Thường thức về hợp đồng kinh tế xây dựng

nguyenhoangphong

Thành viên cơ bản
9/5/13
8
1
Khai trương bài
"Điều chỉnh hợp đồng trọn gói"
Trích trả lời của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh:
  • Căn cứ điểm a, khoản 3, Điều 15 (Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng) của Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng: “Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này”.
  • Căn cứ khoản 2, Điều 34 (Điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng) của Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng: “Đối với hợp đồng trọn gói, thì chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).
  • Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Thông tư 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng tại về hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng dựng “Đối với hợp đồng trọn gói chỉ được điều chỉnh giá hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc đã thực hiện theo hợp đồng đã ký kết”.
  • Hợp đồng thi công cơ quan bạn ký ngày 8/10/2010, vào thời điểm Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (có hiệu lực thi hành) và thuộc loại Hợp đồng trọn gói, nên chỉ được điều chỉnh giá hợp đồng theo quy định nêu trên của và hướng dẫn thực hiện của Bộ Xây dựng.
Việc điều chỉnh giá hợp đồng do điều chỉnh giá trị nhân công, máy thi công theo hướng dẫn của Sở Xây dựng tại văn bản số 1050/SXD-QLKTXD như Bạn hỏi, không phải bổ sung khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc đã thực hiện theo hợp đồng đã ký kết nên không có cơ sở pháp lý. Về nội dung hợp đồng thi công ký kết giữa 02 bên có quy định “sẽ điều chỉnh giá khi có sự thay đổi chính sách của Nhà nước” là không phù hợp quy định nêu trên của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
 
Nếu gặp hợp đồng được bên thầu chính cung cấp đến thời điểm này vẫn ghi
  • Luật dân sự năm số 33/2005/QH11 14/06/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
  • Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/2/2004 2009 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây công trình
  • Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
  • Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng
  • Quyết định số 41/2006/QĐ-BXD ngày 29/12/2006 của Bộ xây dựng ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371:2006 “ Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng

thì xử lý thế nào? vì nếu mình đề nghị họ sửa lại hợp đồng thì cũng dễ bị cắt hợp đồng, mà thò bút ký thì thấy sao sao ạ
 
Nhằm nhò gì, mình còn gặp hợp đồng ghi là CĂN CỨ PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ - mình vẫn ký vì mình căn cứ vào các điều khoản chi tiết cũng như cơ chế xử lý tranh chấp.

Nói chung là chỉ có mấy Công ty gốc gác Nhà Nước hoặc còn bị ảnh hưởng của tư tưởng soạn thảo hợp đồng của Khu vực nhà nước thì mới ghi Các Căn cứ như vậy với kiểu ghi khi nào thì bên A khi nào là bên B, nếu có thêm phần Căn cứ vào Khả năng và Nhu cầu của Hai Bên nữa thì đúng tông hài hước phong cách nhà nước - một câu dẫn vô nghĩa.

Nói chung là hợp đồng nên loại bỏ ba trò căn cứ đi, cái gì cần cho hợp đồng thì nêu rõ luôn trong hợp đồng, nếu cần thiết phải có Điều khoản Luật áp dụng và Điều khoản Trọng tài thì ghi rõ ra luôn.
 
Thật ra, trong các Hợp đồng xây dựng của Việt Nam kiểu căn cứ liệt kê một loạt các Nghị định, Thông tư về Xây dựng, Thanh toán - Quyết toán, Cách điều chỉnh Giá, Định mức và Đơn giá Nhân công - Ca máy,... Điều này cũng có điểm hay là giúp mình biết được các Nghị định, Thông tư có liên quan khỏi mất công Google, nhưng giờ Bộ Xây Dựng với tư duy bao cấp thích thì vẫn bắt áp dụng thôi.

Rồi với cái trò bên A, bên B, bên C, bên D cũng khá tào phớ, tây chả xài kiểu này do rất dễ nhầm lẫn, đang đọc hợp đồng nhiều khi phải quay về đầu xem Bên A là ai, Bên B là ai. Để tránh nhầm lẫn và thuận tiện cho việc đọc hợp đồng thì nên gọi tên theo bản chất của mỗi bên theo hợp đồng, ví dụ.
  1. HĐ Mua Bán thì Bên Bán - Nhà Cung Cấp / The Seller - The Supplier và Bên Mua / The Buyer. Nếu có thêm thì Bên Môi Giới / The Broker.
  2. HĐ Dịch vụ thì Nhà Cung Cấp / The Provider và Khách hàng / The Client.
  3. Hợp đồng xây dựng thì Chủ đầu tư / The Employer và Nhà thầu / The Contractor.
Tây họ hay xài The Employer hoặc The Developer cho Chủ đầu tư chứ hầu như họ không xài The Investor như Việt Nam hay xài.​
4.....​

Phần rất quan trọng trong hợp đồng mà Việt Nam thường hay bỏ qua ít quan tâm là Phần Thuật ngữ - Định Nghĩa - Viết Tắt - Diễn giải. Trong đó có nhiều câu mới nghe thì rất ngô nghê, kiểu như từ Giống đực cũng xài cho Giống cái và ngược lại, Từ Số ít cũng xài cho Số nhiều và ngược lại, Tên của Điều khoản chỉ để tham khảo.

Về việc áp dụng các căn cứ cũ, nguyên tắc chung là Luật không hồi tố (riêng trong Hình sự, Hành chính thì có thể hồi tố nếu có lợi cho Bị can, Bị cáo, Người vi phạm hành chính nhưng phải ghi rõ trong Luật là được hồi tố). Nguyên tắc là Sự việc / Giao dịch xảy ra tại thời điểm nào thì áp dụng Luật có hiệu lực tại thời điểm đó chứ không phải áp dụng Luật tại thời điểm xét xử. Thí dụ Sự việc/ Giao dịch dân sự xảy ra và hoàn tất cuối 2016 nhưng qua 2017 mới Tranh Chấp thì vẫn áp dụng BLDS 2005, không áp dụng BLDS 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2017) để xử. Riêng Bộ Luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) thì đương nhiên là áp dụng Luật tố tụng có hiệu lực tại thời điểm xét xử.

Ngoài ra, trong các Bộ Luật, Luật, Nghị định, Thông tư thường có Điều khoản chuyển tiếp để quy định việc áp dụng Luật cũ, Luật mới trong giai đoạn chuyển tiếp. Hoặc Quốc Hội có thể ban hành 1 Nghị quyết riêng hướng dẫn áp dụng các Bộ Luật, Luật trong giai đoạn chuyển tiếp.

@01626576219 - do lấy mấy cái hợp đồng mẫu trên mạng về mà không sửa đó mà, bỏ quách mấy cái đó cho rồi - nói với bên thầu chính là vô nghĩa.
 
Hợp đồng thi công cơ quan bạn ký ngày 8/10/2010, vào thời điểm Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (có hiệu lực thi hành) và thuộc loại Hợp đồng trọn gói, nên chỉ được điều chỉnh giá hợp đồng theo quy định nêu trên của và hướng dẫn thực hiện của Bộ Xây dựng.