măng và đất không gia cố xi măng ... để xem CDM là cọc đơn :D
 
hoangdung nói:
thanhvuks29 hòn đất mà biết nói năng, mấy cha nền móng hàm răng không còn, tranh luận gọi là cọc hay trụ chưa ngã ngũ ... bên Dân Dụng một kiểu (TCVN 9403:2012 – Gia cố nền đất yếu – Phương pháp trụ đất xi măng), quan điểm tính toán bên Thủy Lợi một kiểu (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9906:2013 Công trình thủy lợi – Cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet Grouting – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu) .... và tranh chấp nhiều nhất vẫn là cái khoản tính toán độ lún .... ngay cả từ số liệu đầu vào ... có hay không tải trọng động cho việc tính toán lún.

huynhbao thì cũng lan man ... khác với cọc cát (cọc đá hay cọc vật liệu rời - vì đã có đề tài nghiên cứu sử dụng xơ dừa hay vỏ trấu :p) thì độ bên của cọc xi măng đất là nhờ lực dính lực dính trong liên kết xi măng, nghĩa là phụ thuộc vào hàm lượng xi măng trong hỗn hợp tạo cọc ... nên nó nở hông cũng khác nhé. Thực tế có nhiều chỗ khoan lấy lõi làm thí nghiệm cứng như đá nhé.

Mời hai cụ đi sâu vào bản chất của CDM quan hệ giao hợp với đất nền như thế nào dưới nền móng xem nó có hoạt động độc lập dưới tác động của tải trọng, hay lại phối kết hợp. Đã gọi là gia cố thì có nghĩa là thêm, chứ không thể thay thế, cơ chế là tăng cường, quá trình gia tăng cường độ của cọc (trụ) và đất nền khi gia cố bằng xi măng đều có liên hệ hữu cơ với nhau. Các quá trình này không độc lập với nhau mà diễn ra đồng thời với nhau, là động lực thúc đẩy phát triển của nhau .... nên cứ suy nghĩ đơn giản nền đất yếu đã được gia cố là một nền mới, có tính chất cơ lý mới. Rõ ràng là, trước khi gia cố, nền thiên nhiên là một nền đất yếu với các tính chất cơ lý không đáp ứng được yêu cầu xây dựng. Sau khi gia cố, các chỉ tiêu cơ lý đã thay đổi một cách đáng kể như độ ẩm, hệ số rỗng giảm, khối lượng thể tích, lực dính, góc ma sát trong tăng nhờ các quá trình nén chặt cơ học, cố kết và tác dụng của các phản ứng hoá lý giữa xi măng với đất nền trong quá trình gia cố.

Với móng building, nếu cụ thanhvuks29 xem là cọc đơn có ngày lãnh nợ vì có biết nó ổn định như thế nào khi sức chống cắt rất kém? Tại sao không cho nó tham gia chịu tải cùng với đất chủ yếu bằng chính cái cường độ vật liệu cọc ... rồi từ đó quan tâm vấn đề chính yếu là nhanh hay chậm ... ví dụ như một số công trình tư vấn Nhật thêm cả PVD nữa (hhu độ thị bông dâm bụt của Đại Quang Minh bên quận Hai - bán đảo Thủ Thiêm - Sài Gòn). Cụ có cam đoạn sẽ có tồn tại ma sát giữa đất gia cố xi măng và đất không gia cố xi măng ... để xem CDM là cọc đơn :D
1. Hòn đất mà biết nói năng, mấy cha nền móng hàm răng không còn, tranh luận gọi là cọc hay trụ chưa ngã ngũ ... bên Dân Dụng một kiểu (TCVN 9403:2012 – Gia cố nền đất yếu – Phương pháp trụ đất xi măng), quan điểm tính toán bên Thủy Lợi một kiểu (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9906:2013 Công trình thủy lợi – Cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet Grouting – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu) .... và tranh chấp nhiều nhất vẫn là cái khoản tính toán độ lún .... ngay cả từ số liệu đầu vào ... có hay không tải trọng động cho việc tính toán lún.
Bác cứ mạnh dạn nêu cái gọi là tranh chấp ra đi để ae ngồi cùng nhau chém gió :D, em nghĩ phần này 1 là chẳng có gì để cãi nhau 2 là lại cãi nhau về cái gọi là "thằng kỹ sư Địa kỹ thuật" thôi :D

2. Với móng building, nếu cụ thanhvuks29 xem là cọc đơn có ngày lãnh nợ vì có biết nó ổn định như thế nào khi sức chống cắt rất kém? Tại sao không cho nó tham gia chịu tải cùng với đất chủ yếu bằng chính cái cường độ vật liệu cọc ... rồi từ đó quan tâm vấn đề chính yếu là nhanh hay chậm ... ví dụ như một số công trình tư vấn Nhật thêm cả PVD nữa (hhu độ thị bông dâm bụt của Đại Quang Minh bên quận Hai - bán đảo Thủ Thiêm - Sài Gòn). Cụ có cam đoạn sẽ có tồn tại ma sát giữa đất gia cố xi măng và đất không gia cố xi măng ... để xem CDM là cọc đơn .
Em thì em chẳng sợ, họ làm được thì mình làm được, vấn đề là mình có chịu học hỏi và hiểu cái họ làm hay không thôi (nhiều cái thằng Nhật làm ngu bỏ mẹ, thua cả mấy ông kỹ sư VN). Thêm cái nữa là lý thuyết tính và cái gọi là lập luận của em và các vị cũng chỉ là 1 phần, qtrong là phản ánh thực tế, thí nghiệm nén tĩnh. Cứ clear 1 vài dự án có thí nghiệm đầy đủ (Unconfined compressive strength test, Acceptance of CDM pile, xxx...) rồi conclusion ra, sau sẽ cứ thế mà làm khỏi cần cãi nhau (lúc đó chắc không đi tù dc đâu các bác ạ)
 
  • Like
Reactions: arcreal
Mình cũng rất quan tâm vụ cọc đất xi măng này để làm nền cho những nhà "không móng" - nhà lắp ghép.
Mình quan tâm đến phương pháp tính toán, hiện nay thì cơ bản đúng là có
(1) Phương pháp nền: Nội dung chính của phương pháp nền là quy đổi nền sau khi gia cố thành nền tương đương có các đặc tính độ bền, độ cứng tăng theo tỷ lệ gia cố cọc XMĐ trên một đơn vị diện tích. Sau khi quy đổi, việc tính toán được tiến hành giống như một nền đất bình thường.
(2) Phương pháp cọc: áp dụng cho bài toán có bản đáy cứng trên đầu cọc XMĐ
(3) Phương pháp hỗn hợp:
nhưng không có khuyến cáo cụ thể vì thế khó cho người thiết kế chọn phương pháp nào để tính toán. Phương pháp tính toán thiếu khâu kiểm tra ứng suất do tải trọng tác dụng vào cọc XMĐ và đất nền.

TCVN 9403:2012 - Gia cố nền đất yếu - Phương pháp trụ đất xi măng rất sơ sài, sang đến Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9906:2014 về Công trình thủy lợi - Cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet-grouting , cũng không tường minh bao nhiêu.

Giải pháp cọc xi măng đất có lõi - giải pháp cọc cứng (cọc BTCT hay cọc thép) kết hợp với cọc xi măng đất cũng không có đề cập ?
 
  • Like
Reactions: TELICO
Thấy bên ketcau.com có đề tài này
hình như @TELICO là MOD linhwru ?

bên đó giờ trục trặc như thế nào đó mà không tài nào đăng ký làm thành viên mới được, mình muốn quan tâm vấn đề này
"Hiện tại công ty nền móng Phú Sỹ đang áp dụng công nghệ cọc xi măng đất kết hợp cọc bê tông ly tâm, sức chịu tải tương đương cọc khoan nhồi. Tiến độ thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến công trình lân cận. "

bạn có thể giúp được không ?
 
Mình cũng quan tâm đến cái này, nhưng là dân newbie, lượm được file tính toán như sau
Mình muốn tìm hiểu các công thức ở trong cái này

mong muốn là dựa vào 2 TCVN
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9403:2012 về Gia cố nền đất yếu - Phương pháp trụ đất xi măng

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9906:2014 về Công trình thủy lợi - Cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet-grouting - Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu

Mong GuRu nào đi ngang cho ít dòng chỉ giáo
 
  • Wow
Reactions: DinhTheDungEng
@ThanhLongNguyen86 bảng tính trên phải đi kèm thuyết minh này
Biến dạng dọc trục (lún) có thể tham khảo phụ lục C TCVN 9403:2012 hoặc phụ lục D & E TCVN 9906:2014
Nếu không hiểu có thể đọc thêm chương II & chương III
+ Phương pháp tính toán theo quan điểm của Viện công nghệ châu Á (AIT)
+ Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn châu Âu
+ Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn Thượng Hải -Trung Quốc
+ Phương pháp tính toán trong các hồ sơ thiết kế ở Việt Nam
....

Hay Nghiên cứu ứng dụng cọc đất xi măng theo công nghệ tạo cọc bằng thiết bị trộn kiểu tia phun xi măng (Jet – Grouting) cho địa bàn thành phố Hải Phòng

 
  • Like
Reactions: DucNgocTQ
Nếu theo tài liệu mà anh @DinhTheDungEng cung cấp, thì còn tồn tại hướng dẫn tính toán "Sand Cement Stabilized Mat" khi xử lý nền bằng CDM . tức là cái lớp đệm cát, cái bảng tính trên chắc sử dụng bảng tính này

phiền anh hỗ trợ luôn
 
  • Like
Reactions: GiangHoangBaoChau
Mình cũng đang tìm kiếm tài liệu về tính toán "Sand Cement Stabilized Mat"
Liên hệ thử


hoặc 09777 555 25, email: accbva.jsc@gmail.com

Sẵn sàng giúp đỡ miễn phí