The Sharing Economy Was Always a Scam - nền kinh tế chia sẻ sẽ thành bóng bóng chia sẻ Sharing Economy Bubble - và trở thành những cú lừa thế kỷ ?!

TuVanDauTu

Thành viên cơ bản
27/7/18
26
8
WeFit: Gọi vốn thành công triệu USD, nhà sáng lập lọt Forbes 30 under 30 nhưng ‘sai ngay từ mô hình kinh doanh’

Cạn kiệt vốn, Wefit - startup tiên phong trong lĩnh vực fitness chính thức tuyên bố phá sản

photo-1-1589163328990832107860.jpg


Khôi từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách "30 under 30 Việt Nam" do Forbes bình chọn.

Liệu một thời gian nữa người ta nhắc lại về bong bóng kinh tế chia sẻ (economy sharing) như một cú lừa thế kỷ - giống như dotcom bubble - với hàng loạt Uber, Airbnb, OYO, WeWork đang đi tong cả trăm tỷ USD, nhưng chắc chắn là hội quản lý quỹ sẽ giàu sụ .


 
Đúng như Dotcom Buble rồi còn gì
- Mô hình kinh doanh của công ty dotcom đòi hỏi phải sử dụng internet để hoạt động; internet là thành phần chính của công ty dotcom. Phần lớn sản phẩm của các công ty này là các dịch vụ được cung cấp thông qua internet, nhưng cũng có thể đi kèm với sản phẩm hiện vật. Một số công ty dotcom không cung cấp bất kì sản phẩm hiện vật nào.
- Giá trị của công ty này tăng nhanh hơn bất kì ngành công nghiệp nào khác cùng thời. Mặc dù trên thực tế, hầu hết các công ty internet có rất ít tài sản vật chất, rất nhiều trong số chúng đã được định giá rất cao trên thị trường chứng khoán lúc đầu. Bị hấp dẫn bởi những dự đoán về ngành công nghệ, các nhà đầu tư đã rót một số lượng lớn vốn vào các công ty dotcom mà không có lịch sử lợi nhuận chính xác.
- Rất nhiều công ty dotcom chỉ tập trung vào tăng trưởng và mức độ nhận diện thương hiệu với mục tiêu đạt được giá trị cao trên thị trường chứng khoán, bất chấp việc trên thực tế các công ty này bán được rất ít sản phẩm.
- Bong bóng dotcom vỡ vào năm 2001 khi nhiều công ty internet bắt đầu công bố việc thiếu hụt lợi nhuận.
- Một trang web chuyên bán các sản phẩm cho thú cưng có tên là Pets.com đã không thể giành đủ thị phần để sống sót sau khi Bong bóng Dotcom vỡ, ngay cả khi đã chi hơn 2 triệu USD cho quảng cáo trong Super Bowl vào tháng 1 năm 2000. Trong 9 tháng đầu năm 2000, công ty đã báo cáo khoản lỗ khoảng 147 triệu USD. Dù giá cổ phiếu công ty đạt đỉnh tại mức 14 USD/cổ phiếu vào đầu năm 2000, giá đã giảm xuống dưới 1 USD sau khi các khoản lỗ được công bố và cuối cùng, công ty buộc phải phá sản.

Rất tiếc là những bài báo này không được phổ biến bằng tiếng Việt -
How will the sharing economy bubble burst?


Vâng nền kinh tế chia sẻ luôn là một trò gian lận

The Sharing Economy Was Always a Scam


Tuy nhiên mình ủng hộ nhiệt liệt mô hình sharing economic - vì nó lấy của người giàu chia cho người nghèo bằng cách móc túi cổ đông - người tiêu dùng hưởng lợi thôi mà.

Và luôn nhớ rằng "Đừng nghe bất cứ thằng bỏ mẹ nào dạy cach tiêu tiền của mình" và "Thằng đang có mỏ tiền thì không bao giờ chỉ cho thằng khác chỗ đào"
cu-dan-mang-tranh-cai-truoc-4-cau-noi-ve-khoi-nghiep-cua-4-dai-gia-hinh-2.jpg


71054560_2583349881687943_4809581172076052480_o.jpg
 
Vậy là Làm Giàu Phông Bạt rồi còn gì nữa


Cứ tạo ra một Startup (được hiểu là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới hoặc phương thức mới để giải quyết một vấn đề đã có), thuê truyền thông đánh bóng,

Kiểu như WeFit dùng chiêu mua thẻ một nơi, dùng nhiều nơi mà giá rẻ hơn mua trực tiếp thì chỉ còn mỗi cách cắt thịt (của cổ đông) để tồn tại .... cho đến ngày cổ đông hết không còn thịt để cắt hoặc đau quá chịu không nổi - nhưng mấy chú quản lý liên quan đến WeFit vẫn rủng rẻng xèng từ tiền lương đến các chi phí khác.
 
Đúng miệng các bác roanh nhưn, khi cần gọi vốn hay kiếm khánh hàng thì các bác chém khác, giờ người ta ngã ngữa, các bác đoán số đề sau 16h15, nhưng cũng đáng để chia sẻ

Chủ tịch Clever Group Nguyễn Khánh Trình: WeFit có thể là cú nổ đầu tiên cho làn sóng phá sản của startup Việt trong 2020!


Túm gọn lại theo ý kiến của ông Nguyễn Khánh Trình – Chủ tịch HĐQT CTCP Clever Group, đơn vị vừa thâu tóm Orion Media, đồng thời là là nhà đầu tư vào chuỗi thực phẩm sạch Sói Biển, công ty bán lẻ điện máy Phong Vũ và Teko :

- Các startup sống dựa vào gọi vốn sẽ không thể sống được nữa.

- Cốt lõi lớn nhất là startup Việt Nam là quản trị học rất kém, lý do bởi đa phần các startup Việt đều được thành lập bởi các lập trình viên - có kiến thức về IT mà không có kiến thức về tài chính và quản trị doanh nghiệp.

- Sản phẩm chỉ chiếm một phần rất nhỏ cho sự thành công của một startup.

- Trong doanh nghiệp nói chung luôn phải có 3 mảng rất lớn: Business Logic, Vision Strategy, và Operation:
+ Business Logic (chiếm 33% thành công): Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, là tối ưu hóa quảng cáo, là các ý tưởng, sáng tạo ....​
+ Vision – Strategy (Tầm nhìn – Chiến lược): Thế giới thay đổi quá nhanh, bắt buộc phải có tầm nhìn, xem thị trường đang như thế nào, sẽ thay đổi như thế nào​
+ Operation (Vận hành) chiếm tỷ lệ 33% thành công còn lại.​

- Ngành bán lẻ là ngành lệ thuộc vận hành, nhưng là ngành cực low margin (biên lợi nhuận thấp), gross margin (biên lợi nhuận gộp) là 25% cho tất cả chi phí thuê cửa hàng, nhân viên, hủy, tồn, Internet, điện, nước…, trong đó riêng tiền mặt bằng đã chiếm 80%. Ngành bất động sản gross margin có thể là 90%

- Tổng hợp thất bại của đa phần startup: (i) không biết pháp chế luật lệ; (ii) vận hành rất kém, không có quy trình; (ii) quản lý tài chính tài chính dở, không biết nên tiêu bao nhiêu, tiêu cho cái gì .... và luôn nghĩ chỉ cần đông người dùng, sản phẩm tốt, quảng cáo hay... là sẽ thành công .... trong khi đó có những thứ càng đông người dùng càng lỗ nhiều .... không bóc tách được chi phí, thì càng nhiều người dùng càng lỗ.

- Các doanh nghiệp "thuần điện tử" – những doanh nghiệp không tài sản mà chỉ là nền tảng trung gian kết nối hoạt động - những doanh nghiệp "mượn gió bẻ măng" Sharing Economy (Uber, Airbnb, Grab) thì chỉ là những canh bạc đốt tiền nhà đầu tư - sớm muộn gì muốn tồn tại cũng phải biến tướng thành doanh nghiệp đúng nghĩa.
 
  • Wow
Reactions: BatDongSanQuangNgai
Vậy theo Chủ tịch Clever Group Nguyễn Khánh Trình - các website hay các app nền tảng trung gian kết nối hoạt động sẽ tèo ? Muốn tồn tại phải tự doanh ?

Thực ra thì ý tưởng Sharing Economy nó chết ngay từ lúc ban đầu - đấy là tính an toàn của người chia sẻ lẫn người sử dụng, từ thưở có dịch vụ kêu gọi đi chung xe là đã cười khẩy rồi - nên có thể nói là Sharing Economy - tức là huy động và tối ưu hóa nguồn lực cộng đồng kiểu như dư phòng ở, dư xe tạm thời... tham gia lúc nhàn rỗi - là lừa đảo, vì kiểu gì cũng toang.


Còn Grab hay Uber thì đâu gọi là Sharing Economy được - nó đâu tồn tại với đặc tính chia sẻ, tối ưu hiệu quả khai thác nguồn lực cộng đồng đâu ? Nếu có thể là dạng hợp tác xã kiểu mới - làm dịch vụ cho thành viên, hoặc là công ty đúng nghĩa.
 
Các website hay các app nền tảng trung gian kết nối hoạt động sẽ tèo ? Muốn tồn tại phải tự doanh ?

Kinh tế chia sẻ (tiếng Anh: Sharing Economy, hoặc Shareconomy, Collaborative Consumption, Collaborative Economy, hay Peer Economy) được tạo thành từ các giao dịch ngang hàng ngắn hạn cho phép chia sẻ quyền sử dụng các tài sản hoặc dịch vụ nhàn rỗi hoặc để tạo ra sự cộng tác.

Kinh tế chia sẻ cho phép các mọi người kiếm tiền từ các tài sản không được tận dụng hết. Trong nền kinh tế chia sẻ, các tài sản nhàn rỗi như ô tô khi không sử dụng và phòng ngủ dự phòng có thể được cho thuê khi không sử dụng. Theo cách này, tài sản vật chất được chia sẻ dưới dạng dịch vụ.

Các nền tảng khác đã tham gia nền kinh tế chia sẻ bao gồm:
- Mô hình không gian làm việc mở
- Nền tảng cho vay ngang hàng
- Thời trang
- Làm việc tự do

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê thường chịu các qui định của luật, trong khi các cá nhân trong các nền tảng chia sẻ thường không có giấy phép không cần tuân thủ các qui định, hoặc không phải trả các chi phí liên quan, mang lại cho họ lợi thế để tính giá thấp.