Tây Nguyên ngập lụt là điều tất yếu do nhân tai ?!

  • Người khởi tạo Người khởi tạo ngocanh1908
  • Ngày gửi Ngày gửi

ngocanh1908

Thành viên cơ bản
9/8/19
5
8
Báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên từ đêm 8-8 và cả ngày 9-8, mưa to tiếp tục xảy ra trên diện rộng từ các tỉnh Tây Nguyên đến Nam Bộ gây ngập lụt, sạt lở khắp nơi.

đọc bài trên thì tất cả xoáy vào mưa lớn bất thường hiếm gặp, liệu có góc nhìn nào xác nhận rằng Tây Nguyên ngập lụt chuyện tất yếu là do Nhân Tai ?
 
Đâu phải mỗi Tây Nguyên, Tây Bắc cũng vậy - mình nghe kể lại khi bắt đầu có làn sóng di cư những người dân từ Thanh Hóa, từ Hà Nam Ninh, từ Thái Bình lên Tây Bắc thì phong trào phá rừng để lấy đất canh tác diễn ra với tốc độ khủng khiếp, nên bài ca con cá "thời tiết bất thường & công tác dự báo hạn chế và sự chủ quan của người dân ..." lại tiếp tục được bla bla bla, nhưng giờ như ở Đà Lạt - Lâm Đồng, chỉ cần một trận mưa có cường độ trung bình nhưng kéo dài đã khiến lũ lớn xảy ra khắp nơi. Cao điểm đợt lũ là ngày 8-8, lượng mưa ở Đà Lạt được ghi nhận chỉ khoảng 23mm/24h - dĩ nhiên có nguyên nhân để đổ thừa, đấy chính là hậu quả của nông nghiệp lạm dụng nhà kính, xây dựng nhà cửa mật độ cao , rồi "trước giờ rừng bị chặt phá xảy ra vào khỏang mười mấy, hai chục năm nay. Đà Lạt gần như toàn bộ không còn rừng đầu nguồn nữa. Đó là thứ nhất. Thứ hai nữa là do phát triển nông nghiệp, tất cả các đồi đều làm nông nghiệp lồng kính nên không còn cái gì để giữ nước từ trên cao đổ về hết. Đây là nguyên nhân thứ hai. Thứ ba là về mặt đô thị, tất cả đều bị bê tông hóa hoàn toàn; toàn bộ khu trung tâm bị bê tông hóa rất nhiều nên hiện tại bây giờ hễ cứ mưa là ngập.... " rồi "Quy hoạch của thời Pháp là một thành phố nghỉ dưỡng để họ khống chế số lượng người lên Đà Lạt. Còn bây giờ cứ đất trống là xen cấy nhà cửa vô để đáp ứng lượng dân cư, do đó cái quy hoạch ban đầu của người Pháp ngày xưa bị phá vỡ ...."

Ma Rừng Lữ Quán tan hoang

h57eAFE.jpg


NOoV8iS.jpg


As9CCeh.jpg



Những lần trước đưa tin về Sapa may còn có mưa lớn để đổ thừa, rồi trường chìm trong nước, hàng trăm thầy cô mò tìm 120 xe máy thì do nước mưa tràn về ồ ạt, chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút, còn giờ Đà Lạt thì không còn đổ thừa mưa lớn được nữa rồi. Rồi đây ai dám nghỉ dưỡng ở những nơi như thế này nữa, vì mưa chỉ 23mm/24h mà ngập lút choét... tới mùa đông mưa bão mưa 40-50mm chắc xe nổi lều bều ở hồ Xuân Hương?
 
Mọi người ơi, với lượng mưa trong đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7/8, tại Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng có thời điểm đo được lượng mưa 80-120mm/6 giờ, thậm chí trong khoảng từ 1-7 giờ sáng ngày 7/8 tại Đắk Nông đo được lượng mưa là 167mm/6 giờ.
Tiêu thoát là cả một vấn đề cho vùng cao nguyên.

Dĩ nhiên thì tainguyenviet tán đồng với ý kiến của PGS-TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) rằng

Chuyện rừng bị tàn phá nặng nề và phát triển thủy điện, quá trình đô thị hóa đã dẫn đến thiệt hại lớn hơn. Trước đây Tây Nguyên chưa thấy hiện tượng lũ ống, lũ quét nhưng hiện nay đã bắt đầu xuất hiện. Nguyên nhân chủ yếu do phát triển kinh tế - xã hội và phân bố dân cư làm phá hủy hệ thống giữ gìn tự nhiên. Dân cư tập trung rất nhiều vào các khu vực ven sông, ven suối để ở, kéo theo đó là xây cơ sở hạ tầng, đường sá đã gây nên việc sạt lở nghiêm trọng.

Rừng tiếp tục bị tàn phá một cách tàn khốc, hệ thống đường giao thông dẫn vào các thủy điện sâu trong rừng đã làm cho nước mưa tập trung rất nhanh nên lũ ống, lũ quét xảy ra là điều tất yếu
Tuy nhiên nói thì dễ, nhưng nguồn lực đâu để giải quyết đây ?