Kết cấu bê tông cốt thép gây khó thợ phá thủy đài
Khi đục lỗ bắt dàn giáo thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, đội thi công phát hiện cấu trúc bê tông cốt thép lạ khiến việc phá dỡ khó khăn hơn.
Ông Nguyễn Văn Hòa, chỉ huy trưởng đội tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, cho biết trong quá trình tháo dỡ đã phát hiện kết cấu thép xây thủy đài khá đặc biệt.
Cụ thể, theo như quan sát mỗi thanh thép bên trong sẽ gồm nhiều thanh thép 6 nhỏ xếp lại, đổ bê tông bên trong và được bọc lại bởi một lớp thép khác bên ngoài, tạo thành một khối thép hình trụ liên kết với nhau.
Trên các báo điện tử đủ thứ thông tin, đủ thứ bình luận, trích xin chia xẻ một câu chuyện, xong đó mọi người bình luận tiếp nhé
Có chuyện này, kể một chút cho anh chị em nghe.
Hồi sinh viên, tôi học môn Kiến trúc công nghiệp với thầy giáo Trương Hoài Chính. Bây giờ thì thầy lên phó hiệu trưởng rồi.
Trong một buổi học, thầy từng nói với mấy thằng sinh viên thế này: "Hồi cái thế hệ của tôi, thằng nào muốn chứng tỏ bản lĩnh, là phải chọn cái đồ án càng khủng khiếp. Mấy silo, bunke... mới là thứ chúng tôi chọn. Các anh sau này càng ngày càng xuống."
Đúng là kéo dài đến thế hệ của chúng tôi thì Silo, Bunke ... hầu như không thấy nữa. Chúng khó như quỷ, học thôi đã mệt, đừng nói là làm đồ án. Nó gần như là đỉnh cao của dân xây dựng.
Tôi kể như vậy để các bạn biết những thủy đài (tức là các silo, bunke...tôi nói ở trên đấy), đang bị tháo dỡ gần đây ở Sài Gòn chính là các công trình đỉnh cao của hệ kết cấu cũ, mà công nghệ hồi đó, các vấn đề về thiết kế và thi công đều thuộc diện cực khó.
Ví dụ như ở bức ảnh này. Tôi trích lại một đoạn miêu tả của báo tuổi trẻ:
"Ông Nguyễn Văn Hòa, chỉ huy trưởng đội tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, cho biết trong quá trình tháo dỡ đã phát hiện kết cấu thép xây thủy đài khá đặc biệt.
Cụ thể, theo như quan sát mỗi thanh thép bên trong sẽ gồm nhiều thanh thép 6 nhỏ xếp lại, đổ bê tông bên trong và được bọc lại bởi một lớp thép khác bên ngoài, tạo thành một khối thép hình trụ liên kết với nhau."
Đây là thiết kế xây dựng khác hoàn toàn với những hình thức được dùng trong xây dựng từng thấy.
Chỉ riêng điều đó thôi, đã cho thấy "đẳng cấp" của những cái Silo, bunke (tức là thủy đài) này.
6 thanh thép nhỏ ấy có tác dụng tạo sự đàn hồi cho kết cấu. Nhưng đặc biệt nhất, chúng là dạng sơ khai của kết cấu ứng lực trước được phát triển sau này. Điều tạo nên các công trình cầu vượt nhịp và nhà vượt nhịp.
Người Pháp và người Mỹ đã xây dựng các công trình này, và đó đều là những sản phẩm tuyệt hảo. Chúng có thể không còn hữu dụng, nhưng có thể tồn tại hàng thế kỷ, biểu trưng của cái đẹp xù xì trong xây dựng. Sức mạnh tồn tại này, có thể tận dụng được. Bằng cách làm đẹp chúng ra theo công năng khác. Biến thành biểu tượng của lịch sử,
Một thành phố như Sài Gòn Hồ Chí Minh, mà không có nét cổ kính, thì điều đó chẳng khác gì phủ nhận quá trình lịch sử tồn tại.
Cái gì cũng vậy, phá thì rất dễ, xây lại mới khó. Cũng như vứt hồ sơ thì nhanh, khi cần tìm lại không được, mới là thảm họa.