20-5-2013 (VF) – Những quan sát chính về chuyển động ngành Tài chính – Ngân hàng được Vietfin.net cập nhật thường xuyên.
* Đáng chú ý/sự kiện nổi bật
Khi sức khỏe của các NHTM chưa được cải thiện, thì không thể ép lãi suất cho vay xuống như mong muốn chủ quan. Và việc cải thiện tình hình tài chính là việc của các NHTM. Về nguyên tắc, Nhà nước không thể làm thay (Dân trí, 20-5).
Hiện tại, gói hỗ trợ 30.000 cho vay “giải cứu” BĐS có lãi suất tối đa là 6%. Tuy vậy, đó mới chỉ là dưới góc nhìn của nhà quản lý. Trên thế giới không thấy ai cho vay mua nhà với lãi suất cao như vậy, và dưới góc độ nghiên cứu, lãi suất 3% mới tạo được dòng chảy cho thị trường BĐS (Thanh niên, 20-5).
* Tình hình tài chính
Trong nghiệp vụ cho vay có tài sản đảm bảo, sự cẩn trọng và chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên tín dụng khi tiến hành làm thủ tục cho vay là rất quan trọng. Mặt khác, cần một đầu mối duy nhất cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm với dữ liệu chuẩn. Nếu không câu chuyện tranh chấp xử lý tài sản bảo đảm sẽ thường xuyên xảy ra, chịu thiệt sẽ tiếp tục là các NHTM (Lao động, 20-5).
Nhiều CTCK đang “loay hoay” với lượng tiền mặt hàng trăm mà không định hình được phải làm gì với số tiền đó ngoài việc gửi ngắn hạn ngân hàng. Trong điều kiện lãi suất huy động của NHTM thấp, lợi nhuận của các CTCK này bị ảnh hưởng mạnh (Trí Thức trẻ, 20-5).
Trong Q1-3013, doanh thu công ty mẹ Bảo Việt đạt 404 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng ( tăng 36,5% so cùng kỳ 2012); LNTT đạt 361 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu tăng từ 11.464 tỷ đồng tại thời điểm cuối 2012 lên 11.803 tỉ đồng; tổng tài sản đạt 12.993 tỉ đồng, tăng 2% sau 3T-2013. Doanh thu hợp nhất đạt 3.876 tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu bảo hiểm của Bảo Việt đứng đầu thị trường, đạt 1.545 tỷ đồng, chiếm 22,3% thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc (Lao động, 20-5).
* Tái cơ cấu/M&A
Nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều NH nhỏ phải chật vật để tồn tại với lợi nhuận ngày càng ít ỏi hoặc liêu xiêu vì nợ xấu là hệ quả tất yếu, đã được báo trước, của việc phát triển nóng ngành ngân hàng. Đã đến lúc thanh lọc các đơn vị yếu kém (Tiền Phong, 20-5).
Moody’s vừa tuyên bố nâng mức giá tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessment – BCA) của Vietinbank từ mức caa1 lên b3. Cơ sở cho động thái này là thương vụ M&Acủa NH này với Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) trị giá 743 triệu USD hồi đầu năm 2013 làm gia tăng mạnh về tỷ lệ vốn cấp 1 của VietinBank, lên mức 14% từ mức 9,34% vào T3-2013 (VnEconomy, 20-5).
PVFC đã thống nhất định hướng quan trọng là chuyển sang NHTM cổ phần. Trước đó, PVFC đã thông qua phương án hợp nhất với Westernbank. Nếu việc hợp nhất thành công, ngân hàng hợp nhất sẽ có khá nhiều lợi thế do tận dụng được điểm mạnh của PVFC và Western Bank. Quy mô tài sản sau hợp nhất là 100.000 tỷ đồng với 9.000 tỷ đồng vốn điều lệ (VnEconomy, 20-5).
Sau khi sáp nhập Habubank, SHB đã có thêm lợi thế về quy mô để tiếp cận các khách hàng lớn, các dự án lớn. Ngày 18-5, SHB đã ký thỏa thuận gói tài trợ tín dụng trị giá 1.883 tỷ đồng cho dự án mở rộng quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những dự án trọng điểm cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A trong giai đoạn 2012 – 2020 (VnEconomy, 19-5).
* Chính sách mới
NHNN đã xây dựng trình CP ban hành nghị định thay thế NĐ 69/2007/NĐ-CP. Trong đó, đáng chú ý trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, Thủ tướng CP quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định (20%) đối với từng trường hợp cụ thể (VnEconomy, 20-5).
Trong thông cáo báo chí ngày 20-5, NHNN cho biết nghị định thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC sẽ được phê duyệt trong T5-2013. Theo đó, công ty này sẽ được thành lập và đi vào hoạt động ngay trong Q2-2013 (VnEconomy, 20-5).
Ngày mai (21-5), NHNN sẽ tổ chức chào bán 26.000 lượng vàng SJC loại 1 lượng. Giá chào thầu là 40,5 triệu đồng/lượng. Mức giá này cao hơn giá vàng SJC các DN niêm yết thu mua trên thị trường vàng cuối giờ chiều nay khoảng 40.000-50.000 đồng/lượng (VnEconomy, 20-5).
Đánh giá về tình hình kinh tế hiện nay, tiến sĩ Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nền kinh tế vẫn trong tình trạng “bất thường”, thậm chí gay gắt hơn. Ông khẳng định: Những vấn đề hiện tại không thể được giải quyết bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa mà phải có những giải pháp cụ thể (Trí Thức Trẻ, 20-5).
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, việc tìm được một khuôn khổ, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ như thế nào cho phù hợp với Việt Nam trong điều kiện thực tế hiện nay và trong tương lai là một vấn đề lớn vì CSTT có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế vĩ mô. Cần xác định được cơ chế thích hợp cho từng thời điểm bởi không thể nào có một chính sách hoàn hảo cho mọi quốc gia hay cho cả thế giới này (TBNH, 20-5).
* Quốc tế
Khủng hoảng tài chính và nợ công chưa qua đi, châu Âu lai phải tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng mới về tăng trưởng và thất nghiệp khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm, thậm chí về âm kéo theo lượng việc làm được tạo ra it ỏi và tình trạng thất nghiệp đáng báo động của thanh niên tại những nước khủng hoảng như Hy Lạp và Tây Ban Nha (Dân Việt/Economist, 18-5).
Báo cáo mới của IMF dự báo một cuộc suy thoái sâu sẽ diễn ra tại Cyprus trong năm 2013 và 2014, nếu chính phủ Cyprus không tuân thủ đúng các điều kiện được áp đặt như một phần của thoả thuận gói cứu trợ 13 tỉ USD. Theo IMF, tác động của khủng hoảng NH lên tăng trưởng kinh tế là “cực kỳ bất ổn” và suy thoái kinh tế có thể dẫn đến “một vòng luẩn quẩn” của sự phá sản, giảm giá BĐS, NH thua lỗ và tỷ lệ thất nghiệp (Lao động, 20-5).
* Đáng chú ý/sự kiện nổi bật
- Q1.2013, Bảo Việt đứng đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc.
- Moody’s nâng xếp hạng BCA của Vietinbank lên b3.
Khi sức khỏe của các NHTM chưa được cải thiện, thì không thể ép lãi suất cho vay xuống như mong muốn chủ quan. Và việc cải thiện tình hình tài chính là việc của các NHTM. Về nguyên tắc, Nhà nước không thể làm thay (Dân trí, 20-5).
Hiện tại, gói hỗ trợ 30.000 cho vay “giải cứu” BĐS có lãi suất tối đa là 6%. Tuy vậy, đó mới chỉ là dưới góc nhìn của nhà quản lý. Trên thế giới không thấy ai cho vay mua nhà với lãi suất cao như vậy, và dưới góc độ nghiên cứu, lãi suất 3% mới tạo được dòng chảy cho thị trường BĐS (Thanh niên, 20-5).
* Tình hình tài chính
Trong nghiệp vụ cho vay có tài sản đảm bảo, sự cẩn trọng và chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên tín dụng khi tiến hành làm thủ tục cho vay là rất quan trọng. Mặt khác, cần một đầu mối duy nhất cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm với dữ liệu chuẩn. Nếu không câu chuyện tranh chấp xử lý tài sản bảo đảm sẽ thường xuyên xảy ra, chịu thiệt sẽ tiếp tục là các NHTM (Lao động, 20-5).
Nhiều CTCK đang “loay hoay” với lượng tiền mặt hàng trăm mà không định hình được phải làm gì với số tiền đó ngoài việc gửi ngắn hạn ngân hàng. Trong điều kiện lãi suất huy động của NHTM thấp, lợi nhuận của các CTCK này bị ảnh hưởng mạnh (Trí Thức trẻ, 20-5).
Trong Q1-3013, doanh thu công ty mẹ Bảo Việt đạt 404 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng ( tăng 36,5% so cùng kỳ 2012); LNTT đạt 361 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu tăng từ 11.464 tỷ đồng tại thời điểm cuối 2012 lên 11.803 tỉ đồng; tổng tài sản đạt 12.993 tỉ đồng, tăng 2% sau 3T-2013. Doanh thu hợp nhất đạt 3.876 tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu bảo hiểm của Bảo Việt đứng đầu thị trường, đạt 1.545 tỷ đồng, chiếm 22,3% thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc (Lao động, 20-5).
* Tái cơ cấu/M&A
Nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều NH nhỏ phải chật vật để tồn tại với lợi nhuận ngày càng ít ỏi hoặc liêu xiêu vì nợ xấu là hệ quả tất yếu, đã được báo trước, của việc phát triển nóng ngành ngân hàng. Đã đến lúc thanh lọc các đơn vị yếu kém (Tiền Phong, 20-5).
Moody’s vừa tuyên bố nâng mức giá tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessment – BCA) của Vietinbank từ mức caa1 lên b3. Cơ sở cho động thái này là thương vụ M&Acủa NH này với Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) trị giá 743 triệu USD hồi đầu năm 2013 làm gia tăng mạnh về tỷ lệ vốn cấp 1 của VietinBank, lên mức 14% từ mức 9,34% vào T3-2013 (VnEconomy, 20-5).
PVFC đã thống nhất định hướng quan trọng là chuyển sang NHTM cổ phần. Trước đó, PVFC đã thông qua phương án hợp nhất với Westernbank. Nếu việc hợp nhất thành công, ngân hàng hợp nhất sẽ có khá nhiều lợi thế do tận dụng được điểm mạnh của PVFC và Western Bank. Quy mô tài sản sau hợp nhất là 100.000 tỷ đồng với 9.000 tỷ đồng vốn điều lệ (VnEconomy, 20-5).
Sau khi sáp nhập Habubank, SHB đã có thêm lợi thế về quy mô để tiếp cận các khách hàng lớn, các dự án lớn. Ngày 18-5, SHB đã ký thỏa thuận gói tài trợ tín dụng trị giá 1.883 tỷ đồng cho dự án mở rộng quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những dự án trọng điểm cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A trong giai đoạn 2012 – 2020 (VnEconomy, 19-5).
* Chính sách mới
NHNN đã xây dựng trình CP ban hành nghị định thay thế NĐ 69/2007/NĐ-CP. Trong đó, đáng chú ý trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, Thủ tướng CP quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định (20%) đối với từng trường hợp cụ thể (VnEconomy, 20-5).
Trong thông cáo báo chí ngày 20-5, NHNN cho biết nghị định thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC sẽ được phê duyệt trong T5-2013. Theo đó, công ty này sẽ được thành lập và đi vào hoạt động ngay trong Q2-2013 (VnEconomy, 20-5).
Ngày mai (21-5), NHNN sẽ tổ chức chào bán 26.000 lượng vàng SJC loại 1 lượng. Giá chào thầu là 40,5 triệu đồng/lượng. Mức giá này cao hơn giá vàng SJC các DN niêm yết thu mua trên thị trường vàng cuối giờ chiều nay khoảng 40.000-50.000 đồng/lượng (VnEconomy, 20-5).
Đánh giá về tình hình kinh tế hiện nay, tiến sĩ Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nền kinh tế vẫn trong tình trạng “bất thường”, thậm chí gay gắt hơn. Ông khẳng định: Những vấn đề hiện tại không thể được giải quyết bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa mà phải có những giải pháp cụ thể (Trí Thức Trẻ, 20-5).
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, việc tìm được một khuôn khổ, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ như thế nào cho phù hợp với Việt Nam trong điều kiện thực tế hiện nay và trong tương lai là một vấn đề lớn vì CSTT có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế vĩ mô. Cần xác định được cơ chế thích hợp cho từng thời điểm bởi không thể nào có một chính sách hoàn hảo cho mọi quốc gia hay cho cả thế giới này (TBNH, 20-5).
* Quốc tế
Khủng hoảng tài chính và nợ công chưa qua đi, châu Âu lai phải tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng mới về tăng trưởng và thất nghiệp khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm, thậm chí về âm kéo theo lượng việc làm được tạo ra it ỏi và tình trạng thất nghiệp đáng báo động của thanh niên tại những nước khủng hoảng như Hy Lạp và Tây Ban Nha (Dân Việt/Economist, 18-5).
Báo cáo mới của IMF dự báo một cuộc suy thoái sâu sẽ diễn ra tại Cyprus trong năm 2013 và 2014, nếu chính phủ Cyprus không tuân thủ đúng các điều kiện được áp đặt như một phần của thoả thuận gói cứu trợ 13 tỉ USD. Theo IMF, tác động của khủng hoảng NH lên tăng trưởng kinh tế là “cực kỳ bất ổn” và suy thoái kinh tế có thể dẫn đến “một vòng luẩn quẩn” của sự phá sản, giảm giá BĐS, NH thua lỗ và tỷ lệ thất nghiệp (Lao động, 20-5).