Tổng hợp thông tin phê duyệt quy hoạch

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
1. UBND Thành phố vừa duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư thị trấn Phú Hòa Đông, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi
Theo đồ án quy hoạch, Khu dân cư thị trấn Phú Hòa Đông có tổng diện tích 113,64 ha, quy mô dân số vào khoảng 11.000 người. Khu vực có tính chất là khu dân cư đô thị tập trung gồm các khu chức năng khu ở (khu dâncư hiện hữu cải tạo và khu dân cư xây dựng mới), khu công cộng (giáo dục, thương mại dịch vụ) và khu công viên cây xanh.

Đối với khu vực hiện hữu tập trung chủ yếu ở khu vực đường Tỉnh lộ 15, đường Huỳnh Thị, đường Cá Lăng, mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông hẻm hiện hữu đảm bảo giao thông thông suốt cho toàn khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận xây dựng trong từng ô phố.

Toàn khu vực được quy hoạch thành 2 đơn vị ở và các khu chức năng cấp đô thị nằm ngoài đơn vị ở: Đơn vị ở 1 diện tích 41,32 ha, dân số 4000 người; Đơn vị ở 2 diện tích 2,32 ha, dân số 7000 người.

Khu dân cư thị trấn Phú Hòa Đông có phía Đông Bắc giáp giáp đường HuỳnhThị Bẳng, phía Tây giáp giáp đường Tỉnh lộ 15, phía Đông Nam giáp giáp đất nông nghiệp.

2. TPHCM: Duyệt quy hoạch khu đô thị quan trọng - Đồ án quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 khu đô thị Hiệp Phước (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè)
khu đô thị Hiệp Phước có diện tích 1.354 héc ta và nằm trong tổng thể khu đô thị cảng Hiệp Phước: phía đông giáp khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 1, 2, 3 và khu cảng; phía tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; phía nam giáp sông Soài Rạp; phía bắc giáp sông Đồng Điền và xã Long Thới.

Việc phê duyệt quy hoạch khu đô thị Hiệp Phước sẽ có thêm cơ sở và tạo tiền đề cho Dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước phát triển, hiện thực hoá chiến lược phát triển kinh tế, xã hội hướng ra biển Ðông của chính quyền TPHCM. Vì theo dự kiến, khu vực Hiệp Phước sẽ tập trung 4 cảng lớn của Việt Nam nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm Cảng Container Quốc tế SPTC, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, Cảng Quốc tế Long An. Kèm theo đó là các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng biển, kinh doanh kho bãi…

Khu đô thị Hiệp Phước là một khu đô thị mới đa chức năng nhưng có tính đặc thù là đô thị ven cảng. Do đó, khi quy hoạch (khu đô thị này) có sự xem xem xét, đánh giá về tính chất, chức năng, định hướng phát triển không gian, bố cục quy hoạch kiến trúc và kết cấu hạ tầng đô thị… Nghĩa là nó được quy hoạch theo hướng bền vững về mọi mặt: môi trường, xã hội và thương mại.

Cụ thể, khu đô thị này có các phân khu chức năng chính, như: (
i) khu ở (các loại hình nhà ở đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân sống trong khu vực);
(ii) công trình công cộng (các công trình thương mại, dịch vụ, thương nghiệp, tài chính, hành chính sự nghiệp, công trình văn hóa…);
(iii) hệ thống các công viên và cây xanh đô thị; (
iv) công trình điểm nhấn (công viên thể dục thể thao, công viên chủ đề, bến tàu khách quốc
tế, bến tàu canô, tàu du lịch);
(v) hệ thống đường sắt đô thị với các quảng trường giao thông;
(vi) hệ thống đường giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật.
Tại đây sẽ phát triển bến tàu khách tiêu biểu của thành phố nhằm phát triển du lịch đường biển, đường sông.

Do nằm ở vùng đất thấp (cao độ trung bình 0,4- 1 mét so với mực nước biển) nên khu đô thị Hiệp Phước được quy hoạch với mật độ xây dựng thấp, tôn tạo cảnh quan mặt nước và cây xanh.
 

TP.HCM: Quy hoạch 1/5000 phân khu 1 - khu nông nghiệp kết hợp sinh thái và nhà vườn Củ Chi

UBND Thành phố vừa duyệt đồ án quy hoạch phân khu 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi (phân khu 1)
phumyyhungcuchijpg-1388165369.jpg
Theo quy hoạch, Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng có tổng diện tích 335,15 ha, quy mô dân số vào khoảng 1.000 người.
Khu vực có tính chất là một khu chức năng đặc thù bao gồm khu nông nghiệp, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu Trung tâm chức năng chuyên đề về văn hóa, lịch sử và khu dân cư nông thôn kết hợp sản xuất kinh tế nhà vườn phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất tại chỗ.
Khu du lịch sinh thái cần giữ gìn tôn tạo mảng xanh, sông rạch hiện hữu, gắn kết với hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống, yếu tố lịch sử làm cơ sở thu hút du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của địa phương với đặc thù sinh thái riêng biệt của từng khu vực.
Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng có phía Đông Bắc giáp sông Sài Gòn; phía Tây Nam giáp Tỉnh lộ 15 và sông Sài Gòn; phía Bắc giáp sông Sài Gòn; phía Đông và Đông - Nam giáp rạch Ông Cơ.
 
Đọc bài này

Mục tiêu đến năm 2020, thành phố sẽ hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng hơn 8.400 căn đối với nhóm dự án đã có chủ trương đầu tư. Trong năm 2019, thành phố hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án bồi thường để tiếp tục triển khai trong giai đoạn sau đối với khoảng hơn 5.000 căn của nhóm dự án chưa có chủ trương đầu tư.

Tiến độ cụ thể gồm từ nay đến cuối năm 2018, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư với nhóm 7 dự án gồm 526 căn hộ. Đến cuối 2020, nhóm 18 dự án gồm 7.910 căn hộ được bồi thường tái định cư. Còn lại giai đoạn sau 2020, thành phố sẽ tiếp tục công tác bồi thường với nhóm 27 dự án gồm 5.391 căn chưa có chủ trương đầu tư.
https://baomoi.com/tp-hcm-du-kien-di-doi-hon-8-400-can-ho-ven-kenh-rach/c/27165646.epi

Bà con sẽ bán suất tái định cư và ra vùng ven lập làng tiếp chứ ở chung cư tháng cả triệu tiền phí các kiểu chịu sao nổi.

Đất vùng ven sẽ lên giá
 
Phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Theo đó, đối với các công trình khu vực phía Nam thêm 70-80ha, sân bay ưu tiên đầu tư ngay nhà ga hành khách T3 (bên cạnh nhà ga T1, T2 hiện hữu), sân đỗ, đường giao thông và các công trình phụ trợ trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao để giảm ùn tắc giao thông. Tiếp tục mở rộng nhà ga hành khách, sân đỗ và các công trình phụ trợ theo quy hoạch trên cơ sở nhu cầu phát triển và tiến độ đất được bàn giao.

Tại khu phía Bắc sẽ được mở rộng 210ha, sân bay ưu tiên triển khai đầu tư ngay hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng bàn giao để chống ngập úng; Triển khai kêu gọi xã hội hoá đầu tư, các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không theo quy hoạch.

Với các công trình khu bay, ưu tiên triển khai đầu tư, nâng cấp các công trình đường hạ cất cánh, đường lăn song song, đường lăn nối và các công trình phụ trợ để nâng cao năng lực. Triển khai đầu tư đường lăn song song phía Bắc và các đường lăn nối vào đường lăn song song phía Bắc phù hợp với nhu cầu khai thác của các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không khu vực phía Bắc.

Xây, mở rộng nhiều đường dưới đất và trên cao

Về giao thông kết nối, sử dụng đường Trường Sơn hiện hữu đồng thời quy hoạch tuyến đường trục nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa (qua các đường Phan Thúc Duyện, 18E, C2 và C12) với quy mô 4-6 làn xe; mở rộng đường Hoàng Hoa Thám và đường Thân Nhân Trung với quy mô bốn làn xe; mở rộng đường 18E với quy mô 4-6 làn xe.

Bổ sung cầu vượt đoạn từ đường Phan Thúc Duyện (gần Công viên Hoàng Văn Thụ) qua đường Trần Quốc Hoàn, Thăng Long đến khu vực sân bóng đá Chảo Lửa để kết nối giao thông từ khu vực trung tâm TP đến nhà ga hành khách T3.

Bổ sung tuyến đường trên cao từ nhà ga quốc tế T2 qua nhà ga quốc nội T1 theo hướng đường Thăng Long ra tới đường Phan Thúc Duyện, một nhánh xuống đường Nguyễn Văn Trỗi và một nhánh đi qua Công viên Hoàng Văn Thụ xuống đường Hoàng Văn Thụ. Bổ sung nút giao thông khác giữa tuyến đường trục nối Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa với đường Cộng Hòa, Trường Chinh.
Về đường nội bộ, ở phía nam quy hoạch xây dựng các tuyến đường nội bộ kết nối với trục giao thông bên ngoài và nội bộ khu nhà ga hành khách T3 với quy mô 2-6 làn xe. Phía bắc sử dụng ba đường hiện hữu để kết nối khu dịch vụ hàng không với đường Tân Sơn và đường Quang Trung được nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu khai thác.

Về hệ thống sân đỗ ôtô, bổ sung sân đỗ ôtô phục vụ nhà ga hành khách T3 (sân đỗ ôtô thông thường và nhà xe nhiều tầng), quy hoạch các luồng ra vào phù hợp với diện tích đất mở rộng và phân kỳ đầu tư xây dựng theo nhu cầu.

Ưu tiên làm đường, chống ngập

Lộ trình đầu tư cũng được đưa ra. Cụ thể, ở khu vực phía Nam, nhà ga T3, sân đỗ, đường giao thông và các công trình phụ trợ trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao sẽ được ưu tiên triển khai đầu tư ngay để giảm ùn tắc giao thông.

Ở khu vực phía Bắc, ưu tiên triển khai đầu tư ngay hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao nhằm chống ngập úng.

Về hệ thống đường trục ra vào sân bay, văn bản của Bộ GTVT nêu rõ sẽ triển khai đầu tư ngay sau khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết được duyệt, phù hợp với quy hoạch giao thông của TP HCM.

Cục Hàng không Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức công bố, quản lý và thực hiện quy hoạch, cập nhật các nội dung quy hoạch chi tiết nêu trên vào quy hoạch của địa phương. Cục cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp thu báo cáo thẩm định để quản lý, thực hiện quy hoạch theo quy hoạch.

Theo quy hoạch, hệ thống thoát nước của Tân Sơn Nhất gồm thoát nước mặt bằng hệ thống mương hở và cống theo 3 hướng chính: hệ thống thoát nước phía Bắc đổ ra kênh Hy Vọng - Tham Lương; hệ thống thoát nước phía Đông Nam đổ ra kênh Nhật Bản; hệ thống thoát nước phía Nam đổ ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Quy hoạch bổ sung hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức ở khu vực phía Bắc đổ ra kênh Hy Vọng. Quy hoạch bổ sung hệ thống hồ điều hòa kết hợp công viên ở khu vực phía Bắc.


Quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tân Sơn Nhất vừa được điều chỉnh có gì mới

Theo Quyết định số 1942/QĐ – BGTVT ngày 31/8/2018 của Bộ GTVT về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch lần này là đảm bảo cho sân bay Tân Sơn Nhất đạt cấp sân bay: 4E và sân bay quân sự cấp I; sản lượng vận chuyển hành khách: 50 triệu hành khách/năm; sản lượng vận chuyển hàng hóa khoảng 0,8 - 1,0 triệu tấn hàng hóa/năm; loại máy bay khai thác là A320/321, B747, B777/787, A350 và tương đương; số vị trí đỗ là 106 vị trí; phương thức tiếp cận hạ cánh theo hệ thống tiếp cận chính xác có thiết bị.

So với quy hoạch năm 2015, quy hoạch điều chỉnh vẫn giữ cấp sân bay của Tân Sơn Nhất là cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tố chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I, là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự như quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt năm 2015.
Tuy nhiên, sản lượng vận chuyển hành khách được nâng lên 50 triệu hành khách/năm thay vì 25 triệu khách/ năm như quy hoạch trước đó. Cụ thể, số vị trí đỗ máy bay của Tân Sơn Nhất sẽ nâng từ 82 vị trí như quy hoạch trước đó lên 106 vị trí bằng cách bổ sung sân đỗ máy bay trước nhà ga hành khách T3 và sân đỗ phía Tây Nam.

Hệ thống đường băng vẫn giữ nguyên kích thước 2 đường như hiện tại. Nhưng khi có nhu cầu xây dụng đường lăn vòng đầu 07R (phía Tây) cho máy bay code C giúp máy bay hạ cánh trên đường CHC 25R/07L thoát ly vào sân đỗ mà không ảnh hưởng đến hoạt động cất hạ cánh của đường CHC 25L/07R sẽ tiến hành nghiên cứu phương án dịch chuyển đường băng 25L/07R về phía Đông (phía đầu 25L) khoảng 186m để xây dựng đường lăn vòng.

Với hệ thống đường lăn, quy hoạch điều chỉnh bổ sung 3 đường lăn song song gồm: một đường ở giữa 2 đường băng hiện nay, 1 đường ở phía Nam của đường CHC 25L/07R; 1 đường lăn ở phía Bắc của đường CHC 25R/07L. Bên cạnh đó bổ sung 5 đường lăn thoát nhanh, bổ sung các đường lăn nối từ đường băng vào đường lăn song song với sân đỗ máy bay khu vực phía Nam và phía Bắc sân bay. Ngoài việc cải tạo nâng công suất hai nhà ga hành khách T1 và T2 hiện nay lên 30 triệu khách/ năm, quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T3 ở phía Nam với công suất đáp ứng đến 20 triệu hành khách/năm đế nâng tổng công suất của toàn cảng hàng không quốc tế (CHK) Tân Sơn Nhất 50 triệu hành khách/năm.

Cùng với sử dụng hệ thống nhà ga hàng hóa hiện hữu, quy hoạch bổ sung thêm nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa và khu xử lý logistics hàng không tại khu vực phía Bắc trên diện tích đất 20,21 ha, trong đó xây dựng nhà ga hàng hóa với công suất khoảng 370.000 tấn hàng hóa/năm, nâng tổng công suất toàn Cảng đạt khoảng 0,8- 1 triệu tấn hàng hóa/ năm.

Lô trình đầu tư

Trên cơ sở tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng, mức độ thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, Bộ GTVT đề ra lộ trình đầu tư như sau:
Đối với các công trình khu vực phía Nam sẽ ưu tiên triển khai đầu tư ngay nhà ga hành khách T3, sân đỗ, đường giao thông và các công trình phụ trợ trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao để giảm ùn tắc giao thông. Tiếp tục đầu tư mở rộng nhà ga hành khách, sân đỗ và các công trình phụ trợ theo quy hoạch trên cơ sở nhu cầu phát triển và tiến độ đất được bàn giao.

Đối với các công trình khu vực phía Bắc sẽ ưu tiên triển khai đầu tư ngay hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao để chống ngập úng. Triển khai kêu gọi xã hội hóa đầu tư, các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật để đầu tư các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không theo quy hoạch.

Đối với các công trình khu bay sẽ ưu tiên triển khai đầu tư, nâng cấp các công trình đường cất hạ cánh, đường lăn song song, đường lăn nối và các công trình phụ trợ để nâng cao năng lực. Triển khai đầu tư đường lăn song song phía Bắc và các đường lăn nối vào đường lăn song song phía Bắc phù hợp với nhu cầu khai thác của các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không khu vực phía Bắc.

Đối với hệ thống đường trục ra vào Cảng sẽ triển khai đầu tư ngay sau khi điều chỉnh Quy hoạch chi tiết được duyệt, phù hợp với quy hoạch giao thông của Tp.HCM.
 
Đề nghị MIN/MOD bem thẳng cách kiểu đăng bài tốn tài nguyên diễn đàn .... chỉ cần trích dẫn tên quyết định , và một số nội dung chủ yếu, chứ kiểu google cóp pết tốn tài nguyên diễn đàn quá.
QUYẾT ĐỊNH 1942/QĐ-BGTVT NĂM 2018 VỀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/...tiet-Cang-hang-khong-Tan-Son-Nhat-394863.aspx