Sài Gòn chợt mưa chợt nắng

saigonnoithat

Thành viên cơ bản
24/4/17
3
0
TP HCM xây lại đài phun nước trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
Công trình được xây tại vị trí vòng xoay cây liễu cũ (giao lộ phố đi bộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, quận 1) tạo điểm nhấn cảnh quan.

Chợt nhớ những kỷ niệm xưa ùa về với cái đài phun nước, đạp xe ra tuột quần nhảy vô tắm xong mặc đồ đạp xe tới nhà khô queo, sau bị lác thấy mẹ phải chơi chai oxi già xức nóng chạy vòng vòng nhà. Nước dưới hồ này là một trong những nguồn cung cấp nước cho mình ... bắn súng nước với đám bạn.

Lục tìm thì biết bùng binh có từ 1920, nhưng hồ nước chỉ mới có khoảng thập niên 1940, trước đó là Bồn Kèn
zRXIjcB.jpg

Hình trên chụp năm 1938.

và ảnh xưa
rbryjBB.jpg


và ảnh chụp 2009, bên tay phải là bùng binh Cây Liễu, mình vẫn tiếc cảnh này giờ không còn
jqFZJxZ.jpg
 

sanvuonsaigon

Thành viên cơ bản
Đọc bài này, hình như có gì lợn cợn ở việc trùng tu Nhà Thờ Đức Bà
Lịch sử “bí ẩn” trên nóc nhà thờ Đức Bà..
bài này trích từ

Cũng biết qua tác giả Lưu Trọng Văn, anh này cũng không hoàn hảo, nhưng trong nghề thuộc loại chơi được, không múa bút kiếm cơm.
Tuy nhiên sở trường của anh ấy lại không phải những chuyện kinh tế, kỹ thuật thế này.
Phải có người bơm thông tin cho ảnh, không biết độ tin cậy của nguồn này đến đâu.
Tám chơi thì được, còn viết đàng hoàng, phải có chứng cứ tin cậy, không thì ra tòa có ngày, nhất là đụng đến tôn giáo.
Chỉ sợ ảnh lại có chứng cứ thật mới chết.
Có chuyện khó hiểu đằng sau sự việc này ?
Không lẽ nội bộ có vấn đề?!
 
Về nhà thờ Đức Bà - nhất là ngói Wang-Tai Sài Sòn thì hiện nay quá nhiều ý kiến

Gần đây năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy có chữ đề xuất xứ “Wang-Tai Saigon” trên mặt các viên ngói [Trần Nhật Vy 2004]. Tác giả các bài báo cho rằng có thể các viên ngói này được sản xuất sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Sài Gòn để thay thế các viên ngói đưa từ Pháp sang đã bị hư hại. Thật ra không phải như vậy, mà là các viên ngói này đã được sản xuất ở Sài Gòn trong khi xây dựng nhà thờ từ năm 1877 đến 1880. Kí hiệu Wang-Tai nghĩa là gì? Để hiểu được điều này, ta hãy đi về quá khứ để tìm hiểu một phần của lịch sử Sài Gòn.

Bài khảo cứu này (với tiêu đề “Wang-Tai (Vương Đại), ông là ai?”) do TS. Nguyễn Đức Hiệp thực hiện trích từ một bài khá dài về Lịch sử Sài Gòn mà anh đang viết. Tác giả đã ưu ái gửi trước phần thú vị này cho vanhoahoc.edu.vn.

Nguồn

Rồi bài viết về tiến sĩ
Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp - Là chuyên gia môi trường nhưng tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp lại “rẽ trái” khi viết nhiều cuốn sách về Sài Gòn xưa.
 
  • Like
Reactions: bbnets
Cảm ơn nhờ đó em biết TS Nguyễn Đức Hiệp và biết nhiều hơn về Sài Gòn.
Theo nhà văn Sơn Nam thì sở dĩ người Hoa mần ăn phát đạt thời Pháp thuộc là bởi họ không phải là công dân xứ An Nam nô lệ. Người Pháp cho người Hoa qui chế pháp nhân ngoại quốc (Hình như có trong hòa ước Pháp - Thanh)
Theo "Bản tin của Uỷ ban Nông nghiệp và Công nghiệp Nam Kỳ 1882"
il1YfK1.jpg

một phần của bản tin nói về Triển làm Saigon 1880.
Wang-tai được mề-đai bạc hạng nhì (thứ tự là mề-đai vàng, mề-đai bạc hạng nhứt, mề-đai bạc hạng nhì,...) và được tiền thưởng là 100 đồng Franc cho triển lãm. Trong bản tin có nói là chỉ có hai hãng triển lãm trong hạng mục gạch ngói nên cần phải làm tốt hơn. Wang-tai nhận mề-đai bạc hạng nhì cho bộ sưu tập gạch thường, gạch nén, gạch đặc và gạch rỗng, gạch ca-rô, ngói Quảng Đông (Canton), ngói phẳng, ngói mũi tên (?) (montchassin) và ngói úp.