[Thảo luận] - Vai trò của Chỉ Huy Trưởng và Giám Sát trong các vụ sự cố công trình nhà cao tầng gần

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Mấy Chủ đầu tư tất nhiên đều áp dụng quy trình rất rõ tại từng công trường thi công dự án, từ Ban, Nhà thầu, TVGS, QLDA...các thành phần nhân lực của các bên đều phải có đầy đủ chứng chỉ, giấy phép hành nghề ở những vị trí chủ chốt, khi triển khai ra thì từ shop bao gồm shop thiết kế, shop biện pháp thi công được Nhà thầu trình cho các bên phê duyệt... nên khi xảy ra sự cố thì trừ Chủ tịch HĐQT của Chủ đầu tư là không có dính dáng gì, chứ còn cỡ từ trưởng ban A, PM TVGS, QLDA, PM MC đều dính chùm cả ...


Tuy nhiên đi cụ thể về vai trò của Chỉ Huy Trưởng,
ví dụ đổ sàn bê tông, sàn này cao chắc 7-8m, chống có dùng coma mà giằng không đủ thì cũng nguy hiểm vô cùng, gặp giám sát tay non.
ví dụ mấy cái sàn toàn cao 8-9m trong khi cây chống thì ngày càng mỏng. Bên Trung Quốc bựa thì bựa nhưng họ toàn sử dụng hàng có chiều dày từ 3mm trở lên trong khi ở ta thì toàn 1.2-1.8mm. Công nhân thì thích nhẹ cho dễ làm, nhà thầu thì thích nhẹ cho nhẹ tiền đầu tư, nhà sản xuất thì ngày càng bóp chiều dày để cạnh tranh giá, tiêu chuẩn sản xuất, số liệu tính toán toàn ảo, làm cái sàn nhỏ, thấp không sao lên cái sàn cao, rộng tải thi công lớn thì sụm.
ví dụ hệ giáo lớn mà không gài gông kỹ, sàn đổ bê tông lại rộng và lại dùng bơm ngang, mấy cái ống bơm bê tông bằng gang nó oánh ngang, nó giật thì cũng căng lắm
...
tất nhiên có người nói tất cả là do ẩu, làm coffa xong có sẵn mấy bó thép đó cẩu lên thử tải cho an toàn, rồi tư vấn giám sát bắt nộp chứng chỉ giàn giáo, bắt tính toán thi công thì khác.
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Cuối năm mà vẫn rảnh ha

Sự cố thì thì trách nhiệm của của Chỉ huy trưởng, tiếp tới là Giám sát trưởng rồi

Mấy nay đi họp một dự án ở T Tâm SG, thiết kế thi công Cọc, T Vây, Hầm mà nhức hết cả đầu, nào kingposts rồi settlement, reinforced... moment, test piles, permanent piles, lift pit... đau hết cả óc ....

Vấn đề của các Công ty xây dựng hiện nay là đội dự toán và Chỉ huy trưởng xây lắp, bộ máy này không được hình thành từ bền lâu và gắn bó, có quy chế rõ ràng thích hợp với mô hình quản trị và chiến lược của Công ty thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ra quyết định của Ban GĐ đối với các báo cáo đề xuất từ dự án trình lên, kế tiếp là trình độ và trách nhiệm của giám sát thi công... Đến dự án, hỏi Chỉ huy trưởng công trình vào làm với Công ty lâu chưa, mà nhận được 1 câu: Em mới làm được 1 tháng thì mọi chuyện khá hên xui...

Nếu chỉ huy trưởng chỉ là đốc công cấp cao - site manager thì vấn đề càng khó khăn - nếu Chỉ huy trưởng mà như sau thì còn đỡ
- Giỏi giao tiếp.
- Ngoại ngữ tốt
- Giỏi an toàn, an ninh để quản lý
- Nắm vững luật để cãi thanh tra, cãi hợp đồng, eot
- Giỏi kinh tế để quản lý ngân sách, quản lý thằng QS, con kế toán, kho
- Gioi công nghệ ( phần mềm bim.., phần mềm kế toán,erp...)
- Giỏi thi công
- Thu hút được ae kỹ sư dưới trướng
- Thu hút thầu phụ (uy tín, giữ lời hứa thanh toán, giá cả, sống chết thầu phụ)

Nhiều công ty hiện nay thường quên khoản thu nhập của chỉ huy trưởng, lương của chỉ huy trưởng nhiều khi thấp hơn cả chỉ huy phó vì:
1. Lương của chỉ huy trưởng do mấy sếp tổng quyết và ít được rì viu nên hay bị bỏ sót các đợt lên lương.
2. Lương các chỉ huy phó do chỉ huy trưởng tăng nên cứ các đợt được tăng đều
3. Lương thằng chỉ huy phó là lương được tính tăng ca
4. Thằng chỉ huy trưởng là lương khoán 1 cục thì dù ở lại công trình 1 tuần 3 đên hay t7,cn thì cũng chỉ một cục.

Nhưng về trách nhiệm chỉ huy phó chỉ bị mỗi chỉ huy trưởng chửi còn thằng chỉ huy trưởng:
- Pháp luật sờ gáy khi công trình có sự cố, chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.
- Chịu trách nhiệm ngân sách với công ty
- Chịu trách nhiệm với chủ đầu tư
- Và chỉ huy trưởng là thằng phải ra đi khi có tiến độ, an toàn, chất lượng không đạt.

Nhiều người cứ nghĩ chỉ huy trưởng bào được thầu phụ hay nhà cung cấp:
- Xin thưa thầu phụ phần bê tông cốt thép, xây tô là những nhóm nhân công tổ đội, mấy anh chỉ huy trưởng không cho tiền họ thôi làm gì có chuyện lấy tiền của các nhóm thầu phụ này, anh lấy tiền họ thì họ không bao giờ họ làm cho anh công trình thứ 2 . Vậy làm sao anh huy động được quân mà những nhóm này quyết định tiến độ rất lớn.
- Nhà cung cấp chi tiền lấy đâu ra: bê tong công ty ký hợp đồng, sắt công ty mua, ván cty mua. Mấy anh chỉ huy trưởng lo mà nhận cho đủ cho đúng chất lượng không để các nhà cung cấp qua mặt ăn gian đã bở hơi tai. Lâu lâu có vụ thất thoát là giải trình thấy sao trăng, nhà cung cấp nào chi tiền?
- Thầu phụ trọn gói chi tiền( thầu nhôm kiếng , cửa gỗ, thạch cao, sơn, nội thất...) ? Công ty ký hợp đồng sạch lấy đâu tới mấy anh chỉ huy trưởng.


Thực tế hiện nay nhiều Chỉ huy trưởng CHT tại nhiều công ty chỉ cần thỏa tiêu chí chỉ cần giỏi biện pháp thi công và thu hút các tổ đội công nhân thôi. Các vấn đề khác đã có ban GĐ và các bộ phận khác báo cáo trực tiếp rồi. Chỉ huy trưởng không được đụng tới tiền bạc, hợp đồng, thanh tra, tiếng Anh, kế toán,chấm công, cãi hợp đồng, kho , vật tư,...... gì hết. Khi đó có thể gọi Chỉ huy trưởng mà gọi là đốc công cấp cao vì:
- Không cho đụng tiền thì lấy tiền đâu để thương lượng với thầu phụ
- Không tiếp được thanh tra, không biết phát luật thì đi sớm ... vì trên danh nghĩa pháp luật xây dựng Việt Nam thì Chỉ huy trưởng chịu tất, đại diện pháp luật của doanh nghiệp chỉ quan tâm tiền khi xảy ra sự cố
- Không quản lý kho thì chỉ huy trưởng biết mẹ vật tư còn có gì để chạy tiến độ
- Không đọc hợp đồng để nắm thì sao biết scop of work- phạm vi công việc để thi công cho đúng.
- Không giao quyền Chỉ huy trưởng thì cánh dưới quyền nó coi chả ra gì

Chưa nói nhân tài giờ như lá mùa thu, đụng chuyện là cánh kỹ thuật dưới quyền nhảy việc liền.
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Nhiều công ty xây dựng có quy chế, cơ cấu không làm theo cách làm chung cho các dự án hiện nay bác tamxuanpham ạ, quan điểm phần lớn dựa trên cách làm theo kiểu công ty gia đình, tự quản - tự chi, vì họ muốn control được chi tiết mọi việc, tất nhiên không phù hợp với các công ty có quy mô lớn và đang thi công rất nhiều công trình, nói chung là các chỉ huy trưởng đã làm theo các dự án quản lý theo hệ thống thì đồng quan điểm của bác.

Rất nhiều công ty xây dựng đang theo mô hình:
- Thầu phụ Giám đốc thương lượng, trực tiếp trả đội khoán
- Thanh tra Giám đốc có bộ phận tiếp riêng
- Kho có bộ phận riêng, vật tư có bộ phận đề xuất riêng báo cáo trực tiếp Giám đốc
- Hợp đồng Giám đốc soạn, và giao việc.
- Mỗi công trình mỗi khác nhau, chỉ cần một người làm tiến độ, biện pháp và theo dõi kỹ thuật. Quan trọng nhất là biện pháp thi công.
- Quản lý đi sâu vào chi tiết, giảm được phần nào chi phí nhờ tận dụng nguồn lực làm nhiều việc khác, nhân sự không cần quá xuất sắc và lẽ dĩ nhiên là không tuyển được người có tầm, chỉ có đào tạo lên rồi xài theo nhu cầu
...
- Chỉ huy trưởng giống đốc công, nhưng khi có sự cố thì tùy lương tâm chạy thuốc của Giám đốc
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Hiện nhiều người đang khóc thét về điều kiện chứng chỉ hành nghề ... chờ mãi chưa ra lò ....

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:​
“Điều 53. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:​
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.​
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.​
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.​
2. Phạm vi hoạt động:​
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.​
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.​
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.”.​
Theo Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
attach.gif
Tệp đính kèm:
bullet.gif
100.signed.pdf (1971938 Byte)​
Nhưng có chứng chỉ đã khó và trên danh nghĩa thì
Chức năng và nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trường:
a. Chức năng:​
- Chức năng định hướng và kế hoạch hóa sản xuất.​
- Chức năng tổ chức sản xuất.​
- Chức năng điều khiển, chỉ đạo sản xuất.​
- Chức năng kiểm tra kết quả sản xuất.​
b. Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trường?​
- Là người chịu trách nhiệm trước đơn vị thi công, trước pháp luật về mọi hoạt động tại công trường về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.​
- Là người trực tiếp tổ chức quản lý thi công hàng ngày tại công trường.​
- Chịu trách nhiệm về các mặt:​
+ Kỹ thuật và chất lượng,​
+ Tiến độ,​
+ Khối lượng​
+ An toàn,​
+ Vệ sinh môi trường trên công trường.​
- Lập biện pháp thi công.​
- Lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất.​
- Lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo qui định của nhà nước.​

Nhưng thực tế thì quyền rơm vạ đá
 

khactung4896

Thành viên cơ bản
5/11/18
3
0
buaphada.net
Nhiều công ty xây dựng có quy chế, cơ cấu không làm theo cách làm chung cho các dự án hiện nay bác @tamxuanpham ạ, quan điểm phần lớn dựa trên cách làm theo kiểu công ty gia đình, tự quản - tự chi, vì họ muốn control được chi tiết mọi việc, tất nhiên không phù hợp với các công ty có quy mô lớn và đang thi công rất nhiều công trình, nói chung là các chỉ huy trưởng đã làm theo các dự án quản lý theo hệ thống thì đồng quan điểm của bác.
 

congthang2301

Thành viên cơ bản
12/6/19
13
8
Chào các Bạn đồng nghiệp!!!
Mình xin chia sẻ với các Bạn về Công tác chống thấm trên mái: màng bituseal T130 SG, thi công khò nóng.
Công tác chống thấm sàn sân thượng có trình tự thi công như sau:
1. Kiểm tra mặt bằng cần chống thấm.
2. Chuẩn bị bề mặt phục vụ thi công.
3. Thi công lớp kết nối BC Bitumen Coating.
4. Thi công dán màng Sika Bituseal T130 SG.
5. Kiểm tra chống thấm trước khi tô, cán bảo vệ.
Các Bạn xem và chia sẻ nha:
View: https://youtu.be/Orvs7O8wq9o
 
Mình thấy chia sẻ của @congthang2301 có gì hay và đặc sắc đâu mà rải khắp các thớt vậy, cũng không liên quan gì đến chủ đề của thớt, tinh kiếm điểm để mở chủ đề mới à. Theo mình cách tiếp thị này phản tác dụng lắm, vì đây là diễn đàn dành cho dân chuyên nghiệp, chứ không phải ba ông bà sinh viên mới ra trường. Bạn không cần nhiều bài viết, chỉ cần ít bài viết nhưng thông tin giá trị và đặc sắc thì Google sẽ tìm đến bài viết của bạn.

Dân chuyên nghiệp gét nhất vào diễn đàn đọc ba nội dung ất ơ vớ vẩn của mấy thành viên lo đi chăm chú quăng nội dung rác.

Xét về vai trò của chỉ huy trưởng và giám sát trước các sự cố công trình, thì yên tâm đi, năm sau xây dựng sẽ đi vào chu kỳ sấp mặt, chỉ có những chỉ huy trưởng giỏi và giám sát có nghề mới trụ lại được, còn ất ơ thì vui lòng đăng ký làm đối tác Grab, Be, Goviet ....