Ngứa nghề có vài dòng gửi mọi người, đầu tiên là phải hiểu cái gối cầu, gối cầu đặt tại các vị trí liên kết giữa kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới, có chức năng đặc biệt quan trọng đối với sự làm việc tổng thể của kết cấu cầu nhằm đảm bảo khả năng chịu tải trọng từ kết cấu phần trên và truyền đến kết cấu phần dưới
Chức năng của gối cầu là tiếp nhận và truyền tải trọng theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng xuống mũ trụ, gối cầu dịch chuyển ngang do tác dụng của giãn nở dầm và xoay do biến dạng dầm
Gối cầu cao su có cấu tạo đơn giản với chức năng chịu tải trọng thẳng đứng, chuyển động tịnh tiến và góc xoay bằng các bộ phận cao su. Gối cao su có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều loại cầu có quy mô nhỏ, trung bình và lớn
Vật liệu cao su mềm để sản xuất gối cầu được chia nhỏ thành nhiều lớp và kết hợp với các lớp thép tấm có khả năng làm việc như một gối cao su. Sự di chuyển theo phương ngang được đảm bảo bởi biến dạng cắt của cao su, góc xoay được đảm bảo bởi biến dạng đàn hồi của cao su.
Các tấm trượt PTFE giữa các bề mặt tương ứng của thép không gỉ liên kết với mặt dưới của lớp cao hơn của gối cầu và do đó sẽ chịu được giãn dài do thay đổi nhiệt độ. Cần xem xét khi thiết kế "gối cao su trượt" để chịu chuyển vị ngang lớn với tấm đệm bên trong gối
Gối cầu cao su bản thép thường
hư hỏng đột xuất không những mỗi lực nén (quá tải) mà còn là lực ngang (như lực hãm xe, lực do co giãn nhiệt, lực do co ngót từ biến… ), nếu lực ngang quá lớn, sẽ gây hiện tượng trượt cho gối, dẫn đến việc gối cầu bị chịu nén lệch tâm, sau đó sẽ trượt hẳn khỏi kết cấu nhịp.
Nguồn
https://drvn.gov.vn/upload/20830/fck/files/KHCN/DT, TC/Bao cao tom tat - ver 1.docx.
Như đã đề cập ở #3, nhân tiện nhắc đến Vành đai 3 của Hà Nội bị chuyển vị gối cao su thì so sánh giữa 2 công trình cùng hiện tượng chuyển vị gối cao su này nhé:
- Giống nhau:
+ Đều sử dụng tấm gối cao su bản thép đơn thuần.
+ Đều là ODA của Nhật
- Khác nhau:
+ Một cái đã đưa vào khai thác (Vành đai 3), một cái thì chưa có hoạt tải gì (Bến Thành -Suối Tiên).
+ Một cái thì dầm giản đơn nhưng có bản liên tục nhiệt (Vành đai 3), một cái dầm giản đơn đơn thuần (Bến Thành -Suối Tiên).
- Về Vành đai 3:
+ Ở đây ghi nhận hiện tượng tấm gối cao su bản thép bị chuyển vị tại vị trí liên kết bản liên tục nhiệt, các vị trí khe co giãn thì không bị. Về lý thuyết, cầu dầm giản đơn có bản liên tục nhiệt thì tính như dầm giản đơn, nhưng thực tế nó chịu tác dụng một phần hiệu ứng “dầm liên tục” do có bản liên tục nhiệt tại phần mặt cầu.
+ Như vậy việc sử dụng gối cao su bản thép cho Vành đai 3 chứng tỏ Nhật Bản quá bảo thủ
+ Tuy có đề cập sơ bộ trên, nhưng nguyên nhân món này thì Bộ GTVT đang đặt hàng, sắp có kết quả rồi đó.
- Về Bến Thành - Suối Tiên:
+ Tuy cũng có hiện tượng (lưu ý là đang đoán mò) chuyển vị gối, nhưng bản chất khác hoàn toàn Vành đai 3, hiện giờ thì đang tìm nguyên nhân,
+ Như đề cập sơ bộ ở trên thì dự là lực nén, cái giới hạn nén này là 5% chiều cao gối, ví dụ gối cao 100mm thì tính toán cho phép nén xuống 95mm ... nặng quá bị phình ngang, bị xé rách.
Nguồn:
https://tuoitre.vn/can-canh-su-co-roi-goi-cao-su-tai-tuyen-metro-so-1-20201111154153005.htm