Dù câu chuyện đã bớt tính thời sự, nhưng hôm nay có người bạn thắc mắc hỏi, đành lại đưa lên diễn đàn thảo luận.
Đầu tiên phải có nguồn tin chính thống:
VietNamNet trao đổi với kiến trúc sư Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng
ông Huy cho biết nhiều công trình ở TP này rất lãng phí sau khi xây dựng.
Ông có thể nêu một vài ví dụ?
Điển hình nhất có lẽ là công trình cầu Thuận Phước. Cây cầu với số vốn rất lớn được xây dựng với mục đích kết nối cảng Tiên Sa, lưu thông hàng hóa từ cảng. Tuy nhiên việc xây dựng sau đó đã không theo ý định ban đầu. Bây giờ hầu như chỉ để làm… cảnh!
Xe máy qua lại mật độ rất thưa thớt. Xe tải thì cấm rồi trong khi xe hơi qua cũng thấp thỏm sợ… sập!
Và hình ảnh thực tế, cầu cấm xe trên 10t, cấm xe tải, tốc độ tối đa 40 km/h
Cầu Thuận Phước nối liền cảng Tiên Sa và đường Nguyễn Tất Thành đến hầm Hải Vân nằm ở cửa biển Đà Nẵng được khởi công năm 2003, khánh thành đưa vào sử dụng năm 2009 là một trong những công trình đó. Đây là cầu có chiều dài 1.856m và là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Cầu được xây dựng với kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng và có mục tiêu lưu thông hàng hóa từ cảng Tiên Sa đi các tỉnh phía Bắc, giảm áp lực giao thông qua cầu sông Hàn và phục vụ du lịch.
Tuy nhiên sau 7 năm đưa vào sử dụng, cầu Thuận Phước hiện chỉ phục vụ du lịch và cho du khách hóng gió, ngắm cảnh vào buổi tối. Theo thiết kế ban đầu, cầu có trọng tải lên đến 13 tấn. Tuy nhiên từ năm 2013, Sở Giao thông vận tải TP Đà Nẵng đã tổ chức 2 trạm gác ở 2 đầu cầu đồng thời treo biển cấm. Theo đó, các loại xe tải có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên bị cấm qua cầu. Xe du lịch có trọng tải dưới 10 tấn mới được qua cầu.
Cầu Thuận Phước được xây dựng là để rút ngắn khoảng cách từ bên Sơn Trà sang trung tâm thành phố, tạo thuận lợi cho giao thương. Tuy nhiên, từ khi ngành chức năng cắm biển cấm xe tải lưu thông, các phương tiện vận tải này đều phải đi đường vòng ra cầu Tuyên Sơn khiến chi phí vận chuyển bị đẩy lên
Thử đi tìm nguyên nhân
Đầu tiên phải có nguồn tin chính thống:
VietNamNet trao đổi với kiến trúc sư Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng
ông Huy cho biết nhiều công trình ở TP này rất lãng phí sau khi xây dựng.
Ông có thể nêu một vài ví dụ?
Điển hình nhất có lẽ là công trình cầu Thuận Phước. Cây cầu với số vốn rất lớn được xây dựng với mục đích kết nối cảng Tiên Sa, lưu thông hàng hóa từ cảng. Tuy nhiên việc xây dựng sau đó đã không theo ý định ban đầu. Bây giờ hầu như chỉ để làm… cảnh!
Xe máy qua lại mật độ rất thưa thớt. Xe tải thì cấm rồi trong khi xe hơi qua cũng thấp thỏm sợ… sập!
Cầu Thuận Phước ở cửa vịnh Đà Nẵng |
Và hình ảnh thực tế, cầu cấm xe trên 10t, cấm xe tải, tốc độ tối đa 40 km/h
Cầu Thuận Phước nối liền cảng Tiên Sa và đường Nguyễn Tất Thành đến hầm Hải Vân nằm ở cửa biển Đà Nẵng được khởi công năm 2003, khánh thành đưa vào sử dụng năm 2009 là một trong những công trình đó. Đây là cầu có chiều dài 1.856m và là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Cầu được xây dựng với kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng và có mục tiêu lưu thông hàng hóa từ cảng Tiên Sa đi các tỉnh phía Bắc, giảm áp lực giao thông qua cầu sông Hàn và phục vụ du lịch.
Tuy nhiên sau 7 năm đưa vào sử dụng, cầu Thuận Phước hiện chỉ phục vụ du lịch và cho du khách hóng gió, ngắm cảnh vào buổi tối. Theo thiết kế ban đầu, cầu có trọng tải lên đến 13 tấn. Tuy nhiên từ năm 2013, Sở Giao thông vận tải TP Đà Nẵng đã tổ chức 2 trạm gác ở 2 đầu cầu đồng thời treo biển cấm. Theo đó, các loại xe tải có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên bị cấm qua cầu. Xe du lịch có trọng tải dưới 10 tấn mới được qua cầu.
Cầu Thuận Phước được xây dựng là để rút ngắn khoảng cách từ bên Sơn Trà sang trung tâm thành phố, tạo thuận lợi cho giao thương. Tuy nhiên, từ khi ngành chức năng cắm biển cấm xe tải lưu thông, các phương tiện vận tải này đều phải đi đường vòng ra cầu Tuyên Sơn khiến chi phí vận chuyển bị đẩy lên
Thử đi tìm nguyên nhân