Thông tin được TS Ngọc IBST chia xẻ
==============================
Hôm nay, theo hợp đồng kinh tế rất nhiều tiền, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các vết nứt tại trụ số 22 của cầu Vĩnh tuy. Sau đây là báo cáo kết quả:
Cầu Vĩnh tuy bắc qua sông Hồng từ Vĩnh tuy sang Long biên. Các trụ cầu được đánh số từ 1 cho đến bao nhiêu thì không biết nhưng trụ số 18 thì nó nằm trên bờ phía Vĩnh tuy còn trụ 19 thì ngoài sông. Tiếp đến là các trụ 20, 21, 22 và .... đều nằm ngoài sông. Như vậy, nếu đứng từ Hà nội nhìn sang phía Gia lâm thì trụ H22 là cái trụ thứ tư dưới lòng sông. Trên mỗi trụ này thì ngoài con số chỉ tên trụ (ví ** 21, 22) thì người ta viết thêm chữ H và chữ T cho nó ...đẹp. Cũng có thể chữ H và chữ T này bên Hữu và bên Tả của cây cầu đi từ Hà nội sang Gia lâm. Cũng có thể chữ H và chữ T này là Hạ lưu và Thượng lưu. Dù là như thế nào thì cũng được cả. Nói cái này là để quý vị hình dung được phương phướng, vị trí của các đối tượng khi xem các ảnh dưới đây.
Bốn cái ảnh đầu có ký hiệu a1, a2, a3 và a4 là những ảnh chụp gốc chưa được vẽ bậy thêm vào. Còn các ảnh at1, at2, at3 và at4 thì lần lượt chính là a1, a2, a3 và a4 nhưng đã bị vẽ bậy thêm vào.
Ảnh at1 và at2 thì vẽ thêm vào các đường mầu đen để chỉ vị trí các vết nứt.
Trong cái ảnh at2 thì có đáng dấu 2 cái vòng tròn mầu đỏ để chỉ cái vị trí của các ảnh a3, a4 và at3, at4.
Trong cái ảnh at3 và at4 thì có kẻ hai cái đường đỏ đỏ đựơc nối từ hai điểm ở hai bên mép khe nứt. Hai điểm này có vẻ trước kia nó là hàng xóm bình đẳng của nhau. Thế nhưng vật đổi sao rời nên chúng nó bị chia ly và có vẻ như địa vị của chúng không như nhau nữa. Cái anh bên Hạ lưu thì bị đi xuống hoặc cái anh Thượng lưu đi lên hoặc cả xảy ra cả hai. Hạ lưu đi xuống, Thương lưu đi lên là đúng quy luật rồi.
Với cái ảnh cung cấp thì các vị có thể đoán được vì sao nó nứt. Nếu nguyên nhân nứt mà là do co ngót như các vị đáng kính có thể sau này thành Thánh đã từng phát biểu thì nên bổ sung thêm vào giáo trình co ngót các dạng nứt kiểu này và nhiều dạng nứt tương tự như thế ở các công trình khác nữa cho nó được phong phú. Và, nếu kiếm chác được nhiều do bẩu là nó co ngót thì cũng nên lập cái bài vị có tên là "co ngót" để đặt lên bàn thờ mà cúng tế.
Và dưới đây là các ảnh đã nói ở trên:
a1
a2
a3
a4
at1
at2
at3
at4
thấy toàn cảnh các vết nứt này (xem hình at1 và at2 ở bài 20) thì thấy rất quen và nó giống với các vết nứt được trình bày trong các bài đầu tiên của các sách giáo khoa về bê tông cốt thép.
Sau khi xem lại một số tài liệu thì thấy mấy ông ở Sở GT Hà nội giỏi tầm cỡ GSTS đầu ngành và đầu gà. Không rõ các ông ấy có đọc các tài liệu thi công móng trụ H22 hay không. Nếu đã đọc mà vẫn kết luận do co ngót thì thật là quá liều.
Còn có khối vết nứt kinh khủng hơn ở các công trình giao thông khác cũng bị cho là cái anh "co ngót" này gây ra. Vì vậy do đó cho nên suy ra cái này mà cho là co ngót thì còn gần đúng hơn so với các sự cố ở các công trình bị nứt khác.
Chuyến này thì khối kẻ giật mình lo sợ phải chạy đi bịt "khe nứt" nhưng không phải là khe nứt ở trụ cầu.
Bịt được cái khe nứt không phải ở trụ cầu thì khe nứt ở trụ cầu tự nó sẽ tịt thôi...
==============================
Hôm nay, theo hợp đồng kinh tế rất nhiều tiền, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các vết nứt tại trụ số 22 của cầu Vĩnh tuy. Sau đây là báo cáo kết quả:
Cầu Vĩnh tuy bắc qua sông Hồng từ Vĩnh tuy sang Long biên. Các trụ cầu được đánh số từ 1 cho đến bao nhiêu thì không biết nhưng trụ số 18 thì nó nằm trên bờ phía Vĩnh tuy còn trụ 19 thì ngoài sông. Tiếp đến là các trụ 20, 21, 22 và .... đều nằm ngoài sông. Như vậy, nếu đứng từ Hà nội nhìn sang phía Gia lâm thì trụ H22 là cái trụ thứ tư dưới lòng sông. Trên mỗi trụ này thì ngoài con số chỉ tên trụ (ví ** 21, 22) thì người ta viết thêm chữ H và chữ T cho nó ...đẹp. Cũng có thể chữ H và chữ T này bên Hữu và bên Tả của cây cầu đi từ Hà nội sang Gia lâm. Cũng có thể chữ H và chữ T này là Hạ lưu và Thượng lưu. Dù là như thế nào thì cũng được cả. Nói cái này là để quý vị hình dung được phương phướng, vị trí của các đối tượng khi xem các ảnh dưới đây.
Bốn cái ảnh đầu có ký hiệu a1, a2, a3 và a4 là những ảnh chụp gốc chưa được vẽ bậy thêm vào. Còn các ảnh at1, at2, at3 và at4 thì lần lượt chính là a1, a2, a3 và a4 nhưng đã bị vẽ bậy thêm vào.
Ảnh at1 và at2 thì vẽ thêm vào các đường mầu đen để chỉ vị trí các vết nứt.
Trong cái ảnh at2 thì có đáng dấu 2 cái vòng tròn mầu đỏ để chỉ cái vị trí của các ảnh a3, a4 và at3, at4.
Trong cái ảnh at3 và at4 thì có kẻ hai cái đường đỏ đỏ đựơc nối từ hai điểm ở hai bên mép khe nứt. Hai điểm này có vẻ trước kia nó là hàng xóm bình đẳng của nhau. Thế nhưng vật đổi sao rời nên chúng nó bị chia ly và có vẻ như địa vị của chúng không như nhau nữa. Cái anh bên Hạ lưu thì bị đi xuống hoặc cái anh Thượng lưu đi lên hoặc cả xảy ra cả hai. Hạ lưu đi xuống, Thương lưu đi lên là đúng quy luật rồi.
Với cái ảnh cung cấp thì các vị có thể đoán được vì sao nó nứt. Nếu nguyên nhân nứt mà là do co ngót như các vị đáng kính có thể sau này thành Thánh đã từng phát biểu thì nên bổ sung thêm vào giáo trình co ngót các dạng nứt kiểu này và nhiều dạng nứt tương tự như thế ở các công trình khác nữa cho nó được phong phú. Và, nếu kiếm chác được nhiều do bẩu là nó co ngót thì cũng nên lập cái bài vị có tên là "co ngót" để đặt lên bàn thờ mà cúng tế.
Và dưới đây là các ảnh đã nói ở trên:
a1
a2
a3
a4
at1
at2
at3
at4
thấy toàn cảnh các vết nứt này (xem hình at1 và at2 ở bài 20) thì thấy rất quen và nó giống với các vết nứt được trình bày trong các bài đầu tiên của các sách giáo khoa về bê tông cốt thép.
Sau khi xem lại một số tài liệu thì thấy mấy ông ở Sở GT Hà nội giỏi tầm cỡ GSTS đầu ngành và đầu gà. Không rõ các ông ấy có đọc các tài liệu thi công móng trụ H22 hay không. Nếu đã đọc mà vẫn kết luận do co ngót thì thật là quá liều.
Còn có khối vết nứt kinh khủng hơn ở các công trình giao thông khác cũng bị cho là cái anh "co ngót" này gây ra. Vì vậy do đó cho nên suy ra cái này mà cho là co ngót thì còn gần đúng hơn so với các sự cố ở các công trình bị nứt khác.
Chuyến này thì khối kẻ giật mình lo sợ phải chạy đi bịt "khe nứt" nhưng không phải là khe nứt ở trụ cầu.