Ngày 30-1, cầu Rạch Chiếc 2 nằm trên đường vành đai 2 sẽ chính thức thông xe. Cây cầu này sau khi thông xe sẽ chia sẻ lượng xe từ xa lộ Hà Nội qua đường vành đai 2 để đến cảng Cát Lái thay vì phải vòng qua đường Đồng Văn Cống vốn kẹt xe thường xuyên.
Hướng đi từ cầu Rạch Chiếc 2 về cảng Cát Lái và ra xa lộ Hà Nội - Ảnh: Lê Anh
Cầu Rạch Chiếc 2 nằm trên đường vành đai 2, Quận 9, TPHCM được xây dựng làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 xây dựng một nhánh cầu vòm thép với ba nhịp vượt sông, chiều dài 868 mét, gồm bốn làn xe lưu thông theo hướng từ cầu Phú Mỹ đi qua Khu Công nghệ cao để ra xa lộ Hà Nội.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 871 tỉ đồng, được thực hiện theo hình thức nhà thầu xây lắp ứng vốn thi công, ngân sách thành phố trả chậm có tính lãi.
Hiện nay, tại khu vực phía Đông của TPHCM có hai cây cầu mang tên Rạch Chiếc, một cầu nằm trên xa lộ Hà Nội gần trạm thu phí hiện tại thường được gọi là cầu Rạch Chiếc 1, còn cầu Rạch Chiếc nằm trên đường vành đai 2 gọi là cầu Rạch Chiếc 2.
Sau khi thông xe các loại xe 2 bánh, xe ô tô con, xe ô tô khách và xe ô tô tải có tổng tải trọng dưới 3,5 tấn được đi hai chiều qua cầu Rạch Chiếc 2 theo hai lộ trình.
- Lộ trình 1: cầu Rạch Chiếc 2 → đường D2 Khu Công nghệ cao → đường D1 Khu Công nghệ cao → xa lộ Hà Nội và ngược lại.
- Lộ trình 2: cầu Rạch Chiếc 2 → đường D2 Khu Công nghệ cao → đường D2B Khu Công nghệ cao → đường vành đai đoạn 2 Khu Công nghệ cao (đường song hành dọc hàng rào) → Lê Văn Việt và ngược lại.
Riêng các loại xe ô tô tải có tổng tải trọng từ 3,5 tấn trở lên và xe container phục vụ sản xuất trong Khu Công nghệ cao vẫn được phép di chuyển theo hai lộ trình nói trên.
Như vậy là những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên và xe container nếu không phục vụ sản xuất trong Khu Công nghệ cao thì không được đi qua cầu Rạch Chiếc 2.
Việc xây dựng cầu Rạch Chiếc 2 nhằm khép kín dần đường vành đai 2 theo quy hoạch, tạo ra một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh kết nối giữa Khu Công nghệ cao của TPHCM với các cảng biển như Cát Lái, Hiệp Phước…
Cầu này sẽ rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa từ Khu Công nghệ cao về Tân Cảng Cát Lái còn khoảng 8 km, thay vì đi đường vòng ra xa lộ Hà Nội về cảng dài 14 km. Đồng thời, tạo thêm một hướng đi nữa để chia sẻ bớt lượng xe sang đường vành đai 2 để giảm tải cho đường Đồng Văn Cống hiện nay thường xuyên xảy ra kẹt xe nghiêm trọng.
Cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai 2 - Ảnh: Anh Quân
Theo quy hoạch, đường vành đai 2 còn đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 đến ngã tư Bình Thái hiện chưa tìm được nhà đầu tư nên chính quyền thành phố đã xây dựng đường dẫn nối từ Khu công nghệ cao qua cầu Rạch Chiếc 2 để đi vào đường vành đai 2 nhằm giảm kẹt xe ở ngã tư Bình Thái trên xa lộ Hà Nội.
Trong tương lai, sẽ xây dựng thêm một nhánh cầu Rạch Chiếc với 4 làn xe nằm cạnh cầu hiện tại.
Mới đây, Hội đồng đặt tên đường trên địa bàn thành phố thuộc Sở Văn hóa và Thể thao đã trình UBND TPHCM xem xét, đề nghị HĐND thành phố thông qua việc đổi tên cầu Rạch Chiếc 2 thành cầu Phú Hữu.
Hướng đi từ cầu Rạch Chiếc 2 về cảng Cát Lái và ra xa lộ Hà Nội - Ảnh: Lê Anh
Cầu Rạch Chiếc 2 nằm trên đường vành đai 2, Quận 9, TPHCM được xây dựng làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 xây dựng một nhánh cầu vòm thép với ba nhịp vượt sông, chiều dài 868 mét, gồm bốn làn xe lưu thông theo hướng từ cầu Phú Mỹ đi qua Khu Công nghệ cao để ra xa lộ Hà Nội.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 871 tỉ đồng, được thực hiện theo hình thức nhà thầu xây lắp ứng vốn thi công, ngân sách thành phố trả chậm có tính lãi.
Hiện nay, tại khu vực phía Đông của TPHCM có hai cây cầu mang tên Rạch Chiếc, một cầu nằm trên xa lộ Hà Nội gần trạm thu phí hiện tại thường được gọi là cầu Rạch Chiếc 1, còn cầu Rạch Chiếc nằm trên đường vành đai 2 gọi là cầu Rạch Chiếc 2.
Sau khi thông xe các loại xe 2 bánh, xe ô tô con, xe ô tô khách và xe ô tô tải có tổng tải trọng dưới 3,5 tấn được đi hai chiều qua cầu Rạch Chiếc 2 theo hai lộ trình.
- Lộ trình 1: cầu Rạch Chiếc 2 → đường D2 Khu Công nghệ cao → đường D1 Khu Công nghệ cao → xa lộ Hà Nội và ngược lại.
- Lộ trình 2: cầu Rạch Chiếc 2 → đường D2 Khu Công nghệ cao → đường D2B Khu Công nghệ cao → đường vành đai đoạn 2 Khu Công nghệ cao (đường song hành dọc hàng rào) → Lê Văn Việt và ngược lại.
Riêng các loại xe ô tô tải có tổng tải trọng từ 3,5 tấn trở lên và xe container phục vụ sản xuất trong Khu Công nghệ cao vẫn được phép di chuyển theo hai lộ trình nói trên.
Như vậy là những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên và xe container nếu không phục vụ sản xuất trong Khu Công nghệ cao thì không được đi qua cầu Rạch Chiếc 2.
Việc xây dựng cầu Rạch Chiếc 2 nhằm khép kín dần đường vành đai 2 theo quy hoạch, tạo ra một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh kết nối giữa Khu Công nghệ cao của TPHCM với các cảng biển như Cát Lái, Hiệp Phước…
Cầu này sẽ rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa từ Khu Công nghệ cao về Tân Cảng Cát Lái còn khoảng 8 km, thay vì đi đường vòng ra xa lộ Hà Nội về cảng dài 14 km. Đồng thời, tạo thêm một hướng đi nữa để chia sẻ bớt lượng xe sang đường vành đai 2 để giảm tải cho đường Đồng Văn Cống hiện nay thường xuyên xảy ra kẹt xe nghiêm trọng.
Cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai 2 - Ảnh: Anh Quân
Theo quy hoạch, đường vành đai 2 còn đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 đến ngã tư Bình Thái hiện chưa tìm được nhà đầu tư nên chính quyền thành phố đã xây dựng đường dẫn nối từ Khu công nghệ cao qua cầu Rạch Chiếc 2 để đi vào đường vành đai 2 nhằm giảm kẹt xe ở ngã tư Bình Thái trên xa lộ Hà Nội.
Trong tương lai, sẽ xây dựng thêm một nhánh cầu Rạch Chiếc với 4 làn xe nằm cạnh cầu hiện tại.
Mới đây, Hội đồng đặt tên đường trên địa bàn thành phố thuộc Sở Văn hóa và Thể thao đã trình UBND TPHCM xem xét, đề nghị HĐND thành phố thông qua việc đổi tên cầu Rạch Chiếc 2 thành cầu Phú Hữu.