Tản mạn tất tần tật nhà phố nhà tư: Bê tông xi măng thương phẩm hay bê tông xi măng tự trộn ? Cọc ép hay khoan nhồi ?

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
175
12
Bất kỳ một cú Google nào thì bê tông thương phẩm (bê tông nhà máy, bê tông tươi) luôn có ưu thế hơn bê tông tự trộn, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những câu hỏi dội ngược là "nghe nói nhà riêng của mấy chủ trạm bê tông tươi toàn kêu thợ tự trộn lấy ?". Bê tông thương phẩm thì được nhà máy kiểm soát chất lượng rất gắt gao, trong khi đó bê tông trộn tại chỗ thì chủ nhà chỉ kiểm tra bằng niềm tin thôi .... tại sao?

Nói thật là ngay cả nhiều Kỹ sư xây dựng cũng không biết về cấp phối bê tông, không biết kiểm tra độ sụt, không biết cách lấy mẫu... nên hay bị mấy nhân viên lấy mẫu qua mặt, tài xế xả nước ầm ầm vào bồn mà mẫu vẫn đạt. Cơ mà kiểm tra kỹ quá nó ếch chịu bán nữa hoặc trả giá cao nó mới bán. Việc kiểm soát mác và chất lượng bê tông thương phẩm còn nhiều nan giải mà chỉ những kỹ sư có kinh nghiệm mới thấu hiểu.

Bê tông trộn tay thì vật liệu không sạch, tỷ lệ không ổn định, chất lượng tuỳ năng lực giám sát và sự hợp tác của công nhân.

Một vấn đề thực nghiệm, đổ nhịp trước bê tông tươi, nhịp sau bê tông tay. Sau một tháng tiến hành đập bỏ sẽ cho cảm nhận khác hơn, nhịp đổ bằng bê tông tươi dòn hơn và dễ đập hơn ???? Lại tại sao ???

Rõ ràng gì thì gì niềm tin vào nhà máy vẫn cao hơn mấy anh công nhân đi dép tổ ong chứ ??? Tất nhiên nếu biết trailmix beton thì sẽ ra mọi vấn đề, nhưng ở đây đang bàn về nhà phố nhà dân với các chủ đầu tư kiêm luôn quản lý dự án .... và phần lớn kiêm luôn giám sát xây dựng .... và không hiếm kiêm luôn thiết kế.

Đơn giản là niềm tin vào nhà cung cấp bê tông thương phẩm hiện nay đang bị thui chột bởi cuộc chiến đại hạ giá của các nhà cung cấp .... niềm tin vào chất lượng bê tông thương phẩm hiện nay cũng giống như niềm tin vào mật ong rừng nguyên chất

Điều chắc chắn đầu tiên là vấn đề xi măng (xi măng xá, xi măng quá đát) giá nào thì xi măng đó, tiếp theo là cốt liệu (cát, đá) - trong mỗi nhà máy có các bãi đá khác nhau trong sân trạm, áp dụng đá nào tùy theo mác đặt hàng vì nếu áp dụng chung một loại đá tốt nhất thì nhà máy cũng toi sớm vì giá cạnh tranh quá.Giá thành, chất lượng phụ thuộc vào vật liệu.
Tiếp theo nữa là phụ gia:
- Phụ gia chậm ninh kết (chứ níu không chở đến công trường thì đặc cmn rầu)
- Phụ gia trợ bơm (làm loãng để bơm)
- Phụ gia chống thấm (nếu có yêu cầu)
- Phụ gia tăng cường độ ..... và các phụ gia là "bí kíp" của các nhà máy
..... phụ gia đã góp phần làm mất niềm tin đối với những người lờ mờ về kỹ thuật vật liệu xây dựng

À tuy nhiên như đã nói các chủ xây nhà mà lo chất lượng bê tông thương phẩm thì yêu cầu nó trialmix, lưu độ sụt 3h, cấp mẫu cát, đá, cấp nước vào Pasteus xét nghiệm, khi đổ thì kiểm tra độ sụt, nhiệt độ, rửa một ít để xem mẫu cát đá đúng ko... thì cuối cùng sau khi trình bày với nhà máy xong thì nhà máy không thèm bán là cái chắc.


Tạm ngưng ở đây, rảnh vào spam tiếp
 
  • Haha
Reactions: TanKietEng
Dành cho các chủ nhà kiêm giám đốc quản lý dự án

Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình nên được trộn bằng máy trộn bê tông từ 450 lít trở lên, không nên sử dụng loại nhỏ hơn. Trước khi trộn bê tông theo mẫu cát đá, xi măng đã lỡ mua nên làm thí nghiệm sơ sơ cấp phối .... thí nghiệm gì và làm như thế nào thì tìm kẻ có học, lý do nhà phố chỉ cần mác BT trong phạm vi từ 180 - 220 (max 250) tại sao vậy thì túm kẻ có tóc đã tính kết cấu cho nhà miềng. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều khoảng 2,5 phút với máy trôn 450 lít. Nếu lười bấm đồng hồ thì đếm khoảng 20 -22 vòng quay.

Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn: Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.

Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.

Trước khi đổ bê tông phải chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác cho đám thợ oanh tạc kẻo nó đạp thép bẹp dí xuống sàn .... nếu không làm sân thượng thì không sao cả --- nhưng sau này hạn chế nhảy nhót

Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m - 2m để tránh phân tầng bê tông. Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

Với cát, nên dùng loại cát có cỡ hạt to và vừa (có mô đun độ lớn từ 2 đến 3,3) sẽ cho bê tông bền chắc hơn loại cát có cỡ hạt nhỏ. Đá, sỏi là cốt liệu lớn có cỡ hạt từ 5 - 70mm, chúng tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông. Sỏi có đặc điểm là do hạt tròn nhẵn, độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ, nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ nên cường độ của bê tông thấp hơn bê tông dùng đá dăm. Nước thì nên sử dụng nước sinh hoạt.

Xi măng là thành phần chất kết dính để liên kết các hạt cốt liệu với
nhau tạo ra cường độ cho bê tông. Chất lượng và hàm lượng xi măng là yếu tố quan trọng quyết định cường độ chịu lực của bê tông.

Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác xi măng là đặc biệt quan trọng vì nó vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế, vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế. Nói chung nhà phố thì cứ chọn xi măng PC30 hay PC40 thông dụng hiện nay, không nên sử dụng PCB nếu không quản chặt được thợ thầy.
 
  • Haha
Reactions: TanKietEng
Cũng liên quan đến vấn đề sàn công tác, không hiểu sao nhiều công ty cung cấp bê tông thương phẩm ngâu lu khi khoe trên mạng những cái hình như thế này
thi-cong-be-tong-thuong-pham.jpg
 
Tản mạn nhà phố nhà tư ép cọc bê tông: nên sử dụng cọc tròn ly tâm hay cọc vuông truyền thống ?

Nhà phố nhà tư ép cọc bê tông: nên sử dụng cọc tròn ly tâm hay cọc vuông truyền thống ?

Cọc tròn ly tâm
car_6925f2a16026e36e4fc112f82dd79406.jpg


cọc vuông truyền thống

e770c1248549eb147f96086ec34b83b4.JPG


Hiện nay việc thi công nhà cao tầng bây giờ cọc vuông truyền thống gần như tiệt chủng, nhiều nhà phố cũng dần chuyển qua ly tâm, trừ mấy cái chật hẹp còn dùng ép neo cọc vuông từng đoạn ngắn. Cọc ly tâm sản xuất tại nhà máy thường được kiểm soát chất lượng tốt, cọc vuông thường đúc thủ công hay bị ăn bớt vật tư, sắt gia công nên chất lượng không đảm bảo bằng cọc ly tâm.

Vậy tại sao lại đưa chủ đề ngược đời hơn cả chủ đề bê tông thương phẩm với bê tông tự trộn ???? Có cần khai sáng cho các chủ nhà hành nghề không có kiến thức xây dựng nhưng nhảy ra làm giám đốc điều hành dự án kiêm giám sát trưởng công trình nhà mình, đặc biệt là công trình có vùng đất yếu không nhỉ ?

À quên đương nhiên bỏ qua cái thể loại cọc ly tâm bị lệch cốt thép hay nứt hay rỗ mặt .... ((nhà cung cấp củ chuối)



 
Tản mạn nhà phố: Xây tường bao trước khi đổ sàn hay đổ sàn xong mới xây tường bao?

Với chủ đề cọc tròn ly tâm với cọc vuông, Cu-Li để dành spam khi rảnh sau ..... tuy nhiên chợt nhớ nhà phố nhà tư cũng có thêm một chủ đề có thể "gây sự" với mọi người: Xây tường bao trước khi đổ sàn hay đổ sàn xong mới xây tường bao?

Đổ xong mới xây tường bao, tất nhiên thì luôn kèm theo lớp gạch giáp mí đà sàn phải khác

whVUzO3.jpg
 
Tản mạn nhà phố: cọc phức hợp - ATT ---- tại sao không?

Giới thiệu về cọc phức hợp - ATT
1. Giới thiệu chung
ATP1002.jpg
Cọc ATT là một loại cọc phức hợp (Hybrid Column) được thi công bằng cách xoay “ống thép có cánh” để chôn nó vào trong thân cọc đất-ximăng. Cọc ATT là loại cọc ứng dụng một cách kết hợp giữa phương pháp có tính tin cậy cao “Teno-Column Method” (phương pháp đã nhận được giấy chứng nhận kỹ thuật của Nhật Bản) và công nghệ“Cọc vít EAZET-II” (công nghệ này cũng đã nhận được giấy chứng nhận của Bộ Kiến thiết Nhật Bản). Cọc đất-ximăng và ống thép có cánh kết hợp để tạo thành một khối thống nhất, nhờ đó phát huy được khả năng chịu lực lớn. Cọc ATT phát huy được ưu điểm chịu lực tốt đặc biệt trong điều kiện địa chất yếu. Theo thống kê từ năm 2002 đã có hơn 3000 dự án tại Nhật Bản đã triển khai áp dụng cọc ATT. Ngoài ra, cọc ATT còn là loại cọc thân thiện với môi trường do lượng đất phải đào rất ít, độ ồn và rung động khi thi công rất nhỏ.
ATP2002.jpg
2. Phương pháp thi công Quá trình thi công cọc ATT có thể chia làm hai giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: thi công cọc đất-ximăng.  Áp dụng phương pháp xử lý hỗn hợp tầng sâu bằng máy chuyên dụng để không làm yếu thêm nền đất xung quanh và nền đất ở đầu cọc.  Cần đảm bảo tính lưu động đồng thời để cọc không bị đông cứng cho đến khi cố kết. Giai đoạn 2: thi công ống thép có cánh.  Ống thép có cánh được thi công một cách dễ dàng, đồng thời đảm bảo được tính nhất thể của cọc.  Vì dùng loại ống thép được bịt kín đầu nên việc xoay ống thép có cánh để chôn nó vào trong thân cọc sẽ làm ép chặt hỗn hợp đất-xi măng, đồng thời hầu như không làm phát sinh lượng đất phải đào bỏ và vận chuyển.
ATP3001.jpg
3. Các đặc tính của cọc ATT 3.1. Khả năng chịu tải trọng thẳng đứng lớn
ATP4001.jpg
Ống thép có cánh sẽ kết hợp với cọc đất-ximăng để truyền tải trọng một cách có hiệu quả, do vậy cọc ATT có khả năng chịu được tải trọng thẳng đứng lớn. 3.2. Khả năng chịu tải trọng ngang lớn
ATP5001.jpg
Cọc đất-ximăng và ống thép có cánh sẽ kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất, do vậy khả năng chịu tải trọng ngang sẽ được tăng lên nhiều.
ATP6001.jpg
3.3. Khả năng chịu lực nhổ lớn
Phương pháp thi công cọc ATT không làm yếu nền đất xung quanh, ngoài ra khi thi công ống thép có cánh nền đất lại được ép chặt hơn nữa, do vậy ngay cả đối với nền đất yếu cọc ATT cũng sẽ phát huy được khả năng chịu lực nhổ lớn.
ATP7001.jpg
3.4. Có thể thi công ngay cả ở nơi địa hình hẹp, trong khu dân cư Có thể lựa chọn máy thi công tùy theo điều kiện địa hình và đường dẫn vào khu vực thi công nên ngay cả những nơi có địa hình hẹp và trong khu dân cư cũng vẫn có thể tiến hành thi công được.
ATP8001.jpg
3.5. Dễ dàng kiểm soát chất lượng và cao độ đầu cọc Sau khi thi công xong cọc đất-ximăng mới tiến hành thi công phần ống thép có cánh nên có thể dễ dàng quản lý được cao độ đầu cọc với độ chính xác cao 3.6. Độ ồn và độ rung nhỏ
ATP9001.jpg
Phương pháp thi công cọc ATT gây ra rất ít tiếng ồn và độ rung do vậy có thể tiến hành thi công một cách rất yên tĩnh không gây ảnh hưởng đến người dân và môi trường xung quanh. 3.7. Lượng bùn đất phát sinh rất nhỏ
ATP10001.jpg
4. Kích thước (tiêu chuẩn)
ATP11001.jpg
5. Khả năng chịu tải Cọc ATT phát huy được khả năng chịu tải tốt là nhờ có sự kết hợp giữa phương pháp thi công và vật liệu. Sự kết hợp giữa việc gia cố nền đất bằng phương pháp xử lý hỗn hợp tầng sâu và áp dụng phương pháp thi công bằng cách xoay để nhồi cọc thép vào trong thân của cọc đất-ximăng sẽ giúp cho tải trọng được truyền một cách có hiệu quả từ ống thép đến các tấm cánh xoắn và từ đó qua cọc và đất nền. Ngoài ra, phương pháp xử lý hỗn hợp tầng sâu sẽ cho phép thi công cọc đất-ximăng mà không làm yếu nền đất. Hơn nữa, khi xoay để chôn ống thép có cánh vào, sẽ thu được hiệu quả là cọc và nền đất xung quanh sẽ được ép chặt hơn. 5.1. Khả năng chịu tải trọng thẳng đứng 5.1.1 Cơ chế phát sinh khả năng chịu tải trọng thẳng đứng
ATP12001.jpg
Nhờ có các cánh xoắn mà ống thép và cọc đất ximăng có thể kết hợp với nhau thành một thể rắn chắc. Hơn nữa, nhờ có sự cố kết của đất và xi măng mà cọc và nền đất xung quanh cũng sẽ kết hợp lại để tạo thành một khối, do đó phát huy được khả năng chịu tải trọng thẳng đứng lớn. 5.1.2 Trình tự tính toán khả năng chịu tải trọng thẳng đứng
ATP13001.jpg
5.1.3 Công thức tính toán khả năng chịu tải trọng thẳng đứng 1) Khả năng chịu tải tính toán từ điều kiện địa chất Tải trọng dài hạn
ATP14001.jpg
Tải trọng ngắn hạn
ATP15001.jpg
trong đó α hệ số sức chịu tải đầu cọc (α = 250 )
ATP20001.jpg
2) Phạm vi áp dụng Những loại địa chất thích hợp cho việc áp dụng Địa chất tại đầu cọc: đất cát, đất sét hoặc cuội sỏi. Địa chất xung quanh thân cọc: đất cát hoặc đất sét. Chiều sâu thi công tối đa
Chiều sâu thi công tối đa L (m)
ATP21001.jpg
6. Phương pháp thi công Việc thi công cọc ATT có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là thi công cọc đất xi măng bằng cách trộn hỗn hợp vữa xi măng với đất nền, và giai đoạn thứ hai là xoay để chôn ống thép có cánh vào trong cọc đất xi măng. Tùy theo điều kiện địa hình và đường dẫn vào khu vực thi công để lựa chọn loại máy thi công cho thích hợp, có thể lựa chọn một trong ba loại sau: loại lớn, loại trung và loại nhỏ. Trình tự thi công: Thi công cọc đất ximăng Thi công ống thép có cánh
ATP22001.jpg
- Đưa thiết bị trộn vào vị trí tâm cọc - Vừa tiến hành phun vữa xi măng vừa trộn nó với đất nền để thi công cọc đất ximăng - Hoàn thành việc thi công cọc đất xi măng - Đưa ống thép có cánh vào vị trí - Xác định vị trí tâm của ống thép có cánh, xác nhận xem ống thép có đứng thẳng hay không - Xoay ống thép có cánh để chôn nó vào trong cọc đất ximăng - Xác nhận cao độ đỉnh cọc, hoàn thành việc thi công cọc ATT.
7. Khả năng ứng dụng cho công trình thủy lợi Cọc phức hợp (ATT) kết hợp giữa cọc xi măng đất và cọc thép có cánh có ưu điểm là khả năng chịu tải cao, có thể chịu tải trọng ngang, giá thành chi phí thấp; có thể ứng dụng hiệu quả để xử lý nền cho các công trình thủy lợi đặt trên nền đất yếu, có móng cứng như các cống dưới đê đập, các công trình ngăn sông, móng tường kè bờ sông, … Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ để phù hợp với điều kiện trong nước là rất cần thiết.
ThS.NCS Nguyễn Chí ThanhTrung tâm công trình Hồ đập - Viện Thủy công
 
  • Like
Reactions: nguyenthanhchung682
Bài tản mạn khá hay, sao không thấy @Cu-Li chiến tiếp nhỉ (nhìn thấy lần cuối 28/9/15) ?
Mình quan tâm nhiều tới việc áp dụng cọc phức hợp ATT , vì trong nhiều trường hợp khi ép cọc không được, nhưng vẫn muốn đưa mũi cọc vào lớp đất tốt.
 
  • Like
Reactions: TanKietEng
Nếu chủ nhà không tiếc tiền thuê giám sát , thì giám sát sẽ thiếu gì công cụ để kiểm soát chất lượng bê tông thương phẩm
Google phát là ra ngay mà
Qui trình kiểm soát chất lượng trong sản xuất bê tông thương phẩm


Công tác quản lý chất lượng bê tông thương phẩm trộn sẵn
http://www.xaydung.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=55940&folderId=48304&name=29041

Mảng bê tông thương phẩm hiện nay là mảng rất tối, thầu bị lừa là chuyện bình thường nói gì đến chủ nhà, và ai cũng nghĩ thành phần bê tông tươi chỉ có cát, đá, xi măng, nước, phụ gia là sai lầm lớn.
 
Kinh nghiệm sử dụng bê tông thương phẩm thì chia sẻ thêm thông tin cho các anh chị là:
- Bắt buộc phải sử dụng ván khuôn chắc chắn không được biến hình trong quá trình thi công
- Bắt buộc phải dùng bơm, nghiêm cấm vận chuyển bằng thủ công đến nơi đổ.

Còn cọc khoan nhồi mini thì đừng bao giờ dây vào, có ngày lún nhà sụp nhà hối hận thì đã quá muộn.
 
  • Like
Reactions: TanKietEng
Lưu ý đặc biệt là trước khi đổ thỏa thuận là phải có 1 mẫu bảo dưỡng mẫu thí nghiệm tại nhà, tuyệt đối đừng cho đơn vị cấp bê tông mang toàn bộ mẫu về bảo dưỡng. Ngay cả những công ty cung cấp bê tông lớn vẫn tráo mẫu như thường. Cần sử dụng giấy dán ở mặt dưới (có chữ ký bằng mực không phai) lót khuôn mẫu trước khi đúc mẫu, vì giấy dán ở mặt trên vẫn có thể lén đục để đem dán qua mẫu khác ... hoặc dúi một nửa phiếu vào mẫu bê tông.

Mình không tiện nêu đích danh, đã có 3 công ty cấp bê tông thương phẩm lớn nhất nhì ba ở Hà Nội đã dở trò tráo mẫu, đến khi phát hiện thì đổ thừa này nọ, nghe như trẻ con lên ba trình bày.

Nếu khối lượng bê tông lớn hoặc thương lượng được với bên cấp thì làm như thế này
- Thanh toán trước chỉ 80%, 20% chỉ thanh toán khi nén mẫu đạt.
- Xin thiết kế cấp phối bê tông
- Cử người giám sát tại trạm trộn, khi rót bê tông vào xe xin đúc ngay 1 mẫu để làm thí nghiệm, khi xe về công trình thì đúc 2 mẫu để đối chiếu: 1 giao phòng cho bên cấp, 1 ngâm tại công trình.
- Ngày nén mẫu theo thiết kế đem các mẫu đi nén, nhớ gọi cả đơn vị cấp bê tông đi theo, nếu đạt trả nốt tiền, không đạt phạt như hợp đồng. Xe nào theo quy định cũng phải lấy mẫu, không tin bố con thằng nào, mang mẫu với cương vị là khách hàng cá nhân thì họ làm giả kiểu gì. Cũng lưu ý là phải chọn phòng thí nghiệm độc lập, chứ phòng thí nghiệm quen với đơn vị cấp bê tông thì cũng quá là con lừa.
 
  • Like
Reactions: TanKietEng
Nhiều chủ nhà không hiểu về mác bê tông luôn, mấy bữa trước có chủ nhà còn hỏi mình nên đổ bê tông cầu thanh mác 300 hay 400, lý do thiết kế đề xuất sử dụng bê tông thương phẩm cho toàn bộ nhà là M300, nay nhà thầu mong muốn đổ các cấu kiện nhỏ và phần cầu thang bằng thủ công - do vậy mong muốn nhà thầu sử dụng mác 400 bằng thủ công để trừ hao giảm chất lượng xuống còn mác 300, mình bảo không cần thiết đâu, vì bê tông cầu thang chỉ cần mác 200 là đủ, do vậy nhà thầu đổ tay với cấp phối 300 là OK rồi.

Lý do là đối với những kết cấu phải chịu lực lớn các kỹ sư thiết kế thường chọn bê tông mác cao - thông thường là M300 trở lên và bắt buộc sử dụng bê tông thương phẩm vì phải thiết kế cấp phối tại phòng thí nghiệm. Mỗi địa phương có các loại vật tư cát, đá….. không đồng nhất với nhau về cường độ nên không thể áp dụng các cấp phối có sẵn. Khi thiết kế cấp phối, kết quả thí nghiệm các cốt liệu được dùng để tính toán thành phần cấp phối bê tông. Khi trộn thủ công chỉ nên sử dụng cho các loại bê tông có mác từ M250 trở xuống, có thể theo cấp phối có sẵn, và bê tông cầu thang thì chỉ cần thế là đủ.

Hiện nay rất nhiều nhà máy bê tông thương phẩm sử dụng cốt liệu không phù hợp, ví dụ cốt liệu đá thường là đá tím, đá lép, đá nhỏ …, cát bẩn không được rửa ... ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của bê tông. Do đó nên chọn cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm uy tín và chất lượng.
 
  • Like
Reactions: DmCgroup
Nguyên tắc thì vật liệu chế tạo sẵn hoặc chế tạo trước luôn dễ kiểm soát chất lượng hơn, do vậy trừ trường hợp quá bất lợi, cứ bê tông thương phẩm mà tiến tới.