Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng

Quá trình đầu tư là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên, lao động cùng với nhiều vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Đó là tổng thể các hoạt động để vật chất hóa vốn đầu tư thành tải sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.

Từ quan điểm hệ này chúng tôi xét thấy quá trình đầu tư được coi là một hệ thống phức tạp có đầu vào và đầu ra. Nội dung của sự vận động và phát triển của hệ thống này được thực hiện qua giai đoạn chuẩn bị tư vấn đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Đầu vào các nguồn tài nguyên, lao động, tài chính…được đưa vào hệ thống như những tiền đề vật chất của quá trình đầu tư.

Tư vấn đầu tư Trung tâm truyền thông viễn thông SCTV

Tư vấn đầu tư Trung tâm truyền thông viễn thông SCTV

Các kết quả kinh tế xã hội của sự vận động phát triển của hệ thống biểu hiện dưới dạng công trình đã hoàn thành xuất hiện ở đầu ra sẽ tác động trực tiếp lên nền kinh tế quốc dân. Những kết quả này sẽ tham gia vào quá trình tái sản xuất là tạo ra những tiền đề vật chất mới cho chu trình sản xuất mới của quá trình tư vấn đầu tư.

Nhờ sự am hiểu toàn bộ quá trình thực hiện dự án cũng như quy trình xử lý cấp phép đầu tư của các cơ quan nhà nước và các khu công nghiệp nên chúng tôi đã giúp chủ đầu tư được cấp phép đầu tư thực hiện nhiều dự án từ lúc sơ khai. Công tác tư vấn đầu tư bao gồm Thuyết minh dự án đầu tư (dự án tiền khả thi), xin chủ trương, thuận địa điểm, quyết định giao đất hoặc ký hợp đồng thuê đất và cấp phép đầu tư.

Đối với một số khu công nghiệp đặc thù như Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh còn phải có Bản giải trình công nghệ tuân theo luật công nghệ cao và luật chuyên ngành đầu tư.

Các đơn vị tư vấn, xây dựng nước ngoài khi làm việc cho các dự án ở Việt Nam cũng cần được tư vấn thủ tục pháp lý để được cấp giấy phép thầu.

Lập dự án tư vấn đầu tư Khu du lịch, sân golf, resort Phong San

Lập dự án tư vấn đầu tư Khu du lịch, sân golf, resort Phong San


Nội dung bên trong của quá trình đầu tư diễn ra theo sự vận động khách quan của nó và tuân theo trình tự đầu tư và xây dựng do Nhà nước quy định.
banner.png
 
Trong các dự án kiến trúc, tư vấn địa phương (local consultant) đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nhiệm vụ chính của tư vấn địa phương là triển khai hồ sơ thiết kế dựa trên ý tưởng của tư vấn chính, chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng theo quy chuẩn Việt Nam, đồng thời giám sát, quản lý dự án.

Trong quá trình thực hiện ý tưởng, đơn vị tư vấn chính sẽ thực hiện các công việc chuyên môn, tạo nên ý tưởng kiến trúc, nguyên lý quản trị tốt. Bên cạnh đó luôn cần đến tư vấn địa phương để triển khai chi tiết các ý tưởng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý trong suốt quá trình thực hiện.

Thông thường, trong các dự án quy mô lớn như các khu đô thị, tổ hợp cao tầng, khách sạn… cần ý tưởng quy hoạch, kiến trúc hay nội thất đặc biệt, chủ đầu tư sẽ tìm đến phương án thuê tư vấn quốc tế và tư vấn địa phương cùng thực hiện.

Các công ty được lựa chọn trở thành tư vấn địa phương phải đạt nhiều tiêu chuẩn khắt khe như thành thạo chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ. Các dự án thực hiện thường là các dự án lớn, tổng mức đầu tư cao, chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thực hiện dự án có quy mô tương tự như một tiêu chí bảo chứng tin cậy.

Tư vấn địa phương là một trong số những hạng mục công việc các kiến trúc sư SONG NAM đang thực hiện. Trong quá trình làm việc, đội ngũ kiến trúc sư SONG NAM ngày càng phát triển nhờ việc tích lũy kinh nghiệm, trao đổi, học tập kiến thức chuyên môn cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của chủ đầu tư, tư vấn nước ngoài.

Một số dự án SONG NAM phối hợp thiết kế trong vai trò tư vấn địa phương như:

– Vinacomin Tower ( 18 tầng + 4 hầm): là công trình văn phòng hạng A tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện nghi cao cấp với kết cấu khung vách, sàn dự ứng lực, 4 tầng hầm để xe và bãi đậu trực thăng trên mái. Trong cao ốc này còn có nhà hàng và siêu thị mini. Để tạo giao thông thuận lợi cho sảnh đón, công trình sử dụng hệ dầm chuyển vượt nhịp 16m đỡ toàn bộ 16 tầng bên trên. Mặt tiền công trình là kính cường lực được treo vào hệ khung đỡ với biểu tượng của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm tôn vinh nét kiến trúc của thời đại.

– Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San (217.8 ha): đây là dự án du lịch trên sườn núi đá vôi ở mũ Kê Gà, thành phố Nha Trang được thiết kế với toàn bộ biệt thự và resort hướng ra biển. Vấn đề đào đắp được tính toán cân bằng cục bộ cho từng căn nhà và tổng thể dự án.

– Sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (36 lỗ, 173 ha): Với dự án này, Song Nam đã giải quyết bài toán thoát nước mặt sân golf trong vòng 5 phút sau bất kỳ cơn mưa lớn nhất nào. Điểm đặc biệt của sân golf này là ở giữa triền núi và biển nên các sân golf được thiết kế với địa hình khác nhau: núi, đồng bằng và ao hồ là cho ngưới chơi có những trải nghiệm và thách thức cực kỳ thú vị.


Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San


Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San

banner.png


Liên hệ Tư vấn thiết kế:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
  • Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
  • Hotline: 0769 861 168
  • Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 – Fax: + (84.28) 35 265 269
  • Email: songnam09@gmail.com
  • Website: songnam.net
 
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Để đạt được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà công tác giám sát được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất và có ý nghĩa quyết định.

Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong những hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi kiểm lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng đảm bảo công trình được giám sát toàn diện giúp bảo đảm chất lượng công trình mục tiêu xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giám sát thi công xây dựng công trình và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Quy trình giám sát thi công xây dựng đóng vai trò cốt lõi của một công trình, về cả chất lượng, mục tiêu và hiệu quả sử dụng sau này. Người làm vị trí giám sát thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như vấn đề an toàn cho người lao động. Đây phải là những kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình gồm một số bước cơ bản như:

Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế: Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.

Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công: Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sửa, nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.

Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công: Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.

thiet-ke-xay-dung-gom-nhung-gi.jpg


Giám sát từng hạng mục xây dựng: Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.

Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

Đảm bảo tiến độ xây dựng: Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Quản lý giá thành xây dựng: Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.

Báo cáo định kỳ: Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư. Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.

Nghiệm thu hạng mục xây dựng và toàn bộ công trình: Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng…

Thời gian qua, một số công trình quan trọng cấp Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư, cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Mô hình này là một dạng ở cấp Quốc gia của quy trình nêu trên.

Giải pháp giám sát hữu hiệu, đảm bảo chất lượng công trình

Trong những năm gần đây, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, nhất là các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng đã được các cấp, các ngành, chủ thể trong hoạt động xây dựng tích cực triển khai thực hiện thông qua việc kiểm tra công tác kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Hàng năm, có từ 40.000-50.000 các công trình được thi công xây dựng trên khắp cả nước; theo số liệu thống kê năm 2019 của các địa phương và các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các cơ quan chuyên môn về xây dựng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trên 35.000 công trình. Quá trình kiểm tra đã phát hiện ra nhiều tồn tại về chất lượng và yêu cầu Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng khắc phục trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Về cơ bản, chất lượng công trình xây dựng đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn một số ít các công trình, chủ đầu tư không thực hiện việc báo cáo thông tin, báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng có ý kiến chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định, chất lượng công trình thấp, xuống cấp nhanh như cử tri tỉnh Bến Tre phản ảnh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình chưa cao; các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe; công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa chặt chẽ.

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc Hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020; đồng thời đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật này, trong đó có những nội dung quy định cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng; nâng cao chế tài xử lý vi phạm đối với các hành vi không chấp hành các quy định của pháp luật, tự ý đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đồng thời tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng.

quy-trinh-giam-sat-doi-voi-viec-dam-bao-chat-luong-cong-trinh-xay-dung