Thử đoán mò về nguyên nhân nứt dầm thép trụ cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Sự việc thì đã xảy ra rồi, chi tiết thì có thể đọc

Nứt dầm thép trụ cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu

Cầu 6000 tỷ nứt dầm thép: Chuyên gia nói thẳng



''Nứt bê tông còn có thể xem xét, nhưng nứt dầm thép như vậy là rất nghiêm trọng. Nhìn ảnh chụp vết nứt mà cảm thấy rùng mình''

Cũng may cầu chưa khánh thành, chứ khánh thành đưa vào sử dụng như trường hợp dưới đây thì ban căng quá, nguyên nhân thì đọc các bài viết đính kèm ... đã được sửa chữa nhưng nguyên nhân vẫn còn là bí ẩn

Decades-old mistake may have caused bridge beam to fail


Delaware River bridge repairs progress, but mystery remains

Với các cầu thép cũ thì có thể đổ thừa cho vật liệu thép bị mỏi sau một thời gian sử dụng, nhưng ở cầu Vàm Cống thì mới toe .... nếu theo thiết kế cầu thép thông thường thì không ai nghĩ ra sẽ có vết nứt này
 
Đánh giá sơ bộ đây là dạng nứt đột ngột. Nguyên nhân có thể do các khâu:
1. Thiết kế kết cấu;
2. Vật liệu cơ bản (thép);
3. Thiết kế tổ hợp dầm;
4. Gia công chế tạo (tổ hợp dầm);
5. Vận chuyển cẩu lắp;
6. Biến dạng sau khi thi công mặt cầu (gia tải, biến dạng nhiệt bản mặt cầu...)

Nếu nguyên nhân nằm ở mục 3;4;6 thì ví dụ thiết kế tổ hợp chưa hợp lý với công nghệ hàn gây biến dạng nhiệt trước hoặc tạo vồng. Sau khi đặt lên gia tải và biến dạng nhiệt nên phá hoại đột ngột. Nhìn hai sườn đứng hàn gần nhau nên chắc ứng suất trước ở giữa 2 sườn chắc lớn.

Vì đọc thấy có đoạn này

"Cụ thể cầu Vàm Cống đã hoàn thành 2 trụ tháp cầu chính, đang chuẩn bị lao dầm, cầu dẫn hoàn thành 100%. Riêng hạng mục sản xuất dầm thép cầu Vàm Cống đang bị chậm tiến độ. Tuy nhiên, nhà thầu chính đã trình phương án tổ chức thi công 3 ca, làm vào dịp Tết để hoàn thành đúng tiến độ và đề ra giải pháp rút ngắn thời gian lao dầm từ 11 ngày/dầm xuống 9 ngày/dầm để kịp hoàn thành tiến độ chung của toàn bộ dự án. Toàn dự án đang vượt tiến độ đạt 80,7%/80,6 so với kế hoạch."

Tham khảo các video đoán mò thử nào

- Cầu Vàm Cống dài tổng cộng 2,97 km, phần bắc qua sông dài 870 m trong đó nhịp chính gồm 73 đốt dầm bằng thép có tổng chiều dài 450 m, dài nhất trong số các cầu có nhịp thép ở miền Nam Việt Nam.

- Hiện nay các kỹ sư và công nhân đang thi công lắp đặt 450 m nhịp dầm thép chính của chiếc cầu này, nhịp dầm thép có tổng trọng lượng khoảng 6.600 tấn, đây là nhịp dầm dài nhất được lắp đặt trong công trình xây cầu ở các tỉnh phía Nam.

nghĩa là 450m - 73 đốt - 6.600 tons (k biết nó tính bản thép trên mặt cầu vào đây k) nghĩa là mỗi đốt dài 450m / 73 đốt = 6.16m, 6600 tấn / 73 đốt = 90.4 tons.


Khoan cắt hàn dầm thép các đốt 12, 13, 14 cầu dây văng tháng 4 So sánh cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống Cầu Cần Thơ: Chiều dài toàn tuyến: 2.75 km Mặt cắt ngang: 23.1 m Cầu Vàm Cống: Chiều dài toàn tuyến: 2.97 km Mặt cắt ngang: 24.5 m Về tương quan so sánh: Tổng chiều dài toàn tuyến và bề rộng mặt cầu của cầu Vàm Cống lớn hơn cầu Cần Thơ. Phần cầu chính của cầu Vàm Cống cấu tạo chỉ gồm dầm thép!!! Phần cầu chính của cầu Cầu Cần Thơ cấu tạo gồm dầm thép và dầm bê tông cốt thép DUL!! atominik.com/2H4o


 


Giờ hóng kết quả từ Bộ GTVT đang xuống kiểm tra

Nhưng thông tin đi theo đường chính thống thì đã được cắt gọt cho phù hợp với định hướng nên thường không biết được bản chất. Ví dụ như vụ tai nạn cầu Cần Thơ: kết quả nghiên cứu của ta và Nhật Bản là trên 1000 trang, trình lên đến thủ tướng là gần 100 trang, sau đó đóng dấu "mật" lên trang bìa - công bố ra báo chí được khoảng 1/2 trang A4 - mà trong đó hết một nửa là nói linh tinh. Bây giờ tìm khắp Google cũng không tìm thấy thông tin sập cầu Cần Thơ.
 
Trích nguyên văn của nick comayve .... giảng viên cầu đường Bách Khoa TP.HCM khi cùng chém gió

=================================

Cầu bự như thế, quy mô như vậy, chưa đưa vào sử dụng mà đã te tua thì tệ hại quá rồi chẳng có gì để biện hộ cả.

Cái dầm này gọi là dầm thép lên hợp bản bê tông cốt thép. Do không có thông tin về sự cố công trình này, ví dụ như: Nứt tại vị trí nào? Nứt trong giai đoạn nào (cẩu dầm lên mố trụ, đang đổ bê tông bản mặt cầu..)?. Loại dầm này ở mỗi giai đoạn thi công thì tiết diện dầm tham gia làm việc cũng khác nhau (lúc thì chỉ riêng dầm thép làm việc, lúc thì cả thép và bê tông cùng tham gia.v.v.), nên nếu không biết cụ thể hơn thì không có gì để bàn luận cả.

Các hình bác đăng ở trên có lẽ là do anh nhà báo nào quen biết với nhân viên kỹ thuật, lượm được cái hình này mừng quá mang về ba chớp ba nháng đăng bài lên ngay cho kịp giờ. Chứ nghĩ rằng không thể nào ta tạo được vết nứt như thế này trong cầu thép được. Vì các lý do sau:

+ Thép là vật liệu dẻo, nếu tác dụng tải trọng quá lớn, ứng suất vượt quá giới hạn đàn hồi thì nó chuyển qua giai đoạn chảy dẻo, sau đó dầm bị biến hình, tạo thành khớp dẻo rồi khuỵu xuống chứ không thể nào nứt như vậy được.

+ Vết nứt có thể xảy ra hình dạng như vậy, nếu ta chọn que hàn không phù hợp với thép cơ bản, hoặc thi công đường hàn không đảm bảo chất lượng.v.v. và vết nứt xảy ra do bung mối hàn. Tuy nhiên, giả thiết này khó xảy ra vì 99.9% là không thằng kỹ sư điên nào lại bố trí đường hàn cong quẹo như vậy được.

+ Nếu giả thiết do thép giòn mà xảy ra như vậy thì cũng không đúng. Thép bên ngành cầu có yêu cầu đặc biệt riêng, ví dụ ngày xưa thép xây dựng là CT3 thì thép làm cầu là CT3_cầu chứ không có lộn xộn được. Bây giờ mình theo AASHTO thì mấy cái này cũng quy định chặt chẽ hơn.

Tóm lại, cái hình trên 99.9% không phải là hình tại vết nứt dầm. Ngày mai em hỏi thăm anh em dưới đó thử, nếu có thông tin gì thú vị thì em sẽ lên hầu chuyện các bác!

Ví dụ 1 tấm hình về phá hoại dầm thép:




Hiện em không thấy mặt mũi nó như thế nào nên cũng chưa có cơ sở gì để đoán mò. Em nghĩ chắc là bà con trào phúng một chút cho vui thôi, chứ còn thật sự mà nói thì muốn phá hỏng 1 cái dầm cầu thép cũng không phải dễ dàng gì đâu. Bác xem cái dầm thép cầu Đồng Nai rung bần bật trên tuyến đường huyết mạch bao nhiêu năm qua mà có suy chuyển gì đâu. Có thể là 1 tấm nối bản cánh dưới dầm cầu tại vị trí mối nối bị hỏng nhẹ thôi.

Thép làm cầu bị đứt chỉ khi chịu kéo thuần túy, khi đó ứng suất trong thép lần lượt vượt qua giới hạn chảy, rồi biến dạng, rồi vượt qua giới hạn bền thì nó mới đứt. Nhưng kéo thuần túy chỉ có trong thí nghiệm, còn trong thực tế nếu ứng suất vượt quá giới hạn chảy thì kết cấu bắt đầu biến dạng, khi biến dạng đến một mức độ nào đó thì kết cấu nhịp bắt đầu khuỵu xuống (phá hoại dẻo), nên ứng suất trong kết cấu không có cơ hội đạt đến giới hạn bền, ứng suất chưa vượt qúa giới hạn bền thì làm sao bị đứt được trừ khi phá hoại mỏi - nhưng trường hợp này chắc chắn không xảy ra, vì muốn dầm cầu bị phá hoại mỏi thì phải kích động cho nó dao động nhiều triệu lần).



Thép và bê tông cốt thép khác nhau hoàn toàn bản chất mà bác Juyến. Nếu dầm cầu Tacoma là bê tông thì nó lắc chỉ cần 1 phút là toàn bộ dầm cầu đã gãy hết chứ đâu cần lắc đến cả tếng đồng hồ?


Thép làm dầm thường chỉ 250MPa, 345MPa nếu ai đó cố lắm thì cũng đến 485MPa chứ ít ai dùng cao hơn, do các yêu cầu về tính đàn hồi, biến dạng và tính hàn.v.v.

Em bối rối thật sự ạ! Bởi nếu vết nứt đúng như vậy thì đây không phải tính chất của thép dùng cho xây dựng, Tây hay Tàu gì thì thép xây dựng cũng quy định như vậy thôi:




Thép thì có rất nhiều loại tùy theo hàm lượng cacbon và các hợp kim khác trong thép cũng như phương pháp tôi luyện. Tùy theo yêu cầu của từng loại công trình mà người ta có quy định khác nhau. Nói nôm na chuyện ông thợ rèn dưới quê cho dễ hiểu: Cùng rèn 1 cái dao (rựa) để đi chặt củi, nhưng nếu bác thợ rèn nung nóng đỏ con dao lên rồi nhúng vào nước nghe cái xèo, hoặc nếu nung nóng đỏ con dao lên rồi lùi vào đống than để con dao nguội từ từ... thì la sẽ có 2 con dao khác nhau:

+ Nếu cho nguội đột ngột ông thợ rèn gọi con dao là "già" (thép giòn): khi bác chặt dao vào khúc cây cứng, lưỡi dao sẽ bị mẻ, vỡ..., khi dao cùn các bác mài dao thấy khó khăn hơn.

+ Nếu cho nguội đột ngột ông thợ rèn gọi con dao là "non" (thép dẻo): khi bác chặt dao vào khúc cây cứng, lưỡi dao sẽ bị cong quắn lại..., khi dao cùn các bác mài dao thấydễ dàng sắc bén hơn.

Thép xây dựng cầu là "thép cacbon thấp" (có thềm chảy như chỗ em khoanh tròn màu xanh). Khi tính toán ta chỉ tính nó chịu lực trong giai đoạn đàn hồi (ứng suất nhỏ hơn giới hạn bền [Fy]), khi ứng suất vượt quá giới hạn này thì thép bắt đầu giãn dài ra, tiết diện cấu kiện bị tóp lại, vượt quá giới hạn bền thì thanh thép bị đứt.

Khác với thép cường độ cao - không có thềm chảy (không có độ giãn dài), khi vượt quá giới hạn này là nó đứt cái bựt luôn.

Nếu vết nứt đúng như hình chụp thì thép này có vấn đề rồi, chỉ có thép giòn mới có vết nứt như vậy.

Cũng cần lưu ý rằng, rất nhiều cây cầu giàn được xây dựng trước đây là bằng gang và sắt chứ không phải là thép. Mặt khác không phải khi ứng suất vượt quá giới hạn bền thì thép mới đứt. Nó có thể phá hoại ở ứng suất nhỏ hơn khi chịu tải trọng lặp, cái này gọi là phá hoại mỏi. Kiểu như gồng mình bứt cái dây kẽm không đứt, nhưng cầm sợi kẽm bẻ qua bẻ lại một hồi thì sợi kẽm sẽ bị gãy rất gọn. Nhưng như đã trình bày, cầu Vàm Cống là cầu mới xây dựng nên gán cho nó nứt do phá hoại mỏi là không thuyết phục.
 
Theo thông tin thì được biết là khá nặng



baodautu.vn/cau-vam-cong-duoc...ep-d16888.html

Cầu Vàm Cống được doanh nghiệp Việt cung cấp dầm thép

" Do đó, việc Công ty Thành Long ký được hợp đồng sản xuất, cung cấp kết cấu thép cho dự án là rất quan trọng, thể hiện uy tín của ngành thép trong nước. Trong quá trình hợp tác, các kỹ sư, công nhân Việt Nam sẽ được tiếp cận và học hỏi những kinh nghiệm của các chuyên gia Hàn Quốc trong lĩnh vực này."

Học thì học cho xong rồi hẵng đi làm, công trình to như thế này chẳng lẽ làm theo kiểu chuyên tu: vừa làm vừa học?

Nghe mấy thông tin ngoài lề nói là thép nhập từ Hàn Quốc. Không hiểu là bác Thành Long nhà mình có độn thêm thép nào khác nữa không, kiểu như hồi xưa bà con mình nấu cơm độn thêm khoai lang ăn cho no cái bụng đó mà.

Thật sự bối rối. Không lẽ Công ty Thành Long độn thép từ anh bạn có 16 chữ vàng?

Thành Long hôm qua theo google thì gốc là DN SX trụ điện mạ kẽm, xuất phát ban đầu là DN chuyên nhúng mạ kẽm. Gần đây phát triển nóng, được tham gia một số cầu Nhật Tân, sông Hàn, nhưng không biết làm hạng mục gì.

Để chờ xem họ giải thích thế nào? Nghe nói sản xuất dầm từ 1 cái xưởng cò con, sau đó chở cả ngàn cây số vào Nam là ê răng rồi!

Buồn cười là bộ Giao thông nhanh miệng quá
Bộ Giao thông vận tải: Nứt dầm thép không ảnh hưởng kết cấu cầu Vàm Cống
https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-giao...ng-901046.html
 
1_33414.jpg

Mặt khác theo thông tin thì chỗ này trên đỉnh trụ neo thì nguyên tắc cánh trên sẽ chịu ứng xuất kéo uốn lớn - chứ không phải cánh dưới!
Thế mà ở đây cánh dưới bị đứt và cánh bụng bị nứt toác từ dưới lên !
Cũng may là nó nứt ở cánh dưới mới phát hiện ra sớm, để khắc phục sửa chữa, nếu nứt cánh trên thì rất khó phát hiện trong giai đoạn này.
Với vết nứt kiểu này thì cũng đau đầu đoán mò.
Thật không hiểu nổi

Hy vọng không phải là vấn đề về thiết kế! Đây mới là cái lo lắng nhất. Nhiều người bảo thiết kế bây giờ có phần mềm, cứ nhập liệu là nó chạy ra kết quả, nhưng vẫn là con người control nó mà .... Nhưng vẫn hy vọng là không vấn đề gì, mỗi lần chờ phà VC mới thấy giá trị của cây cầu.

Cầu này do công ty Dasan Hàn Quốc thiết kế. Còn WSP Phần Lan thì làm cầu dẫn dù WSP Phần Lan thiết kế cầu dây văng nhiều, trụ trì phần cầu dẫn là ông người Phần Lan rất nhiều kinh nghiệm, ông này cũng có nhiều kinh nghiệm về cầu dây văng ... hiện cũng đang trụ trì cầu Thủ Thiêm.

Thông tin ban đầu thì thiết kế thì không có gì sai. Mấy bạn Hàn Quốc nghe nói là chơi xấu, tính tiền là thiết kế mới mà không có sáng tạo gì mới cả, chỉ bê nguyên kết cấu 1 cây cầu đã có sẵn của Hàn Quốc qua cái Vàm Cống, cái cầu y chang như vậy đang khai thác bình thường bên Hàn Quốc nên khẳng định là thiết kế không có vấn đề gì.

Thông tin trong lề khẳng định là thép Hàn Quốc, nhưng mức độ ranh ma của các doanh nghiệp nhà mình thì mọi người rành quá rồi còn gì. Vấn đề bây giờ là kết luận của cơ quan chuyên môn và cơ quan chức năng sẽ như thế nào mà thôi. Hậu quả để lại sẽ rất lớn nếu khẳng định là vật liệu thép làm cầu Vàm Cống là có vấn đề, nên rất có thể các cơ quan này sẽ tìm cách giải thích sao cho hợp lý và nhẹ nhàng nhất để dấm dúi cho qua. Chờ xem!

Hiện nay cũng có nhiều ý kiến nghiêng về vật liệu bị lỗi cục bộ, chuyện này khá thường xảy ra, Chủ đầu tư hay bên thi công thì cũng chỉ căn cứ vào giấy tờ của NSX đưa & test mẫu, chứ làm sao kiểm tra hết được

Theo nhiêu chuyên gia, vết nứt này chỉ xảy ra khi tồn tại "vết nứt" tiềm ẩn sẵn ( vết nứt tiềm ẩn ở cánh bụng), "vết nứt" ở đây đôi khi không chỉ là vết nứt vật lý ... tức là đã nứt ti hí .. xong đem vô lắp nó nứt te hé ... và giờ nứt toang hoác, ví dụ:
- Mấy cái dầm cầu thép hình phi tiêu chuẩn này toàn cắt tôn tấm hàn lại, hầu như là cắt gió đá, Plasma hay máy cắt bằng dao đều bất tiện hoặc vô dụng ... nên có thể lỗi bắt nguồn từ đây ... khi cắt đang nóng ... tấp nước vào cho nhanh nguội chẳng hạn.
- Thép cánh bụng bị cong đem vô uốn nóng xong phun nước tấp vào cho nhanh nguội
- Khiếm khuyết vật liệu: cái này thì khó xảy ra ... vì toàn bộ các đốt dầm đã lắp đặt chỉ duy nhất 1 đốt bị hư hại
- Trong quá trình treo dầm, chỉ đạo căng dây không đều ... gây ứng suất đột ngột ... ứng suất sẽ tập trung tại khiếm khuyết ... cracking dầm​

yjQxyqR.jpg

Cũng có y kiến cho rằng vết nứt thì vị trí tô đỏ giống như bị lem sơn - sót chưa hàn. Nhưng về nguyên tắc thiết kế thì bản cánh chỉ làm nhiệm vụ giữ ổn định cho bản thành, chưa kể đến hệ số bền. Nếu trường hợp này như vậy (bản thành quá tải khi không có sự tham gia của bản cánh, ngay cả khi chưa có tải) thì cái thiết kế này & cả cái cầu VC lên đường rồi!
 
Có gì sai sai ở tấm hình thanhhoa đưa lên ... đưa hình ngược,

aDvvUea.jpg


thế này mới đúng

43N9AWD.png

hiện nay vết nứt phát triển rộng rồi

Tham quan việc gia công các loại dầm thép cho NM nhiệt điện Long Phú 1. Những dầm lớn nhất dài gần 30m nặng 150t, thép dày 40-50mm nhập hoàn toàn từ Hàn Quốc, mức độ chính xác yêu cầu cực cao. Quy trình, quy chuẩn kiểm soát chất lượng của Chủ đầu tư & tổng thầu yêu cầu & triển khai rất nghiêm túc ở đây thì sản phẩm rất khó có lỗi lớn.
 
Đi lượm lặt được một mớ

Xem thêm một số hình ảnh chụp thì đây là vị trí gối tại trụ P29, đoạn cuối của nhịp dây văng, tại vị trí này biên độ dao động dọc do giãn nở nhiệt rất lớn.
Q5UwOxN.jpg

FEtbIgo.jpg

9USTD3X.jpg

Có một ý kiến cho rằng
"Có thể do gối di động ở đây không dự trữ đủ chuyển vị hoặc vị trí lắp đặt chưa được tính toán chuẩn nên khi dầm bị co lại do nhiệt độ đã kéo đứt dầm tại vị trí gần gối P29."
"Gối di động có nhiều loại, có khi phải pre-setting chuyển vị khi lắp. Thường 1 trong 2 gối sẽ cho phép chuyển vị ngang.
Nhưng nếu có vấn đề chuyển vụ dọc thì phá hoại sẽ xảy ra tại gối"

Trước đây Hội đồng nghiệm thu nhà nước ban đầu đã có ý kiến về việc công trình này có vấn đề
Zsdg2VS.jpg


Cung cấp tiếp thông tin
Abstract
Vam Cong Cable Stayed Bridge which has 450m main span length is one of the Central Mekong Delta Region Connectivity Project and is located in Cuu Long Delta Region. It has steel-concrete composite girder with 4 lane and the type of cable is multi strand cable. The improved H-shape pylon and cast-in-place bored piles were applied. High strength concrete is applied for pylon, precast concrete slab and Cast-in-Situ concrete pile to ensure the structural safety. The present paper describe the design specifications and main features of Vam Cong Cable Stayed Bridge design.
www.koreascience.or.kr/article/ArticleFullRecord.jsp?cn=GSJHDK_2013_v1n2_120

GSTS Trần Đình Ngọc có nhận xét bên ketcau.com
Kinh nghiệm của tôi qua các sự cố đã xảy ra thì các cơ quan chức năng luôn rất cố gắng, nhiệt tình để... bảo vệ sự cố. Nguyên nhân sự cố thường được cho là bởi ...ông trời. Cách xử lý sự cố phổ biến là làm sao để ...không nhìn thấy ....hư hỏng.
Từ các kinh nghiệm học được từ các cơ quan chức năng qua các đợt sự cố thì có ý kiến như sau:
1. Nguyên nhân: Nhìn một phát, không thèm tính toán và khảo sát gì sất cả thì dễ thấy rằng vết nứt này là do nó ...bị nứt.
2. Đánh giá mức độ nghiêm trọng: Vết nứt này không nghiêm trọng vì nó xảy ra ở cấu kiện không quan trọng. Thậm chí nếu có nứt thêm vài vết nữa cũng chẳng sao cả.
3. Cách xử lý: Lấy mấy tấm tôn che các vết nứt lại thì sẽ không nhìn thấy nứt nữa và như vậy là không có nứt.
Xong. Các vết nứt ...dọc luôn làm xúc động các con ...tim nên nhiều người quan tâm quá. Có lẽ cần tiến hành họp báo đề nghị các nhà báo không nên quan tấm đến nó nữa, không đăng bài về nó nữa thì cái cầu sẽ được đánh giá là ...an toàn. Vỗ tay.


để rộng đường xem voi, có thể download - Vàm Cống: technical specification & drawings.
www.mediafire.com/file/44k15ucxa53uzb6/VamCong- Drawings.pdf
www.mediafire.com/file/9yh251v7m8zr4sc/VamCong- Technical Specification.pdf
 


Theo hình ảnh công nhân trên thì công ty thi công dây văng là VSL

Lực căng cáp văng là công nghệ độc quyền của nhà cung cấp, work scope thường gồm cung cấp vật tư liên quan dây văng, tính toán điều chỉnh lực căng và thi công. Thầu chính cũng chưa chắc nắm được. Nhà cung cấp và đơn vị thiết kế có thể phối hợp thiết kế dây văng ngay từ đầu.
 


Theo hình nầy thì đây là trụ neo p29 (tier down pier) các bó cáp neo có khoảng cách rất gần nhau chứng tỏ là cầu đc thiết kế làm việc trong điều kiện tải bất đối xứng rất lớn (so sánh phía trước và sau tháp treo cáp)
Tuy nhiên do khe co giãn đc tk tại đây nên lực dọc sinh ra do cáp neo khg truyền qua dầm dọc sau tru p29 mà toàn bộ sẽ do trụ p29 gánh chịu.
Để tìm ra nguyên nhân tại sao dầm ngang bị nứt thì phải cần thêm nhiều góc nhìn tổng thể và chi tiết mới có thể " chém" đc.
Dự là dầm ngang bị nứt đc liên kết ngàm vào trụ p29 và có tham gia chịu kéo của cáp neo.

Tại gối p29 các chuyễn vị khg đơn giản chi là X hay Y mà còn xoắn do khi co giản nhiệt, lực căng cáp hai bên khg bằng nhau.
Ngoài ra khe co giãn đc bố tri tại p29 nên dầm dọc phía hướng ta sông phải đc tính toàn như ngàm vào p29 để truyền toàn bộ lực căng cáp xuống trụ trong trạng thái làm việc cho phép chuyễn vị dọc theo cầu. Cầu PM giải quyết vấn đề nầy bằng hai mố thép đặc biệt, chế tạo sằn ở xưởng của Đức, gối lên các viên bi thép chịu trượt và cho phép xoay nhưng vẫn neo vào trụ cầu.
Cầu VC thì khg biết giải quyết ntn?
Riêng lưc căng cáp, phải đc diều chỉnh mỗi ngày.
Sau 3g chièu phải đi dọc cầu thống kê lại tỉnh tải có trên mặt cầu như xe cẩu, cáp thép, beton, các loại vật tư khác ... sau đó nhập vào phần mêm, bên căng cáp sẽ điều chỉnh lại lực căng thích hợp.
khg loại trừ lổi của gia công VL nhưng tỷ lệ nầy ít khi xảy ra.
 

Giới thiệu dự án cầu Vàm Cống


1. Giới thiệu chung

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở khu vực hạ lưu sông Mêkông, chiếm 12% tổng diện tích cả nước Việt Nam, hoặc xấp xỉ 40,000 km2. Vùng này gồm nhiều sông, kênh rạch, nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và bao gồm 13 tỉnh thành: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, mức trung bình cao hơn 12% một năm, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của toàn quốc gia. Vùng đồng bằng này sản xuất nhiều hơn 50% lương thực, 65% thủy hải sản, 70% lượng trái cây của Việt Nam.

Nhiều khu công nghiệp và đô thị mới đã được xây dựng trong khu vực này, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông hiện tại hầu hết đang ở trong tình trạng không tốt và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, gây khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là trong mùa mưa do có lũ.

Trước tình hình này, Chính phủ Việt Nam đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông nhằm thúc đẩy nền kinh tế khu vực và tăng cường kinh tế quốc gia nhờ việc thiết lập hệ thống giao thông thích hợp giữa vùng thủ đô và khu vực vùng. Có 3 thành phần trong Dự án kết nối khu vực trung tâm sông Mê Kông:
  • Cầu Cao Lãnh bao gồm các cầu dẫn và đường dẫn với tổng chiều dài là 7.8km. Cầu Cao Lãnh sẽ là cây cầu dây văng với nhịp chính là 350m và tĩnh không tối đa trên mực nước là 37.5m bao gồm các nhịp dẫn. Tổng độ dài cầu Cao Lãnh xấp xỉ 2km và xây dựng 6 làn xe bắc qua nhánh sông Tiền.
  • Đường nối từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống có chiều dài xấp xỉ 15.7km và được thiết kế theo tiêu chuẩn của đường cao tốc nhưng giai đoạn đầu sẽ xây dựng với 4 làn xe.
  • Cầu dây văng Vàm Cống (cầu chính) có nhịp chính 450m với các cầu dẫn sẽ có tổng chiều dài là 2.97km. Phần này được xác định là Dự án thành phần 3A nằm trong dự án xây dựng cầu Vàm Cống. (“Dự án”). Thành phần 3B là đường dẫn đến phía Đông và Tây của cầu và dài xấp xỉ 2.9km.
Dự án này sẽ mở ra một con đường tắt cho hệ thống giao thông nối giữa TPHCM, khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông và Vành đai ven biển phía Nam và kết nối các trung tâm công nghiệp-nông nghiệp sản lượng cao ở khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông với các thị trường quan trọng trong nước và khu vực (đặc biệt là TPHCM và Bangkok) với các cảng chuyển hàng xuất khẩu. Hơn nữa, dự án sẽ giúp giảm bớt khối lượng giao thông lớn hiện đang tăng lên một cách nhanh chóng và mang đến lợi ích cho hệ thống giao thông đông đúc cắt ngang sông hiện tại ở khu vực Vàm Cống mà hiện nay chỉ có các phà nhỏ với quy mô mở rộng khả năng phục vụ của phà còn hạn chế

2. Khái quát về Dự án


– Tên Dự án : Dự án xây dựng cầu Vàm Cống (gói CW3A), Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông
– Mô tả Dự án : Xây dựng phần cầu chính (cầu dây văng) và các cầu dẫn (2.97km)
– Chủ đầu tư : Cửu Long CIPM, Bộ Giao thông Vận tải (MOT)
– Quyết định đầu tư : Quyết định số 3058/QD-do Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 25/10/2010
– Nguồn quỹ : EDCF – Hàn Quốc


Bản đồ vị trí của Dự án như sau



Bình đồ của Dự án




3. Cầu dây văng ( Cầu chính)


Cầu Vàm Cống là cầu dây văng lớn và là thành phần chính của dự án này. Những đặc điểm chính của cầu dây văng Vàm Cống được tóm tắt như sau:
  • Chiều dài cầu 870m với nhịp chính dài 450m và hai nhịp biên dài 210m;
  • Tổng bề rộng thông thuyền là 300m với chiều cao tĩnh không Hmax là 30m và nhịp giữa rộng 110m với chiều cao tĩnh không Hmax là 37.5m;
  • Trụ tháp bê tông có dạng chữ H có độ cứng cao theo phương ngang do hình dạng cấu kiện, sức kháng chống mất ổn định cao. Ngoài ra nó còn có ưu điểm đó là tạo ra tính liên tục và thống nhất do sử dụng các vật liệu đồng nhất cho trụ tháp và trụ.
  • Bản mặt cầu rộng 25.8m gồm hai dầm liên hợp liên kết với nhau bằng các dầm ngang, khoảng cách các dầm ngang là 4.0m. Kết cấu dầm biên là kết cấu đạt hiệu quả về kinh tế và dễ dàng cho thi công.
  • Giai đoạn đầu bản mặt cầu sẽ gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô xe với dải phân cách giữa, và sẽ được mở rộng thành 6 làn xe cơ giới để đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai.
  • Trụ tháp sử dụng cọc khoan nhồi đường kính 2.5m.
Bố trí chung của cầu chính như sau:



Tháp cầu

Tháp cầu bê tông có dạng chữ H cải tiến có độ cứng cao theo phương ngang do hình dạng kết cấu, sức kháng chống mất ổn định cao. Ngoài ra nó còn có ưu điểm đó là tạo ra tính liên tục và thống nhất do sử dụng các vật liệu đồng nhất cho tháp cầu và trụ.

Tháp cầu có dạng khung chữ H để giữ các dây văng nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng, vì thế có thể đơn giản hóa hình dạng của các neo dây văng.
  • Hình dạng trụ tháp: Tháp cầu bê tông có hình dạng chữ H cải tiến
  • Chiều cao trụ tháp: 148.904 m
  • Bán kính cong: R = 450.000 m


Chân tháp

Mặt cắt ngang chân tháp thay đổi từ 6.5mx6.5m tại đỉnh bệ đến 4.5mx5.0m tại đỉnh trụ tháp.

Bề dày thành 900mm không đổi suốt chiều cao tháp, ngoại trừ tại điểm giao giữa dầm ngang và chân trụ tháp, gần đỉnh bệ trụ và tại vị trí neo cáp. Dự tính bê tông sẽ được đổ theo từng đốt 4.0m.

Dầm ngang

Tháp cầu được liên kết cứng bởi hai dầm ngang, một dầm ngang tại cao độ dầm chủ và dầm ngang còn lại tại phần trung tâm của các điểm neo dây văng. Dầm ngang có thể được sử dụng DƯL ứng suất trước để đảm bảo liên kết cứng giữa dầm ngang và tháp.

Bệ cọc

Bệ cọc bố trí trên 32 cọc khoan nhồi D=2.5m, chiều dài cọc dự kiến từ 113m ÷ 116m được thiết kế để chống lại tải trọng va tàu gây ra bởi các tàu có kích thước 5,000 DWT. Vận tốc va tàu thiết kế sẽ được xác định theo Tiêu chuẩn Cầu 22TCN272-05 với giả định tốc độ dòng nước chảy trung bình là 1.20m/s.

Mặt cầu

Bề rộng bản mặt cầu là 25.8m và Tổng chiều rộng toàn bộ mặt cắt ngang cầu chính là 26.5m, gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe thô sơ và khoảng trống dành cho dây văng.

Mặt cắt ngang điển hình của cầu



Bản mặt cầu dày 260mm. Dải phân cách giữa bằng bê tông được sử dụng đảm bảo an toàn giao thông hai chiều, và lan can thép được dùng để phân cách làn giao thông với bên ngoài cầu.

Trụ neo

Trụ neo được liên kết cứng với mặt cầu. Điều này giúp chịu được lực nhổ tại nhịp neo. Cáp DƯL bên trong liên kết trụ neo với mặt cầu, đảm bảo tính liền khối giữa mặt cầu và trụ.

Trụ neo bao gồm hai cột rỗng chữ nhật với tiết diện 5.0m x 6.0m do đó có nhiều lợi thế trong việc bảo trì do cáp neo được bảo vệ trong cột rỗng. Bệ trụ được đặt trên 27 cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1,500mm, chiều dài cọc dự kiến 73 ÷ 80m.

Hai trụ được đặt trên sông tại hai phía của trụ tháp. Những trụ neo này đã được thiết kế để chống lại tải trọng va tàu gây ra bởi tàu có kích thước 1,000 DWT.

Kích thước chi tiết trụ neo xem hình vẽ sau.

4. Cầu dẫn


Sơ đồ bố trí nhịp cầu dẫn phía Đồng Tháp: 39.7m + 10 x 40.0m + 2×30.0m + 15×40.0m từ vị trí mố đến khe co giãn với cầu chính. Cầu này có tổng cộng 28 nhịp.

Sơ đồ bố trí nhịp cầu dẫn phía Cần Thơ: 24×40.0m + 39.7m. Có tổng cộng 25 nhịp.

Mỗi nhịp của cầu dẫn gồm có các dầm Super-T với chiều dài thay đổi từ 28.2m đến 38.2m.

Bố trí chung của cầu dẫn được trình bày trong các hình sau:



Cầu dẫn phía Đồng Tháp



Cầu dẫn phía Cần Thơ


Kết cấu phần trên của cầu dẫn cầu Vàm Cống có tổng bề rộng là 24.5m. Trong giai đoạn đầu, kết cấu phần trên sẽ có một làn xe môtô rộng 3.0m và hai làn xe co giới 3.5m cho mỗi hướng. Trong thiết kế, cầu có ba làn chịu tải cho mỗi hướng. Các làn được phân cách bằng dải phân cách bê tông rộng 0.5m, do vậy tổng bề rộng sẽ là 24.5m (0.5m+3.0m + 2×0.5m + 2×3.5m + 3×0.5m + 2×3.5m + 2×0.5m + 3.0m + 0.5m). Trong giai đoạn hoàn chỉnh, cầu sẽ được mở rộng thêm hai làn dừng khẩn cấp với tổng bề rộng là 28.5m (0.5m + 2.5m 3×3.5m + 3×0.5m + 3×3.5m + 2.5m + 0.5m).

Mặt cắt ngang của kết cấu phần trên





Kết cấu trụ dẫn trên cạn



Các trụ cầu dẫn dưới sông



– Mố cầu dạng mố chữ U bằng BTCT. Móng mố đặt trên hệ gồm 12 cọc khoan nhồi đường kính 1,5m, chiều dài cọc dự kiến (64 ¸ 68)m;

– Trụ cầu dạng khung bằng BTCT, xà mũ bằng BTCT DƯL. Móng trụ đặt trên hệ cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,5m với 10 cọc có chiều dài cọc dự kiến (60 ÷ 74)m ở các trụ P1 ÷ P17, P39 ÷ P53 và 12 cọc có chiều dài cọc dự kiến (64 ÷ 74)m ở các trụ P18 ÷ P27, P30 ÷ P38;

Nguồn: https://cauvamcong.wordpress.com/tag/cau-vam-cong/
 
Dựa trên thông tin
A Study on Controlling the Negative Reaction of Cable Stayed Bridge Considering Constructability and Economy : Vam Cong Cable Stayed Bridge in Vietnam
koreascience.or.kr/article/Ar..._2014_v18n5_87
https://cauvamcong.wordpress.com/tag/cau-vam-cong/


Nhận định của anh toto2012 bên ketcau.com


Đây là cơ sở mà tôi đoán rằng vết nứt xảy ra ở vùng mà tôi khoanh vùng

Bác Umy mới gởi thêm đường dẫn mấy bài báo, trong đấy co cho lực nhổ ở hai đầu ngang (cross beam at P29)
Bác Structural có gởi một phần hồ sơ về kết cấu cầu, nhưng tôi ko tiềm thầy bản vẽ chi tiêt liên quan đến dầm ngang này. Nên tôi ko làm được gì hơn.

Về nguyên tắc, tôi nghi là ở nhà quan lí cầu ( ko biết là cơ quan nào), ko những lưu trữ tất cả các bản vẽ chi tiêt mà còn có cả bản thuyêt minh tính toán của từng chi tiết này nữa, đặc biệt đây là một chi tiết rất quan trọng.

Nếu bác Structural mà tim được bản vẻ chi tiết của dầm, dự ứng lực ban đầu, dự ứng lực thiết kê của thép neo, hoặc là bản thuyết minh tính toán của các thứ này (thì càng tốt) để anh em nghiêng cứu phản biện thì đây là một cơ hội để học hỏi.

Tôi cũng nghĩ như bác Umy, có khả năng có vấn đề về vật liệu: vật liệu có lỗi + tải dynamic; hoặc là vật liệu quá dòn, ko đạt chuẩn về khả năng biến dạng (ductility)
 
hoavt nói:
Đi lượm lặt được một mớ

Xem thêm một số hình ảnh chụp thì đây là vị trí gối tại trụ P29, đoạn cuối của nhịp dây văng, tại vị trí này biên độ dao động dọc do giãn nở nhiệt rất lớn.
Q5UwOxN.jpg

FEtbIgo.jpg

9USTD3X.jpg

Có một ý kiến cho rằng
"Có thể do gối di động ở đây không dự trữ đủ chuyển vị hoặc vị trí lắp đặt chưa được tính toán chuẩn nên khi dầm bị co lại do nhiệt độ đã kéo đứt dầm tại vị trí gần gối P29."
"Gối di động có nhiều loại, có khi phải pre-setting chuyển vị khi lắp. Thường 1 trong 2 gối sẽ cho phép chuyển vị ngang.
Nhưng nếu có vấn đề chuyển vụ dọc thì phá hoại sẽ xảy ra tại gối"

Trước đây Hội đồng nghiệm thu nhà nước ban đầu đã có ý kiến về việc công trình này có vấn đề
Zsdg2VS.jpg


Cung cấp tiếp thông tin
Abstract
Vam Cong Cable Stayed Bridge which has 450m main span length is one of the Central Mekong Delta Region Connectivity Project and is located in Cuu Long Delta Region. It has steel-concrete composite girder with 4 lane and the type of cable is multi strand cable. The improved H-shape pylon and cast-in-place bored piles were applied. High strength concrete is applied for pylon, precast concrete slab and Cast-in-Situ concrete pile to ensure the structural safety. The present paper describe the design specifications and main features of Vam Cong Cable Stayed Bridge design.
www.koreascience.or.kr/article/ArticleFullRecord.jsp?cn=GSJHDK_2013_v1n2_120

GSTS Trần Đình Ngọc có nhận xét bên ketcau.com
Kinh nghiệm của tôi qua các sự cố đã xảy ra thì các cơ quan chức năng luôn rất cố gắng, nhiệt tình để... bảo vệ sự cố. Nguyên nhân sự cố thường được cho là bởi ...ông trời. Cách xử lý sự cố phổ biến là làm sao để ...không nhìn thấy ....hư hỏng.
Từ các kinh nghiệm học được từ các cơ quan chức năng qua các đợt sự cố thì có ý kiến như sau:
1. Nguyên nhân: Nhìn một phát, không thèm tính toán và khảo sát gì sất cả thì dễ thấy rằng vết nứt này là do nó ...bị nứt.
2. Đánh giá mức độ nghiêm trọng: Vết nứt này không nghiêm trọng vì nó xảy ra ở cấu kiện không quan trọng. Thậm chí nếu có nứt thêm vài vết nữa cũng chẳng sao cả.
3. Cách xử lý: Lấy mấy tấm tôn che các vết nứt lại thì sẽ không nhìn thấy nứt nữa và như vậy là không có nứt.
Xong. Các vết nứt ...dọc luôn làm xúc động các con ...tim nên nhiều người quan tâm quá. Có lẽ cần tiến hành họp báo đề nghị các nhà báo không nên quan tấm đến nó nữa, không đăng bài về nó nữa thì cái cầu sẽ được đánh giá là ...an toàn. Vỗ tay.


để rộng đường xem voi, có thể download - Vàm Cống: technical specification & drawings.
www.mediafire.com/file/44k15ucxa53uzb6/VamCong- Drawings.pdf
www.mediafire.com/file/9yh251v7m8zr4sc/VamCong- Technical Specification.pdf
Anh hoavt có thể upload bản vẽ phần 1 được không ạ? Em muốn xem cross section của dầm biên chịu lực tension của dây văng. Cảm ơn anh.
 
hoavt nói:
Đi lượm lặt được một mớ

Xem thêm một số hình ảnh chụp thì đây là vị trí gối tại trụ P29, đoạn cuối của nhịp dây văng, tại vị trí này biên độ dao động dọc do giãn nở nhiệt rất lớn.
Q5UwOxN.jpg

FEtbIgo.jpg

9USTD3X.jpg

Có một ý kiến cho rằng
"Có thể do gối di động ở đây không dự trữ đủ chuyển vị hoặc vị trí lắp đặt chưa được tính toán chuẩn nên khi dầm bị co lại do nhiệt độ đã kéo đứt dầm tại vị trí gần gối P29."
"Gối di động có nhiều loại, có khi phải pre-setting chuyển vị khi lắp. Thường 1 trong 2 gối sẽ cho phép chuyển vị ngang.
Nhưng nếu có vấn đề chuyển vụ dọc thì phá hoại sẽ xảy ra tại gối"

Trước đây Hội đồng nghiệm thu nhà nước ban đầu đã có ý kiến về việc công trình này có vấn đề
Zsdg2VS.jpg


Cung cấp tiếp thông tin
Abstract
Vam Cong Cable Stayed Bridge which has 450m main span length is one of the Central Mekong Delta Region Connectivity Project and is located in Cuu Long Delta Region. It has steel-concrete composite girder with 4 lane and the type of cable is multi strand cable. The improved H-shape pylon and cast-in-place bored piles were applied. High strength concrete is applied for pylon, precast concrete slab and Cast-in-Situ concrete pile to ensure the structural safety. The present paper describe the design specifications and main features of Vam Cong Cable Stayed Bridge design.
www.koreascience.or.kr/article/ArticleFullRecord.jsp?cn=GSJHDK_2013_v1n2_120

GSTS Trần Đình Ngọc có nhận xét bên ketcau.com
Kinh nghiệm của tôi qua các sự cố đã xảy ra thì các cơ quan chức năng luôn rất cố gắng, nhiệt tình để... bảo vệ sự cố. Nguyên nhân sự cố thường được cho là bởi ...ông trời. Cách xử lý sự cố phổ biến là làm sao để ...không nhìn thấy ....hư hỏng.
Từ các kinh nghiệm học được từ các cơ quan chức năng qua các đợt sự cố thì có ý kiến như sau:
1. Nguyên nhân: Nhìn một phát, không thèm tính toán và khảo sát gì sất cả thì dễ thấy rằng vết nứt này là do nó ...bị nứt.
2. Đánh giá mức độ nghiêm trọng: Vết nứt này không nghiêm trọng vì nó xảy ra ở cấu kiện không quan trọng. Thậm chí nếu có nứt thêm vài vết nữa cũng chẳng sao cả.
3. Cách xử lý: Lấy mấy tấm tôn che các vết nứt lại thì sẽ không nhìn thấy nứt nữa và như vậy là không có nứt.
Xong. Các vết nứt ...dọc luôn làm xúc động các con ...tim nên nhiều người quan tâm quá. Có lẽ cần tiến hành họp báo đề nghị các nhà báo không nên quan tấm đến nó nữa, không đăng bài về nó nữa thì cái cầu sẽ được đánh giá là ...an toàn. Vỗ tay.


để rộng đường xem voi, có thể download - Vàm Cống: technical specification & drawings.
www.mediafire.com/file/44k15ucxa53uzb6/VamCong- Drawings.pdf
www.mediafire.com/file/9yh251v7m8zr4sc/VamCong- Technical Specification.pdf
Rất tiếc là không thể ... thông cảm heng