Thớt tổng hợp tất tần tật về du học và định cư ở nước ngoài

  • Người khởi tạo Người khởi tạo ngochuyh
  • Ngày gửi Ngày gửi

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Thú thiệt do nhân viên Công ty ImMiCa cứ suốt ngày tỉ tê nếu có tài sản chứng minh 2tr $ (cũng không khó đối với em - đơn giản là kêu ông bà già chuyển tài sản sang tên em) và đồng ý đầu tư 500k thì có suất thẻ xanh bên Mỹ, em cũng lăn tăn tới lui mãi với bà xã:
- Tuy nhiên em thắc mắc là Mỹ nó cũng chả ngu đâu - với 500K mà nó cho phép đầu tư (phải tạo việc làm liên tục cho tối thiểu 10 lao động nữa) và mang cả gia đình sang đồng thời cấp thẻ xanh 5 năm - nhưng trong 5 năm đó mà kinh doanh không thành công, lợi nhuận không đủ nuôi gia đình và con đi học thì ale hấp mời về lại Việt Nam. Cái khó là trong 5 năm kinh doanh ở nước sở tại phải chứng minh được có lãi để họ cấp tiếp thẻ xanh cho mình. Sau 10 năm thì mới được xét nhập quốc tịch hay không. Con cái qua bển học trường làng nhàng, trường công thì mới ít tiền chứ trường danh tiếng thì cũng phải đóng tiền ngang với dân du học.
- Vấn đề lo cho con, hiện nay cho con du học hầu như là để trọn đạo phụ tử chứ 100 đứa ra đi chỉ khoảng 5 đứa là trụ lại được ở xứ người, còn lại phải về nước hay ở lại bằng cách này cách khác. Vậy khi con đủ 18t, thà bỏ 60-80k kiếm cái thẻ xanh bên đó, bằng con đường gì đó còn hơn là đầu tư EB5.
- Bọn trẻ dưới 18 nó qua đó nó học rồi nó thích nghi dễ và nhanh hơn, chứ tầm trên 35t mà qua đó là chết đuối chắc luôn. Qua đó đồng nghĩa với xếp lại tất cả và làm lại từ đầu, bèo lắm cũng phải 3 năm sau mới lóp ngóp vực dậy. Mà mình không có tồn tại nổi đến 3 năm mà ngóc đầu lên đâu, lỗ là biến. Khi đi định cư nước ngoài coi như là vứt bỏ hết, tiền bạc, địa vị, học thức, chức vụ chỉ còn là một con người trần truồng đúng nghĩa mà thôi. Chính ra ở Việt Nam anh có một quán phở nổi tiếng khi đầu tư ra nước ngoài lại dễ sống và tồn tại hơn một anh giáo sư đại học, bác sĩ hay doanh nhân.
- Bên ImMiCa cứ tỉ tê là "
.... bỏ ra 500K đầu tư vào dự án EB5 thường là khả thi, lợi nhuận tốt. Tại sao bên đó lại dành dự án đó cho dân muốn nhập cư, mà không vay ngân hàng? Bởi vì họ vay 500K không có lãi suất hoặc lãi suất cực thấp. Thẩm định dự án an toàn rồi thì cứ yên tâm, 5 năm sau lấy lại 500K không sứt mẻ đồng nào, lợi nhuận từ dự án thì bọn tổ chức nó lấy hết chứ dân muốn nhập cư không xơ múi gì đâu. Việc tạo công ăn việc làm, chứng minh lợi nhuận và những thứ khác tụi tổ chức nó lo cho hết....." Em thắc mắc là có chắc là sẽ kiểm soát nổi vấn đề sau từng ấy thời gian và đảm bảo là hoàn vốn không? Chỉ cần hoàn vốn thôi không nói về lãi --- -- thì thấy giả lời rằng " ....đầu tư nào chả chả có rủi ro ...." - vậy đưa tiền cho người ta làm ăn dạng này cũng giống như đưa tiền cho người khác đánh bài giùm ???? :confused:
- Tiếp tục rằng ".... đã làm EB-5 là chấp nhận rủi ro rồi, nếu dễ ăn vậy thì nó kêu gọi dân nó đầu tư, nó để mấy thằng muốn nhập cư nhảy vô là do: Thứ nhất: Bạn có chất xám & Thứ hai: Bạn có tiền ..... vậy nên có các tổ chức đứng ra lo chất xám cho ..." Vậy lệ thuộc vào môi giới - dự án có ngon lành hay không toàn do môi giới vẽ chứ người muốn đi lại k được thấy tận mắt xem nó làm ăn thế nào - đánh bạc tù mù ??? Với cái rủi ro nữa là một số môi giới dù là dự án công nhưng khách hàng lại không được đóng tiền trực tiếp cho chính quyền mà phải đóng tiền cho môi giới, nói dại môi giới làm quả bùng như Huyền Như thì khách đi mà đòi ông trời ??? :confused:
- Tuy nhiên có người nói " ..... đừng nghe công ty Ỉm đó, nên đi dạng mua miếng đất rồi nhượng quyền MAC DONALD tự mình kinh doanh(mướn một người quản lý đạt chuẩn nó chia lợi nhuận với mình) đảm bảo kế hoạch khá khả thi nếu muốn con mình có một môi trường tốt .... " đến đây em thấy hơi xiêu xiêu

Hóng bác nào rành

P/S mình sửa lại tiêu đề, mong muốn tổng hợp tất tần tật ... chứ không phải mỗi đầu tư để được nhập quốc tịch Mỹ
 
Cái thẻ xanh di dân dạng đoàn tụ hay hôn nhân nó khác với cái thẻ xanh đầu tư nhé các bác. Nhiều người không hiểu dễ ngộ nhận chỗ này lắm. Thẻ xanh dạng đầu nếu sau 5 năm bác không phạm pháp gì thì nó tự động cấp mới, sau 12 năm thì nó cấp một lần vĩnh viễn luôn cho dù bác chưa có ý định vào quốc tịch, giống như kiểu KT3 của ta vậy.

Loại thẻ xanh dành cho đầu tư sau 5 năm nó sẽ xét lại nhiều thứ lắm đấy chứ không dễ dàng gì cấp lại lần 2 đâu
 
  • Like
Reactions: NhaPhoGroup
So sánh lợi ích về việc nhập tịch cho đám trẻ con học nhé ===> ở nhà cho phẻ, tự nhiên vác 500K cống nộp cho mấy em Huyền Như Quốc tịch Mẽo
Về các trường đại học ở Mỹ
Giáo dục đại học ở Mỹ nổi tiếng với chất lượng hàng đầu, khả năng tiếp cận dễ dàng, đa dạng và linh hoạt. Đây là sự pha trộn đa dạng các trường công và tư, một số trong đó được tự chủ.

Trường đại học tiểu bang
Các trường đại học tiểu bang được chính phủ Mỹ thành lập và cấp kinh phí. Học phí thấp hơn so với các trường đại học tư và các sinh viên nội bang (những người từ tiểu bang đó) trả phí thấp hơn đáng kể so với sinh viên ngoại bang. Tổng số ghi danh thường trên 20.000 sinh viên. Sinh viên quốc tế được phân loại vào nhóm sinh viên ngoại bang và có thể phải đáp ứng yêu cầu tuyển sinh cao hơn so với sinh viên nội bang.
===> Mang tiếng cho con du học mà học mấy trường này nên chăng?

Trường đại học tư
Trường tư lấy kinh phí từ các nguồn tài trợ, học phí, trợ cấp và đóng góp từ các cựu sinh viên. Học phí thường cao hơn ở các trường đại học tiểu bang và không phân biệt sinh viên nội bang hay ngoại bang. Các trường này thường có lượng sinh viên theo học ít hơn so với trường đại học tiểu bang. Các trường thuộc các tôn giáo, hoặc được một tôn giáo nào đó tài trợ, vốn có rất nhiều ở Mỹ, là các trường tư.
===> Bình đẳng như nhau

Không tính hai loại hình bên dưới nhé

Trường cao đẳng cộng đồng
Cao đẳng cộng đồng có các chương trình lấy bằng bán cử nhân hai năm cũng như có các chương trình kỹ thuật, dạy nghề. Các trường này có thể là trường công hoặc tư, nhưng thường có liên kết chặt chẽ với các bên liên quan trong cộng đồng xung quanh. Học phí ở cao đẳng cộng đồng nói chung là ít hơn và nhiều trường có liên kết với các trường đại học cho phép sinh viên chuyển tiếp sang năm thứ ba của chương trình đại học.


Cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề
Cao đẳng nghề và kỹ thuật cung cấp các chương trình ngắn hạn để đào tạo sinh viên cho một nghề cụ thể hoặc cách sử dụng kỹ năng cụ thể nào đó và thường kéo dài hai năm hoặc ít hơn.

 
Sửa lần cuối:
Cũng nhân tiện đây báo cho các bác về các công ty Công ty offshore được quảng cáo
1. Gián tiếp đầu tư, thành lập xí nghiệp tại nước ngoài : bảo lưu lợi nhuận không kỳ hạn tại nước ngoài
2. Thương mại XNK 3, 4 bên tại nước ngoài: Xuất hàng TQ, VN ... đi Mỹ
3. Thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN: trốn thuế TNDN
4. Niêm yết chứng khoán tại nước ngoài : ????
5. Sở hữu bất động sản tại nước ngoài
6. Thu mua cổ phiếu tại nước ngoài
7. Sở hữu thương hiệu, bản quyền độc quyền.
8 . Thu phí môi giới, phí dịch vụ từ nước ngoài
9. Kinh doanh hàng hóa dịch vụ đặc thù
....

thì thành lập tại
BVI bị tẩy chay rồi - BVI bây giờ chỗ nào cũng từ chối mở tài khoản. EU & Nga cũng đã có chính sách kềm chế, sắp tới VN mình chắc cũng luộc
 

Nhiều công ty tư vấn đang giới thiệu các cơ hội định cư thông qua chương trình đầu tư dự án, nhất là ở Mỹ. Tuy nhiên việc chuyển tiền lại chứa đựng đầy rủi ro khi luật VN chưa cho phép cá nhân tự do chuyển tiền ra nước ngoài.


Tất cả các công ty tư vấn đầu tư qua Mỹ đều không nói trước cách thức và phí chuyển tiền cho khách hàng mà chỉ sau khi ký HĐ tư vấn khách mới được biết. Để tìm hiểu thêm về việc này, sau nhiều lần thuyết phục, anh Hà ngụ tại Q.10, TP.HCM - người đã hoàn tất hồ sơ định cư tại Mỹ theo chương trình EB-5 đồng ý kể lại quá trình tư vấn và làm hồ sơ của gia đình mình.
Anh Hà cho biết, qua các công ty tư vấn anh quyết định lựa chọn đầu tư vào chuỗi nhà hàng kinh doanh bánh mì tại California (Mỹ). Công ty tư vấn anh chuyển tiền "ăn theo" HĐ xuất khẩu của một doanh nghiệp (DN) trong nước có đối tác ở Mỹ. Đối tác này sẽ thanh toán vào tài khoản của chủ hệ thống bánh mì số tiền 500.000 USD. Ở trong nước, anh Hà nộp trả lại số tiền này cho DN xuất khẩu. Mọi thủ tục nộp tiền, thanh toán đều được thực hiện qua một đơn vị trung gian. Mức phí anh Hà phải trả lên đến 4,5% là 22.500 USD, tương đương gần 500 triệu đồng.

Nhưng phổ biến hơn là chuyển tiền thông qua một HĐ khống, như vay vốn khống, xuất khẩu khống, mua bán bất động sản khống... HĐ khống để tiền phải được chuyển vào tài khoản ngân hàng của chủ đầu tư theo quy định của Mỹ chứ không phải mang tiền mặt vào nước này. Đơn cử với giao dịch bất động sản khống. Nhà đầu tư trong nước có thể làm HĐ bán bất động sản tại VN cho Việt kiều Mỹ và yêu cầu bên mua chuyển tiền vào tài khoản cho chủ đầu tư dự án tại Mỹ. Việc mua bán này thực tế không xảy ra. Nhà đầu tư sẽ chuyển số tiền cho công ty trung gian (do công ty tư vấn giới thiệu). Công ty trung gian này sẽ chuyển trả cho Việt kiều mua bất động sản. Với hình thức này, khách hàng mất 3% phí chuyển tiền


Một hình thức khác là tự tìm bạn bè, người thân, người quen biết tại Mỹ để làm HĐ vay vốn. Cá nhân ở Mỹ sẽ chuyển số tiền vào tài khoản chủ đầu tư ở Mỹ theo yêu cầu. Phí trong trường hợp này khoảng 1%/tổng giá trị đầu tư.
Theo anh Hà, việc chuyển tiền thông qua một cá nhân khác phí thấp nhất nhưng rất rủi ro vì thường chỉ được đưa lại một biên nhận viết tay. Nếu cá nhân ở Mỹ "lật kèo" thì rất khó để kiện hay đòi lại tiền

Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng cổ phần tại TP.HCM cũng cho biết, gần đây, khá nhiều người hỏi thăm về dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư theo dạng định cư. Có khách hàng còn đề nghị thế chấp nhà vay tiền ngân hàng để thực hiện chuyển tiền đầu tư theo diện EB-5, nhưng ngân hàng đều từ chối vì việc đầu tư này không có trong quy định.


Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho biết: “Theo quy định, cá nhân và tổ chức muốn chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài cần phải có giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Bộ KH-ĐT, sau đó NHNN sẽ xác nhận tiến độ chuyển tiền ra nước ngoài và ngân hàng thương mại căn cứ theo đó thực hiện”. Ông Minh khẳng định, việc chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, mua cổ phần và kể cả việc mua bất động sản như nói trên là trái quy định. Pháp lệnh ngoại hối có quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài nhưng hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên chưa thực hiện.
Theo các công ty tư vấn, trên thực tế các cá nhân rất khó để theo đuổi xin được giấy phép chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài trong khi họ phải hoàn thành hồ sơ trong thời gian nhanh nhất. Với những người đầu tư theo dạng EB-5 đa số là đầu tư gián tiếp dưới hình thức góp vốn cổ phần nên càng không thể xin được giấy phép. Vì vậy, họ đành phải chấp nhận mất phí rất cao để chuyển "chui" ngoại tệ sang Mỹ với rủi ro cực lớn. Đáng lo ngại là tiền cao, phí lớn, rủi ro nhiều nhưng không có gì đảm bảo được hồ sơ đầu tư định cư đều được phía Mỹ chấp thuận. Bởi còn hàng loạt những việc phía sau như chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số tiền đầu tư, nhân thân của gia đình…
Chưa hết, để được hướng dẫn các hình thức chuyển tiền, bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc tài chính để đầu tư… thì khách hàng phải trả cho công ty tư vấn 45.000 USD. Rủi ro lớn nữa là khả năng bị mất luôn số tiền đầu tư ban đầu nếu gặp phải dự án “ma”.

Nguồn:
Ngoại tệ chảy chui ra nước ngoài | Kinh tế | Thanh Niên Online
 
“Định cư lấy thẻ xanh nhanh nhất” ?

Theo giới thiệu của nhiều công ty tư vấn, EB-5 là chương trình định cư lấy thẻ xanh Mỹ nhanh nhất. Sau khoảng 1,5 - 2 năm nộp hồ sơ, nhà đầu tư và tất cả thành viên khác trong gia đình (vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình) sẽ được cấp thẻ xanh có điều kiện. Và 2 năm sau kể từ ngày nhập cảnh vào Mỹ theo diện visa định cư, nhà đầu tư và người đi kèm sẽ được nhận thẻ xanh vĩnh viễn, đồng thời sẽ trở thành công dân Mỹ sau 5 năm.Tuy nhiên, việc có được chấp thuận trở thành công dân nước sở tại hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc sau 2 năm đầu tiên, phải chứng minh được dự án đầu tư này vẫn tiếp tục và tạo được việc làm cho ít nhất 10 người bản xứ, thì lúc đó mới đủ điều kiện để xin thẻ xanh 10 năm (thường trú nhân). Vì vậy việc thẩm định dự án có hiệu quả hay không để rót tiền đầu tư là một vấn đề khá quan trọng.
 
Nhờ ACE thẩm giúp chia sẻ trong Group kín, không có trên pate búc đâu

Định Cư Mỹ Không Cần Thân Nhân bảo lãnh
===========================================

Chào các bác,

Em xin chia sẽ vấn đề hiện tại để các bác nào có quan tâm và bàn bạc. Như các bác chắc cũng biết ít nhiều về em, và hiện nay em có làm kênh YOUTUBE và chia sẽ lại kinh nghiệm đi MỸ của em là như thế nào. Ở đây em không phân biệt nơi nào xấu tốt gì hết, em chỉ chia sẽ vấn đề đi Mỹ định cư diện lao động di dân là đang có thật và được tiến hành bởi em. Các bác xem và chia sẽ giúp em đến với những anh chị em nào cần một con đường và tìm một lối đi nhé.


Em biết không dễ để các bác tin là đi Mỹ có những con đường dễ như vậy, chính em cũng như các bác vào khoảng 2 năm trước thôi, trớ trêu cái là người Việt mình bị cái tính xấu là khi làm gì được thì dấu như dấu ... Em biết không ít gia đình bên Mỹ này kỹ sư bác sỹ VN và chủ cả VN thành đạt đi qua diện EB3 này như em, mà các người đó lại không muốn người khác biết mình đi qua diện này (cũng sỉ diện hảo đây), nếu các anh có người quen bỗng nhiên mất tích bên Mỹ mà khi hỏi đến thì nói đang du lịch ở Mỹ đã hơn 6 tháng rồi thì xem chừng họ đang đi làm EB3 mà dấu đó.

Thôi em không nói nhiều về việc thật hay không này nữa, bản thân em đi làm 100% người thật việc thật mà các bác còn nói này nọ thì ai mà các bác có thể tin được nữa. Em chỉ muốn giúp người nào tìm đường, tìm cơ hội định cư nơi đất Mỹ này qua clip của em cũng có thêm được thông tin và định hướng riêng cho mình. Thế thôi em chỉ thấy sao nói vậy. Còn tổng hợp lý do để các bác không tin thì em phản hồi vài gạch đầu dòng như bên dưới

- Về công việc LĐPT: có nhiều loại nhưng em chỉ lấy 1 công việc là làm nhà máy chế biến thịt gà ra nói cho dễ. Nhà máy loại này thường xuyên thiếu nhân công vì lương thấp (10$-11$/h) nên dân Mỹ nó không chịu làm, (phần lớn công nhân ở đây là tụi đen và mễ, tụi này thì làm có tiền đủ để chơi thì nghỉ, hết tiền mà không kiếm được việc ngon hơn thì đưa mặt vô xin đi làm tiếp) nên khi các công ty gà này tuyển được người lao động eb3 từ Korea, ấn độ, nepal, palestine, china, và bây giờ là VN thì giải quyết ổn định được tạm thời lực lượng lao động mà không tốn chi phí, lại dễ quản hơn nhiều. (Các bác cứ suy nghĩ em nói đúng không nhé)

- Về định hướng đi Mỹ làm giàu: Em không dám bàn, vì các bác VN là chủ cả nên ở VN sẽ giàu hơn, em chỉ nói qua Mỹ là vấn đề giấy tờ định cư thôi nhé. Cái này bác CPKhanhung đã nói cụ thể nhiều phần trên rồi. Nên các bác làm lương tháng 6K ở VN thì cứ yên chí ở VN nhé, vì em nghèo mới đi mỹ eb3 thôi, các bác 6K thì giàu rồi đi chi cực.

- Về giảm dân nhập cư của TT Trum: Cái này ổng giảm thành phần tội phạm và không đem lại lợi ích cho Mỹ thôi, chứ eb3 ổng sao dám giảm (Vì ngày nào ổng ko ăn thịt gà này nọ, giảm người lấy ai làm cho ổng ăn)

Quy trình như sau:
1. Tất cả hồ sơ làm đều xuất phát từ VN là tốt nhất, và không có chuyện đi Mỹ trốn ở lại để làm EB3, diều này là không hợp pháp và cũng không làm được kiểu này ở Mỹ
2. Từ khi hợp đồng để được qua tới Mỹ thì khoảng 6 tháng đến 3 năm tùy vào tình hình hồ sơ cụ thể của từng cá nhân một (cái này dài và không giải thích cụ thể ở đây được, nếu người nào đặt vấn đề nghiêm túc thì sẽ dành thời gian trả lời để hiểu rõ hơn nhé)
3. Vợ con đi cùng
4. Tỷ lệ thành công là hơn 90% nếu kiên trì và chịu khó chấp hành hướng dẫn.

Tóm lại như vậy đi nhé. Cụ thể em gọn lại câu cuối thôi

EM NÓI THẬT 100% LÀ ĐI MỸ EB3 NHƯ EM KHÔNG KHÓ. CÓ GAN LÀ VƯỢT ĐƯỢC HẾT CÁC CHƯỚNG NGẠI VẬT
 
Cách đây không lâu (5-6 năm) là có "cơ quan" trong nước kết hợp với dịch vụ là nhận hồ sơ xin qua Mỹ làm tài xế xe tải và tung tin đồn rằng người Mỹ không thích làm tài xế xe tải vì cực nhọc và ít tiền .

Thế là ùn ùn nộp hồ sơ cả đống mà không có ai đi được
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft


Lái xe tải ở Mỹ cần:

- tiếng Anh tốt để nghe và nói (đọc bảng đường, nghe tin khẩn, đọc chỉ dẫn, v.v.)

- đa số các tiểu bang buộc tài xế phải học ở trường dạy lại ít nhất 6 tháng (nhiều bang buộc học 12 tháng).

- có sức khoẻ tốt

3 điều kiện trên thì làm gì tài xế VN có .

Quả lừa đó giúp cho "cơ quan" & dịch vụ bỏ túi ít nhất vài trăm ngàn USD "lệ phí nhận giùm hồ sơ" trước khi bị phanh phui là xạo và lừa .

Haiz ...

Bác cô anh chị em đi trên con đường quang minh chính đại thì tôi welcome và nhiệt tình "hỗ trợ bằng keyboard"
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft


Những ai đi trên dây mà đến được đầu kia thì tôi thở phào giùm .

Nhưng không nên xúi người khác đi trên dây cả bầy .

Tôi rất sợ các công ty đứng đằng sau . Tôi biết được tôi report .

Để bữa nào tôi qua Atlanta xem cái công ty có hàng chục EB3
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft
 
Gửi @anhatrang

nhìn xem tác giả clip đứng đâu nhé. Giá gốc của chương trình này từ công ty usmantech mà chủ clip đi theo dạng Combo Card đâu tới 20k đâu mà sao 2018 lên đến 25k, Cty này đi chưa có case nào pv thành công từ VN cả, từ 01-2017 đến nay chỉ duy nhất 1 case pv từ VN có visa we3 là ở cái đảo gần Philipine với mức lươnglương 4-6usd/h còn lại LSQ trả hs về ucis hết.

unnamed.jpg

Tình trạng chủ clip theo mình đoán chưa có greencard chỉ mới CB card (Thẻ đi làm và thẻ đi lại) thôi (Bác nhận CB khoảng 02-2018 để bắt đầu đi làm, mình chi đoán thôi).

Kết luận: Eb3 là chương trình có thật, được luật pháp Mỹ công nhận 1990. Nên các anh VK vùng sâu vùng xa, không hiểu biết về luật di trú xin vui lòng đừng chứng tỏ.
 
Người nào đi Mỹ thì nên hỏi bản thân mình đi Mỹ vì ly do gì? What is your American dream? Chưa thấy ai nói đi Mỹ sướng cả. Nhưng at the end of the day, đi mỹ đáng vì những gì đạt được nó xứng đáng với những gì họ bỏ ra.

Mỹ là land of the free and the home of the brave. Mỹ là đất nước của cơ hội và công bằng. Chính tinh thần này đã khuyến khích bao thế hệ di dân xây dựng nên một nước mỹ ngày nay. 10 người đến Mỹ sẽ có 5 người out vì lười biếng không thích nghi, 5 người còn lại sẽ thành công. Đi Mỹ là một sự đánh đổi. Có thể sự đánh đổi ở đây là: tương lai vợ con, sự tự do, công bằng...

Mỹ nè, ngon thì nhào vô.

Con đường chính quy mọi thứ đều công khai ở đây : https://www.uscis.gov/

Người Việt, người Phi Luật Tân, người Tàu, người Ấn, nhiều giống dân khác cũng có nhưng đa số lại là người Mexico hưởng đủ . Đó là con đường vào Mỹ ở lậu, lâu lâu Mỹ lại có cái màn ân xá . Có một diện "Phi Chính Quy" khác mà không tiện nói ra .

Thấy Su toàn bàn ra chuyện EB3 do không hiểu nhiều về EB-3 mà lại quá quan tâm một cách không cần thiết . Longlee thật ra có tâm muốn chia sẻ thông tin để giúp một số người tìm hiểu rằng EB-3 là có thật với người thật, việc thật . Điều này đáng khen và đáng khuyến khích . Còn những ai nghi ngờ mục đích trong việc làm này của Longlee với những suy nghĩ đại khái như Longlee chắc muốn móc nối theo theo kiểu "cò con" kiếm chác được chút ít gì đó từ những người hóng hớt đi theo diện EB-3 thì nên quên đi những suy nghĩ này . Là người từng gặp Longlee, mình nghĩ những việc làm này của Longlee không những chả có lợi lộc gì cả cho Longlee mà có khi làm phiền đến chính bản thân .

Lấy thí dụ như ở điều khoản :
  • Ứng viên không phải trả bất kỳ khoản phí cho hồ sơ PERM, chi phí pháp lý hồ sơ PERM, hoặc bị bắt buộc cam kết vị trí với công ty.

Thì chuyện Longlee đưa lên youtube nhỡ nói ra những điều gì đó sai với pháp luật thì đó là cái cớ mà mấy cha nội ở USCIS đưa ra làm bằng chứng thì sau này dù Longlee có mướn luật sư giỏi tầm cở luật sư trong vụ O.J. Simpson cũng không cãi nổi với tụi USCIS .

Trở lại vấn đề EB3 : EB-3 Visa có 3 loại : Professinal, Skilled, và Unskilled workers với những điều kiện và đòi hỏi khác nhau . Từ những gì Longlee viết thì rõ ràng Longlee đi theo diện EB-3 unskilled hay còn gọi là EB-3 Others .

Diện EB-3 Unskilled Workers chỉ được USCIS dành có 10000 vé (allotted) mỗi năm chia đều cho tất cả các nước trên thế giới và USCIS lại muốn đa dạng hóa (diversify) sắc tộc, cho nên con số visa dành cho người Việt mình cũng rất giới hạn .

Làm EB-3 unskilled thành công , có nhiều người làm nghề vặt lông gà ở Atlanta than mệt và khổ chứ thật ra không thấm tháp gì so với những người xâm mình đi làm nghề câu cá, kéo cua rất nguy hiểm ở Alaska theo diện EB-3-Others (làm việc nhiều tháng nhiều khi không có thời giờ đi tắm luôn) .

Thiển nghỉ nếu công ty bảo trợ mọi chi phí như luật định thì tại sao lại không đi chứ ? Hoặc tốn chút ít thì cũng không sao chứ nộp tiền nhiều mà tình trạng bấp bênh thì phải suy nghỉ lại, trừ khi vài tỷ đối với các bác là muỗi .

ACE muốn tìm hiểu EB-3 thì vào đây đọc nhé , post trang tiếng Anh ngay cả VK nhiều người đọc còn chưa hiểu nổi cho nên bỏ lên trang tiếng Việt cho dễ hiểu hơn :
https://www.usis.us/tin-tuc-usis/th...inh-eb-3-dieu-gi-la-hop-phap-va-dieu-gi-khong
 
Đúng là theo usis thì EB-3 gần như miễn phí, nhưng dịch vụ lấy 25k .

Khác nhau ở chổ là công ty cần người mà mình biết họ cần người thì họ phỏng vấn, thấy được thì họ lo từ A-Z , mình không phải trả cho ai cắc bạc nào cả, đổi lại mình phải "cày" cho công ty của họ một số năm mới chia tay được theo như hợp đồng họ bắt mình ký . Lấy một thí dụ để minh giảng việc này là ca sĩ Z là một trong những ca sĩ nổi tiếng hát hay đình đám ở VN , nghe một người bạn cho biết Paris By Night đang tìm kiếm ca sĩ tài năng, thế là cô ta liên lạc với lờ đờ Paris By Night . LD Paris By Night nhận định đây là ca sĩ hái ra tiền cho trung tâm bèn ký giao kèo lo hết giấy tờ EB-3 sponsorship, diện Skill Worker, trả luôn tiền vé máy bay cho 2 vợ chồng và đứa con của ca sĩ sang Mỹ để hát cho PB By Night với hợp đồng nhiều năm với giá cát sê phải chăng, tại gọi là khá rẻ với ca sĩ tầm cở như vậy .

Còn chuyện muốn qua Mỹ làm việc mà không biết "mối" phải qua công ty dịch vụ trung gian (VN gọi là cò ) giới thiệu thì họ phải lấy tiền dịch vụ để lo giấy tờ , trả tiền cho thư ký và những chi phí phát sinh khác . Dịch vụ thì có nơi lấy ít, có nơi chặt chém ....

Nhiều người cứ nghĩ rằng mình già rồi, U50, U60, U70 rồi, qua bển biết làm gì đây ? Sai ! Xứ Mỹ là xứ cơ hội , không phân biệt người già hay tàn tật . Đơn xin hay lý lịch xin việc làm không có ngày sinh, năm sinh trong đó . Công ty mướn mình vào rồi mới biết mình bao nhiêu tuổi . Mấy ông tướng tá VNCH thua trận qua Mỹ cũng U60, U70 nhưng họ vẫn kiếm được việc làm ngon lành . Có ông U70, qua Mỹ làm nghề bán cá cảnh giống, từ bán nhỏ lẽ rồi bán cho các công ty lớn , sau này giàu to . Nếu có chí, làm việc chăm chỉ siêng năng thì người nào cũng ngon lành cả, bất kể học thức cao hay thấp, già hay trẻ . Để minh giảng cho điều này, mời ACE xem clip sau về bà triệu phú usd U70, học thức không mấy cao :

Triệu phú’ vườn rau Việt giữa thủ đô nước Mỹ
 
Hỏi thật mấy anh ở đây, có anh nào chịu qua Mỹ vặt lông gà hàng ngày từ sáng đến giờ để cho con học phổ thông miễn phí không. Rồi đến lúc nó học đại học thì tiền lông gà đủ nộp tiền học đại học không. Tôi nói thật đi Mỹ mà sống sung sướng không ai không muốn đi. Nhưng đi để đảm bảo công việc làm ăn ra tiền để lo cho cả ga đình và ăn học cho con cái lại là một chuyện khác. Bây giờ ở đây còn có thể kiếm một năm vài chục k cho con cái ăn học, chứ qua tới Mỹ không biết làm có đủ ăn không, chưa nói học hành các thứ. Mấy anh cứ nghe đến đi Mỹ là nhao nhao lên chứ có anh nào đi chơi, tìm hiểu thử xem mọi thứ bên đó nó như thế nào đâu.

Đi mỹ chỉ có 2 dạng:
- 1 là nghèo thật nghèo, vì ở đâu cũng khổ như nhau
- 2 là giàu thật giàu, vì có tiền thì ở đâu cũng sướng
còn dở dở ương ương thì khổ chắc, nếu không vì tương lai con cái thì không nên đi ..... và nếu tiếng Anh chỉ làng nhàng thì nên tiếp tục ở Việt Nam, phải từ giỏi đến rất giỏi thì may ra qua đó kiếm việc Engineering hay Technical.

Nếu là kiến trúc sư kiêm thợ hồ, thợ điện, thợ nước, thợ sơn... tiếng Anh tốt, sức khỏe tốt ... qua nhận thầu sửa chữa nhà rất là có chiển vọng. Giai đoạn đầu phải chịu khó đi làm công cho thầu khác, chịu đàn áp và bóc lột kinh lắm. Sau khi có chút kinh nghiệm (ít nhất là biết tên vật tư thiết bị) thì làm riêng. Nếu ngon thi được cái license nữa thì làm luôn cho Mỹ. Nếu có chút vốn thì mua nhà cũ, sửa lại dồi bán lại.
 
Sửa lần cuối:
Chán tư duy @vietdoor quá, chẳng ai đi diện EB-3 để kiếm sống cả mà chủ yếu để đổi màu passport thôi, chưa kể có những phúc lợi khác cho con cái nữa, Mỹ là thiên đường của trẻ em mà. Đa số ai đi diện EB-3 ít nhất phải có 1 căn nhà trên 5 tỷ ở thành phố rồi, chứ không chẳng ai dám liều, như vậy đã hơn phần lớn dân Mỹ trắng đang è đầu trả góp căn nhà 30 năm chưa xong. Anh thử nghĩ xem, làm việc cực khổ nhưng cuối cùng họ được cái thẻ xanh (lợi ích của thẻ xanh thì khỏi nói nữa, trên này bàn nhiều rồi); còn con anh đi làm thêm ở fast food cũng phải lau bàn, chùi toilet, nghe chửi ... nhưng cuối ngày cũng chỉ nhận minimum wage thôi, chẳng được gì nữa, mà anh còn phải bỏ tiền túi cho con mình đóng học phí.

Anh nào có con tầm 18t mình khuyên thật nên cho con mình đi diện EB-3 nếu chắc chắn dịch vụ uy tín, không nên đi du học làm gì. Khi qua tới Mỹ, được thẻ xanh rồi đăng kí đi lính liền => sẽ được nhập tịch ngay lập tức. Sau vài tuần quân trường thì đăng kí đi học college, quân đội sẽ phụ cấp tiền ăn ở - học phí. Lúc đó đường đường chính chính bảo lãnh cha mẹ, làm công dân trong vinh dự rồi. Ở Mỹ đi lính là một điều vinh dự, anh nào đi lính về VN bảo lãnh vợ sẽ được ưu tiên làm hồ sơ nhanh hơn, ko sợ bị soi kết hôn giả như mấy anh Vk khác.

Việc đăng kí đi lính là hợp pháp & được hoan nghênh, anh có giấy trúng tuyển của quân đội thì chả thằng công ty nào dám giữ người cả ... dĩ nhiên cách này phải tuỳ thuộc vào hợp đồng lao động giữa mình & chủ thuê, nhưng khi có giấy quân đội rồi thì ít ai dám giữ người lại lắm.

Sợ đánh nhau thì đi Hải quân hay Tuần duyên, tụi bạn kể đi Navy toàn đóng quân bên Nhật, hơi buồn lúc trực ca nhưng lên bờ thì vui lắm, coi như đi du lịch lãnh lương. Trước có thằng bạn qua Mỹ visa B-1/B-2 theo diện "du học hè" với trường, ai ngờ nó qua xong trốn ở lại cưới con nhỏ kia, vừa có thẻ xanh là nó đi Marine Corps nên nghiễm nhiên được quốc tịch. Báo hại nhà trường phải giải thích với lãnh sự ở VN đủ điều. Dĩ nhiên vừa nhìn vào là biết thằng này chơi gian, mượn đường nhà trường để chuồn; nhưng ko ai nói được nó hết sau khi nó đăng lính, bảo vệ quốc gia mà lị
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft
. Mình có hỏi mày không sợ bị bắt qua Hàn Quốc hay Trung Đông hả, nó nói qua Hàn Quốc cũng như đi du lịch vậy có đánh đấm gì đâu (tới giờ nó xuất ngũ rồi mà vẫn chưa đánh), còn Trung Đông khi nào thiếu quân mới lên danh sách, mà chỉ thằng giỏi mới được vô danh sách (thằng dở đi lỡ chết nhà nước đền thấy mịa), lên danh sách rồi vẫn phải chờ, nhiều lúc chờ xong thì ... khỏi đi vì đủ người. Túm lại nó đi Marine 5 năm tới lúc xuất ngũ chả làm mịa gì hết, đánh đấm cũng không.

Mình có ông chú VN mới qua tuy tiếng Anh chưa rành, luật Mỹ chưa biết, cuộc sống chưa rõ, nhưng được cái nói chuyện lanh lợi & tháo vát, hay lên Facebook livestream về cuộc sống ở Mỹ cho người quen ở VN coi lắm. Tự dưng 1 ngày đẹp trời nhờ nhà mình kiếm người ở VN muốn đi định cư diện EB-3, ổng quen 1 tay kia “chủ tiệm” muốn bảo lãnh người ở VN qua diện này để thu tiền, còn ông chú thì ăn tiền cò “dắt khách”. Cả nhà cự ổng quá trời, ổng luật lệ chưa rành bày đặt lùa gà ăn tiền, lỡ có gì rầy rà với pháp luật tốn tiền luật sư quá cha nữa. Ổng sợ quá mới chịu yên phận đi làm hãng lại.

Nước Mỹ là vùng đất cơ hội cho những ai có tài & cố gắng, quan trọng là phải hợp pháp & hợp lý. Nhưng nhiều người lại hiểu lầm & nhìn nhận cơ hội đó theo 1 hướng khác, nên dễ làm người xung quanh ngại tiếp xúc, dần dần sẽ xa nhau thôi.

Nếu nói đất cơ hội kiếm tiền dễ (easy money) thì phải là VN, ngồi chơi mỗi năm hưởng lãi suất bank 6%, mua đại miếng đất ngồi rung đùi chờ nó x2 x3 rồi bán, đất đai cò bay thẳng cánh ko (chưa) sợ thuế đất; đó là lý do phụ huynh mình vẫn còn ở VN dù mình năn nỉ gãy lưỡi, mang phúc lợi y tế ra “dụ” mà cũng chẳng quan tâm. Còn ở Mỹ luật pháp họ đã chặt chẽ & cập nhật thường xuyên, chưa kể nhánh lập pháp toàn là nhân tài; muốn lách luật ở Mỹ cũng dc, nhưng đó là việc của luật sư bản xứ, chưa tới lượt dân nhập cư phèn rửa chưa sạch như mình đâu. Ở Mỹ đủ ăn, có xe, có chỗ ở, học hành tới nơi tới chốn là mừng rồi.

Mình chỉ lan man vậy thôi, không có ý gì hết.
 
Mấy cái Staffing Agency hay Temp Agency chuyên làm kiểu này, có nghĩa là nó giúp người ta kiếm việc làm, người được nó giúp là nhân công của nó nhưng lại làm việc cho hãng khác . Lương hãng khác trả thì trả cho Staffing/Temp agency rồi tụi agency này trả lại cho người được nó giúp tìm ra việc làm . Ví dụ kỹ sư A thất nghiệp, kiếm việc không ra thì đến Staffing Agency B nhờ kiếm việc làm . B kiếm được cho A một công việc đúng nghề và đúng bằng cấp, làm cho hãng IBM . Tuy là làm cho hãng IBM nhưng A vẫn là nhân công của B, kiểu như IBM chỉ mượn kỹ sư của B về giúp việc, như vậy IBM không chịu trách nhiệm về quyền lợi Y Tế cũng như Thất Nghiệp cho A, và khi không cần A nữa thì IBM thải A trong vòng 3 nốt nhạc mà không bị thưa kiện gì . Lương của A khi còn làm cho IBM thì IBM trả trực tiếp cho Staffing Agency B và A lãnh lương từ B . Dĩ nhiên B ăn trước một số % số tiền lương mà A kiếm được . Trước đây có thấy Staffing Agency giúp EB-5 nhưng chưa bao giờ thấy họ làm với EB-3 , chắc EB-3 tiền bạc bèo bọt quá họ thấy không đáng để làm .

Anh nào cầm trên $2 triệu Trump hoặc trên răng dưới catut thì Mỹ mới là thiên đường nha anh. Chứ dạng ko giàu ko nghèo qua Mỹ xác định oải nha
 
Ở Mỹ luôn có những nơi mà ở đó thiếu nhân công trầm trọng, không tìm ra người . Lấy thí dụ như ở thị trấn 1 người Buford của thị trưởng Nguyen et al hiện nay chắc chỉ có John Buford làm việc ở đó chứ vợ con của ổng cũng chạy mất đất hết
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft
. Nếu có một người VN chịu làm việc ở đó chắc thị trưởng Nguyen mừng húm
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft
.

Ở Alaska lạnh teo chim, mấy chủ vựa cá vựa cua kêu gào thiếu nhân công và sẳn sàng nhận unskilled workers nhưng ai cũng ngán ngẫm , ít ai chịu đến đó làm . Người VN mình chắc thà lên trường sơn làm Robinson còn hơn theo EB-3 làm hốt cá hốt của xứ lạnh cho Mẽo
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft
 
Haiz kiểu nói:
- làm theo cách tôi
- kiên nhẫn và làm đúng (???)
- 90% là đi
- nhà máy gà cần 2000 nhân công nhưng chỉ có 400 lao động (1600 còn thiếu)
- chỉ tốn khoảng 25K
- lương hơn làm McDonald địa phương (10/hr)
- v.v.

Á .... Như vậy 1 ngày sẽ có 1 máy bay EB3 từ VN vào năm 2019
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft


Haiz...

Tôi phân tích cái sai (nhưng mang tính "định hướng" kiểu dịch vụ) về:

"nhà máy gà ở Atlanta 2000 công nhân chỉ tuyển được có 400, cần 1600 từ các nước khác trong đó có VN".

Trước khi mở 1 nhà máy như thế thì họ deal với điạ phương các điều khoảng trong đó có:

- tỉ lệ lao động của dân địa phương gần
- tỉ lệ lao động của dân địa phương hơi xa
- tỉ lệ lao động dư ra cần nguồn xa (người ta move tới)
- ảnh hưởng giao thông như thế nào (có thể mở thêm lane only (quẹo phải quẹo trái), thêm vài đèn giao thông, v.v.)
- với cảnh sát địa phương
- v.v.

Chưa kể bản thân nhà máy họ phải tính làm sao có đủ lao động . Chứ bỏ tiền ra làm nhà máy lớn ngồi nằm chờ bọn EB3 (mà chính sách NN nó thay đổi xoành xoạch từng năm làm ảnh hưởng quá trình sản xuất nếu nguồn EB-3 là chủ yếu)

Do đó khó mà có sự thiếu hụt lao động quá lớn như thế (1600/2000)

Ở Atlanta thì không có trại tập trung công nhân cả ngàn người để sống kiểu KTX (nhưng ở TQ là có, ví dụ FoxConn)

Nói về cái thị trấn Buford 1 người .

"Thị trấn" Buford 1 người đã tồn tại nhiều năm (google thì biết).

Thật ra đó là marketing cho vui để người ta biết nó và ghé cái trạm xăng vì tò mò .

Cái trạm xăng đó nằm giữa 2 thành phố nhỏ => chẳng cần ai sống ở trạm xăng làm gì khi người ta có thể sống ở 1 trong 2 thành phố đó để đi làm tại trạm xăng .

Cái trạm xăng đó chẳng ai muốn mở business hoặc đang cần EB3 vì có 2 thành phố 2 bên như trên (khá gần).

Ví dụ có ai nói mở business cho việc dừng chân xe tải đường dài . Nhưng gần đó có đến 3 business cho xe tải đường dài với exit (lên xuống xa lộ) được thiết kế cho chuyện đó (cung đường lớn), trong lúc exit của trạm xăng Buford không thiết kế cho lưu thông nhiều xe tải (ít tì OK)

Tóm lại cái thị trấn 1 người đó không là ví dụ cho EB3 nói về sự hẻo lánh không ai muốn tới ở
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft



Nói về thiếu nhân công thì phổ biến nhất là thiếu "nhân công thời vụ" và "nhân công có tay nghề nào đó". Nhân công thời vụ dễ bị thiếu nhất trong lúc mùa màng, lễ hội, xây dựng lại sau thiên tai, v.v.

Nhân công có tay nghề (skilled worker) thì nhiều nghành thiếu hụt nhưng phải chịu vì skill là cần con người thích & thời gian trau dồi .

Những người nếu có thẻ xanh "đúng nghĩa" thì có thể "lợi dụng" mọi chính sách hổ trợ
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft


- hổ trợ ý tế (cho dù đi làm có bảo hiểm)

- hổ trợ nhà ở (khó xin vì cầu lớn hơn cung)

- hổ trợ việc làm khi mất việc (được ưu tiên xét đơn trước mấy người khác)

- hổ trợ foodstamp

- v.v.

nếu low income .

Tôi nói thêm về "miễn phí" ở trường công tại Mỹ .

Thật ra các bạn phải đóng cả đời cho giáo dục địa phương các bạn đang ở .

Thuế nhà đất trung bình 60% cho giáo dục địa phương (school district)

Các bạn ở thuê thì thằng chủ nhà đóng cái thuế đó => tiền thuê đã có thuế

Các bạn ở nhà tự mua thì thuế các bạn đóng trực tiếp

Do đó các bạn đóng cả đời cho giáo dục địa phương .

Thằng giàu thì đóng nhiều hơn (vì nhà đất đắt hơn)

Cho nên đừng có nghĩ là miễn phí . Bạn phải trả phí đó cả đời qua thuế .
 
Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của nhiều ACE về EB3 không tuân theo luật di trú của Mỹ, vì khi đã nộp hồ sơ rồi nếu ok thì tốt, không thì hồ sơ các thành viên trong gia đình sẽ khó vào nước Mỹ cho việc học hành và du lịch, đây là khía cạnh khác mà nhiều ACE phải take risk. Nước Mỹ thiếu lao động hay không hãy để DOL và sponsors giải quyết với nhau, nhiều ACE phán như đúng rồi. Longlee (đề cập trong post của @anhatrang) mới đi được 2/3 con đường vẫn chưa an toàn, và chỉ mới trải nghiệm một phần rất nhỏ trong 1 công ty dịch vụ, trong 1 sponsor, mà nước Mỹ có hàng ngàn hàng vạn cty dịch vụ và sponsor khác nhau nên không thể nào biết đựoc là 99% hay 0%, nó ko khác nhau là mấy. Các ACE không nên lấy tiểu tiết và hiểu biết của mình mà suy diễn về hệ thống pháp luật Mỹ, nó funny lắm, các anh quá đáng lắm luôn á
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft
. Lời cuối của mình: hãy là người tiêu dùng thông minh
Sx0OWHRAeyw_d5yxV2qpkuAsm1fLewJ4D-j6Mv2VbveJHngzdPebkoXJomIZqKNapgrB4rlFifOk5iRinaJOEjWPOwRhDSYjXv5vlj-8yRM=s0-d-e1-ft
.
 
Chổ mình cũng có một anh mới nhập cư qua đây khoảng 55t, ở VN làm gì đó trong chi cục thuế 1 tỉnh đâu Cà mao hay Bạc liu cmr đó, tuy là take chính gốc nhưng nổ thì chắc ngang cở bake hoặc hơn. Qua đây thì tiếng Anh nữa chưữ cũng óe biết, đi làm nhà hàng được khoảng 1 tháng thì nghỉ vì chịu ko nổi. Đi học tiếng anh được 3 bữa thì cũng bỏ luôn, than mệt. Giờ mỗi ngày ra ngồi đồng oánh cờ ở Lee Sandwich. Cũng may có con gái làm neo nó nuôi, thêm thằng rể làm thợ sửa xe cũng có chút ít tiền (mình quen thằng rể vì sửa xe mấy lần).

Mình chả quan tâm lắm nhưng thấy cái cách nói chuyện vẫn còn nổ kinh lắm, cứ như ta đây là trí thức bên VN, còn cái đám VN ở Mỹ đây nó chẳng học hành gì (chắc cứ nhìn mọi người như thằng con rể của ảnh). Đang định mua 1 cái tiệm neo nhỏ nhỏ cho con gái làm chủ, nhưng muốn nhờ mình góp vốn, hắn muốn mình góp 49% còn hắn 51% và nắm quyền quyết định. Dkm tiệm đó kêu chỉ 80k mà còn phải kêu góp vốn mà cái mồm thì nổ hơn tô ma hốc ở Syri. Hắn còn nói anh sẽ mở dạng công ty cp, sau này nếu thành công sẽ là 1 chuỗi cty bla bla... Mình từ chối thẳng, thứ nhất em ko có tiền, thứ 2 cũng ko muốn thêm việc vì còn con dại vợ đông ..., cũng nói thẳng với hắn rằng cái kiểu 49/51 như anh nó rất là dở hơi cám lợn. Tiệm neo người ta hùn thì 50/50, cùng nhau bỏ sức mà làm, chứ chưa chi mà đòi ngồi lên trên người khác thì bó chiếu. Anh muốn làm thì em sẽ giúp lên mạng load cái form LLC về, điền rồi nộp, chỉ tốn 50 chum phí cho city thôi nhưng hắn ko chịu. Hắn nhờ 1 thằng dịch vụ làm 500$, thằng kia mồm chắc dẽo lắm, phải trả 500 mà mặt rất chi là hạnh phuk như mới được thông ít tối hôm qua. Thế là hắn đi tìm tiếp được 1 tiệm 60k, lần này thì hắn quyết tâm tự mua. Đặt cọc 2k rồi đi làm giấy tờ. Nhưng ác cái cả nhà hắn ko ai đủ credit để đứng thuê cái mặt bằng, kể cả con và rể. Lại chạy qua nhờ mình đứng tên thuê giùm. Cái nu thứ 2 trong tứ đại nu, làm sao mình dám gánh. Cuối cùng là ko thể thuê được MB, đành phải hủy, cũng may là chị chủ tiệm neo đàng hoàng trả lại cho 2k. Đúng ra cũng nên lấy ít nhất 500 để hắn làm 1 bài học mà bớt hoang tưởng.

Nhiều cha VN mới qua cũng tưởng dollar là lá cây nên cứ nhảy ra lượm, lượm của thiên hạ ko xong quay qua lượm người quen, lượm người quen ko xong thì quay qua lượm ... người thân. Thằng em họ ở VN trên răng dưới dép qua Mỹ quyết tâm đổi đời, nó ở VN chờ ngày đi lâu rồi nên cố gắng học hành dữ lắm, qua Mỹ mới đây mà học hết mấy lớp calculus cao nhất trường làng chờ ngày transfer thôi. Ăn tiền nhà nước + để dành được chút tiền nó down liền chiếc SUV mới, trong khi thân nó vẫn đang share phòng. Nó rảnh quá ko có gì làm nên chơi coin, dính vô coin đa cấp nữa, còn rủ người quen chơi nữa, ko biết dạo này sao rồi; đã vậy còn đòi về VN cưới con nhỏ đẹp như hoa qua nữa, con nhỏ hồi trước ko thèm quen nó (chắc quen thằng đẹp trai hơn), giờ anh này là Vk thì nhỏ kia gật đầu cái rộp. Ở nhà cản hoài mà ko được, mình chỉ an ủi ở nhà là "nó là con trai thì lỗ đường nào được" chứ cũng ko biết nói gì. Haiz.

Lan man đầu tuần

 
Hơn 1/3 người có tuổi đi làm ở Mỹ thì không có đi làm công ăn lương. Đa số 1/3 đó họ làm small business và freelancer. Do đó đi làm công ăn lương (kể cả CEO của Apple cũng làm ăn lương) không phải là điều tối cần thiết cho dân di cư. Đa số các business của người Việt sinh ra là do: đam mê hoặc thất nghiệp.

Xu hướng làm small business không giàu nhưng có truyền thống (cha -> con -> cháu) đang hình thành trở lại ở Mỹ trong 30 năm nay. Ví dụ làm chủ tiệm hot dog và giữ nó suốt các thế hệ. Cái tiệm hot dog đó không làm người ta giàu (không thể mua xe Mẹc thoải mái) nhưng lời ổn định tuy rất nhỏ và gắn liền với cộng đồng.

Giàu nhanh và lãi khủng như small business ở VN thì phải có gì đặc biệt. New York là nơi giúp con người ta nảy ra nhiều ý tưởng kinh doanh nhất (40% công ty mới ở Mỹ đều sinh ra từ cư dân New York và nhiều trong số đó dời đi chỗ khác vì áp lực kinh doanh ở NY).

Small bussiness là small cỡ nào. Rất nhiều người khi mới qua với chút vốn đủ pay off căn nhà và mở một account kha khá trong bank đã loay hoay mãi chuyện này. Với các nhân tôi, tôi khuyên không mở bussiness mà đi làm thuê, miễn công việc không quá nặng nề và áp lực, không overtime. Business ở Mỹ risky hơn ở VN rất xa. Làm giàu ở Mỹ rất khó nhưng sống nhàn ở Mỹ lại khá dễ, nên chọn cách sống nhàn.

Còn ai đam mê, theo tôi thấy, tương đối ít risky nhất có lẽ là mua một trại gà. Nhưng lại phải sống khá xa các khu dân cư, do đó có thể lâu hội nhập xã hội hơn. Risky hơn chút thì có lẽ là tiệm nail. Cái này thì hơi xô bồ và cũng cần có tay nghề nếu không muốn thợ làm khó. Xa hơn chút thì có thể nghĩ đến mua một cây xăng. Giá chắc khoảng từ 200 k đến trên triệu. Tuy nhiên tôi thấy tỷ suất lợi nhuận thấp lắm so với VN. Có điều này tôi khuyên các ACE mới qua, không nên mở business trong cộng đồng người Việt: mình sẽ phải cạnh tranh với những thủ thuật có lẽ khá khó chịu của người Việt mà vẫn chịu những risky của xã hội Mỹ. Thêm nữa là nếu mình làm bussiness trong cộng đồng Việt thì có thể thời gian hội nhập sẽ dài hơn.

Ở Mỹ mấy cái nhượng quyền khó ăn lắm. Nhượng quyền nhỏ như Subways và Dunkin Donnut thì có "băng" hết, thường thì đám Ấn chi phối. Nhượng quyền McDonald thì tầm 5 triệu mới chém nổi. Nhưng người ta đang làm ăn ngon nhảy vào mua lại thì không ai chịu đâu :) Cho nên phải đi nơi mới lập kế họach rõ ràng để người ta xét cho nhượng quyền => bất khả thi.

Mỹ nó welcome mọi ý tưởng mới mẻ trong business. Có nhiều nguời ngồi ở VN mà mở business ở Mỹ mới ghê :). Thường thì họ thầm lặng, không chém gió. Có ông kia ở VN mà chỉ cần ở VN online thôi mà mở 1 business "healthy vending machine" chuyên đi kiếm chỗ đặt máy bán healthy food với giá cao và hiện đại hơn. Sau khi business của ông ta chạy tốt thì ông ta đem cả gia đình qua Mỹ rất ngọt vì ý tưởng ông ta không xuất sắc nhưng theo trào lưu ăn uống kỹ lưỡng (đương nhiên giá sẽ cao hơn).

Hiện nay do giao thương tốt với VN, có nhiều người chuyển quá làm business free time, chủ yếu là Trading. Mỹ có quá nhiều thứ có thể trade, ví dụ mở một cty, vào outlet gom quần áo,xong bán về VN..
 
Thấy tay EB3 chia sẻ, đúng đi EB3 chỉ là cái cớ đổi màu hộ khẩu

8f0baba4-f6a7-47c2-9f4a-89d63b2ba8a0-jpeg.1676860.jpg


chơi đập hộp A6, mua 2 căn nhà 1,8T Trump ... ráng kiếm nhiều tiền ở Việt Nam như ảnh rồi qua Mỹ chơi thôi ... vài triệu chum chuyển qua mua nhà mua xe chỉ là muỗi.
 
Đừng tưởng người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào. Lúc trước tưởng đi Eb3 qua làm hãng nuôi gà nhàn , chịu khổ vài năm lấy thẻ xanh , sau khi qua đó tham quan hãng gà của ông anh xã hội ở Houston ( nguời Việt luôn) bỏ mịa ý định , nằm tuốt trên rừng do phải xa khu dân cư coi như thành người rừng , cả chục trại trai nào cũng như sân đá banh , 1 ngày đi 1 vòng gom trứng thôi về nhà cũng bỏ cơm . Chưa kể bên trại gà thit mới hài , tui nó như robot canh giờ bật đèn là tự động bật dậy ăn , tắt đèn là ngủ , nội đi lụm xác gà (nhiều con ăn quá mập như heo , đứng kh nổi qua đời luôn) cũng bỏ cơm luôn .Không biết hãng gà anh longlee gì trên làm có nhẹ hơn không ??
 
Nói nghiêm túc, cái tôi phản đối của tên kia là hắn quảng cáo đi "lao động" chỉ cần 25K và không cần làm giấy tờ xin lao động từ VN. tôi chỉ phản đối cái đó .... Đến giờ tôi vẫn thắc mắc:
- Anh này đã nhận dc thẻ xanh chưa?
- Anh chuyển tiền triệu qua Mỹ mua nhà bằng cách nào? Còn nếu mới qua Mỹ mà có tiền triệu mua nhà thì giỏi quá. Nếu được anh mở seminar cho mình đăng kí học với.
Nếu có được 2 câu trả lời để giải đáp thắc mắc thì chắc nhiều người sẽ tin vào sự giúp đỡ..

Thập niên 80's thì có anh Tom Vu nổi tiếng gấp triệu lần Longlee hiện nay . Chiêu của đám đầu nậu đứng đàng sau Tom Vu, dùng hình ảnh một anh người Việt tỵ nạn, nói tiếng bồi mà vẫn vươn lên trở thành triệu phú . Thời đó làm gì có youtube để quảng cáo miễn phí hay trả ít tiền . Đám này mua giờ TV, mỗi ngày ít nhất 2 tiếng, dàn cảnh Tom Vu kể lể thành công như thế nào và "If Tom can do it, so can you ! " . Nhiều trí thức Mỹ tội nghiệp, học thức cao, có bằng BA/BS/MA/MS thậm chí PhD mà cũng muối mặt theo học khóa của Tom Vu . Mà cở Tom Vu thì chưa đủ trình để nói chuyện lặt vặt với đám Mỹ con huống hồ gì giảng dạy cho cả hội trường đông đảo trí thức . Thế là đầu giờ Tom Vu ra khán đài kể thân thế rồi thành công như thế nào . Cái bài tủ đã học vẹt nhai đi nhai lại hàng ngày nên nói ra tạm để người ta hiểu, sau đó chừng 15 phút thì mấy tay chuyên nghiệp mới ra dạy. Một khóa như vậy nếu đi học ở các nơi khác cở chừng vài trăn usd, nhưng học ở đám đầu nậu đứng đàng sau Tom Vu thì phải gấp 10 lần như vậy . Một thời gian sau đám theo học biết mình bị lừa nên đem ra kiện, Tom Vu biến mất sau đó . Vụ Tom Vu được đánh giá là một trong những cú lừa thế kỷ trong kỹ nghệ Informercial .


Nhưng dù sao cũng chúc mừng, vì thấy mấy tháng nay không ra video mới
E5E3CD77-AFA9-4415-96E0-3697C76FF28A.png
 
ACE nào có kỹ na8nh, nên apply đi Can & Úc skilled working. Hiện nay Melbourne khá nhiều việc cho ngành xây dựng, lên web như seek.com.au tìm thôi
Quan trọng chấp nhận đi làm ko lương hay lương thấp thời gian đầu.

Lưu ý là dạng skilled là không có job trước, sponsor mới có job trước. skilled là đủ điểm thì đi,, sang tới nơi mới kiếm.

Skilled worker hạ cánh là có PR luôn, có đầy đủ quyền lợi luôn (trừ quyền bầu cử).
 
Úc không biết, chính phủ Can đang cân nhắc việc bổ sung thêm vào hồ sơ là phải có việc trước khi đến Can để khỏi ảnh hưởng đến hình ảnh bóng bẩy của chương trình này. Tuy nhiên lại thành một vòng luẩn quẩn vì chưa đến thì chẳng có công ty nào chịu nhận vào làm cả!!!

Vấn đề là tính cục bộ của dân Can cao hơn mọi người tưởng, các doanh nghiệp không thích nhận người nhập cư. Vì thế thống kê tỷ lệ các doanh nghiệp cần việc vẫn khá cao nhưng người nhập cư vẫn thất nghiệp dài dài! Đừng mộng tưởng là tây nó chỉ quan tâm tuyển người làm được việc, đó là thực trạng thị trường lao động ở Can. Doanh nghiệp nó không thích là không thích, giống như mấy chủ doanh nghiệp trong Nam không thích tuyển người ở một số tỉnh miền Trung ấy.

Các doanh nghiệp Canada luôn đòi Canadian experience. Nó có thể là đã từng làm việc tại một doanh nghiệp Canada hoặc học một trường ở Canada. Nếu ACE nào đã ngoài 40 tuổi mà phải đi học một khóa học 3-4 năm rồi đến lúc học xong thị trường lao động có thể sẽ thay đổi và ngành học của ACE không có nhiều việc làm nữa. Nản không?

ACE Việt Nam còn đỡ vì skilled workers khi ở Việt Nam vẫn có mánh nên tích luỹ được cỡ vài trăm ngàn để qua đó sống chứ ở các nước khác chỉ có lương. Mang được vài chục ngàn qua đó, 2 năm không kiếm được việc làm thì chỉ có quay về nhà thôi. Đọc trên Quora thấy có chú người Ấn tâm sự là mang có 20.000 qua đó, sau hơn 1 năm tiêu sạch mà vì sĩ diện nên không thể quay về nên đã định tự tử !!!

Can có mất gì đâu, được thêm 20K spending ...

Tất nhiên ACE lưu ý là không phải không kiếm được việc. Nếu ACE sẵn sàng đi làm công nhân đóng gói bánh kẹo hay đồ chơi với mức lương 8CAD/giờ hay đi làm nail hoặc đào giun thì sẽ được nhận trong vòng 3 nốt nhạc. Nhưng định làm công việc văn phòng như hồi ở Việt Nam thì quên khẩn trương.

Mời ACE đọc qua
https://www.quora.com/Why-are-skill...oting-“Canadian-experience-only”-requirements
https://www.quora.com/Many-have-sai...ot-easy-finding-a-job-Is-it-worth-going-there
https://www.quora.com/If-no-Canadia...-there-skilled-immigration-programs-in-Canada
https://www.quora.com/Why-do-so-many-skilled-immigrants-complain-that-they-do-not-get-jobs-in-Canada
 
Lưu ý là những anh làm xây dựng sang Úc, bằng cấp ko dc úc công nhận nên anh chỉ có thễ apply ở nhửng cty nhỏ trả lương thấp ... nhưng ko phải là dở vì ở đó anh sẽ làm mọi thứ tứ contract admin, site engineer, project engineer cho đến estimator. SEEK hay LinkedIn là nguồn đầu tiên

còn nếu anh muốn làm engineer ra hồn thì phãi liên hệ Eng Aus để đc công nhận bằng cấp nhưng chắc sẽ ko dc vì Uc ko công nhận bằng cấp VN, anh phải đi học lại hoặc chứng minh kn và thi tiếng anh đễ dc Eng Aus cấp chứng nhận .... 1 năm đầu lương 50k đổ lại nếu dc chứng nhận và sau 5 năm dc tầm 80k ....

đến một chừng mực nào đó thì networking quan trọng lắm ... ví dụ trong giới road builders thì ai cũng bit ai và lun thiếu nhân lực trầm trọng

đừng mong sang Úc khởi nghiệp, khởi vào mắt! may ra có mở Văn phòng tư vấn đầu tư để chăn gà thôi!

à có biết trường hợp một nữ học DHBK HCM nhưng vẫn được công nhận là Chartered Engineer Austrialia nha, đang làm cho Lendlease ở Sydney.
 
@SubaruLover , đọc qua là biết anh đang ở Mỹ ...
chuyển từ VN qua Mỹ rất dễ, đấy là kênh bán bất động sản, thuế bán BĐS hiện nay tại VN là 2%, chuyển tiền qua Ngân Hàng phí chỉ 0.03% ... vậy đã hợp pháp hợp lệ ở Mỹ chưa.
 
@SubaruLover , đọc qua là biết anh đang ở Mỹ ...
chuyển từ VN qua Mỹ rất dễ, đấy là kênh bán bất động sản, thuế bán BĐS hiện nay tại VN là 2%, chuyển tiền qua Ngân Hàng phí chỉ 0.03% ... vậy đã hợp pháp hợp lệ ở Mỹ chưa.
Đúng là thấy con số 2% kg nhiều
Nhưng mà nhà bình thường (vừa đủ sống) tự nhiên bán miếng đất có chục tỷ thì 2% là 200tr +2% tiền cò nữa là 400tr
đó là 1 con số cực lớn, khó mà chấp nhận mất số tiền này
Nên kiểu gì cũng phải lách
Còn đại gia thì lại là câu truyện khác
 
Thống kê chính thức thì kiều hối về Việt Nam mỗi năm khoảng 9 tỷ (nhưng Vike chắc chỉ được vài trăm triệu, còn lại là những nguồn rất khó lý giải
clear.png
). Nhưng riêng tiền chuyển đi du học là chừng 3 tỷ/năm, tiền mang đi dạng định cư ước tính mỗi năm chừng 25.000 x 100.000 = 2,5 tỷ .... chưa tính 1 nguồn chuyển hợp pháp nữa là chữa bênh, có lẽ cũng cỡ vài trăm triệu.

Vike chỉ gửi về ít thôi còn phần lớn là những món có nguồn gốc rất kỳ bí!
clear.png
 
Mong có những bài viết thế này
Hôm qua gặp người cháu du học Úc bị một công ty tư vấn du học tại Việt Nam lừa, cháu lãng phí mất 1 năm học dự bị tại Úc

Về EB3 thì có thông tin đây khá đủ, copy về hầu cả nhà

Sự thật về visa lao động EB3
Trước khi các em học sinh đang du học tại Mỹ quyết định trả một số tiền không nhỏ khoảng $35,000 USD để cho dịch vụ nào đó và luật sự (? Chấm hỏi) giúp các em xin visa EB3 với những lời hưa hẹn là có thẻ xanh sau 6 tháng hay 1 năm, tôi mong các em hãy suy nghĩ những vấn đề sau đây:


1 – Các em đang ở Mỹ với diên visa F-1 là du học sinh. Theo quy định của chính phủ Mỹ thì một du học sinh được phép xin giấy phép đi làm sau 1 năm học thuật hoặc có khó khăn về tài chính trong lúc du học và được sự đồng ý của trường thì được phép xin giấy phép đi làm (work permit theo tiêu chuẩn pre-optional Practical Training) – giấy phép đi làm này chỉ cho phép các em đi làm được tới 12 tháng. Tuy nhiên đã làm đủ 12 tháng trong lúc học rồi thì sau khi tốt nghiệp các em không còn đủ tiêu chuẩn xin OPT nữa (post OPT hay sau khi tốt nghiệp)

Please note *Xin work permit thì tự các em có thể xin với sự giúp đỡ của trường, hay nói đơn giản là bất kỳ ai cũng có thể xin được*


2 – EB-3 visa có 3 loại SKILLED – PROFESSIONAL – UNSKILLED worker

  • EB3 UNSKILLED worker là lao động phổ thông, các em chỉ đủ tiêu chuẩn xin visa loại này, đơn giản là vì các em còn đang du học tại Mỹ, các công việc mà các dịch vụ sẽ tìm cho các em là các công việc ở những trai gà/ heo ở các khu vực xa khu thị tứ (Tennessee, Georgia v.v). Các chủ trai trả lương thấp cho nên có lẽ không ai muốn làm cho họ, vì vậy họ mới cần tới những người đang du học tại Mỹ.

  • Các dịch vụ sẽ xin work permit cho các em chỉ vài tuần là có, nhưng sẽ dựa theo quá trình học tập của các em , hay đơn giản là xin dựa theo tiêu chuẩn áp dụng cho 1 du học sinh đã hco5 1 năm hay gặp khó khăn về tài chính. Work permit sẽ có trong vòng 3 tới 6 tuần.

    *** Cầm đuợc work permit trong tay các em sẽ tin tưởng dịch vụ hơn và sẽ trả thêm tiền cho họ, và rồi các em sẽ có CASE NUMBER, các em vào website của USCIS “CHECK MY STATUS” thì website sẽ cho biết là hồ sơ xin thẻ xanh của các em họ đã nhận đầy đủ, và đang xử lý ---- ĐIỀU NÀY CÁC EM SẼ TIN TƯỞNG HƠN và sẽ trả thêm tiền cho dịch vụ
Theo luật sư Robert Mullins và báo cáo của ICE (U.S Immigrantion & Custom Enforcement cơ quan kiểm tra ngoại kiều ở Mỹ) visa EB-3 unskilled cấp cho Vietnam là chưa bao giờ có và cũng không có gì thay đổi trong tương lai gần.


Câu hỏi mà các em nên tự suy luận và tự trả lời

1 – Luật sư làm việc thì đương nhiên muốn có nhiều tiền – nếu EB-3 dễ dàng như vậy thì TẠI SAO LUẬT SƯ họ không làm? Luật sư mà làm trái phép thì sẽ bị lấy bằng luật sư

2 – Từ F-1 mà chuyển qua các diên visa khác thì sẽ không đổi trở lại F-1 được nữa. Cho nên nếu các em từ bỏ diện F-1 của mình nếu muốn lấy lại F-1 status thì phải trở về Vietnam xin lại. Mà trở về Vietnam thì các em sẽ không bao giờ xin được F-1 visa.

3 – Với số tiền $35000 USD các em tự suy tính đi, có đủ cho các em học xong và xin đi làm theo OPT với tiền lương cao hơn, và xác xuất xin thẻ xanh theo diên H1B cao hơn và an toàn hơn hay không?

Điều cuối cùng tôi khuyên các em học sinh và tất cả người Việt Nam là “HÃY TÌM HIỂU CHO THẬT KỸ - CHỈ LÀM NHỮNG GÌ MÀ MÌNH CÓ THỂ TỰ KIỂM SOÁT ĐƯỢC”

EB3 Những Điều Cần Biết
Hỏi: Chương trình lao động ở Mỹ diện EB3 (Employment Base ưu tiên 3) có thât hay không?
Đáp: Chương trình EB3 là có thật và đã có nhiều năm rồi.

H. Chương trinh EB3 như thế nào?
Đ. EMPLOYMENT BASE VISA chia làm 5 diên ưu tiên: E1 - E2- E3/EW - E4/SR và E5
Số lượng visa diên Employment Base cho toàn thế giới năm 2018 như sau;
Preference ..... China .......... All others ......... Worldwide
E1 = ............... 2803 ............ 2803 ............... 40040
E2 = ............... 2803 ............ 2803 ............... 40040
E3/EW = ...........2502 ............ 2802* .............. 40040**
E4/SR = ..............692 ............ ..696 ..................9940
E5= ..................... 0.................. 696 .................9940

https://travel.state.gov/content/dam/visas/Statistics/Immigrant-Statistics/Web_Annual_Numerical_Limits_FY2018.pdfhttps://travel.state.gov/content/da...istics/Web_Annual_Numerical_Limits_FY2018.pdf
Con số 2802 (All others) căn cứ theo quy định của sở di trú Mỹ (USCIS) và bộ tư pháp Mỹ (DOJ) mỗi quốc gia giới hạn 7% tổng số lượng visa cấp cho cả thế giới trong năm đó (40040 x %7 = 2082.6/visa)
Ở đây tôi chỉ muốn nói tới diên lao động EB3 loại UNSKILLED. Nghĩa là EB3 lại chia ra và có các loại sau:
EB 1 - SKILLED WORKER là những ai đã có bằng cử nhân trở lên. Thường các công ty của Mỹ cần kỹ sư, it khi nào cần những ai có bằng kinh tế (business administration all majors)
EB 2 - PROFFESSIONAL là những ai có bằng cấp chuyên nghiệp. Ví dụ giáo sư, khoa học gia, hoặc những ngươi có năng khiếu
EB 3 - ALL OTHERs bao gồm luôn lao động phổ thông. Thợ hàn, thơ bảo trì máy móc, lao công, xẻ gà, mổ heo, cắt thịt bò v.v đều nằm rong diên này.
Số lương visa cấp cho diện EB3 được chia là 28.6% của 7.1% giới hạn của mỗi quốc gia hay (2802 x 28.6%) = 801 người (bao gồm đương đơn và gia đình)

H: Vậy chính xác Mỹ cấp bao nhiêu visa EB3 cho Vietnam?
Đ: Quy định là 801 visa diện EB3

H: Như vậy có phải trong năm 2018 chính phủ Mỹ sẽ cấp 801 visa cho Việt Nam?
Đ: Không phải như vậy. Muốn có được EB3 visa thì đương đơn phải hội đủ TẤT CẢ CÁC YÊU CÂU CỦA CHÍNH PHỦ MỸ.

H: VẬY NHỮNG YÊU CẦU ĐÓ LÀ GÌ?
Đ: Công ty ở Mỹ bảo trợ người lao động ở nước ngoài để xin visa EB3.

H: Làm sao để được công ty ở Mỹ bảo trợ theo diên EB3?
Đ: Quy trình TÓM TĂCẮtC tuyển lao động người nước ngoài của các công ty Mỹ như sau:
1- Đăng rao vặt cần nhân sự ở Mỹ thời gian theo quy định, và khi không có người dân Mỹ nào muốn làm công việc đó, thì công ty này mới thể tìm nhân sự ở nước ngoài.
2 - Công ty Mỹ đăng ký vói bộ lao động để xin PERM Labor Certification (https://icert.doleta.gov/)
3 - Thay nhân viên nộp mẫu I-140

H: Chi phí để xin EB3 là bao nhiêu?
Đ: Tất cả các chi phí để bào trợ nhân sự nước ngoài là do công ty ở Mỹ phải trả hết (ngoại trừ phí visa và phi xin thẻ xanh).

H: Nếu mọi chi phí công ty ở Mỹ phải chi thì các dịch vụ lấy các loại phí gì?
Đ: Các dịch vụ tư vân xin visa EB3 lây phí gì và bao nhiêu tiền là do sự thỏa thuận giữa đôi bên. Thông thường các cong ty tư vân HỢP PHÁP thì sẽ có luât sư và luật sư thì tính theo giờ từ $300 tới $500 USD/giờ. Rất ít luật sư chịu làm. Thương thì do các dịch vụ.

H: Vây dịch vụ tư vấn sẽ làm những gì cho khách hàng?
Đ: Rao vặt cần nhân sự là do công ty Mỹ làm, đăng ký PERM (labor certificate) là công ty Mỹ BẮT BUỘC phải làm, Mẫu I-140 cũng do họ làm và trả phí cho chính phủ Mỹ. Như vây chỉ còn
1 - Tìm việc
2 - Nôp đơn xin việc
3 - Xin visa
4 - Điền đơn xin thẻ xanh

H: Phí dịch vụ bao nhiêu là phải chăng?
Đ: Tôi đã từng chứng kiến người ở Vietnam trả cho dịch vụ $700,000,000 VNĐ/người và đi phỏng vấn visa rớt hết đủ 18 người kể cả ông giám đốc của công ty dịch vụ đó. Ở Mỹ thì có một học sinh của tôi hỏi tôi giá $30,000 USD có mắc hay không. Ở Vietnam các dịch vụ tính bao nhiêu là phải chăng, tôi không biết NHƯNG ở Mỹ tính quá đắt so với những gì mình cung cấp cho khách hàng sẽ trở thành lừa bịp và là PHẠM PHÁP. Bằng chứng là TRUMP UNIVERSITY của tổng thống Donald Trump.

H: Tôi có thể tự mình xin EB3 visa đưcợc hay không?
Đ: Đương nhiên là được. Các bạn có thể tự mình vào website của bộ lao động Mỹ thì sẽ biết NHỮNG CÔNG TY NÀO ĐANG XIN PERM labor certificate, thì có nghĩa là các công ty đó đang cần nhân sự ở ngoài nước Mỹ, rồi các bạn liên hệ trực tiếp hay gởi email tới công ty đó thì sẽ biết.
https://www.foreignlaborcert.doleta.gov/h-1b.cfm

H: DỊch vụ của ông có làm EB3 hay không?
Đ: Chúng tôi chỉ làm du học MỸ MÀ THÔI. Phí dịch vụ của chúng tôi là $400 USD (Bao gồm tập dợt phỏng vấn, cho tới khi đậu visa và rước tại phi trường SEATLLE, bang Washington) các chi phí khác như visa, sevis thì học sinh có thể tự trả hoặc nhờ chúng tôi trả dùm)

H: Người Việt có nhu cầu và mong muốn đuợc qua Mỹ lao động, tại sao ông không làm?
Đ: Chỉ có những công việc mà người Mỹ không muốn làm, cho nên các công ty ở Mỹ mới cần tới lao động nước ngoài. Những công việc như: làm trong các công ty xẻ thịt gà, hay cắt thịt bò, hay làm nông, công việc vất vả tiên lương lại thấp, và các công ty loại này phần nhiều là ở các bang như: Georgia, Tennesse, Nebraska, Oklahoma, v.v. Trung bình EB3 được trả $12 USD/ giờ hay khoảng hơn $2000 USD/ Tháng, sau khi trả tiền nhà và phí sinh hoạt chỉ còn lại vài trăm. Các bạn tự hỏi mình qua Mỹ là vì cái gì, có phải là cái THẺ XANH để được ở lại Mỹ?

H: Thật sự chúng tôi cũng vì cái thẻ xanh nay, cho nên cực khổ thế nào cũng chịu nổi.
Đ: Nếu là vậy thì tôi chúc các bạn nhiều may mắn và thành công. Tôi cũng mong các bạn tìm hiểu cho thật kỹ, cẩn thận.
Nguồn: http://xuatnhapcanh.com/threads/s-tht-v-visa-lao-dng-eb3.28909/
 
Hôm nay qua nhà ông già ăn cơm nghe ổng kể chuyện sáng nay chú cùng làm chung cơ quan trước đây sáng nay gọi điện tâm sự rằng thằng con của chú ấy xét nhập tịch Mỹ không được rồi, giờ tháng 12 này mẹ nó qua bển chắc là ép nó cưới vợ để lấy quốc tịch.

Thằng này nó học rất giỏi, sinh đâu năm 87 hay 88 gì đó. Hồi ở Việt Nam cấp 1, cấp 2 nó toàn giải nhất toán toàn thành phố, giải nhì toán quốc gia. Cấp 3 nó sang Mỹ học và sau đó học thành tiến sỹ toán bên Mỹ, và giảng dạy ở trường đại học của Mỹ. Hồi nó học toàn được học bổng 100% của Mỹ, hồi còn ở VN thì tới nhà thấy nó toàn được chụp ảnh với lãnh đạo cao cấp của nhà nước.

Ông ngoại nó trước đây là thẩm phán tối cao của VNCH sau này đi cải tạo rồi qua bển , gia đình bên ngoại nó ở bên đó hết, chỉ mỗi bố mẹ nó không đi.

Giờ nó bảo chính sách nhập cư khó quá.

từ hồi nó ra trường công tác, cống hiến cho nền giáo dục Mỹ

vậy mà!.....

hồi về nó kể rằng bên đó dân Mỹ nó luười học Toán lắm, ngành Toán của nó là ưu tiên số 1

Nghĩ lại thằng này học hành thế, cống hiến thế, tưởng nó có quốc tịch lâu rồi chứ, ...giờ tự dưng lo cho mấy anh qua Mỹ giao piza, dán hộp,...
 
Nghe 1 chiều bao giờ chả thế. Kiểu như cướp giết hiếp là sẽ có bài báo phỏng vấn bà hàng xóm "cháu nó ngoan lắm, không gây gổ với ai bao giờ, chúng tôi rất bàn cmn quàn khi nghe tin"...

Làm giảng dạy đại học của Mỹ là nó có điểm merit với ưu tiên đó. Giáo sư đại học thuộc dạng này

https://en.wikipedia.org/wiki/EB-1_visa

The EB1 Outstanding Researcher or Professor immigrant visa classification (EB1B, EB-1B, EB1-OR) is the employment-based first preference immigration. The EB-1B petition consists of Form I-140 and supporting documents to show that the alien beneficiary meets EB1 Outstanding Researcher or Professor criteria. The U.S. employer intending to employ a professor or researcher who is outstanding in an academic field may file a Form I-140 petition in such classification. Employer should file it for the alien employee.

Ngành Toán thuộc dạng ưu tiên nữa. Có letter of recommendation của trường, của giáo, có bằng cấp, giảng viên đại học, tốt nghiệp ở Mỹ là đủ apply EB-1.

Chắc chắn là có uẩn khúc gì, hoặc 1/2 sự thật .,.. không phải là sự thật
 
Nếu career is good enough thì Employer take care cái Working VISA đó cái 1.

Bên đó “giảng dạy” tại trường đại học, quan trọng là trường nào?

Các trường có tiếng thường có giảng viên cơ hữu và trợ giảng. Giảng viên cơ hữu được trường phong là giáo sư và là người phụ trách chính môn học.

Nếu là giảng viên thì chính trường đó sẽ hỗ trợ làm việc với bên Immigration của DHS (Department of Homeland Security)
https://www.dhs.gov/topic/citizenship-and-immigration-services

Để được full professor không dễ, bạn này cũng tuổi với cháu anh @bravia, là giảng viên ĐH ở VN, sang Mỹ học tiến sĩ rồi làm tiếp postdoc, giờ đang dạy UC Irvine, nhưng cũng chỉ là Assistant Adjunct Professor.
http://engineering.uci.edu/users/phu-nguyen
http://pda.grad.uci.edu/2017/01/11/phu-nguyen/
Bài báo khoa học cũng đáng nể lắm :
https://scholar.google.com/citations?user=CgPsL4IAAAAJ&hl=en

Sinh năm 1988, 18t vô đại học vào năm 2006, học 4 năm sau xong vào khoảng 2010, master trong 2 năm xong khoảng năm 2012, thêm 2 năm phD nữa là xong khoảng năm 2014. Vậy sao lại đi dạy 7 năm rồi? có thể trợ giảng lúc mới có master?
 
Nhiều người nói Trump muốn lấy lòng dân Mỹ nên chặn nhập cư bằng mọi cách, kể cả diện "người tốt" như H1-B, EB-3, EB-5 ... Nhưng thực ra Trump không chặn visa H-1B mà siết chặt khâu xét duyệt hồ sơ. Trong quá khứ các công ty xin H1-B không phải vì mục đích tìm skilled worker, thay vào đó, họ mướn H-1B vì trả lương rất rẻ cho công nhân H-1B. Bây giờ các công ty phải chứng minh mối quan hệ công việc với người nhận H1-B (mô tả công việc, địa điểm làm việc), các công ty phải cung cấp thêm bằng chứng tại sao cần phải mướn H1-B... Các công ty hiện nay không còn cơ hội abuse visa H1-B nữa.

Ngay cả visa H-2B cho maids, cooks, vv... cũng đều tốt nếu sử dụng đúng mục đích của nó.

Department of Homeland Security vừa tăng thêm 15000 visa H-2B cho năm tài khoá 2018.

Không đất nước nào có luật Nhập cư đầy nhân đạo như Hoa kỳ hay Canada. Rất nhiều kiểu mở cửa đón nhận dòng người muốn cống hiến cho xã hội của họ. Rồi trao điều kiện để thành thường trú nhân rồi thành công dân.

Chuyện bế tắc nhập cư, trục xuất, hạn chế Visa, hạn chế cơ hội có thẻ xanh ... là đã từ lâu rồi, các đời Tổng thống trước đã làm mạnh ... Xui cho Trump, chi tiết mọi người tự hiểu. Châu Âu giờ cũng đang sa lầy vụ nhập cư.

Có điều là hầu như phần lớn dịch vụ đang lừa đảo người Việt là do người Việt, khốn nạn nhất là dựng lên các công ty nước ngoài, nhưng thực sự là do người Việt control
 
Không biết công ty này có uy tín không? thấy quảng cáo rầm rộ trên facebook

IMM Immigration (công ty di trú IMM) là công ty thành viên đầu tiên của tập đoàn IMM. Là công ty tiên phong đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2005 về lĩnh vực di trú và quốc tịch nước ngoài, IMM Immigration cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư định cư & quốc tịch các nước như Mỹ, Úc, Canada và Châu Âu theo các diện doanh nhân và diện đầu tư. Xem thêm tiểu sử thành lập, giá trị, triết lý kinh doanh và ban điều hành của IMM tại đây.
https://www.immigration.com.vn/
screenshot_20180811-151811-jpg.1692973.jpg

Thấy “đi dễ vậy thì cột điện nó cũng đi lâu rồi” ...
 
Không biết công ty này có uy tín không? thấy quảng cáo rầm rộ trên facebook


screenshot_20180811-151811-jpg.1692973.jpg

Thấy “đi dễ vậy thì cột điện nó cũng đi lâu rồi” ...
Có. Công ty này đã từng làm hồ sơ định cư cho gia đình tôi
Gia đình tôi landing 2016, đi Gia Nã Đại.
Cách làm dịch vụ cty này khá tốt. Hồ sơ chuẩn bị chu đáo. Nếu có khúc mắc thì đưa hướng đi phù hợp với giải trình hợp lý.
Về phần bản thân thì khi tiếp xúc với cty tư vấn nên nói rõ mình muốn gì, kinh nghiệm làm việc ra sao, tình hình tài chính minh bạch đến mức nào ...Có vậy họ mới biết mà tư vấn.
Gia đình tôi đi dạng đầu tư và imm chỉ làm dạng đầu tư .
Phí thì cũng tùy chương trình. Giả sử 100k cho 1 gia đình 4 người thì cũng ok
Trừ những case nhập nhằng quá thì bên tư vấn họ cũng có thể giúp mình giải trình về tiền bạc đem qua đó đầu tư.
Hiện tại thì nhiều tỉnh bang ở Canada yêu cầu dùng dịch vụ kiểm toán do nó chỉ định để thẩm định tài chính

Cũng lưu ý tùy địa bàn, nếu diện đầu tư quebec thì từ khi có nomination đến lúc có visa cũng lâu đấy .
 
Không biết công ty này có uy tín không? thấy quảng cáo rầm rộ trên facebook


screenshot_20180811-151811-jpg.1692973.jpg

Thấy “đi dễ vậy thì cột điện nó cũng đi lâu rồi” ...
6.5 tỷ tuy không lớn, nhưng tiền chỉ là điều kiện cần để ra đi thôi! Quyết định ra đi còn nhiều lý do khác ...

Cũng xin chia sẻ, trước giờ có làm việc với mấy cty tư vấn rồi thì thấy cty Kornova là đàng hoàng và chi phí rẻ nhất, làm EB5 phí tư vấn 15k trọn gói trong khi mấy cty khác rẻ nhất là 25k mà còn tính thêm phí dịch tài liệu. Đóng trước 30% phí và làm hồ sơ xong hết chỉ còn bước cuối cùng là chuyển tiền thì đổi ý không làm EB5 nữa nhưng bên đó vẫn đồng ý trả lại tiền phí DV đã ứng trước (chỉ thu 1 ít phí do họ phải chuẩn bị hồ sơ thôi). À đổi ý đi Úc thay vì Mỹ thôi mà Kornova lại không tư vấn đi Úc

À cũng nói luôn là đi Úc diện đầu tư thì thời gian làm hồ sơ khá nhanh, từ lúc ký HĐ với cty tư vấn tới lúc nhận visa khoảng 1 năm, đó là do thằng tư vấn củ chuối chứ nếu tư vấn đàng hoàng thì còn nhanh hơn. ĐK là có tiền và có kinh nghiệm đầu tư/quản lý doanh nghiệp. Tuỳ loại visa và tuỳ đi qua tiểu bang nào mà ĐK hơi khác nhau 1 chút, nhưng chủ yếu là phải có tiền và có kinh nghiệm kinh doanh, cỡ 1 mil AUD là đủ để dự định đi theo bussiness inovation (visa này không phải bỏ tiền trước nhưng qua Úc phải mở doanh nghiệp, nhưng điều kiện cũng dễ).

Cụ thể thế nào thì nên cứ gặp các cty tư vấn để hỏi kỹ hơn, hỏi mấy cái này không tốn tiền nên cứ tranh thủ đi hỏi vài cty sẽ hiểu kỹ hơn. IMM cũng có dịch vụ tư vấn đầu tư Úc đó. Riêng phần chứng minh tài sản thì thấy với Úc dễ hơn ví dụ như kê khai giá trị tài sản là nhà đất hoặc cổ phiếu thì chỉ cần có giấy tờ nhà và sổ cổ đông là đủ còn EB5 thì phải chứng minh nguồn gốc tiền mua nhà, cổ phiếu... rất mất công.

Về visa đầu tư và kinh doanh ở Úc thì có 2 dạng:
- Visa 132A và 132B: có sẵn doanh nghiệp ở Việt Nam, đáp ứng một số yêu cầu về doanh thu tài sản (tất cả đều có tiêu chuẩn rõ ràng) thì nộp hồ sơ, nếu được chấp nhận thì sẽ được cấp thẻ thường trú nhân 5 năm (Permanence residence), sau đó thì phải qua Úc lập công ty kinh doanh rõ ràng, và đáp ứng một số điều kiện về số ngày cư trú ở Úc và tiến tới việc nhập quốc tịch.
- Visa đầu tư 888: với các mức đầu tư và số tiền khác nhau, loại hình này sẽ được cấp visa dạng tạm trú (Temporary residence), tuy nhiên nếu đáp ứng một số điều kiện thì cũng sẽ được nâng lên thường trú.

Đối với cả hai loại visa thì chưa cần phải đầu tư, chỉ đầu tư sau khi được nhận visa vì vậy là rất an toàn. Cũng lưu ý là hiện giờ nhiều hồ hơn nên thời gian chờ cũng lâu hơn.
 
Định cư Úc diện đầu tư thì quá đại gia rồi :). Số tiền đầu tư và tài sản yêu cầu cao, trừ diện biz innovation. AI muốn biết cuộc sống ở Úc thế nào để quyết định di cư thì ít nhất nên làm 1 vài chuyến du lịch trước để tìm hiểu kỹ hơn.
 
Chủ đề này bên Cà Phân của OF hiện đang hot .
Cafe OF - Trao đổi với OFer tại Canada về thông tin định cư, du học, việc làm

Hiện nay tình trạng người Việt lừa người Việt là gân như phổ biến tại các công ty dịch vụ.
copy còm của một thành viên bên đó
trentungcayso nói:
Sở dĩ các công ty tư vấn lởm có đất sống cũng một phần là bà con ta nhiều người tiếng Anh và kỹ năng tìm kiếm thông tin rất hạn chế. Chính sách về nhập cư của Canada rất minh bạch và cụ thể nên nếu các cụ có tiếng Anh tốt chịu khó lên mạng nghiên cứu thì hoàn toàn có thể tự làm hết hồ sơ. Chỉ những trường hợp đặc biệt mới cần phải thuê tư vấn hoặc luật sư.

Riêng với du học thì hơi khác chút là lựa chọn ngành học, trường học, khoá học sao cho phù hợp với năng lực, nguyện vọng và khả năng tài chính của học viên thì ý kiến của chuyên gia tư vấn nhiều khi rất có giá trị.

Các cụ cũng lưu ý là ở Canada trừ luật sư ra thì chỉ có những người có giấy phép hành nghề mới được tư vấn nhập cư có thu phí. Những người này được cấp số chứng chỉ hành nghề và các cụ có thể kiểm tra được trên internet.

Lừa đảo rất nhiều nên cccm cần Cross-check kỹ các cty tư vấn có đáng tin hay kg nhé.
Trên trang web của chính phủ có mọi thông tin cccm cần và rất minh bạch, rất dễ tự làm hồ sơ
 
Ai muốn đi Úc nhợn thì xem thêm trang này nhé
https://www.homeaffairs.gov.au/Trav/Work/Skil#tab-content-3
Trong phần Invitations có thể thấy tỷ lệ được mời tham gia apply skilled visa ở các ngành Engineering và IT là cao nhất

Rồi có 176 ngành nghề được xin cấp visa sau khi tốt nghiệp
https://www.seekvisa.com.au/189-485-489-visas-medium-and-long-term-strategic-skills-list-mltssl/

Rồi ko cần $$$ vẩn xách valy qua được
https://www.sbs.com.au/yourlanguage...stralia-introduce-new-visa-boost-economy-jobs
 
Với dạng visa skilled workers, em xin copy vào đây để ai có nhu cầu tham khảo thêm:

Chủ yếu 2 dạng: 189 là độc lập, 190 là do tiểu bang đề cử (cam kết sống ở bang đó 2 năm). Quy trình như sau:
1. Xem ngành của mình có nằm trong danh mục hay không:

https://www.anzscosearch.com/search/

Trang này cũng cho biết là 190 có áp dụng cho ngành mình hay không, cơ quan xác nhận bằng cấp/kinh nghiệm là ai. Ví dụ ngành Taxation Accountant thì có NSW (Sydney) có thể nominate, cần xác nhận bởi CPA Úc hoặc CA hoặc ICA.

2. Tính sơ bộ thử mình bao nhiêu điểm:

https://www.anzscosearch.com/points-test/

3. Xem thử ngành mình gần nhất cần điểm tối thiểu bao nhiêu mới được mời, đặc biệt là các ngành bị khống chế số lượng như accountant, IT:

https://www.homeaffairs.gov.au/WorkinginAustralia/Pages/11-july-2018-invitation-round.aspx

4. Nếu thấy khả quan thì lấy điểm IELTS, PTE, TOEFL, etc. rồi đi xác nhận bằng/kinh nghiệm của tổ chức nêu tại Bước 1 (hầu hết làm online), điều kiện xác nhận thì phải vào web của mỗi tổ chức cụ thể.

Ví dụ:

https://www.cpaaustralia.com.au/become-a-cpa/migration-assessment

5. Khi đã có positive assessment Bước 4 thì vào Skillselect tạo account và nộp Expression of Interest (EoI), mỗi EoI có hiệu lực 2 năm.

6. Nếu được mời sẽ có thư báo điện tử và 1 link để nộp hồ sơ online (mọi hồ sơ đều online). Hầu như sẽ không có phỏng vấn gì cả, nhận visa qua email luôn.

https://www.homeaffairs.gov.au/busi/Empl/skillselect#tab-content-2

Rồi chịu khó vào đây, hầu như có toàn bộ thông tin về kinh nghiệm thực tế:

https://www.expatforum.com/expats/a...-australia-what-you-need-know-read-first.html

Cứ tham khảo kinh nghiệm ở web trên và tự làm, toàn bộ quá trình mất khoảng 9 tháng đến lúc nhận được visa định cư, toàn bộ chi phí khoảng 8000 AUD (chủ yếu phí visa của chính phủ Úc) cho gia đình 4 người.

Ở vn chỉ phổ biến toefl và ielts nên ít người để ý là Úc chấp nhận thêm điểm thi PTE Academic. PTE thi và chấm hoàn toàn bằng máy tính, ngày nào cũng có thi chứ không phải đợi lâu như ielts hay toefl, có điểm trong 24h.

Đối với skilled migration của Úc thì 7.0 ietls cả 4 kỹ năng được 10 điểm, từ 8.0 trở lên thì 20 điểm. Đối với non-native speakers thì 8.0 cực kỳ chua. Trong khi đó qua PTE hoàn toàn có thể được vì cách thi khác nhau.

Nhiều trường hợp chỉ cần thêm 10 điểm tiếng Anh là qua mốc được mời nộp hồ sơ nên PTE đang trở nên phổ biến cho dân muốn đi Úc dạng skilled.
https://pearsonpte.com
 
Ai muốn đi NZ thì tham khảo https://drive.google.com/file/d/17_Wzcn2XEAjn_gs3r-66S9ni6UTdYgjf/view ... nhưng lưu ý là NZ đi còn khó hơn Au nữa do nước nhỏ ... và có PR Au thì qua NZ auto thành PR của NZ.

Giờ ai muốn đi chỉ còn cân nhắc đi CAN ... vì đạt đến mức đi Au hay NZ thì ở VN cho nó sướng cái thân .... và có muốn đi CAN thì cũng nên đọc bài này

Sống ở Canada: Bóng tối việc làm khiến giấc mơ nhỏ lại và vỡ vụn theo nhiều cách
http://soha.vn/song-o-canada-bong-t...-vo-vun-theo-nhieu-cach-20180216180415184.htm

để cân nhắc kỹ rồi hãy quyết định đâm đầu vào con đường này .... lấy được PR là cả một chặng đường dài và tốn kém. Sau đó phải quyết đi hay ở và thời điểm nào, rất nhiều thứ cần cân nhắc. Phải biết mình thật sự muốn gì chứ không thì dễ vỡ vụn. Bên cạnh đó cần đặt cho bản thân một kỳ vọng hợp lý, phù hợp với môi trường mới. Ở ngay chính VN mà muốn làm lại từ đầu cũng không dễ huống chi đây là ở một đất nước xa lạ về nhiều thứ. Hãy quên đi chuyện 1 sớm một chiều thì có thể có lại những gì mình đã có trước đây ở VN

đây cũng là người thật việc thật .... bác này là một bác sĩ giỏi ngành sản. Vì một số điều không ưng ý trong công việc nên đã bỏ hết sự nghiệp ở Việt Nam để đưa cả gia đình đi định cư Canada theo diện lao động có tay nghề. Tuy nhiên, sau gần cỡ 5 năm vật vã bên đó mà không đạt được những gì mà mình tưởng tượng trước đây. Vì vậy, giờ đã quyết định quay về Việt Nam làm việc và được một bệnh viện nhận ngay vào vị trí trưởng khoa sản .... À thông tin của bác ấy đây https://vinmec.com/timescity/chuyen-gia/nguyen-cong-nghia-493
 
@anhatrang
EB-3 Visas for Unskilled Workers: Is this a scam? You can decide if you just look at the basic requirement for EB3 visas: they are only available if the employer cannot find any American worker to do the job. In America, there are hundreds of thousands of unskilled workers available. They are high school and college students or workers who never had much training, experience or skills. With so many unskilled workers available already in America, there is no reason for any employer in the US to spend a lot of money to bring workers from abroad.

If any of your friends or relatives in Vietnam asks you about EB3 visas for unskilled workers, we strongly urge you to tell them that these visas are not available.
///
Source: internet.

Chắc nghề xỉa răng cọp, tắm sư tử...may ra người Mỹ mới không có CN làm

Tức nhiên là EB-3 là có thật, nhưng để đáp ứng yêu cầu chương trình đưa ra thì xem như % đạt rất rất thấp. Nên mọi người nên cân nhắc khi apply.
 
Nói về du học, tôi không ủng hộ và cũng không bác bỏ cái tư tưởng "tị nạn giáo dục".
clear.png
Nếu các bạn có con nhỏ và bỏ quê đi ra vì con nhỏ, thì các bạn có nghĩ đến nhiều thứ mà con bạn phải đối đầu hằng ngày ??? Dĩ nhiên, đừng nói ưu ở đây (vì các bạn đã biết), hãy nói đến những thứ con bạn phải đối đầu.
 
Nói về du học, tôi không ủng hộ và cũng không bác bỏ cái tư tưởng "tị nạn giáo dục".
clear.png
Nếu các bạn có con nhỏ và bỏ quê đi ra vì con nhỏ, thì các bạn có nghĩ đến nhiều thứ mà con bạn phải đối đầu hằng ngày ??? Dĩ nhiên, đừng nói ưu ở đây (vì các bạn đã biết), hãy nói đến những thứ con bạn phải đối đầu.
Bây giờ quan tâm nhiều đến chuyện các em du học sinh học xong sẽ làm cái gì nhiều hơn là học cái gì. Việc học không quá khó đối với dân Việt Nam.

Xin việc làm, định cư, hòa nhập là chuyện khó hơn nhiều. Hoặc quay về Việt Nam, các du học sinh sẽ cạnh tranh như thế nào?

Ở Mỹ, mình có đứa em, học IT, Tiến sĩ, ra trường có việc ngay, công ty lớn nổi tiếng, công ty bảo lãnh cho nó định cư. Mỗi tội không lấy được vợ. Năm rồi về nhà bố mẹ mai mối cho 1 cô. Đang bảo lãnh vợ sang Mỹ.

Rồi đứa em họ, con gái, học ở Anh, cũng Tiến sĩ, rồi sau Tiến sĩ, bây giờ làm giảng viên đi thỉnh giảng khắp các đại học Trâu Âu. Chắc cả đời không lấy chồng.
 
Giờ gặp bạn bè cùng lứa ở HN và SG toàn nói chuyện cho con cái du học, hầu như tên nào cũng có ít nhất 1 đứa, còn các bạn gái thì nhiều cô còn có 2 đứa đang du học. Không phải du học ĐH nữa mà đi từ cấp 3 lớp 9,10 tức là mới 14-15 tuổi.

Cảm giác như có một cơn sốt tháo chạy khỏi giáo dục Việt Nam y như người miền nam bỏ chạy đi tị nạn hồi tháng 4/75, tháo chạy bằng mọi giá. Nhiều gia đình khá bình thường thấy vợ thu nhập chừng 15-20tr, chồng vài ba ngàn đô (làm cho tây, nên lộc lá không thể như làm cho nhà nước) mà cũng cho con đi Mỹ từ 14-15 tuổi, tức là sẽ phải theo cuộc chơi tiền bạc gần chục năm nữa, mỗi năm bèo cũng 7-800tr.....

chả hiểu tính toán kiểu gì....
 
Giờ gặp bạn bè cùng lứa ở HN và SG toàn nói chuyện cho con cái du học, hầu như tên nào cũng có ít nhất 1 đứa, còn các bạn gái thì nhiều cô còn có 2 đứa đang du học. Không phải du học ĐH nữa mà đi từ cấp 3 lớp 9,10 tức là mới 14-15 tuổi.

Cảm giác như có một cơn sốt tháo chạy khỏi giáo dục Việt Nam y như người miền nam bỏ chạy đi tị nạn hồi tháng 4/75, tháo chạy bằng mọi giá. Nhiều gia đình khá bình thường thấy vợ thu nhập chừng 15-20tr, chồng vài ba ngàn đô (làm cho tây, nên lộc lá không thể như làm cho nhà nước) mà cũng cho con đi Mỹ từ 14-15 tuổi, tức là sẽ phải theo cuộc chơi tiền bạc gần chục năm nữa, mỗi năm bèo cũng 7-800tr.....

chả hiểu tính toán kiểu gì....
Giờ gặp bạn bè cùng lứa ở HN và SG toàn nói chuyện cho con cái du học, hầu như tên nào cũng có ít nhất 1 đứa, còn các bạn gái thì nhiều cô còn có 2 đứa đang du học. Không phải du học ĐH nữa mà đi từ cấp 3 lớp 9,10 tức là mới 14-15 tuổi.

Cảm giác như có một cơn sốt tháo chạy khỏi giáo dục Việt Nam y như người miền nam bỏ chạy đi tị nạn hồi tháng 4/75, tháo chạy bằng mọi giá. Nhiều gia đình khá bình thường thấy vợ thu nhập chừng 15-20tr, chồng vài ba ngàn đô (làm cho tây, nên lộc lá không thể như làm cho nhà nước) mà cũng cho con đi Mỹ từ 14-15 tuổi, tức là sẽ phải theo cuộc chơi tiền bạc gần chục năm nữa, mỗi năm bèo cũng 7-800tr.....

chả hiểu tính toán kiểu gì....
Không chỉ bố mẹ lên cơn sốt mà lũ con nít cũng đang lên đồng với du học. Họ kỳ vọng gì khi cho bọn trẻ đi sớm với hy vọng đi sớm sẽ hòa nhập tốt, để có ít nhất 50-60% giống bọn bản xứ, và có thể ở lại có 1 công việc gì đó danh giá 1 chút.
 
Quan điểm mình khác, nếu con học được thì đầu tư cho nó học, để lại tài sản mà nó không biết sử dụng cũng vậy. Thực tế nhiều người để nhà để của cho con, tới tay nó là nó bán sạch ăn xài, mất cả nhà cả con.
 
Quan điểm mình khác, nếu con học được thì đầu tư cho nó học, để lại tài sản mà nó không biết sử dụng cũng vậy. Thực tế nhiều người để nhà để của cho con, tới tay nó là nó bán sạch ăn xài, mất cả nhà cả con.
Con ngoan trò giỏi, bán nhà mà nó ăn học thành tài thì cũng được đi.
Gặp con hư hay con dốt thì vô dụng.
Tỷ lệ đi du học mà không thành cũng khá cao ... 24g bay không thể thay đổi 1 con người

Người quen nhà mình đi Mỹ khi con học cấp 2 -3 ở Việt Nam nhiều lắm . Gia đình nào có con học giỏi ở Việt Nam thì qua kia nó cũng giỏi . Còn những đứa bé ở Việt Nam học làng nhàng thì qua bên kia cũng làng nhàng .

Mấy đứa con học Amsterdam hay Lê Hồng Phong dù có sang sang Mỹ sau khi tốt nghiệp PTTH thì sau này cũng toàn là kỹ sư hay bác sĩ. Ngược lại có đi từ lớp 9 nhưng sau khi đi 10 năm lại phải về lại Việt Nam.

Tóm lại thời buổi này thông tin rộng mở , vụ kì thị lý lịch đã hết nên giỏi dở cũng rõ ràng . Đứa nào giỏi và thích tự khắc nó tìm ra đường .
 
Những ai muốn đi EB5 thì GS thì trước hết làm vài cuốc mẽo, cà, úc ... đi kiểu bụi, thắm thía nhiều về sinh hoạt mẽo, cà, úc; rà soát các thành viên gia đình xem có khả năng hoà nhập; kiểm tra kỹ khả năng tài chính xem tồn tại vài năm đầu với tư cách thất nghiệp ; tham khảo vài ace thân đã tham gia EB5, .... rồi mới đóng tiền để tham dự (khả năng lấy lại là khó và chậm, coi như phí để đi qua mẽo, cà, úc);
 
Tiền nhiều thì đi đi về về chơi, lấy thẻ xanh làm quyền lợi...sau đó vào công dân quyền lợi tốt hơn.

Trên 40 mà tiền khoảng 50 tỷ trở xuống thì đừng đi nếu ko phải là người năng động.

Lấy thí dụ thực tế nhất là mềnh có 2 thằng bạn, một đã đi EB5 Mỹ và một thằng đi CAN.
Thằng đi CAN giàu hơn nhưng giờ thất bại, sống dạng vất vưởng bằng tiền còn lại ( nhưng nó cũng nhất quyết ko về)

Thằng đi Mỹ ít tiền hơn nhưng rất năng động, giờ có cả xưởng gỗ bát ngát, cây xăng, siêu thị bên đó làm ăn rất khá và nói thẳng là trong CNL nầy ( trong hay ngoài nước) méo có cậu nào giỏi bằng nó đâu.
Mới rồi nó trúng vụ gì đó làm ăn giữa Alaska và Norway mà bọn Norway mời đi liên tục.

Trở về EB5, các cty đủ uy tín như Immica với em Việt Kiều Dương Cam Ly giọng ngọt như mía lùi, hay cty Harvey Law Group cũng có tỉ lệ thất bại là 5% (2006), đó là họ đã loại hết tất cả trường hợp họ biết ko thể qua rồi đó.

Các cty khác mềnh ko rõ nhưng biết có thất bại và thường ko lấy lại được tiền (bên Mẽo mấy cha làm dự ớn cũng lừa đảo ghê lắm, 2 năm liền Tàu là bọn dính và kiện tụng nhiều nhứt)
 
Các cty khác mềnh ko rõ nhưng biết có thất bại và thường ko lấy lại được tiền (bên Mẽo mấy cha làm dự ớn cũng lừa đảo ghê lắm, 2 năm liền Tàu là bọn dính và kiện tụng nhiều nhứt)
Thực tế hiện giờ là dân Việt lừa người Việt! Chính những người làm dịch vụ và các công ty tư vấn cứ rỉ rén “dễ lắm, dễ lắm”; “tiền không mất đồng nào” .... trong khi những chính sách, quy định của chính phủ, tỉnh bang đều có nêu rõ hết trên web.

Giờ rất nhiều công ty tư vấn du học cũng lừa vụ du học rồi ... định cư ???? Nhiều gia đinh đã và đang dính vụ này. Tội nhất là bọn nhỏ bị shock và bơ vơ nơi xứ người, ở không được về cũng không xong, trở thành lao động bất hợp pháp sống lây lất.
 
Cách đây 2 năm, thằng học trò bà xã học bên Can xong rồi làm gì đó không biết, quay về Việt Nam mở công ty tư vấn đầu cư định cư Can. Nó tới nhà nói chuyện và hót hay lắm ! Bà cả tin sái cổ. Nói về bao nhiêu cái lợi ... trong đó hot nhất là con cái đi học.... lúc đó mình cũng xiêu lòng theo bà. Nhưng suy nghĩ tới lui rồi hỏi nó “giờ bọn tao quá đó làm cái gì sống?” Nó bảo làm gì chả được! Bán bánh mì dễ òm.!!! Thôi bye bye. Nói y như ở việt nam đẩy xe bánh mì thịt vậy àh???

Còn vụ đi du học rồi định cư thì các công ty đang “hot” khắp nơi! Search là ra cả đống. Mail của mình nếu không chặn spam thì ngày chắc cũng hơn 50 cái.
 
Mình có 4 người quen biết XH nhưng cũng khá gần gũi đi định cư mà không phải theo đường bảo lãnh gia đình... Can, Mỹ (2 cases), Úc, tất nhiên đều là thành đạt ở Vn và di cư là "vì con'. Trong 4 case đó thì chỉ có 1 case thực sự di cư cả gia đình, ra đi đầu không ngoảnh lại. 3 case còn lại thì chân trong chân ngoài, chông/vợ vẫn đi đi lại lại VN và người kia thì thực sự đi cùng con cái.

Cái case đi cả gia đình đến giờ mình chưa gặp lại, chỉ email 1 vài cái khi mới sang cũng kêu buồn chán (không có gì làm) nhưng sau đó không biết thế nào. Còn 3 case đi đi về về thì mình thấy rất nhiều vấn đề. Cụ thể công việc kinh doanh ở VN ngày một bỏ bê, ngày một xuống dốc, trong khi gia đình chốn 2 quê, đi lại khá tốn kém mất thời gian và sức khoẻ. Trong khi vợ con bên kia bỡ ngỡ quen với lối sống có bố, chồng và oshin lo hết mọi chuyện rồi nên rất mệt suốt ngày chỉ chờ bố sang. Cuộc sống bên xứ người là chỉ có tiêu tiền đến rất nhiều tiền, chứ làm gì có đống bạc cắc nào... nên sức ép lên ông chồng là có, dù lúc ở VN là đại gia.

Nói chung mình thấy nó quá phức tạp. Nếu đã đi thì đi cả gia đình dứt khoát chứ chân trong chân ngoài chỉ tạo vần đề thôi ...
 
Mình có 4 người quen biết XH nhưng cũng khá gần gũi đi định cư mà không phải theo đường bảo lãnh gia đình... Can, Mỹ (2 cases), Úc, tất nhiên đều là thành đạt ở Vn và di cư là "vì con'. Trong 4 case đó thì chỉ có 1 case thực sự di cư cả gia đình, ra đi đầu không ngoảnh lại. 3 case còn lại thì chân trong chân ngoài, chông/vợ vẫn đi đi lại lại VN và người kia thì thực sự đi cùng con cái.

Cái case đi cả gia đình đến giờ mình chưa gặp lại, chỉ email 1 vài cái khi mới sang cũng kêu buồn chán (không có gì làm) nhưng sau đó không biết thế nào. Còn 3 case đi đi về về thì mình thấy rất nhiều vấn đề. Cụ thể công việc kinh doanh ở VN ngày một bỏ bê, ngày một xuống dốc, trong khi gia đình chốn 2 quê, đi lại khá tốn kém mất thời gian và sức khoẻ. Trong khi vợ con bên kia bỡ ngỡ quen với lối sống có bố, chồng và oshin lo hết mọi chuyện rồi nên rất mệt suốt ngày chỉ chờ bố sang. Cuộc sống bên xứ người là chỉ có tiêu tiền đến rất nhiều tiền, chứ làm gì có đống bạc cắc nào... nên sức ép lên ông chồng là có, dù lúc ở VN là đại gia.

Nói chung mình thấy nó quá phức tạp. Nếu đã đi thì đi cả gia đình dứt khoát chứ chân trong chân ngoài chỉ tạo vần đề thôi ...
Chân trong chân ngoài chỉ ổn khi qua Mỹ con cái đều tự lập được & cha mẹ là đại gia, lúc đó cha mẹ chỉ đi đi về về cho vui thôi. Anh nào làm ăn đang lên ở VN thì ko đi liền, nên chờ khi nào gom đủ hãy đi. Mình cũng biết 1 case nhà đại gia, cũng dắt díu nhau qua Mỹ; riết rồi công việc ở VN bị bỏ bê, thất bại. Qua Mỹ mở tiệm cũng thất bại, rồi cũng về VN hết. Nên mọi người nên suy nghĩ thật kỹ.
 
Chân trong chân ngoài chỉ ổn khi qua Mỹ con cái đều tự lập được & cha mẹ là đại gia, lúc đó cha mẹ chỉ đi đi về về cho vui thôi. Anh nào làm ăn đang lên ở VN thì ko đi liền, nên chờ khi nào gom đủ hãy đi. Mình cũng biết 1 case nhà đại gia, cũng dắt díu nhau qua Mỹ; riết rồi công việc ở VN bị bỏ bê, thất bại. Qua Mỹ mở tiệm cũng thất bại, rồi cũng về VN hết. Nên mọi người nên suy nghĩ thật kỹ.
Ca này coi bộ hiếm
Trong đám mềnh quen lẫn ko quen thân , 20 cặp ra đi ( bạn cùng lớp xưa ), và 5 cặp bạn làm ăn... 2 cặp quen qua bạn chưa thấy ai quay về cả....trong đó có cả thất bại lẫn thành công xứ người.
 
Bạn mình 2 gđ, 1 đi Can, 1 sắp đi Mỹ.
Gđ Can: đi diện đầu tư, ở Vn có nhà xưởng to dùng, thu nhập hơi bị khủng. Qua đó 5,6 năm, 2 nhóc và bà vợ đã vào tịch. Anh chồng vì công việc, về Vn nhiều quá nên chưa đủ time vào tịch. Năm ngoái, thấy nó ở Vn suốt, hỏi ra mới biết, tay gđ thuê để điều hành cty toàn bị lỗ, nên nó phải về làm trực tiếp.
Gđ Mỹ: cty làm ăn tốt ở Vn, làm eb5 cho cả gđ, nghe nói đóng 67x ngàn US rồi. Hồi hè, cho ku con qua học đại học ở Cali, bà vợ cũng qua mấy tháng để lo cho con. Đã mua nhà. Nhưng nó vẫn ở đây bt.
Mình "nghe nói" eb5 cũng chát lắm, không ngon ăn.
Thôi, ở nhà cho lành, qua đó mỗi lần nói chuyện mỏi tay, đau người lắm
clear.png

Đội mình biết, qua Can diện đầu tư thì toàn làm doanh nghiệp ở Vn, mang tiền qua đó tiêu thôi.
 
Mất tiền đã là may
Mềnh có cậu bạn đàn em làm ăn còn trẻ, 40 tuổi

Qua Canada bị thằng Tàu nó hốt mất con vợ
Giờ về Việt Nam làm quen được một em gái nảy nở , nhân viên quán lẩu nướng Hàn Quốc, mới cưới , chuẩn bị bốc sang.
 
Mất tiền đã là may
Mềnh có cậu bạn đàn em làm ăn còn trẻ, 40 tuổi

Qua Canada bị thằng Tàu nó hốt mất con vợ
Giờ về Việt Nam làm quen được một em gái nảy nở , nhân viên quán lẩu nướng Hàn Quốc, mới cưới , chuẩn bị bốc sang.
A10 và các anh thông thái tư vấn cho e với:
nhà e diện F4 khoảng giữa năm nay tới lượt phỏng vấn, 4-5 ngày sau có visa là có thể vù...
Hoàn cảnh: Ck kts 45t có cái Cty tư vấn XD 15 tuổi nhưng nhỏ hơn mắt muỗi, vk nhân viên kinh doanh địa ốc 15 5, 2 nhóc 13 và 9t, thặng dư khoảng 1 tỏi/năm sau khi trừ các chi phí sanh hoạt này nọ...

nhà e có nên đi không ?

Đa tạ !
 
A10 và các anh thông thái tư vấn cho e với:
nhà e diện F4 khoảng giữa năm nay tới lượt phỏng vấn, 4-5 ngày sau có visa là có thể vù...
Hoàn cảnh: Ck kts 45t có cái Cty tư vấn XD 15 tuổi nhưng nhỏ hơn mắt muỗi, vk nhân viên kinh doanh địa ốc 15 5, 2 nhóc 13 và 9t, thặng dư khoảng 1 tỏi/năm sau khi trừ các chi phí sanh hoạt này nọ...

nhà e có nên đi không ?

Đa tạ !
Anh 10 thì chắc chắn sẽ bảo anh đi rồi

Quan trọng hơn, anh nên hỏi qua bên kia anh sẽ làm việc gì.

Theo mình thì chồng học chứng chỉ xd rồi đi sửa chữa nhà. Vợ thì học chứng chỉ môi giới rồi tiếp tục nghề cũ ... Với điều kiện là giỏi tiếng Anh.
 
Anh 10 thì chắc chắn sẽ bảo anh đi rồi

Quan trọng hơn, anh nên hỏi qua bên kia anh sẽ làm việc gì.

Theo mình thì chồng học chứng chỉ xd rồi đi sửa chữa nhà. Vợ thì học chứng chỉ môi giới rồi tiếp tục nghề cũ ... Với điều kiện là giỏi tiếng Anh.
Cảm ơn anh !

e lượn qua bển 2 lần rồi, giờ cũng chưa biết qua làm gì ngoài làm ... thinh, kk
vk chắc khá năng cao lại gìa nhập đảng cây dũa...

ôi, cái câu thần chú “vi con” sao nó nhọc quá ta ?!
E thấy ở quê nhà tụi nó cũng có 1 cuộc sống thú vị mà... e chạy GLC cũng chẳng thấy happy hơn CX5 là mấy ngoài chuyện lo bị vặt kiếng..

Mấy thằng bạn được gọi là thành cmn đạt của e nó cũng sắp xếp thu cả gđ qua Mẽo bằng diện đầu tư gì đó...

đến giờ thì e vẫn chưa thực sự hiểu nổi chuyện “lo cho tương lai của con” là cứ phải nhất định đi Mẽo ?!

rồi tương lại mình ai lo đây ?
mình không mạnh khỏe vui vẻ thành công thì sao lo cho người khác được ?!
 
Cảm ơn anh !

e lượn qua bển 2 lần rồi, giờ cũng chưa biết qua làm gì ngoài làm ... thinh, kk
vk chắc khá năng cao lại gìa nhập đảng cây dũa...

ôi, cái câu thần chú “vi con” sao nó nhọc quá ta ?!
E thấy ở quê nhà tụi nó cũng có 1 cuộc sống thú vị mà... e chạy GLC cũng chẳng thấy happy hơn CX5 là mấy ngoài chuyện lo bị vặt kiếng..

Mấy thằng bạn được gọi là thành cmn đạt của e nó cũng sắp xếp thu cả gđ qua Mẽo bằng diện đầu tư gì đó...

đến giờ thì e vẫn chưa thực sự hiểu nổi chuyện “lo cho tương lai của con” là cứ phải nhất định đi Mẽo ?!

rồi tương lại mình ai lo đây ?
mình không mạnh khỏe vui vẻ thành công thì sao lo cho người khác được ?!
Tiếng Anh của vc anh tốt không?
Qua đó chịu khó lấy chứng chỉ hành nghề rồi làm thầu sửa chữa nhà. Có khiếu buôn bán thì mua nhà cũ sửa lại rồi bán ... Cũng tạm ổn.

An ủi là con cái mang hc Đại Bàng, dù có là công dân hạng 2

Tuy làm công dân hạng 2 nhưng anh được hít thở bầu không khí trong lành nước Mẽo, được ăn MacDonald với Pizza Hut, uống Starbucks thường xuyên, sức khỏe sẽ tốt hơn ở VN vạn lần.

Vui lên anh!
 
Nhiều người nói vì em không có địa vị xh, thu nhập ở Việt Nam không phải quá cao. Sang vì con, chịu khó cày bừa, tiết kiệm, rồi có tiền mang sang nên cũng không quá cực. Biết đâu sau này con vào Stanford, Havard, có tương lai sáng lạn ..

Nhưng a trai e có mấy bằng cao học, làm quản lý tài chánh 1 bộ phận của AT&T 20 5 nay, lương trên 150k, con gái thủ khoa trung học, mới được Havard và một số trường ngon ngon gởi thư mời... nhưng e chẳng thấy họ sán lạm gì cả, ông anh (e mới tiễn về M đêm qua)
cũng chẳng thấy sân lạm gì cả ngoài suốt ngày cày cuốc và lo lắng cmjđ...

Có lẽ việc ngoài “hít thở kk trong lành và ăn uống 3 cái đồ ăn xi3chao đó (ở quê e đầy)”
thì e thấy phải bỏ all ra đi làm lại từ đầu ở tuổi trung niên là một trở ngại khủng khiếp...
 
Cảm ơn anh !

e lượn qua bển 2 lần rồi, giờ cũng chưa biết qua làm gì ngoài làm ... thinh, kk
vk chắc khá năng cao lại gìa nhập đảng cây dũa...

ôi, cái câu thần chú “vi con” sao nó nhọc quá ta ?!
E thấy ở quê nhà tụi nó cũng có 1 cuộc sống thú vị mà... e chạy GLC cũng chẳng thấy happy hơn CX5 là mấy ngoài chuyện lo bị vặt kiếng..

Mấy thằng bạn được gọi là thành cmn đạt của e nó cũng sắp xếp thu cả gđ qua Mẽo bằng diện đầu tư gì đó...

đến giờ thì e vẫn chưa thực sự hiểu nổi chuyện “lo cho tương lai của con” là cứ phải nhất định đi Mẽo ?!

rồi tương lại mình ai lo đây ?
mình không mạnh khỏe vui vẻ thành công thì sao lo cho người khác được ?!
Câu hỏi hay. Mọi thứ chung quy là vì con, vì mình sẽ chết đi.

Thực ra Mỹ là nước mạnh, cái này là chung chung lắm, nhưng Mỹ có câu American Dream, khi mà người da đen bố Kenya như Obama có thể thành tổng thống, khi mà cậu sinh viên nghèo con nuôi như Steve Jobs chỉ nhờ công nghệ mà thành tỷ phú. Thế nên anh và như bao người người có quyền "mơ ước" nếu con anh cố gắng một ngày nó sẽ giàu có và thành đạt.

Dù thực tế, Mỹ cũng không ít khu ổ chuột, người nghèo sống bằng tem phiếu, racist, phân biệt và kỳ thị chủng tộc, nó cũng có lớp lang xã hội chứ không phải ai cũng như ai, tội phạm nhiều, tự do mang súng đi đường có thể bị bùm. Tình hình an ninh tệ hơn gần đây nhưng lâu dài sẽ ổn.

Thế nên câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi của anh là tất cả đi vì american dream, hy vọng họ sẽ tốt hơn và con cái sẽ tốt hơn hiện tại.

Thực tế không phải lúc nào cũng vậy nhưng nó thành hiện thực hay chỉ là ảo giác phụ thuộc khá nhiều vào bản thân anh.

Sẽ cực hơn nhiều, nhưng vì cái ánh sáng cuối đường hầm. Còn muốn an nhàn kiểu Việt Nam thì đừng đi, và Việt Nam cũng có nhiều cơ hội, cho anh và cho con.
Nhiều người nói vì em không có địa vị xh, thu nhập ở Việt Nam không phải quá cao. Sang vì con, chịu khó cày bừa, tiết kiệm, rồi có tiền mang sang nên cũng không quá cực. Biết đâu sau này con vào Stanford, Havard, có tương lai sáng lạn ..

Nhưng a trai e có mấy bằng cao học, làm quản lý tài chánh 1 bộ phận của AT&T 20 5 nay, lương trên 150k, con gái thủ khoa trung học, mới được Havard và một số trường ngon ngon gởi thư mời... nhưng e chẳng thấy họ sán lạm gì cả, ông anh (e mới tiễn về M đêm qua)
cũng chẳng thấy sân lạm gì cả ngoài suốt ngày cày cuốc và lo lắng cmjđ...

Có lẽ việc ngoài “hít thở kk trong lành và ăn uống 3 cái đồ ăn xi3chao đó (ở quê e đầy)”
thì e thấy phải bỏ all ra đi làm lại từ đầu ở tuổi trung niên là một trở ngại khủng khiếp...
À, khi anh sang đó một thời gian thì anh sẽ thay đổi quan niệm thế nào là vui vẻ và sáng lạn
clear.png


Không có nhậu nhẹt tụ tập vui vẻ như Việt Nam, niềm vui là được cày cuốc và đa phần làm xong về nhà với gia đình.

Lương 150K, con gái vô Havard là sướng đó anh! Lương vậy là cao so với mặt bằng XH, con vào Havard mới là bước đầu nhưng vào đó là nó ra trường là thấy đi trước bao người rồi, là con của ông anh của anh vô tầng lớp elite rồi, từ tầng lớp nhập cư hiện tại. Sau này nó sẽ ổn và happy. Anh còn muốn gì nữa?
 
Nhiều người nói vì em không có địa vị xh, thu nhập ở Việt Nam không phải quá cao. Sang vì con, chịu khó cày bừa, tiết kiệm, rồi có tiền mang sang nên cũng không quá cực. Biết đâu sau này con vào Stanford, Havard, có tương lai sáng lạn ..

Nhưng a trai e có mấy bằng cao học, làm quản lý tài chánh 1 bộ phận của AT&T 20 5 nay, lương trên 150k, con gái thủ khoa trung học, mới được Havard và một số trường ngon ngon gởi thư mời... nhưng e chẳng thấy họ sán lạm gì cả, ông anh (e mới tiễn về M đêm qua)
cũng chẳng thấy sân lạm gì cả ngoài suốt ngày cày cuốc và lo lắng cmjđ...

Có lẽ việc ngoài “hít thở kk trong lành và ăn uống 3 cái đồ ăn xi3chao đó (ở quê e đầy)”
thì e thấy phải bỏ all ra đi làm lại từ đầu ở tuổi trung niên là một trở ngại khủng khiếp...
Cuộc sống ở đâu cũng vậy, cũng cày cuốc, cũng có khó khăn này nọ.... Nhưng tùy mỗi người, có hợp hay không với cuộc sống đó. Nhiều anh Tây khoái ở Vietnam, vì nó bừa bãi, láo nháo.... làm giả, nhưng ăn thật, sống đủng đỉnh... Còn với cuộc sống nước ngoài, Mỹ, Âu....thì hợp với người nghiêm túc, tuân thủ pháp luật, cày cật lực.
Không chỉ là già hay trẻ, mà bản tính nó phải hợp thì mới nói chuyện ở nước ngoài hay không. Con đứa bạn, học và làm ở Can 7 năm, vẫn cương quyết về Vn. Ở bên đó thì nó không bạn bè, không thể hòa nhập với cuộc sống, mà nó về VN lại vui vẻ, hợp với công việc và cuộc sống.
Nhưng nếu có cơ hội, tại sao lại không thử cái mới xem sao nhỉ??
 
Câu hỏi hay. Mọi thứ chung quy là vì con, vì mình sẽ chết đi.

Thực ra Mỹ là nước mạnh, cái này là chung chung lắm, nhưng Mỹ có câu American Dream, khi mà người da đen bố Kenya như Obama có thể thành tổng thống, khi mà cậu sinh viên nghèo con nuôi như Steve Jobs chỉ nhờ công nghệ mà thành tỷ phú. Thế nên anh và như bao người người có quyền "mơ ước" nếu con anh cố gắng một ngày nó sẽ giàu có và thành đạt.

Dù thực tế, Mỹ cũng không ít khu ổ chuột, người nghèo sống bằng tem phiếu, racist, phân biệt và kỳ thị chủng tộc, nó cũng có lớp lang xã hội chứ không phải ai cũng như ai, tội phạm nhiều, tự do mang súng đi đường có thể bị bùm. Tình hình an ninh tệ hơn gần đây nhưng lâu dài sẽ ổn.

Thế nên câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi của anh là tất cả đi vì american dream, hy vọng họ sẽ tốt hơn và con cái sẽ tốt hơn hiện tại.

Thực tế không phải lúc nào cũng vậy nhưng nó thành hiện thực hay chỉ là ảo giác phụ thuộc khá nhiều vào bản thân anh.

Sẽ cực hơn nhiều, nhưng vì cái ánh sáng cuối đường hầm. Còn muốn an nhàn kiểu Việt Nam thì đừng đi, và Việt Nam cũng có nhiều cơ hội, cho anh và cho con.

À, khi anh sang đó một thời gian thì anh sẽ thay đổi quan niệm thế nào là vui vẻ và sáng lạn
clear.png


Không có nhậu nhẹt tụ tập vui vẻ như Việt Nam, niềm vui là được cày cuốc và đa phần làm xong về nhà với gia đình.

Lương 150K, con gái vô Havard là sướng đó anh! Lương vậy là cao so với mặt bằng XH, con vào Havard mới là bước đầu nhưng vào đó là nó ra trường là thấy đi trước bao người rồi, là con của ông anh của anh vô tầng lớp elite rồi, từ tầng lớp nhập cư hiện tại. Sau này nó sẽ ổn và happy. Anh còn muốn gì nữa?
Elite thì ở đâu cũng happy cả.
Nhưng elite thì hiếm, losers thì đông.
Losers Mẽo sướng hơn losers VN.

Suy ra nên đi.

Lý do vô cùng thuyết phục & khoa học.
 
Ở Mỹ (ví dụ ngay tại Cali) có trường học sinh xung trong người dao găm đầy (dĩ nhiên khi vào trường chúng giấu đâu đó) và tụi bán ma túy lãn nhãn xung quanh .

Ngay cả trường Berkeley thì xung quanh tụi tội phạm đông vô kể và chuyện xấu xảy ra hàng giờ .

Ngay gần Hạt Cam có nhiều trường công mà ngôn ngữ "chính" là Spanish vì học sinh gốc Mễ chiếm 90% . Gia đình bạn tôi ham qua Hạt Cam cho vui nhưng con bị chứng loạn ngôn ngữ (4% dân số bị chứng ngày) . Tôi kéo họ qua bên này ngay thuê nhà ở tạm được 1 năm và đi tiếp xuống Texas sau khi ổn định tâm lý .

Do đó nói về Mỹ thì muốn nghe cái gì ???

Nghe tai nạn giao thông thì 1 năm Mỹ có 38K người chết

Nghe bắn súng thì mỗi năm đạn lạc giết vô tình cũng hàng chục ngàn

Nghe bắn súng trong trường thì năm nào cũng có .

Nói chuyện xấu ở nước Mỹ cho bà con ham đi Mỹ nghe sợ chơi
clear.png


Ngay nơi tôi ở, 1 ông làm ở cây xăng bị 1 người màu than cháy bắn và qua đời
clear.png
Ghê chưa ? Sợ chưa ?

Cũng ngay nơi tôi cách đây khá lâu, 4 du học sinh VN chạy xe BMW, hơi quá chén, lạc tay lái trên cao tốc, qua đời cả 4 cháu
clear.png


Haiz ....

Vậy các bạn muốn nghe cái gì thì sẽ có tin đó cho các bạn .

con cái thì học hành miễn phí chớ không như các bạn du học sinh ...
=> Tôi nhắc lại là ở Mỹ học không miễn phí .

Mẫu giáo cho tới lớp 12 thì dùng tiền thuế nhà đất (60% thuế nhà đất cho trường học K-12).

Mọi người đóng thuế nhà đất suốt đời nuôi giáo dục địa phương (thuê nhà thì chủ nhà trả thuế => người thuê cũng có đóng thuế gián tiếp - ở nhà trợ cấp thì quỹ trợ cấp cũng đóng thuế).

Các anh nên bỏ cái ý nghĩ học miễn phí ở Mỹ .

Nếu các anh nghĩ miễn phí đó là 1 sai lầm .

Trung bình 1 người Mỹ cả đời đóng thuế cho giáo dục 100K USD
 
con cái thì học hành miễn phí chớ không như các bạn du học sinh ...
=> Tôi nhắc lại là ở Mỹ học không miễn phí .

Mẫu giáo cho tới lớp 12 thì dùng tiền thuế nhà đất (60% thuế nhà đất cho trường học K-12).

Mọi người đóng thuế nhà đất suốt đời nuôi giáo dục địa phương (thuê nhà thì chủ nhà trả thuế => người thuê cũng có đóng thuế gián tiếp - ở nhà trợ cấp thì quỹ trợ cấp cũng đóng thuế).

Các anh nên bỏ cái ý nghĩ học miễn phí ở Mỹ .

Nếu các anh nghĩ miễn phí đó là 1 sai lầm .

Trung bình 1 người Mỹ cả đời đóng thuế cho giáo dục 100K USD
Ng Việt hiểu "miễn phí" là đi học mà khg phải trả học phí. Đương nhiên mọi chi tiêu của bất kỳ chính phủ nào mà khg lấy từ tiền thuế của dân.
 
Mất tiền đã là may
Mềnh có cậu bạn đàn em làm ăn còn trẻ, 40 tuổi

Qua Canada bị thằng Tàu nó hốt mất con vợ
Giờ về Việt Nam làm quen được một em gái nảy nở , nhân viên quán lẩu nướng Hàn Quốc, mới cưới , chuẩn bị bốc sang.
Sang đến bên kia vợ trẻ nó thấy vất vả quá lại đòi ly dị, chia tài sản để lấy Tây thì cắn lưỡi nhé!
 
Thật tình mình nghĩ có tiền đông như quân Nguyên thì đi đâu cũng sướng! Ở vn còn sướng hơn. Tiền chỉ lưng lửng mà đi thấy nó hẻo quá. Ông anh họ bên vợ, tiền thì đông, quyền thì to to, định cư Can nhưng vợ chồng vẫn setup công việc mần ăn ở vn và remote control. 2 vợ chồng đều là bác sỉ nổi tiếng ở vn, ông cứ sắp xếp về vn rồi lại qua. Thấy sống phây phây..
Đứa bạn xã hội thì chỉ tầm tầm bậc trung, gom góp eb5 xong qua can giờ thấy hơi bị căng thẳng khi cứ ăn vào cái đuôi ! Tuy nhiên mấy cu này khi cafe nói chuyện thì cứ nổ định cư dễ ẹt và “sướng” lắm!???? Hắn còn làm dịch vụ chui cho học sịnh qua học với bài ca “du học và khả năng định cư cao”. ??? Mình thấy hắn hẻo vì hiện giờ hắn 7 nghịp, vợ đi làm gì đó mà lương chỉ 3k/ tháng. 2 vc + 2 đứa con mà thu nhập chỉ vậy ở can thì chắc chắn hắn phải ăn vào cái đuôi của mình. Vậy mà hắn “ca” là sướng quá trời, quá đất! Sướng quá trời quá đất???
 
Thật tình mình nghĩ có tiền đông như quân Nguyên thì đi đâu cũng sướng! Ở vn còn sướng hơn. Tiền chỉ lưng lửng mà đi thấy nó hẻo quá. Ông anh họ bên vợ, tiền thì đông, quyền thì to to, định cư Can nhưng vợ chồng vẫn setup công việc mần ăn ở vn và remote control. 2 vợ chồng đều là bác sỉ nổi tiếng ở vn, ông cứ sắp xếp về vn rồi lại qua. Thấy sống phây phây..
Đứa bạn xã hội thì chỉ tầm tầm bậc trung, gom góp eb5 xong qua can giờ thấy hơi bị căng thẳng khi cứ ăn vào cái đuôi ! Tuy nhiên mấy cu này khi cafe nói chuyện thì cứ nổ định cư dễ ẹt và “sướng” lắm!???? Hắn còn làm dịch vụ chui cho học sịnh qua học với bài ca “du học và khả năng định cư cao”. ??? Mình thấy hắn hẻo vì hiện giờ hắn 7 nghịp, vợ đi làm gì đó mà lương chỉ 3k/ tháng. 2 vc + 2 đứa con mà thu nhập chỉ vậy ở can thì chắc chắn hắn phải ăn vào cái đuôi của mình. Vậy mà hắn “ca” là sướng quá trời, quá đất! Sướng quá trời quá đất???
Trường hợp này là gian lận rành rành vì nhiều khả năng không khai phần thu nhập ở Việt Nam. Vậy mà cứ mở miệng ra là khen xã hội Tây và chửi xã hội Việt Nam.
 
Tiếng Anh của vc anh tốt không?
Qua đó chịu khó lấy chứng chỉ hành nghề rồi làm thầu sửa chữa nhà. Có khiếu buôn bán thì mua nhà cũ sửa lại rồi bán ... Cũng tạm ổn.

An ủi là con cái mang hc Đại Bàng, dù có là công dân hạng 2

Tuy làm công dân hạng 2 nhưng anh được hít thở bầu không khí trong lành nước Mẽo, được ăn MacDonald với Pizza Hut, uống Starbucks thường xuyên, sức khỏe sẽ tốt hơn ở VN vạn lần.

Vui lên anh!
Tiếng Anh của tụi e chỉ ở tầm đọc hiểu thường thường thôi anh. E đang đi học thêm để có thể giao tiếp phổ thông...

vậy là hướng Ck chịu khó học lấy chứng chỉ thầu sửa chữa nhà, vk thì mua bán. Song kiếm hợp bích vậy chắc ngon ah...kk

Nhưng ở Vn các ông Ck khệnh khạng hoành cmn tráng, qua bển tụt áp đột ngột rớt xuống cái đùng, K chịu nổi nhiệt thì tự cmn kỉ ngay&luôn...

Ở Vn chỉ tay 5 ngón, lính láp vây quanh hề hề dà dạ, rau cỏ xinh tươi múa máy suốt ngày... qua bển làm hãng bốc dục đứng ngày hơn chục tiếng, hoặc ôm chân mấy chị M đen to đùng mài mài dũa dũa...

vụ này căng à nha !
 
Tiếng Anh của tụi e chỉ ở tầm đọc hiểu thường thường thôi anh. E đang đi học thêm để có thể giao tiếp phổ thông...

vậy là hướng Ck chịu khó học lấy chứng chỉ thầu sửa chữa nhà, vk thì mua bán. Song kiếm hợp bích vậy chắc ngon ah...kk

Nhưng ở Vn các ông Ck khệnh khạng hoành cmn tráng, qua bển tụt áp đột ngột rớt xuống cái đùng, K chịu nổi nhiệt thì tự cmn kỉ ngay&luôn...

Ở Vn chỉ tay 5 ngón, lính láp vây quanh hề hề dà dạ, rau cỏ xinh tươi múa máy suốt ngày... qua bển làm hãng bốc dục đứng ngày hơn chục tiếng, hoặc ôm chân mấy chị M đen to đùng mài mài dũa dũa...

vụ này căng à nha !
Thật tình đối với bọn 40t trở lên thì việc định cư Mỹ thấy vầy:
- 1 năm dư 1 tỏi thì đủ sức cho con du học, ko cần đi.
- 1 năm dư trên 10 tỏi thì ở đâu cũng được.
- Người có học hành, làm công ăn lương thì đuợc đi là quá tốt vì ko thể nào có tiền cho con du học Mỹ. Tuy nhiên, ko được đi Mỹ cũng ko chết chóc gì, con cái chịu khó học hành đàng hoàng ở VN thì cs cũng ko quá khó khăn.
- Lú xờ phụ hồ thì được đi chẳng khác trúng số.
 
Thật tình đối với bọn 40t trở lên thì việc định cư Mỹ thấy vầy:
- 1 năm dư 1 tỏi thì đủ sức cho con du học, ko cần đi.
- 1 năm dư trên 10 tỏi thì ở đâu cũng được.
- Người có học hành, làm công ăn lương thì đuợc đi là quá tốt vì ko thể nào có tiền cho con du học Mỹ. Tuy nhiên, ko được đi Mỹ cũng ko chết chóc gì, con cái chịu khó học hành đàng hoàng ở VN thì cs cũng ko quá khó khăn.
- Lú xờ phụ hồ thì được đi chẳng khác trúng số.
==>
Thật giàu hoặc thật nghèo đi M sẽ tốt.
Dở dở ương ương thì ở lại xd quê hương.
 
==>
Thật giàu hoặc thật nghèo đi M sẽ tốt.
Dở dở ương ương thì ở lại xd quê hương.
Tuổi cậu ở giới hạn chịu đựng sức ép cuộc sống Mỹ, nếu TA cậu đủ tốt và khả năng nhanh nhạy và thích nghi đủ cao....mềnh vẫn khuyên cậu đi.

Có 2 lý do:
1. Những đứa trẻ cần tương lai tốt
2. 1/2 cuộc đời cậu đã trải nghiệm thiên đàng, chẳng lẽ 1/2 cuộc đời còn lại tiếp tục ốm ó trải nghiệm?
Nên test 1/2 cuộc đời còn lại ở giãy chết để ko ôm day dứt cho đến cuối đời...vì cuộc đời nầy chỉ có 1.
Cần hưởng những cái khác biệt. Vì cơ hội để đi thì khó chớ về thì dễ vô cùng
 
Tiếng Anh của tụi e chỉ ở tầm đọc hiểu thường thường thôi anh. E đang đi học thêm để có thể giao tiếp phổ thông...

vậy là hướng Ck chịu khó học lấy chứng chỉ thầu sửa chữa nhà, vk thì mua bán. Song kiếm hợp bích vậy chắc ngon ah...kk

Nhưng ở Vn các ông Ck khệnh khạng hoành cmn tráng, qua bển tụt áp đột ngột rớt xuống cái đùng, K chịu nổi nhiệt thì tự cmn kỉ ngay&luôn...

Ở Vn chỉ tay 5 ngón, lính láp vây quanh hề hề dà dạ, rau cỏ xinh tươi múa máy suốt ngày... qua bển làm hãng bốc dục đứng ngày hơn chục tiếng, hoặc ôm chân mấy chị M đen to đùng mài mài dũa dũa...

vụ này căng à nha !
vậy qua đó anh chỉ có thể đi làm móng mấy cái tiệm người Việt mở hoặc các việc vớ vẩn thôi, cắt cỏ bưng bê nhiều khi phải biết giao tiếp nữa..kkk

anh đừng hy vọng setup công việc thầu sửa chữa nhà nhé.
Điều đầu tiên phải giao tiếp được tiếng Anh thì cũng nhiều nghành nghề có thể làm được trên đất Mỹ.

Lưu ý văn hóa khác biệt, không quản được vợ con thì cũng có ngày dễ ra đường.

Thử nghiệm 150k - 200k mang theo thôi anh, đi làm để sinh hoạt phí, 2-3 năm không trụ nỗi vẫn còn cửa quay về, đừng bán hết ỡ VN.
 
Nên nhớ, 80% bên tôi là "thầu" không phải bọn Mỹ
clear.png
toàn là Nga, Đông Âu, Mễ không à
clear.png


City của tôi % Mỹ Trắng cao hơn mọi city trên 100K dân ở Texas, Cali, Arizona, ... nhưng đi thầu lại hiếm bọn Mỹ Trắng .
 
vậy qua đó anh chỉ có thể đi làm móng mấy cái tiệm người Việt mở hoặc các việc vớ vẩn thôi, cắt cỏ bưng bê nhiều khi phải biết giao tiếp nữa..kkk

anh đừng hy vọng setup công việc thầu sửa chữa nhà nhé.
Điều đầu tiên phải giao tiếp được tiếng Anh thì cũng nhiều nghành nghề có thể làm được trên đất Mỹ.

Lưu ý văn hóa khác biệt, không quản được vợ con thì cũng có ngày dễ ra đường.

Thử nghiệm 150k - 200k mang theo thôi anh, đi làm để sinh hoạt phí, 2-3 năm không trụ nỗi vẫn còn cửa quay về, đừng bán hết ỡ VN.
Vậy ý anh tương lai thế này a ?
Vào hãng làm công nhân 10$/g, công việc là đứng bốc hốt cmjđ.
4g30 sáng dậy nấu cơm mang theo, 5g chạy đến hãng, 6g bắt đầu vào ca bốc hốt, trưa được nghỉ 1 tiếng ăn cơm, 5g chiều tan ca, 6g về tới nhà, thứ 7 có khi cũng làm... ôi ! Sao mà nó hoành tráng thế !!!
 
Vậy ý anh tương lai thế này a ?
Vào hãng làm công nhân 10$/g, công việc là đứng bốc hốt cmjđ.
4g30 sáng dậy nấu cơm mang theo, 5g chạy đến hãng, 6g bắt đầu vào ca bốc hốt, trưa được nghỉ 1 tiếng ăn cơm, 5g chiều tan ca, 6g về tới nhà, thứ 7 có khi cũng làm... ôi ! Sao mà nó hoành tráng thế !!!
rồi cũng quen, nhịn 1,2 năm tới Hè mình về VN làm Việt Kiều, vô Dmax ta lại hoành tráng như xưa
 
vậy qua đó anh chỉ có thể đi làm móng mấy cái tiệm người Việt mở hoặc các việc vớ vẩn thôi, cắt cỏ bưng bê nhiều khi phải biết giao tiếp nữa..kkk

anh đừng hy vọng setup công việc thầu sửa chữa nhà nhé.
Điều đầu tiên phải giao tiếp được tiếng Anh thì cũng nhiều nghành nghề có thể làm được trên đất Mỹ.

Lưu ý văn hóa khác biệt, không quản được vợ con thì cũng có ngày dễ ra đường.

Thử nghiệm 150k - 200k mang theo thôi anh, đi làm để sinh hoạt phí, 2-3 năm không trụ nỗi vẫn còn cửa quay về, đừng bán hết ỡ VN.
muốn học bất cứ nghề gì thì trước hết phải test tiếng Anh. Nếu Ielts 5.5 hay tofl ibt61 trở lên (xem như pass ESL) thì ko cần test, nhưng phải lấy 1 lớp college reading và 1 college writing mới được lấy lớp chuyên ngành. Tuy nhiên, nghiều người Việt làm xd bên Mỹ cũng ko có bằng cấp gì, khi cần thì họ thuê, thường là liên quan điện nước (dạng mua dấu ở VN), thường là những việc liên quan tới điện nước. Họ cũng ko cần biết tiếng Anh vì bọn Mỹ cũng ít khi thuê người Việt. Ăn thua phải có duyên trong nghề, tay nghề tốt và làm ăn uy tín để khách giới thiệu khách.
 
- Thoại & data: $140/monh
- Điện: $50-$80/month tùy tháng
- Nước & cống: $40-$100 tùy tháng (tháng nào tưới rau cỏ nhiều thì trả nhiều
- Gas: $40-$200 tùy tháng (tháng lạnh nhất trả khùng)
- Xe registration: chỉ $100/năm mỗi chiếc (rẻ hơn AZ & CA nhiều
clear.png
)
- Bảo hiểm xe: $100/tháng cho 2 xe
- Xăng: $200/tháng cho 2 xe
- Ăn uống trong nhà: $400-$600/month (nhờ cắt coupon)
- Mặc: $30/tháng cho cả gia đình (nhờ cắt coupon, mua đồ gara sale, mua đồ sida, v.v.)
- Điện tử & high-tech: $30/month
- Mortgate: $0/tháng (do trả đứt khi mua nhà)
- Dồn tiền down mua xe hoặc góp xe: $300/tháng
- Thuế nhà đất $170/tháng
=> khoảng $1600-$2000/tháng (tùy tháng, tùy lúc)
 
Vậy ý anh tương lai thế này a ?
Vào hãng làm công nhân 10$/g, công việc là đứng bốc hốt cmjđ.
4g30 sáng dậy nấu cơm mang theo, 5g chạy đến hãng, 6g bắt đầu vào ca bốc hốt, trưa được nghỉ 1 tiếng ăn cơm, 5g chiều tan ca, 6g về tới nhà, thứ 7 có khi cũng làm... ôi ! Sao mà nó hoành tráng thế !!!
Mình có cảm giác là anh đang bị tình trạng trong "comfort zone" và đang tìm các lý do để không đi
clear.png
Nếu không đúng thì anh bỏ qua.

Nhà mình cũng sắp đi định cư NN (mình vẫn ở lại VN vài năm đi đi về về tích lũy thêm một ít rồi phắn), mình chia sẻ thêm 1 số lý do (có thể hơi lan man hoặc phiến diện, anh phản biện thoải mái nhé
clear.png
để anh cân nhắc:

1. Trước hết anh rất may mắn vì nhiều người mình quen sẵn sàng bỏ cả hơn nửa triệu đô để đi định cư mà chưa chắc được. Ít nhất anh có thêm 1 lựa chọn hầu như miễn phí!

2. Nhiều người quan niệm có tiền cho con đi du học là lựa chọn tốt hơn, theo mình chưa hẳn vậy vì:

- Nếu đi du học cấp đại học thì hơi trễ và khó hội nhập, trừ khi con giỏi và năng động. Học xong về VN chưa chắc đã bằng các bạn học ở VN (theo kinh nghiệm cá nhân tại công ty mình, mỗi năm có hơn trăm bạn sv mới ra trường vào làm).
- Đi du học từ sớm hơn thì sẽ bất tiện về sinh hoạt và chi phí tổng cộng cũng cao hơn nhiều. Lúc này thì mới có khả năng ở lại NN.
- Kg biết tình hình tài chính của anh thế nào nhưng nếu tích lũy mỗi năm 1 tỷ thì không nhiều nếu cả 2 con đều đi du học.

3. Đi hay ở và thời điểm đi còn phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh của mình, nếu tiếng Anh chỉ vừa đủ giao tiếp tối thiểu thì phải thật sự cân nhắc, ra NN làm gì đi nữa thì cũng phải cố gắng hòa nhập vào xã hội.

4. Các vấn đề tiêu cực VN đang và sẽ tiếp tục gặp phải thì chắc anh đã rõ: các động lực phát triển KT gần như đã hết, ô nhiễm, thực phẩm bẩn, giao thông xuống cấp, đạo đức xã hội...Có thể hiện giờ vẫn chưa đến nỗi nào nhưng theo mình nên đánh giá tình hình liệu có cải thiện được không trong 5-10 năm tới để đưa ra quyết định. Bản thân mình thì hơi bi quan!

5. Lý tưởng nhất là có thu nhập thụ động 1 ít ở VN để đỡ áp lực tài chính, qua NN lỡ thất nghiệp 1 thời gian hay làm việc thu nhập không cao vẫn sống tốt. Mình đang cố gắng để đạt được mục tiêu này. Khi không có nhiều áp lực tài chính thì việc sống cùng các con trong một môi trường tốt trong đó quyền con người được đặt lên hàng đầu còn gì bằng!

Chúc anh có 1 quyết định sáng suốt và nếu quyết định đi thì cần chuẩn bị tốt về tâm lý, tiếng Anh, tài chính...kỹ từ sớm!
itd_3d_ani_w110a_smiles_016.gif
 
- Thoại & data: $140/monh
- Điện: $50-$80/month tùy tháng
- Nước & cống: $40-$100 tùy tháng (tháng nào tưới rau cỏ nhiều thì trả nhiều
- Gas: $40-$200 tùy tháng (tháng lạnh nhất trả khùng)
- Xe registration: chỉ $100/năm mỗi chiếc (rẻ hơn AZ & CA nhiều
clear.png
)
- Bảo hiểm xe: $100/tháng cho 2 xe
- Xăng: $200/tháng cho 2 xe
- Ăn uống trong nhà: $400-$600/month (nhờ cắt coupon)
- Mặc: $30/tháng cho cả gia đình (nhờ cắt coupon, mua đồ gara sale, mua đồ sida, v.v.)
- Điện tử & high-tech: $30/month
- Mortgate: $0/tháng (do trả đứt khi mua nhà)
- Dồn tiền down mua xe hoặc góp xe: $300/tháng
- Thuế nhà đất $170/tháng
=> khoảng $1600-$2000/tháng (tùy tháng, tùy lúc)
Từng món chi phí quả là đắt gấp 1,5 đến 2 lần Sài Gòn (ở HN và các thành phố khác còn rẻ hơn).....Nhưng không thấy các chi phí khác như con đi học, đi chơi, ăn ngoài, giao tế XH (cưới xin, ma chay) v..v. Chi phí 1 gia đình trung bình ở SG cũng chỉ loanh quanh 1,600-2,000 với tất cả mọi chi phí nêu trên, trừ đột biến ngày Tết.
 
Từng món chi phí quả là đắt gấp 1,5 đến 2 lần Sài Gòn (ở HN và các thành phố khác còn rẻ hơn).....Nhưng không thấy các chi phí khác như con đi học, đi chơi, ăn ngoài, giao tế XH (cưới xin, ma chay) v..v. Chi phí 1 gia đình trung bình ở SG cũng chỉ loanh quanh 1,600-2,000 với tất cả mọi chi phí nêu trên, trừ đột biến ngày Tết.
Chi phí cho con đi học khoảng $200 max mỗi năm cho mỗi đứa
Chi phí đi chơi giải trí nằm trong phần saving . Saving nhiều thì bung nhiều
Cưới ma chay thì rất ít vì quan hệ XH nơi ít người Việt cũng rất ít .
 
Bài toán nầy năm nào cũng nhai đi nhai lại mất thì giờ.

Bọn có gốc thì dĩ nhiên đã được đảm bảo bằng cuộc sống từ lợi tức lý lịch và "quyền đánh bài trước người" nên chúng méo đi và diễn biến đủ kiểu.

Bọn trung niên thì ăn nhậu với chơi đĩ nhiều quá, chúng nhụt chí của một tinh thần vượt khó đánh lại ván bài sự nghiệp xứ người ( và điều quan trọng nhứt là chúng ko trang bị đủ công cụ như tri thức, tiếng Anh ....để đương đầu), nên đầu hàng ko khó hiểu.

Vậy còn lại các cậu trung niên dở dở ương ương, chưa đủ già cũng qua thời trẻ, có chút sự nghiệp mi ni và cơ hội ra đi.

Những cậu nầy mềnh khuyên 100% : BAY!

Giữa mất và được tùy thuộc vào ý chí và sự năng động, nên nhớ nơi đâu cũng phải lăn ra làm chứ ai ăn sẵn đâu mà nhục : và cái hơn nhất là môi trường trong lành rõ ràng bình đẳng, ko phải lo quan chức xách mé đòi hối lộ hay tiêu chuẩn Hồng, COCC, quen quan hệ dưới gầm bàn.... như xứ Vịt.

Nơi nào cũng có thịnh suy khó khăn thuận lợi
Như cô này sắp suy vong nhưng tinh thần đổi mới đã giúp cô thành triệu phú

https://vnexpress.net/the-gioi/duong-tro-thanh-trieu-phu-cua-nu-hoang-rac-goc-viet-3378851.html

Ở Mỹ mỗi ngày có hàng ngàn kẻ phá sản sự nghiệp phải làm lại ván mới, nhưng mỗi ngày Mỹ cũng sản sinh khoảng 1700 triệu phú mới, có kẻ hốt rác nhưng nhờ tư duy đột phá và sáng tạo nên cũng thành triệu phú, bọn vô tài và bốc phét ko dám ăn mặc và ki bo cũng có cái đút vào miệng hàng ngày....nói chung là đừng lo chết đói rồi cứ dằn vặt soi mói tương lai làm toi cơ hội!
 
Cảm ơn các anh,

em kể chuyện ngoài lề:

Ông bà Ngoại e đi xuất cảnh qua Cali năm 86 lúc 70t, khi Vn đang còn ầm ầm. Bển con cháu đông hơn VN nhưng chỉ được 4 năm rồi nhất quyết trở về quyết liệt như lúc nhất quyết ra đi

Ba mẹ e cũng đi định cư sang Texas năm 2004 lúc 66t, chỉ ở được 2 năm rồi cũng nhất quyết trở về quyết liệt như lúc nhất quyết ra đi.

GĐ chị gái e định cư sang TX năm 2014 lúc 50t với 3 con 21-24-27t. Ở VN Ck thợ hồ 300k/ngày, vk thợ may tại nhà, 1 thằng đi làm 20chai/tháng, 2 thằng học ĐH. Qua bển Ck và 2 con làm hãng bốc dục 12$/g, vk may hãng 16$, 1 thằng đi học, đã mua nhà 170k 3pn, xe RAV4 và Camry 2018... tất nhiên là trả góp. Giờ có vẻ chăn êm nệm ấm, vui vẻ..
 
Cảm ơn các anh,

em kể chuyện ngoài lề:

Ông bà Ngoại e đi xuất cảnh qua Cali năm 86 lúc 70t, khi Vn đang còn ầm ầm. Bển con cháu đông hơn VN nhưng chỉ được 4 năm rồi nhất quyết trở về quyết liệt như lúc nhất quyết ra đi

Ba mẹ e cũng đi định cư sang Texas năm 2004 lúc 66t, chỉ ở được 2 năm rồi cũng nhất quyết trở về quyết liệt như lúc nhất quyết ra đi.

GĐ chị gái e định cư sang TX năm 2014 lúc 50t với 3 con 21-24-27t. Ở VN Ck thợ hồ 300k/ngày, vk thợ may tại nhà, 1 thằng đi làm 20chai/tháng, 2 thằng học ĐH. Qua bển Ck và 2 con làm hãng bốc dục 12$/g, vk may hãng 16$, 1 thằng đi học, đã mua nhà 170k 3pn, xe RAV4 và Camry 2018... tất nhiên là trả góp. Giờ có vẻ chăn êm nệm ấm, vui vẻ..
Bậc phụ huynh lớn tuổi dĩ nhiên ko chịu được đất nước có nhịp sống công nghiệp cao, mọi thứ diễn ra nhanh và lạnh lùng, ko "truyền thống" như ta, nên các Cụ khó chịu nổi nhiệt.

Nhiệt ở đây kinh khủng nhứt ko phải XH mà chính là sự thay đổi của các con: chúng bù đầu vì công việc bỏ các cụ chơ vơ ko có đối tác tâm sự, bạn bè các Cụ thì rất xa vì sống khắp các bang, bạn bè gần để đánh bạn là ko thể.
Thường 1 năm chỉ khoảng 3 cơ hội cho các cụ đi chơi xa cùng gia đình.
Ngoài ra môi trường xa lạ, ko biết tiếng biến con người ta thành câm luôn.

Theo mềnh đánh giá tỉ lệ người trên 70 quay về là 40% sau khi đã có thẻ xanh. (chiếu theo 1 loạt gia đình mềnh quen biết)
Cũng có nhiều thứ ưu tiên người già, thí dụ trên 60 tuổi đi siêu thị ở Canada là được giảm giá 10% ( các vùng khác mềnh ko rõ), cho nên các Cụ khoái đi siêu thị với con cháu lắm
Cư xử cũng nhân văn, có lần thằng cháu và mẹ nó vào, nhân viên hỏi bà bao nhiêu tuổi nó nói 57 thì cô nhân viên cười bảo cũng được discount luôn vì ...gần 60 rồi!
 
Hỏi ngoài lề mọi người có nên mang tiền sang Mỹ mua nhà cho thuê không ? Ví dụ nếu mang 1 tr Trump qua bên đó, đến Texas mua khoảng 2-3 căn nhà cho thuê thì mỗi năm thu nhập ròng khoảng bao nhiêu ?
 
Hỏi ngoài lề mọi người có nên mang tiền sang Mỹ mua nhà cho thuê không ? Ví dụ nếu mang 1 tr Trump qua bên đó, đến Texas mua khoảng 2-3 căn nhà cho thuê thì mỗi năm thu nhập ròng khoảng bao nhiêu ?
Mua nhà cho thuê thật ra cũng ko lợi mấy nếu bang đó giá nhà ko tăng nhiều, kiểu như xứ Chiquaqua 10 năm tăng 10% là thua chắc. Với Texas thì 1 tr có thể mua 4-5 căn để cho thuê, mỗi căn được chứng 1-1.4k/month. Chi phí quản lý chừng 8% tiền thuê, thuế đất hàng năm cỡ 1.5% tiền nhà, cộng thêm các chi phí sửa chữa nếu có. Người quen mình nói là để 1 triệu đó ở VN bỏ ngân hàng còn lời hơn.
 
Mới nói chuyện với ông hàng xóm ở lầu 5 block nhà e. 2 đứa lớp 9 và 12 boarding schools năm về nhà chơi 3-4 lần tổng chi phí 80K/đứa. thấy cao quá mà kg rành bên Mỹ nên cũng chả biết hỏi thêm thế nào.
 
Mới nói chuyện với ông hàng xóm ở lầu 5 block nhà e. 2 đứa lớp 9 và 12 boarding schools năm về nhà chơi 3-4 lần tổng chi phí 80K/đứa. thấy cao quá mà kg rành bên Mỹ nên cũng chả biết hỏi thêm thế nào.
Khả năng ông hàng xóm bốc phét là 99%
Anh thử hỏi ông hàng xóm cái tên trường rồi post lên đây xem sao?

Rất nhiều người cho con du học chỉ để khoe cho thiên hạ biết là con mình đi du học Mỹ chứ thật ra nó đi ăn chơi là chính. Mình gặp nhiều rồi.
 
Khả năng ông hàng xóm bốc phét là 99%
Anh thử hỏi ông hàng xóm cái tên trường rồi post lên đây xem sao?

Rất nhiều người cho con du học chỉ để khoe cho thiên hạ biết là con mình đi du học Mỹ chứ thật ra nó đi ăn chơi là chính. Mình gặp nhiều rồi.
Học phí nội trú 60k, tiêu vặt đi về VN 3-4 lần mỗi năm nữa. kg hỏi trường gì vì chả biết quái gì bên đó. Nhưng kg nghĩ là xạo vì chả có ký do gì xạo mình. Nhà kd có vẻ dạo này rất khá mới lên con Q7 láng coong cho vợ, chồng GLC.
 
Học phí nội trú 60k, tiêu vặt đi về VN 3-4 lần mỗi năm nữa. kg hỏi trường gì vì chả biết quái gì bên đó. Nhưng kg nghĩ là xạo vì chả có ký do gì xạo mình. Nhà kd có vẻ dạo này rất khá mới lên con Q7 láng coong cho vợ, chồng GLC.
Trường nội trú 60k rất hiếm
Và thường giá 60k là giá công bố, nhưng sẽ được miễn giảm 30-40% sau khi thương lượng

Anh này chắc dào quá không thèm thương lượng
 
Hỏi ngoài lề mọi người có nên mang tiền sang Mỹ mua nhà cho thuê không ? Ví dụ nếu mang 1 tr Trump qua bên đó, đến Texas mua khoảng 2-3 căn nhà cho thuê thì mỗi năm thu nhập ròng khoảng bao nhiêu ?
Mua nhà bên Mỹ cho thuê mà không cho thuê được thì nó chua chát lắm nhe các a hăm he khuyên qua Mỹ làm vậy. Cho thuê giá khá khá thì khó kiếm khách (cỡ 2,5-3 ngàn) thấp thì không đủ chi, khấu hao... Tiền cuối năm bay vài chục ngàn mọit lúc như chơi. Vd: thuế 2 căn, mỗi căn trung bình 10k, mud 850-1k, HOA 1k, chưa gì thấy bay mất 2 mấy ngàn tiền thuế 1 năm.
Nhà ở thì kg tính, cho thuê mà kg có khách nội hàng tháng đã phải chi (không sd gì cả) điện, gas, nước, mud, cắt tỉa... cỡ 120-150/th, năm mất thêm cho mấy cái này mấy ngàn nữa. Nếu mua nhà thấp hơn cỡ 180-230 thì còn có thể dễ cho thuê khoảng 1k4-1k7. Mua nhà mà cho thuê đc thì chỉ lấy về cho mình max là cỡ 4 tháng tiền thuê. Qua Mỹ làm lđ chân tay đủ sống, business hên xui, lđ trí óc thì tương đối dễ thở. Mua nhà cho thuê thì tương tự như business, nhưng riêng thấy món bà con làm nail là thấy đổi xe lexus, túi LV.. đăng face thường xuyên. Món này ai sắp qua Mỹ còn kg biết đi học cho thành thạo, tháng kiếm 4-5k hơn nhóm làm hãng nhiều, kkk
 
Tôi có biết 1 ông 100% ở VN, mua cái building hàng chục unit bên tôi .

Building nó nát bét không ở được . Người mua phải bỏ tiền ra sửa . Lúc đầu ổng định bỏ ra $150K sửa, nhưng có ai tư vấn là bỏ hơn $300K sửa gần như hoàn toàn mới với như heat system mới, dây data mới, dây điện mới, ống nước mới, sàn & vách mới, windows mới, door mới, ...

Việc đó họ phải làm gần 1 năm mới xong (vì phải chờ inspector từng công đoạn).

Làm xong rồi thì có công ty quản . Vì ổng ở VN cho nên công ty quảng lấy 30% tiền rent để lo hết mọi thứ luôn (bảo trì, thuế má, ...).

Luật Mỹ bảo vệ người thuê . Do đó gặp người thuê cà chớn thì ôi thôi ....

Làm nails mà đi Audi, BMW ... thì 1 là làm chủ, 2 là chồng hoặc vợ có thu nhập minh bạch .

Nếu làm tiền mặt mà không đóng thuế thì "khó" mua xe đắt tiền (so với ở Mỹ, so với VN là rẻ thúi). Tôi không muốn nói kỹ điều này (vì .... biết đâu mà nói
clear.png
). Nghe và nói lại bao giờ cũng dễ cả
clear.png



Một ví dụ về boarding school:

http://www.windermereprep.com/

Tuition for the 2018 - 2019 School Year:

Pre-K Three: $14,675
Pre-K Four: $14,675
Kindergarten: $15,750
Grades One through Five: $17,900
Grades Six through Eight: $19,975
Grades Nine through Twelve: $21,975

Instructional Activity Fees for the 2018 - 2019 School Year:

Pre-K Three and Four: $375
Kindergarten: $800
Grades One through Four: $900
Grade Five: $1050
Grades Six and Seven: $1200
Grade Eight: $1300
Grades Nine through Eleven: $1450
Grade Twelve: $1650

The Instructional Activity Fee is an additional fee that covers educational materials used in class including textbooks and workbooks, Lower and Middle School day field trips, most High School day trips in the local area, labs, some technology assistance, guest speakers, presenters on campus, graduation, and our unique collaboration with the renowned educational institutions, The Juilliard School and MIT. In addition, the fee also includes the WPS Universal Wellness Program for Grades Seven through Twelve. The program covers mandatory drug and alcohol testing.

One Time Fees

New Student Fee: $1500
Sibling New Student Fee: $1000
International Student Fee (additional): $1500

The International Student Fee is an additional fee that is charged to families whose children need an I-20 in order to obtain an F1 or J1 student visa. The Office of Admissions will oversee the maintenance of the student’s I-20 throughout his/her attendance and transfer to the college or university of choice upon graduation.

Additional fees include: uniforms, school related pictures, yearbook, overnight field trips, extended day program, AP and IB exams, private lessons and other incidental charges are not included in the tuition and new student fees. Also, students in Grades Three through Twelve will need to purchase an iPad (Grades 3 – 5) or Laptop (Grades 6 – 12) that can be used on campus during each school day.

Tuition Payment Options

Option 1: Single payment plan due on June 1, 2018.
Option 2: Two-payment plan with the first payment due June 1, 2018 and the second payment including finance charges due November 1, 2018.
Option 3: Ten-month payment plan with the first payment June 1, 2018 and nine payments thereafter due on the first of each month through March 1, 2019.

Families choosing Option 2 and Option 3 will be charged a 12% annual finance fee. This finance fee will be applied to the tuition only.

Tuition, Room and Board: $59,500
 
đọc xong mới thấy các bác bên kia cũng cả đống vấn đề chứ không sung sướng gì như khi họ về quê hương
vì 35usd và hưởng dương 51 tuổi
"... Bà Nguyen là mẹ đơn thân có 3 con gái 20, 25 và 28 tuổi, cùng hai cháu 4 và 6 tuổi. Bà từng sống ở nhiều bang trước khi đến Las Vegas định cư hai năm trước. Bà và ông Chung đã gắn bó 13 năm nay và cùng quản lý tiệm làm móng.

Nạn nhân được mô tả là một phụ nữ "vô cùng chăm chỉ", làm việc 12 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, để lo cho các con học đại học, nuôi mẹ già, anh chị em và các cháu ..."
https://vnexpress.net/the-gioi/my-c...m-sat-hai-chu-tiem-nail-goc-viet-3863335.html
Ôi cuộc đời ... American Dream
 
vì 35usd và hưởng dương 51 tuổi
"... Bà Nguyen là mẹ đơn thân có 3 con gái 20, 25 và 28 tuổi, cùng hai cháu 4 và 6 tuổi. Bà từng sống ở nhiều bang trước khi đến Las Vegas định cư hai năm trước. Bà và ông Chung đã gắn bó 13 năm nay và cùng quản lý tiệm làm móng.

Nạn nhân được mô tả là một phụ nữ "vô cùng chăm chỉ", làm việc 12 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, để lo cho các con học đại học, nuôi mẹ già, anh chị em và các cháu ..."
https://vnexpress.net/the-gioi/my-c...m-sat-hai-chu-tiem-nail-goc-viet-3863335.html
Ôi cuộc đời ... American Dream
Nói chung là ở đâu cũng thế cả!
 
Hôm nay đọc được bài viết này

'Định cư ở nước ngoài chỉ là ác mộng khi bạn không đủ xuất sắc'


Một bài viết đáng để suy ngẫm. Người có học & winner như chị trong bài viết nói chuyện khác hẳn tâm trạng của chị viết bài này

'Định cư nước ngoài - giấc mơ của người này là ác mộng với người khác'

Rõ ràng dù là làm thuê hay làm chủ, muốn tốt thì phải hơn người bản xứ : hoặc giỏi hơn hoặc chịu cày hơn
 
  • Like
Reactions: MinhThuNguyen
Sẵn đây cũng chia sẻ 1 bài viết cho ai đang định cư tại Mỹ hoặc có người thân đang sinh sống tại nước này
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh cha mẹ đi Mỹ. Cha mẹ là quan hệ trực tiếp, visa cho loại bảo lãnh này thường được cấp ngay. Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, hồ sơ của quí vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC) để tiếp tục cứu xét cho đến khi cha mẹ của quý vị được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán hay Đại Sứ Quán Hoa Kỳ nơi mà cha mẹ quý vị đang sống.

Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh cha mẹ được Sở di trú chấp thuận phụ thuộc vào mỗi thời điểm. Thường thì khoảng 4 - 6 tháng

Người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ, từ 21 tuổi trở lên. Cha/ mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân này với cha/ mẹ ruột của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi. Nếu đã được xin làm con nuôi hợp pháp, người bảo lãnh không thể bảo lãnh cha mẹ ruột. Mỗi đương đơn định cư phải nộp đơn bảo lãnh riêng.

Để
bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ, điều kiện đầu tiên là người bảo lãnh phải có đủ tài chánh để bảo trợ cho Cha Mẹ của mình. Trường hợp nếu người bảo lãnh không đủ điều kiện để làm bảo trợ thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè để đứng ra làm người đồng bảo trợ với mình. Người bảo trợ có thể dùng thêm tài sản của mình để đứng ra làm bảo trợ cho Cha Mẹ của mình.

Quá trình phỏng vấn thị thực với diện cha mẹ khá đơn giản, quan trọng nhất phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ và con cái thông qua những bằng chứng cụ thể và thuyết phục. Ngoài ra, trước khi đến với buổi phỏng vấn, đương đơn cần đi khám sức khỏe xuất cảnh và chích ngừa. Đương đơn có thể tập luyện phòng vấn trước để giữ tâm lý thoải mái, tự tin trước các viên chức tại Lãnh sự quán
 
  • Like
Reactions: MinhThuNguyen