Tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng và các loại bảo lãnh bảo đảm của ngân hàng trong hoạt động xây dựng và các hoạt động dân sự khác ?!

Thắc mắc là tại sao phải có bảo lãnh tạm ứng ? Nếu nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng tương ứng khoản được chủ đầu tư tạm ứng thì xem như không tạm ứng, vì không phải nhà thầu nào cũng tín chấp được , nếu không tín chấp được thì huề, xem như béo ngân hàng thôi.

Cũng nghe nói có ngân hàng đứng ra làm dịch vụ này, nhà thầu chỉ tốn ít phí thôi, vì bản chất ngân hàng cũng không mất gì cả. Nếu đúng như vậy thì các khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng và hàng loạt bảo lãnh khác cũng không đáng tin cậy .
 
Về giá trị bảo lãnh và các thể loại bảo đảm thì có chủ đề rồi mà


Trong hoạt động xây dựng, tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Việc yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là cần thiết để tránh chuyện nhà thầu không đủ năng lực thực hiện công việc, ứng tiền rồi không làm dẫn đến bên cho ứng tiền phải khốn khổ đi đòi nợ, đôi khi có nguy cơ mất trắng số tiền đã cho tạm ứng.

Với vốn ngân sách nhà nước, theo quy định hiện hành thì không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

Nhìn thì tưởng là chắc ăn, nhưng sự thật thì tiền tạm ứng về tài khoản nhà thầu, nhà thầu chi tiêu gì trời mà biết. Như thớt đã dẫn, đừng tưởng bở có ngân hàng đứng đằng sau bảo lãnh nhé - chuyện chủ đầu có nguy cơ “mất trắng” vì nhà thầu không có năng lực thực hiện hợp đồng - vì ngân hàng cũng tìm mọi lý do chối bỏ nghĩa vụ của mình đối với chứng thư Bảo lãnh thanh toán tạm ứng vô điều kiện về việc hoàn trả số tiền ứng trước.

Lý do để các ngân hàng này chây ỳ và “lật kèo” là kéo dài thời gian khiến cho thời hạn bảo lãnh hết hiệu lực, yêu cầu chủ đầu tư chứng minh vi phạm của nhà thầu, trong khi điều này là hoàn toàn thiếu cơ sở vì đây Bảo lãnh thanh toán tạm ứng vô điều kiện, hoặc viện lý do chưa trả được tiền bảo lãnh vì còn phải đợi bên nhà thầu chuyển khoản số tiền mà đáng ra ngân hàng đã “nắm đằng chuôi” ngay từ đầu, chờ phát mãi tài sản thế chấp của nhà thầu đã ký gửi ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tạm ứng. Kết quả là, chủ đầu tư vẫn phải lo chạy đôn chạy đáo theo những yêu cầu ngân hàng về hoàn thiện hồ sơ, bổ sung giấy tờ và không biết đến bao giờ mới được nhận lại khoản tiền của chính mình, và con đường nhanh nhất là đưa ngân hàng ra tòa.
 
  • Like
Reactions: XayDungQuocThanh
Vậy có chủ đầu tư vẫn yêu cầu nhất quyết phải có bảo lãnh tạm ứng mới đau đầu, không tạm ứng thì cũng không được.
Chắc lại là công trình ngoài ngân sách nhà nước phải không ? Chứ ngân sách nhà nước thì áp dụng từ lâu rồi mà, trước đó thì lười lục lại, nhưng từ Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 - điều 16 đã quy định - nhưng tại thời điểm đó còn mập mờ


Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (trường hợp các bên thỏa thuận phải có bảo lãnh tiền tạm ứng):
a) Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên;
b) Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với phần giá trị giảm trừ tiền tạm ứng qua mỗi lần thanh toán theo thỏa thuận của các bên.

được nhắc lại tại nghị định 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013, thì cắt luôn cụm từ trường hợp các bên thỏa thuận phải có bảo lãnh tiền tạm ứng


3. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, Điều 16 như sau:
"Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
a) Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
b) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu."

Sang đến Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 thì quy định rõ ràng hơn, với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng, để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.
 
  • Like
Reactions: XayDungQuocThanh
Nói trắng ra là nhà nước quy định phải có bảo lãnh bảo đảm, thì nhà thầu phải có, chứ giờ nhà thầu đi "mua" bảo lãnh bảo đảm - chỗ này không "bán" thì tìm chỗ khác thôi. Nói chung là ăn thua mấy ông bà chấm thầu, mấy ông bà có nghề sẽ biết được nhà thầu "bùa" hồ sơ năng lực, "bùa" báo cáo tài chính, "bùa" xác nhận hoàn thành công trình .... giờ có còn có các công ty kiểm toán công khai gửi email cam kết bùa báo cáo tài chính để dự thầu nữa.

Do đó các chủ đầu tư cũng sợ những nhà thầu từ phương xa, nhất là những nhà thầu được "gửi gắm" hay "chỉ đạo" ... toàn những thành phần "bùng" tạm ứng hay "bùng" bảo lãnh .... vì dụ một tổng công ty bên bộ Binh gốc là con của cựu thượng thư bộ Binh, giờ nợ như chúa chổm, ký hợp đồng tạm ứng xong toàn cù cưa không triển khai công việc.
 
Bảo lãnh tạm ứng là một sản phẩm văn minh, nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn tạm ứng, giảm tình trạng chiếm dụng vốn. Cũng có quy định rõ ràng rồi, trên 1 tỷ.

Ngân hàng thì ăn phí dịch vụ bảo lãnh và chịu trách nhiệm quản lý nguồn chi tạm ứng được chi đúng mục đích.

Nhà thầu không tin cậy thì phải có tài sản đảm bảo nếu muốn rút hết tiền tạm ứng.

Còn chuyện ngân hàng xù nghĩa vụ thì lỗi của CĐT
 
cái này cũng hên xui thôi, ngân hàng vẫn là hưởng lợi, thẩm định cũng chưa chắc