Tâm tư kiến trúc sư - chủ nhà: Cuộc đối thoại trong tư tưởng

Cuộc đối thoại trong tư tưởng - Tức là câu chuyện chỉ xảy ra trong cái đầu chứ hỏng xảy ra ở chỗ nào hết. Chuyện như dzầy:

comic.jpg


Một ngày, tự nhiên Kiến Còm nhận được mail của một khách hàng Vô Danh:
Chào chị, biết chị là Kiến trúc sư. Nếu chị có nhiều kinh nghiệm về thiết kế nhà thì hy vọng tôi và chị có thể hợp tác. Mong phản hồi sớm của chị để 2 bên có thể bàn bạc cụ thể…Rrds, Vô Danh.

Kiến Còm tui, nghe quá dzui, vội vã gõ như múa trả lời: Tôi rất sẵn lòng tư vấn cho anh xây nhà. Kiến Còm.

Ngay lập tức tui mơ màng ra một kịch bản làm việc về nhiệm vụ thiết kế, và vẽ ra viễn ảnh sơ phác phương án bố trí mặt bằng vân vân và vân vân…Tui lập tức thảo hợp đồng thiết kế và đề nghị bắt tay vào việc với một khoản ứng trước thiết kế phí.

Ai dè đụng tới chiện này Vô danh giãy nảy:
Về việc thiết kế, để đỡ mất thì thời gian, chị nên vẽ bản bố trí sơ bộ mặt bằng theo như yêu cầu của tôi và gửi email để tôi xem, trong thời gian đó sẽ có trao đổi, chỉnh sửa, khi đã xong về phần sơ bộ mặt bằng thì 2 bên hẹn gặp để chốt lại lần cuối và ký kết hợp đồng TVTK.Còn về phần đề nghị tạm ứng ở thời điểm này tôi nghĩ là chưa phù hợp ngay cả chị thử đặt chị vào vị trí của tôi là khách hàng thì chị sẽ hiểu. Hiện tại tôi chưa biết khả năng của chị ntn, hơn nữa bản thân tôi hiện tại đang làm sales trong công việc của tôi khi có yêu cầu của khách hàng chúng tôi luôn nghiên cứu và đưa ra giải pháp kỹ thuật, tài liệu, làm demo, báo giá, khi khách hàng ok thì mới đi đến ký kết hợp đồng…

Mèng ơi, hỏng biết tui sao email kiếm tui thiết kế! Nghĩ tay Vô danh này không hiểu gì về nghề nghiệp của tui nên tui cũng quỡn công meo giải thích:
Tôi chỉ thiết kế cho những người thân quen tin tưởng tôi thôi, chứ không làm đại trà! vì muốn để lại những phương án tốt cho gia chủ. Nên tôi không chủ động tìm khách hàng. Công việc thiết kế luôn là bắt tay vô làm nhiệm vụ thiết kế và tìm hiểu ý muốn gia chủ. Đều là khởi đầu công việc nghiên cứu thiết kế. Nên việc tạm ứng là việc luôn cần thiết.Anh có thể thấy phí tạm ứng này tại văn phòng của KTS.Võ Thành Lân, Nguyễn Văn Tất, Nguyễn Đình Giới, …Tôi không quảng cáo tiếp thị. Vì nghề nghiệp Kiến trúc Sư không cho phép. Kiến Còm

Tuy nhiên mọi lời giải thích của tui trở nên vô hiệu trước sự sắt đá của Vô Danh. Hắn vẫn quyết tâm:Chị nói vậy thì tôi cũng biết nghe vậy còn tôi chưa biết được khả năng thực sự của chị nên việc tạm ứng khi chưa có phương án phác thảo sơ bộ là không hợp lý vì nếu tạm ứng rồi mà khả năng của chị không như tôi mong muốn liệu chị có hoàn trả lại phần tạm ứng không???

Mèng ơi! Thưa anh Vô Danh,
Chắc anh chưa hiểu rõ nghề bác sỹ. Bác sỹ không quảng cáo. Bác sỹ chỉ có phòng mạch, đề giá khám chữa bệnh. Có ông khám 30k. Có ông khám 200k. Bác sỹ giỏi không phải ở giá khám 30k hay 200k mà là số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh. Mà có khi cũng “phước chủ may thầy”, tới BS nổi danh khám hoài không hết bệnh, mà có khi tưởng vô phương nhai cây dại lại khỏi. Tôi chưa thấy ai khám bệnh xong không hết bịnh đến phòng mạch đòi trả lại tiền.Người có bệnh khi gặp “Thầy thuốc” thì khai hết các triệu chứng, rồi kính cẩn nghe BS chẩn bịnh, chứ cũng chưa thấy người bịnh nào nói chắc tui bị bịnh tim, hay là tui bị cao huyết áp, BS thấy phải vậy không, BS không thấy như tui thì là BS dở? Nếu bịnh nhân nói vậy mọi người nghĩ ngay ông này bị bịnh tâm thần.Thí dụ như vậy cho dể hiểu, vì người ta cũng ít hiểu nghề kiến trúc sư. Đầu tiên khi thiết kế một công trình, phải nghiên cứu làm việc về nhiệm vụ thiết kế, thu thập các dữ kiện, yêu cầu (nghe khai bịnh, chẩn mạch, xét nghiệm) rồi mới tìm bịnh ra toa(làm phương án). Tuy nhiên gia chủ thường hay đưa ra ý tưởng có người hoang đường cho rằng đi nhiều, thấy nhiều, hiểu nhiều rồi thì làm Thầy kiến trúc luôn rồi cho rằng KTS không biết gì về kiến trúc!Bác sỹ có người làm thiện nguyện khám bịnh thí, khỏi bịnh thì cám ơn, không khỏi bịnh thì thôi. Tôi nghĩ KTS cũng có những người tốt thiết kế miễn phí, làm phương án bố trí trước cho gia chủ có xài thì xài không xài thì bỏ cũng không sao.Bệnh của con người, bệnh của nhà cửa thì cũng như nhau ảnh hưởng đến đời sống cả đời. Quả là cần cân nhắc. Cần tìm trúng thầy. Nhưng chớ có bảo thầy bắt mạch chẩn bịnh thử coi rồi thấy trúng bịnh tui tui mới trả tiền à nhen!

Tới đây thì Kiến trúc sư giựt mình tỉnh dậy, bên bàn phím, màn hình thì nhấp nháy bản vẽ còn dang dở thiết kế sơ bộ 2,3 phương án. Sư thở dài vẽ tiếp rồi in luôn sẵn hợp đồng rồi van Tổ vái Trời mai đưa sơ phác, cầu chủ nhà ký hợp đồng dùm con…

Nguồn: trelangkienviet.com/2013/06/16/cuoc-doi-thoai-trong-tu-tuong/
 
Mười bốn điều răn của một KTS chảnh

trích 14 điều:
s2.gif
s2.gif

1-Khách luôn thúc hối thiết kế gấp: Không làm.
2-Khách khoe khoang dự án, hứa hẹn sẽ giao thêm công trình khác: Không làm.
3-Khách cho kiến trúc sư thiết kế tùy thích: Không làm.
4-Khách đưa yêu cầu không rõ ràng: Không làm.
5-Khách chưa có ý định đầu tư nghiêm túc: Không làm.
6-Khách không đủ tiền mà đòi hỏi thiết kế cao cấp: Không làm

7-Khách đòi xem thiết kế thử hoặc trả giá thiết kế thấp hơn : Không làm.
8-Khách đòi bắt chước thiết kế giống công trình có sẵn khác: Không làm.
9-Khách đổi ý phương án thiết kế liên tục: Không làm.
10-Khách đòi tiến hành thiết kế trước, chờ công trình được giấy phép sẽ trả tiền: Không làm.
11-Khách nhờ nhiều thầy địa lý can thiệp vào thiết kế: Không làm.
12-Khách nhờ cùng lúc nhiều KTS thiết kế để lựa chọn: Không làm.
13-Khách đòi thiết kế trước, chờ vốn ngân sách sẽ trả: Không làm.
14-Công trình vốn của tập thể, đại diện đòi chi % : Không làm.
 
sưu tầm trên mạng mang thấy đúng quá mang qua đây đọc chơi
1. Kiến trúc sư là ai
Kiến trúc sư, anh là ai? Tôi vẫn hình dung anh là một con người đầu tóc bù xù như một nhà nghệ sĩ, ngẫm nghĩ các góc cạnh tìm một mô hình phù hợp với không gian sống, tưởng tưởng trong óc những con số, các tỷ lệ...và như vậy anh đã là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ thực thụ dù dưới góc độ nào.

F.L.Wright có nói một câu đại ý: chuồng gà hay vương cung thánh đường hai cái đó xét về mặt giá trị kiến trúc là ngang nhau. Câu đó khiến tôi khẳng định rằng anh luôn luôn công bằng với những đứa con tinh thần của mình, nghĩa là toàn tâm toàn ý xây cho đời những công trình hoàn mỹ.



Sẽ là thiếu sót nếu như anh chỉ nghĩ đến những cái gì là mỹ-đẹp-của công trình thôi. Thưởng thức một công trình kiến trúc, ngoài những yếu tố như sự chiếm lĩnh không gian, quy mô và tỷ lệ phù hợp thì ý nghĩa tinh thần và xã hội là rất quan trọng. Hãy nghĩ đến người sử dụng nó...Đặt mình vào vị trí của họ để thấy hết ý nghĩa xã hội của công trình.

2. Xin lỗi anh chỉ là KTS
Trước hết xin lỗi tác giả Tào Đình vì đã mượn tựa đề " Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" cho đoạn này.

Cái nghề kiến trúc sư thật la lắm gian truân và giắc rối....

Chuyện nghiệp...
Tốt nghiệp sau 5 năm (đấy là ko kể những thành phần yêu quý trường và thầy cô ở lại thêm vài 3 năm nữa... cái này tớ chưa dính à nha ;]]) mài đít bóng cả quần nhẵn cả ghế, mòn cả đinh.

Tớ - từ một chàng thanh niên 24-25 tuổi sức khoẻ tốt và chưa mắc 1 loại bệnh lý nào có thể phải đối mặt với 1 loạt các vấn đề như: đau dạ dầy(ăn uống không đúng giờ), ung thư phổi(hút thuốc + ngửi người khác hút), yếu sinh lý(thức khuya..)... Và hay bậy bạ lắm =]].. SVKT thường là dân bựa mà.. Ack ack! Bây giờ tớ thề là tớ biết tất cả những gì một thằng con trai hư hỏng biết :)).. Thế mà tớ éo hư mới giỏi =]]

Giờ các ấy nhìn xem tớ đã thay đổi thế nào sau 5 năm dùi mài cái nghề này nhé..
Nói đến đồ án.. ĐCM...( đá con mèo ).. Tớ fải cày đêm, bỏ ăn bỏ ngủ, để học kiếm lấy 1 mảnh bằng.. sau này mà kiếm tiền suy ra bọn tớ cũng chẳng khác nào con đĩ cả, chưa tính đến khoản ra trường mà mấy ông anh vẫn hay kể, phải đợi ít nhất 5 năm nữa mới được hành nghề độc lâp-tức là trong thời gian đó nếu muồn hành nghề(với đúng nghĩa của nó) là phải chui lủi tránh và lách pháp luật như là những cô gái làm tiền không thuộc 1 nhà chứa nào ( người ta vẫn so sánh KTS với Gái Điếm mà, thật la không ngoa chút nào).

3. 10 điểm giống nhau giữa KTS và CAVE ;))


Bây giờ tớ đưa ra mười Điểm giống và khác nhau giữa Kiến trúc sư và Cave, các ấy thử suy nghĩ, nghiền ngẫm, xoi mói.. xem có đúng ko nhá..


1. Có lịch sử nghề hơn 4000 năm

2. Làm việc đêm và luôn thiếu ngủ

3. Khi có hứng làm việc tốt hơn

4. Không phải bỏ vốn bằng tiền mặt (khi vào nghề)

5. Làm việc phần lớn vì tiền (số ít làm vì yêu nghề)

6. Sẵn sàng phục vụ nhiều khách một lúc nếu đủ sức khỏe

7. Thích quan hệ với khách nhiều tiền (tốt nhất là khách Tây)

8. Dễ bị quịt tiền, ăn chặn, bóc lột

9. Phải lựa tính khách hàng để phục vụ

10. Bị đối xử tệ bạc khi làm khách phật ý.


và đây là 10 điểm khác nhau giữa 2 .....


1. KTS kiếm tiền bằng đầu - Cave kiếm tiền bằng...

2. KTS phục vụ mọi loại khách - Cave chỉ phục vụ khách đàn ông

3. KTS không rên rỉ khi làm việc có hứng

4. KTS không nằm khi làm việc

5. KTS vẫn có thể mặc đủ quần áo khi làm việc

6. KTS không được trả công theo lần phục vụ

7. Khách muốn KTS kết thúc việc nhanh - Cave kết thúc càng lâu càng tốt

8. Khách hàng không phải thở gấp sau khi sử dụng dịch vụ của KTS

9. Một khách hàng ít khi sử dụng dịch vụ của KTS hai lần một tháng

10. KTS sử dụng dịch vụ của Cave nhiều hơn Cave sử dụng dịch vụ của KTS
Vậy đấy... Và tớ.. Tớ đang cố học để trở thành kts
 
Để có một phương án thiết kế hợp với mong muốn của gia chủ , là phải dẫn gia chủ đi xem các công trình tương tự, thay vì ngồi cùng gia chủ thảo luận, tính toán kĩ để đưa ra một phương án thiết kế hợp với mong muốn của gia chủ, thay vì tốn rất nhiều thời gian và công sức để bản thiết kế hoàn thiện nhất .

Cách đây một thời gian, mình có được nhờ vẽ một số nhà dân, khi làm mình phát hiện ra mình đang làm một công việc luôn bị đầy hoài nghi và thắc mắc, gần như phải đảm đương luôn vai trò kết cấu và điện nước .... sau đó thì mình từ chối khéo khi được nhờ. Mình thấy thấy những anh chi nào đang làm nghiệp vụ nhà phố, nếu vì sinh kế, vì hoàn cảnh, vì không còn lựa chọn nào thì cứ tiếp tục, còn nếu có thể từ bỏ được, nên từ bỏ sớm, không nên lãng phí sức lực và thời gian vào những việc này.
itd_3d_ani_w100_smiles_005.gif
 
Thực sự thì cũng không biết trách ai nữa, khi một nền hành chính không chuyên nghiệp, người có chuyên môn đi làm chính trị, người chỉ biết làm chính trị lại đi làm chuyên môn. Cứ thử ngẫm xem... quản lý có nhiều ngành, ngành nào quan cũng có thể làm, dù không đỗ trạng mà dùng bằng đểu. Nên chuyện dân tình dù không biết gì về y khoa, đau là lên mạng kiếm thuốc, bác sĩ Google ấy. Xây dựng cũng thế, chủ nhà ứ rành, thầu là thằng thợ và có thợ... còn KTS, thật giả hay họa viên hay gì gì kệ đi ... một xã hội phi chuyên nghiệp.

Ở Việt Nam thì bản thân mỗi chủ nhà đã là KTS đa tài rồi, họ có thể tham gia vào kiến trúc, điện, nước, furniture và thậm chí cả kết cấu. Đến khi xây căn thứ 2, họ có thể đứng ra thầu luôn. Nên KTS tốt nhất là đừng làm nhà dân, nhà ống tư nhân thì cần gì KTS, chỉ cần KSXD là long lanh lắm rồi.

Còn chủ nhà muốn có KTS đúng nghĩa thì liên quan đến tri trức của chủ nhà:
  • Tìm không ra được KTS có tầm, hoặc hai bên không thông hiểu được ý của nhau.
  • Làm việc không rõ ràng ý muốn của mình với KTS.
  • Các điều khoản ràng buộc không rõ ràng, thiếu kinh nghiệm khi làm việc với thầu/KTS hoặc can thiệp quá sâu, hoặc bỏ mặc cho thầu.
  • Mật ngọt hay chết ruồi, đa phần nhà dân sẽ bỏ qua hoặc thấy không cần thiết có ý kiến phản biện của 1 bên thứ 3 (có chuyên môn góp ý)...
Tóm lại chủ nhà cũng phải hiểu được phần nào việc quản lý dự án, nếu muốn bổ rẻ, còn không phải đủ chi phí thuê 1 công ty hoặc 1 KTS thực sự uy tín để tạo ra sản phẩm như ý (cũng còn phụ thuộc trình lựa chọn và gu thẩm mỹ nữa). Chưa kể đôi khi chủ nhà chỉ đủ tiền làm 1 chiếc Vios, nhưng trong đầu lúc nào cũng tơ tưởng nó phải là 1 chiếc Lexus.

KTS Le Corbusier (Thuỵ Sĩ/ Pháp) – một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới từng nói: “Không có kiến trúc sư tồi, mà chỉ có những ông chủ kém thông minh”

Sẽ có công trình tốt nếu không có ông chủ “hiếp dâm kiến trúc”. Sẽ có thiết kế tốt nếu không có chi phí dành cho kiến trúc sư rẻ mạt. Sẽ có môi trường tốt nếu không có cơ chế, pháp lý, quy định hành nghề trời ơi đất hỡi. Sẽ...sẽ… Tất cả là một tập hợp quan hệ đa chiều, ràng buộc lẫn nhau.