Thảo luận về đóng và ép cọc

  • Người khởi tạo Người khởi tạo amateurish
  • Ngày gửi Ngày gửi

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Tiếp tục copy các thảo luận trên VSSMGE nhằm phục vụ cung cấp các thông tin hữu ích cho các đồng nghiệp

Tr.M.Ph nói:
Xin chào quý thầy cô cùng toàn thểcác anh chị trong hội, em là kỹ sư thủy lợi mới ra trường, em hiện công tác tạiCà Mau, trong quá trình công tác em có gặp một số vấn đề về kiểm tra quá trìnhđóng cọc thử, nhưng vẫn chưa giải đáp được, mong được hội giúp đỡ giải đáp giúpem mấy vấn đề như sau:
1/ Khi đi kiểm tra quá trình đóngcọc thử em thấy với mỗi công trình cống khác nhau (em thường đi kiểm tra đóng cọcthử cho trụ pin cống, cầu giao thông, nhà quản lý…) thì tư vấn họ đề xuất quytrình đóng và kiểm tra đóng cọc thử cũng khác nhau (lúc thì kiểm tra độ chốitheo phương pháp động, lúc lại theo phương pháp tĩnh), không cái nào giống cáinào. Như vậy, tư vấn họ làm vậy là đúng hay sai, tại sao lại không có 1 quytrình thống nhất chung cho công tác đóng cọc thử, hay quá trình này phụ thuộcvào điều kiện địa chất của từng công trình mà đề ra quy trình đóng và kiểm trakhác nhau ?
2/ Tiêu chuẩn để thi công, kiểmtra, nghiệm thu đóng cọc thử ngoài tiêu chuẩn TCVN 9394:2012 còn có tiêu chuẩnnào khác quy định vấn đề này hay không ?
3/ Nếu trong quá trình đóng cọcthử cọc chưa đến độ sâu thiết kế nhưng đã thỏa mãn yêu cầu về độ chối thì phảixử lý như thế nào, có thể kết luận được rằng sẽ rút ngắn được chiều dài cọc khithi công đại trà hay không ?
Vì mới ra trường chưacó nhiều kinh nghiệm thực tế mong được quý thầy cô, anh chị trong hội giúp đỡ,xin cám ơn hội, chúc mọi người được nhiều sức khỏe, thân ái !

==================
TS Ng.Tr.T nói:
Chào cả nhà,
Chuyện chiều dài thực tế của cọc ngắn hơn thiết kế là bình thường vì :
1. Chiều dài thiết kế được xâc định từ két quả khảo sát. Khảo sát , thiết kế
và thi công coc đều do con người thực hiện.
2. Độ chính xác của các dự báo về
chiều dài cọc là phụ thuộc vào số lượng và chất lượng khảo sát và kinh nghiệm của
kỹ sư thiết kế.
3. Số lượng hố khảo sát có thê không đủ, nên dự báo có sai số. Sai số do điều kiện địa
chất thay đổi....
4. Các cọc làm việc theo ma sát bên là chính. Sức chịu tải cọc phụ thuộc vào chiều dài cọc
, chu vi cọc và ma sát bên
5. Có các khảo sát bổ xung trong thi công. Sẽ giúp các bạn có nhiều thông tin hon. Từ đó
Cho phép điều chỉnh chiêu dài cọc
6. Có thề biểu diễn độ sâu dừng đóng cọc trên không gian ba chièu.
Bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi chiều dài cọc là bình thường


Các bạn liên hệ với một số bạn đồng nghiệp và các đơn vị tổ chức các hội thảo và lớp học về Địa kỹ thuật.
1. Bài giảng của Thầy Bength Fellenius về móng cọc, đã tổ chức tại Đại học Kiến trúc TPHCM,
Đại học Thủ Dầu một, Bình Dương, Đại học Thuỷ lợi Hà nội ( 2011-2013)
2. Hội thảo về Địa Kỹ Thuật tại ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương, 6/2013
3. Hội thảo về phát triển hạ tầng, Đại học Bách khoa Đà nẵng , 8/2013
4. Hôi thảo về phát trển đô thị và hạ tầng bền vững, ĐHXD Hà Nội, 10/2013
5. Hội thảo về công trình ngầm, cầu đường và Địa Kỹ thuật Việt nam Nhật Bản, tháng 11/2013
6. Hội thảo GEOTECH - Hà nội, 2011 và 2013 do FECON , VSSMGE cùng với AIT và Hội kỹ sư trẻ của các bạn VN ở Pháp tổ chức
Chắc chắn các bạn sẽ có được câu trả lời cho các câu hỏi bề cọc và công nghệ làm cầu.
Trang WWW của VSSMGE đang được củng cố để tập hợp cá thông tin cần cho các bạn
Hiện có nhiều NCS đã bảo vệ thành công một số đề tàivveefvcoxj.
Có thể cho bạn Ph:
1. Thí nghiệm nghiệm thu sức chịu tải của cọc là nén tĩnh cọc
2. Có thể dùng PDA, công thức động, nhưng vẫn nên có thử tĩnh để so sánh
3. Nên dùng các Tiêu chuẩn về móng cọc của EURO CODE, Mỹ, Nhật, Canada , Thuỵ điển
4. Khi đống cọc đạt độ chối với chiều dai cọc ngắn hơn thiết kế thì cần nghiên cứu lý do. Khảo sát bổ xung?, PDA, thử tĩnh. Đặc biệt kiểm tra các lớp đất bên dưới mũi vọc
Chúc thành công

TS Tr.Đ nói:
Lý do có cái quy định phải đóng cọc thử cho các công trình là bởi chúng ta dốt nhưng lại thông minh. Dốt là bởi chúng ta khó hiểu biết tường tận nền đất nên thiết kế và dự báo là hay bị sai. Bù lại chúng ta lại rất thông minh khi biết là chúng ta dốt nên làm thử để kiểm tra lại các tính toán và dự báo nhằm xác định quy trinh thi công cọc và sức chịu tải của nó.


Có nhiều loại thí nghiệm xác định sức chịu tải của cọ khác nhau. các thí nghiệm này có mức độ tin cậy khác nhau tùy theo tính chất của bản thân các phương pháp và tùy theo trình độ và lương tâm của người thực hiện các phương pháp đó. Việc lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào mức độ quan trọng của công trình và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người tư vấn đối với công trình và điều kiện địa chất công trình trong vùng đất đó. Cái này thường được quy định bởi người thiết kế. Với những công trình có mức độ quan trọng đáng kể thì các tiêu chuẩn quy phạm của ta hiện nay có quy định cụ thể rồi. Còn đối với các công trình không đánh kể thì tùy. Nếu các công trình của bạn là đánh kể thì cái việc đánh giá khác nhau không thông nhất thì cần được xem lại. Còn các công trình của bạn không đánh kể thì nó có khác nhau cũng là chuyện bình thường.


Điều kiện dừng đóng cọc thường được quy định bằng độ chối tương ứng với độ sâu mũi cọc dự báo trước. Sở dĩ làm như vậy là để đảm bảo cho cọc có đủ khả năng chịu tải nhờ sức kháng của đất ở mũi và thân cọc. Trường hợp của bạn hỏi cọc đã đạt độ chối nhưng chưa đủ độ sâu thiết kế thì liệu có thể cắt cái cọc thừa đem đi bán để nhậu được không. Cái này thì bạn phải hỏi thiết kế chứ đừng nên ...nhậu. Nếu chiều dài cọc dự tính là 20 m mà mới đóng được 5 m đã đủ độ chối thì thường sẽ là không được. Thế nhưng khi nó khoảng 17 m mà đủ độ chối thì có thể OK. Thế nhưng bạn lại cho phép cắt tất cả các cọc đi mất 3 m thì e là không được. Cái nền đất bên dưới nó không giống như ta là luôn bằng mặt. Độ sâu của cái nóc lớp là nó phồng lên lõm xuống tùy theo mức độ thích của nó. Bạn mà cắt bớt đi thì sẽ nguy khi phải đóng đúng vào chỗ nó lõm xuống đấy. Lúc đó thì hết cọc rồi vẫn chẳng thấy chối đâu cả thì lại phải nối thêm đoạn nữa là ...rất đau ruột.


Chúc bạn làm việc tốt quan sát nhiều để có kinh nghiệm. Sau này khi không làm được gì nữa thì chém gió cho các bạn trẻ hơn.


Ng.C.O nói:
Như ý kiến của anh Ng thì có lẽ khá đầy đủ không cần phải nói lại. Tuy nhiên một số kinh nghiệm thực tế thấy rằng việc ước lượng sức kháng của cọc phụ thuộc đáng kể vào SPT (đặc biệt cho đất rời) mà thông số này thì độ tin cậy rất không cao. Tôi đã có một loạt thí nghiệm SPT ở một dự án với các đội thí nghiệm khác nhau, ở các vị trí giống nhau (tất nhiên không trùng tọa độ 100%) thì thấy rằng SPT có sự khác nhau đáng kể. Do đó việc ước lượng vẫn chỉ là ước lượng, cần phải có thử cọc để xác định.
1. Thông thường thì mức độ tin cậy nhất có thể là thử tải tĩnh. Nhà thầu cần đệ trình, biện pháp thử, và đánh giá kết quả thử, có so sánh với độ chối (độ xuyên/nhát búa trung bình) ở các thờiđiểm EOD và RESTRIKE thì mới có cơ sở để quyết định chiều dài cọc, ngoài ra cần phải kết hợp vớp PROFILE của nền đất trong khu vực để biến mức độ biến động của các lợp trong khu vực hạng mục xây dựng.

Một kinh nghiệm thực tế là, cọc thiết kế dài đến 45m (theo số liệu khảo sát), ép cọc thử thì chỉ đạt đến 35m thì không thể ép nữa, thử tĩnh thì đảm bảo cọc có khả năng mang tải. Cũng có trường hợp ở khu vực BÌNH DƯƠNG cọc đã được ép ngắn hơn chiều dài thiết kế, mà khi thửtĩnh thì lại không đạt yêu cầu mang tải và phải xử lý.

2. Tiêu chuẩn gì thì gì cái cuối cùng anh vẫn phải cần con số sức chịu tải cụ thể dựa trên CORRELATION ở mục 1.

3. Trong quá trình đóng cọc thử, đạtđộ chối THIẾT KẾ, không có nghĩa là sức chịu tải của cọc đã đạt THỰC TẾ, muốn biết thì cần phải thử tải TĨNH hoặc tương tự để xác định để đóng cọc ĐẠI TRÀ

Chuyện tư vấn có thể mỗi người một ý, tuy nhiên khi đã ở vào một tổ chức tư vấn thì rất rất hiếm có trường hợp nhưcủa bạn, mỗi hạng mục lại làm một kiểu như thế. Tốt nhất bạn nên hỏi tư vấn căn cứ và CONCEPT là gì. Ngoài ra cần phải xem thật kỹ hợp đồng, nếu lump sum thì bạn cố gắng mà tiết kiệm cho công ty, còn nếu theo UNIT PRICE thì ông tư vấn yêu cầu sao làm như vậy (cần có thư từ đầy đủ để đề phòng sự cố về sau), tức là cứ tính mét thanh toán tiền thì SỢ GÌ.
 
  • Like
Reactions: nguyenthanhchung682
Theo TCVN 9394-2012 về thi công và nghiệm thu cọc:
7.8 Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
a) Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực;
b) Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep) min đến (Pep)max, trong đó:
(Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý.

Dẫu ai cũng biết là Lmin, Lmax phụ thuộc vào địa chất công trình. Khi thiết kế cọc căn cứ vào các tính chất cơ lý của các lớp đất để chọn lớp đất chịu mũi cọc và thiết kế cọc theo các thông số cơ lý của lớp đó. Cụ thể căn cứ vào Hồ sơ khảo sát đia chất: Hình trụ hố khoan, Mặt cắt địa chất, .... biết được lớp đất được lựa chọn nằm ở cao độ nào thì sẽ xác định được Lmin và Lmax. Nói tóm lại, để xác định được Lmin và Lmax phải căn cứ vào tải trọng của công trình và địa chất của khu vực mà công trình tọa lạc. Dĩ nhiên thì địa chất cũng là nội suy (vì khoan có vài lỗ/1 công trình mà đánh giá được toàn bộ địa chất của khu vực xây dựng ) nên chiều dài cọc cũng chỉ là DỰ BÁO chỗ dài, chỗ ngắn khác nhau tùy vào địa chất.

Vấn đề tồn tại ở đây là trược quá trình ép cọc thử, có ý kiến cho rằng nếu dự báo được Lmax thì tại sao không đưa Lmax chính là Lthiết kế ? Khi mũi cọc (ép cọc thử) đạt đến chiều sâu thiết kế nếu chưa đạt Pmin, có cho phép ép cho tới khi đạt Pmin hay không ?
 
@nguyenthanhchung682 , ép cọc thử là để xác định chiều dài cọc chính xác, để từ đó quyết định việc đúc cọc đại trà, còn việc xác định Lmin, Lmax trong khi ép cọc lại là vấn đề khác, đấy chính là điều kiện kết thúc khi ép cọc đại trà.
Ví dụ với Lmin:
- Dự đoán mũi cọc đặt ở vị trí lớp đất tốt, ví dụ khi địa chất có lớp đất yếu xen kẹp giữa 2 lớp đất tốt mà cần ép cọc qua lớp đất yếu để đặt mũi cọc vào lớp đất tốt phía dưới thì phải quy định Lmin
- Chiều dài cọc cần có với cọc chịu nhổ hoặc chịu tải trọng ngang, bắt buộc phải có chiều dài cọc tối thiểu.
Ví dụ với Lmax:
- Giới hạn mũi cọc phải cách đáy lớp đất tốt tối thiểu 5m, nếu bên dưới đó là lớp đất xấu hơn
- Khi tỷ số dài đường kính L/D của cọc lớn hơn 60, phải dừng ép thể thay đổi mật độ thép.
...
Phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thiết kế
Về thi công, bạn có thể tham khảo thêm
http://khoaxaydung.duytan.edu.vn/media/85875/33-so-tay-ky-thuat-thi-cong.pdf.
 
Thầy @ttviet05 nói đúng như tiêu chuẩn và giáo trình "Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực"
Cái đang cần là xử lý theo thực tế
Ví dụ chưa đạt Lmin - thay vì khoan dẫn (cụ thể khoan dẫn như thế nào thì thiết kế quy định rồi), liệu có cho phép tăng tải trọng ép (nằm trong giới hạn sức chịu tải của vật liệu) để đưa cọc đến Lmin
Ví dụ chưa đạt Pmin - thay vì chờ thiết kế, có cho phép ép tới khi đạt Pmin (nằm trong giới hạn lớp địa chất và chiều dài cọc - đường kính L/D của cọc nhỏ hơn 60 )
 
@nguyenthanhchung682 - quá trình ép cọc thử dùng để làm gì ? Nguyên tắc khi không nằm ngoài giới hạn Lmin, Lmax thì phải chờ ý kiến thiết kế, có thể phải khoan khảo sát bổ sung .
 
@nguyenthanhchung682 - quá trình ép cọc thử dùng để làm gì ? Nguyên tắc khi không nằm ngoài giới hạn Lmin, Lmax thì phải chờ ý kiến thiết kế, có thể phải khoan khảo sát bổ sung .
Mình đang zoom vào vấn đề thử cọc, vì công trình dạng tuyến khác với công trình cầu - khi mỗi mố trụ đều có khoan địa chất. Lmin xem như là ý chí chủ quan của thiết kế, không đạt thì phải tìm cách cho đạt, vậy có thể xác định Lmax cho ép cọc thử không ?
 
Lại một sự nhầm lẫn nữa, Pmax, Pmin dùng quy định cho quá trình ép cọc .
Còn quá trình ép cọc thử thì phải túm cổ ông thiết kế xuống.
 
Khi thi công đóng cọc thử cần lưu ý mấy vấn đề sau:
1. Về thiết kế: Cọc thử thường có chiều dài lớn hơn để đảm bảo đóng đạt độ chối và cũng để kiểm tra sự phù hợp so với tính toán.
2. Về thi công: Cọc thử được thi công thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 đóng tới độ chối thiết kế, giai đoạn 2 (sau 3-7 ngày tùy theo nền đất sét hay cát) vỗ lại để khẳng định độ chối đã đạt được trước đó là chối thật hay chối giả.
3. Về đơn giá: Đơn giá cọc thử cao hơn so với cọc đại trà.
Tóm lại thì chi phí cho việc thử thường cao hơn so với làm thật, ngoại trừ việc sống thử thì có thể lại rẻ hơn đối với ai đó mà thôi ...

Tuy nhiên cách làm của Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện việc thử cọc để kiểm tra lại là chính, thường thì kết quả thử lại quá đạt so với yêu cầu. Nếu làm một cách đúng đắn thì chiều dài cọc cần được xác định một cách kinh tế chứ không phải làm theo kiểu như hiện nay.
 
Engico.jsc không có tham vọng đi sâu chi tiết thảo luận cùng các anh chị trên đây, về phương diện cọc thử, Engico.jsc cung cấp nguồn của chính mình cho các anh chị tham khảo
các anh chị có thể tham khảo thêm từ Thư Viện Kiến Thức của Engico.jsc

Công tác đóng (hoặc ép) cọc thử rất quan trọng cho việc quyết định cao độ mũi cọc đại trà. Vì vậy, tất cả các vị trí móng độc lập đều phải đóng, (hoặc ép) cọc thử theo “đề cương đóng (hoặc ép) cọc thử” do TVTK ban hành. Các cọc thử phải được đóng (hoặc ép) với sự giám sát của Tư vấn giám sát. Nhà thầu phải đóng (hoặc ép) các cọc thử tại các vị trí theo đề cương đóng cọc (ép cọc) do Tư vấn thiết kế cung cấp, tuân thủ các điều khoản của tiêu chuẩn hiện hành.
 
@EngicoVN làm gì có cái gọi là đề cương ép cọc thử nhỉ ? Đơn vị thi công căn cứ hồ sơ thiết kế và TCVN 9394-2012 để lập biện pháp thi công, đơn vị thí nghiệm cọc thì mới có đề cương thí nghiệm. Nhiệm vụ của đơn vị thiết kế chỉ là tính toán đưa ra sức chịu tải cọc, cấu tạo cọc (Ptt, Pmax, Pmin, chỉ định vị trí cọc thử, số lượng cọc thử) ...
Anh chị nào ở Hải Phòng tham khảo cái này cũng được

Cũng xin lưu ý TCVN 9394-2012 là tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc đóng và cọc ép , còn nén tĩnh thì phải dùng TCVN 9393:2012 – Cọc – Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.

Với ép cọc thì Pmax là giá trị khống chế lực ép lớn nhất để không làm vỡ cọc được xác định theo tiêu chuẩn bê tông, có thể chọn bằng 3 lần Ptk hoặc hơn nếu thích, nhưng kinh nghiệm thì không ai làm thế cả. Pmin là giá trị lực ép tối thiểu cần phải đạt để đảm bảo cọc có đủ sức chịu tải tính toán theo điều kiền nền.

Thí nghiệm nén tĩnh cọc ở giai đoạn thăm dò thiết kế (thí nghiệm thăm dò) được tiến hành trước khi thi công cọc đại trà nhằm xác định các số liệu cần thiết kế về cường độ, biến dạng và mối quan hệ tải trọng - chuyển vị của cọc làm cơ sơ cho thiết kế hoặc điều chỉnh đồ án thiết kế, chọn thiết bị và công nghệ thi công cọc phù hợp. Đối với cọc thí nghiệm thăm dò, bằng tải trọng phá hoại hoặc bằng 250 % đến 300 % tải trọng thiết kế;

Thông thường với vị trí có hố khoan địa chất, cọc thăm dò nên dài hơn cọc thiết kế khoảng 2m. Với những vị trí khác, thì phải hỏi ông thiết kế, vì nếu thiết kế xác định tải trọng thiết kế thấp hơn nhiều so với tải trọng phá hoại thì nên có cọc thăm dò dài hơn để có thuận lợi tăng tải trọng thí nghiệm lên để có thể đủ điều kiện "tóm được" sức chịu tải cho phép. Lưu ý là về mặt pháp lý chỉ có thiết kế mới quyết định được việc tăng, giảm chiều dài cọc thí nghiệm thăm dò.
 
Thông thường với vị trí có hố khoan địa chất, cọc thăm dò nên dài hơn cọc thiết kế khoảng 2m. Với những vị trí khác, thì phải hỏi ông thiết kế, vì nếu thiết kế xác định tải trọng thiết kế thấp hơn nhiều so với tải trọng phá hoại thì nên có cọc thăm dò dài hơn để có thuận lợi tăng tải trọng thí nghiệm lên để có thể đủ điều kiện "tóm được" sức chịu tải cho phép. Lưu ý là về mặt pháp lý chỉ có thiết kế mới quyết định được việc tăng, giảm chiều dài cọc thí nghiệm thăm dò.
Em cũng nghĩ là chiều dài cọc thiết kết chưa hẳn là chiều dài cọc đại trà, chiều dài cọc sau khi ép thăm dò mới chính xác, nhưng cơ sở nào để xác định chính xác chiều dài cọc thăm dò, có chỗ nào có tính pháp lý không ?
 
Cơ sở nào để cơ sở nào để xác định chính xác chiều dài cọc thăm dò,
thì thăm dò
itd_3d_ani_w100_smiles_014.gif
 
Lý thuyết và thực tiển


Chuyện khá phổ biến ở các vùng sâu vùng xa thiếu thốn trang thiết bị xây dựng, nếu đòi hởi đâỳ đủ trang thiết bị thì giá thành sẽ khá cao .... mà cái gì bây giờ cũng phải đấu thầu và chung chi !!! Chi tiết nguy hiểm nhất là khi tròng búa vào đầu cột chắc do thủy triều nên móc cẩu quá sát đầu cần dễ gây nguy hiểm và khó tròng búa.
 
  • Haha
Reactions: VinaConsSix