[Theo dòng thời sự] - Những người đang tham gia hoạt động xây dựng rút ra được những kinh nghiệm gì tại các Dự án đường sắt đô thị ?

Mấy ngày qua

lenguyenminhquang-1545808745-8354-1545808752_180x108.jpg

Trưởng BQL metro TP HCM: 'Giảm độ dày tường vây tiết kiệm 4 triệu USD'
Ông Lê Nguyễn Minh Quang khẳng định không tư lợi, việc điều chỉnh thiết kế được hai đơn vị tư vấn độc lập kết luận đảm bảo chất lượng.

Tường vây tuyến metro số 1 của TP HCM bị đổi thiết kế
ham-ba-son-7367-1509419629-245-5954-4503-1545713556_180x108.jpg

Tường vây tuyến metro số 1 của TP HCM bị đổi thiết kế
Độ dày tường vây đường hầm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên bị giảm từ 2 m xuống 1,5 m.

Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM đi nước ngoài khi chưa được phép
hnc-5881-1466665030-8718-1545540781_180x108.jpg

Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM đi nước ngoài khi chưa được phép
Ông Hoàng Như Cương được cho là đi Mỹ từ hôm 9/12 khi chưa được phép, trong khi Trưởng ban Lê Nguyễn Minh Quang vừa nộp đơn xin thôi việc.

Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM xin nghỉ việc
LeNguyenMinhQuang1-1545452407-2865-1545453013_180x108.jpg

Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM xin nghỉ việc
Ông Lê Nguyễn Minh Quang nghỉ việc "vì lý do cá nhân", Thường trực Thành ủy dự kiến giải quyết vào ngày mai.

52 cán bộ Ban Quản lý đường sắt đô thị đã nghỉ, nộp đơn nghỉ việc
TTO - Chiều 25-12, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đang thiếu các nhân sự chủ chốt do đơn xin nghỉ việc dồn dập.


Tuyến Metro số 1 của TP HCM không thể đúng hẹn
tuyen-metro-sai-gon-hien-nhu-the-nao-sau-6-nam-thi-cong-1541783186_180x108.jpg

Tuyến metro Sài Gòn hiện như thế nào sau 6 năm thi công
Đã xong hơn 50% khối lượng công việc, song với tình trạng luôn "đói" vốn, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được cho là khó hoàn thành vào năm 2020.

Tuyến metro số 2 của TP HCM trễ hẹn ít nhất 6 năm
Dự kiến tuyến metro Bến Thành - Tham Lương, tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, sẽ được đưa vào sử dụng trong năm nay, song còn quá nhiều dang dở.
Tuyến metro số 2 của TP HCM đội vốn 800 triệu USD
metrobenthanhsuoitien272690565-8299-5734-1539781152_180x108.jpg


....

Mong mọi người chém tựu trung vào chuyên môn nhé .

Nói về nội bộ hiện nay, mình cho rằng Mr Quang không phù hợp nghề quản lý dự án, mình đang tạm hiểu:

(1) Đang có sự mất đoàn kết nội bộ kể từ lúc anh Quang về Ban. Cách quản lý và triển khai công việc của anh Quang không phù hợp, tạo nên bất mãn cá nhân trong nội bộ. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn của UBTP, nhà thầu, tư vấn...rất căng thẳng.

(2) Anh Quang rất giỏi về chuyên môn nhưng hơi bị amateur về quản lý dự án có vốn ngân sách. Dẫn đến các quyết định thiếu chặt chẽ về cách triển khai dự án, vô tình đẩy bản thân ảnh và các cộng sự đối diện với các rủi ro pháp lý. Chắc ảnh hơi quá tự tin.

(3) A Quang chưa bao giờ làm tổng thầu cả (chỉ là thầu phụ hạng mục khoan tường vây và cọc nhồi...), kể cả nước trong chưa nói nước ngoài , nên Tổng giám đốc của một nhà thầu phụ và Trưởng ban quản lý dự án vốn ngân sách về cơ bản là không cùng hệ quy chiếu. Mỗi ngành mỗi nghề đều có cái khó riêng của nó. Làm quản lý nhà nước khác với làm quản lý doanh nghiệp tư nhân (nước ngoài). Anh giỏi về cái này chưa chắc sẽ làm tốt cái kia và ngược lại.
Có thể anh Quang quen với phong cách làm việc của DN nước ngoài. TGĐ giỏi chuyên môn, nắm quyền, nắm tiền, và chịu trách nhiệm toàn bộ. Vào nhà nước thì khác hẳn.

(4) Mấy dự án "EPC" công nghệ cao kiểu này thì thay đổi thiết kế là chuyện rất bình thường. Vấn đề sai là ở chổ xác định "Thẩm quyền của người phê duyệt". Có vẻ như bộ máy PHÁP CHẾ của Ban này không được vững, lẫn lộn phạm vi ủy quyền của UBTP và BQL dự án.

Việc hay nhất của anh Quang bây giờ là kiếm đội ngũ pháp chế thật tốt. Nộp đơn xin nghỉ việc là cực kỳ hạ sách. Mình thấy không riêng gì dự án này mà rất nhiều dự án khác có sử dụng vốn nhà nước cũng vướng vô vụ ủy quyền giữa "Người quyết định đầu tư" và "Chủ đầu tư". Hồi sáng đọc trên Thanh Niên thì anh Quang cũng nói rõ là bên Ban bị nhầm lẫn và cứ tưởng là đã có ủy quyền của UB rồi nên tự xử. Bây giờ những văn bản bị Ban tự xử đó phải được thẩm tra lại bởi bên Sở GTVT và UB ký lại.

Ngoài ra, còn vướng 1 cái nữa mà báo chí chưa nói rõ: Đối với các dự án có vốn ngân sách, khi có sự điều chỉnh của dự án, thì cần có sự thẩm định của "Cơ quan chuyên môn" - ở đây là Sở GTVT. Trong trường hợp UB đã ủy quyền cho BQL thì hồ sơ thay đổi vẫn phải trình qua bên Sở GTVT để thẩm định. Tuy nhiên, anh Quang cứ tưởng đã có ủy quyền nên tự xử tất
clear.png


Bởi vậy, các dự án lớn như vầy cần có bộ phận pháp chế cho vững. Mình thấy anh Quang bị hổng chổ này hoặc ảnh nôn nóng quá. Điều nay đẩy bản thân ảnh và cộng sự đối diện với rủi ro về pháp lý. Có thể lý giải tại sao nhiều người xin nghỉ việc.
 
  • Like
Reactions: thanhutc
Dục tốc bất đạt, đấy là cái rõ ràng nhất, nhưng khi ở cái đất nước quyết tâm chính trị và chốt hạ duyệt đầu tư công trước 31/10 hàng năm sẽ khó tránh khỏi .... muốn không sai thì đừng làm xây dựng cơ bản nói chung ở Việt Nam.

Ví dụ như pháp lý dự án
Nghị quyết Quốc Hội 49/2010/QH12 ban hàng vô ngày 19/10/2010 và giao cho Chánh phủ hướng dẫn ... nhưng mãi đến ngày 04/01/2013 Chánh phủ mới ban hàng Nghị định 03/2013/NĐ-CP "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư "

Rõ ràng là quá nóng ruột không làm chậm tiến trình thực hiện Dự án ... chuyện Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai vào ngày 25-8-2011 thì chuẩn hàng rồi ... nhưng rõ ràng là Chính Phủ kiểu gì cũng không thể vượt mặt Quốc Hội được nên UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh dự án vào ngày 21-9-2011với con số là 47.000 tỉ đồng là vi hiến rồi ... nên theo mình khi Chính Phủ báo cáo Quốc Hội vào ngày 19/10/2011, rồi tiếp tục Bộ Trưởng Thăng thay mặt Chính Phủ tua lại trình QH ngày 6/11/2012 ... Quốc Hội phải chờ tiếp bộ CT là đúng bài rồi. Giờ bên kiểm toán, thanh tra moi ra bảo cầm đèn chạy trước ô tô thì kiểu chi cũng chết .
 
  • Like
Reactions: thanhutc
Về cá nhân anh Quang mình cho là sai lầm khi chuyển ngạch sang QLDA. Anh Quang khi làm Bachy, chỉ là đơn vị thi công cọc tường vây chuyên nghiệp... nhiều kinh nghiệm cho vụ này về vấn đề thi công... còn điều hành ban quản lý dự án thì kinh nghiệm chắc chắn quá ít và có thể chưa có dự án nào luôn.
Giỏi chuyên môn còn phải giỏi nghiệp vụ, quy trình ... đằng này
mấy dự án điển hình của Sài Gòn, đến thời điểm này đều đi cà kheo hết
mấy chục năm đào bới, xong được mỗi đường Đông Tây, mà để xong cũng phải đem ban QLDA ra xử lý.

Theo mình biết là Bachy không phải trúng thầu mà một nhà thầu phụ khác bị dập phải rút.
Khi anh Quang mới về là nhà thầu phụ kia thấy không ổn rồi.
Cũng là tranh giành miếng ăn chứ cống hiến cm gì

Tuy nhiên tình hình càng lúc càng phức tạp, thông tin được tiết lộ một cách có định hướng và liên tục.

Nên hóng thôi.
 
  • Like
Reactions: thanhutc
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước thể hiện, ông Hoàng Như Cương (Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM) phê duyệt điều chỉnh dự án tại quyết định số 178 hồi giữa năm 2014 là trái thẩm quyền. Bởi ông Cương không có thẩm quyền điều chỉnh mức vốn đầu tư và quy mô của dự án quan trọng quốc gia.

Cụ thể, về quy mô đầu tư, theo quyết định của UBND thành phố, nhà ga Bến Thành có 2 tầng diện tích sàn 12.720m2 với chức năng ga trung tâm. Ông Cương đã tự điều chỉnh quy mô lên 4 tầng với diện tích sàn hơn 30.000m2 với chức năng ga trung tâm tích hợp trung tâm thương mại ngầm. Ngoài ra, quyết định 178 còn điều chỉnh 310m kết cấu của tuyến metro so với thiết kế ban đầu.

"Việc Ban Quản lý đường sắt đô thị thay đổi kiểu dáng từ chữ T sang chữ U thuộc đoạn metro đi trên cao làm tăng giá trị công tình bất hợp lý lên đến 1.420 tỷ đồng, không đảm bảo kinh tế cũng như nguyên tắc xây dựng" - báo cáo Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ.
http://soha.vn/kiem-toan-chi-sai-ph...cua-ong-hoang-nhu-cuong-20181225184548651.htm

Ai cũng thừa biết chữ U sẽ chống ồn tốt hơn chữ T ... Mấy cái kỹ thuật cao thì ks, tiến sĩ mình đều nắm lý thuyết đầy đủ nhưng kỹ thuật thực tế triển khai thi công thì còn yếu, TCVN đã làm gì có, người làm dự toán thì mù tịt giá. Phải làm xong 1 cái thì mới học được chứ, học phí phải trả bằng tiền chứ đâu chùa được. Kiểm toán giờ kết luận luôn về kỹ thuật cao thì đúng " SỢ " .25 năm trước thì cọc khoan nhồi với tường vây là kỹ thuật cao rồi giờ với ks VN nó cũng bình thường . Không sợ người hiểu biết sâu, không sợ người không hiểu biết mà sợ nhất mấy thằng biết nửa vời, nó phán như đúng rồi.

Nhưng mà ở Việt Nam làm chuyên môn toàn người tài anh, điều chuyển 2-3 năm một lần ở đủ các lĩnh vực khác nhau và chỗ nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cho đến khi bị khui ra .... nên chuyện thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra là sai tè lè hạt dưa rồi.

Nói chung làm xây dựng giỏi ở Việt Nam là Việc chạy - Có màu - Không rủi ro pháp lý ... vậy mới là người giỏi.
 
  • Like
Reactions: thanhutc
Mình nói thật tất cả các anh làm xây dựng không biết có anh nào đã thực tế thi công tường vây (Diaphragm wall) chưa ?

Cho mình chia sẻ thông tin nhé
Như đã thông tin từ trước, dự án Metro tuyến Bến Thành Suối Tiên đã đi vào giai đoạn thi công xong hệ thống tường vây. Việc cắt bỏ các ô tường vây của hệ thống để lắp đặt hệ thống thoát nước , hệ thống này không thể đục bỏ bằng các phương án thông thường vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu cũng như có những chấn động trong cốt thép mà mắt thường không thể nhìn thấy được

Theo yêu cầu của nhà thầu Nhật Bản - Shimizu là đơn vị thi công _ Công ty TNHH TMDV Vương Tuấn Cường sẽ dùng phương án cắt 4 ô tường vây bằng máy cắt dây kim cương với khẩu độ 1500 x 3500 x 3200

1. Cán bộ kỹ thuật - Công nhân học ATLĐ trước khi vào thi công tại Công Trường

IMAG0219_zps4xnpykvv.gif



2. Tập kết máy móc đến công trường

IMAG0275_zps9tjoujqq.gif

IMAG0297_zpsg1jvhqxh.gif
IMAG0302_zpswsk40gm8.gif
IMAG0280_zpsy6hynb8t.gif

IMAG0281_zpsczs1dpou.gif

3. Học phổ biến ATLĐ mỗi buổi sáng

IMAG0312_zpsqbgn6j5a.gif

4. Công tác định vị buly để dẫn hướng cho máy cưa dây

20150206_104024_zps1bsozfqg.gif


IMAG0285_zpsfndvm8d7.gif

5. Khoan bê tông rút lõi để luồn dây cưa xuyên qua mặt bên kia của tường vây

IMAG0288_zpsgrcvrbuu.gif

6. Cắt bê tông tường vây bằng máy cưa dây của Công Ty Vương Tuấn Cường

20150210_104048_zpsyedcdy7o.gif
20150210_103329_zpsub4sxap9.gif
IMAG0336_zpsrffhpshc.gif

7. Mặt bằng phẳng , đẹp sau khi cắt xong

IMAG0423_zpspcc0idbr.gif
IMAG0439_zpsznhm6va1.gif
IMAG0379_zpsdjg7timw.gif
IMAG0432_zpsz74um109.gif
IMAG0495_zpsazuqxehv.gif
20150212_110547_zpsiknbwssa.gif

8. Xe cẩu 100 tấn cẩu các khối bê tông sau khi cắt ra khỏi công trường.

20150212_113235_zpsgfpdau5g.gif
20150212_113900_zpswssey5un.gif
20150212_113123_zpshovp2iwn.gif
20150212_110450_zpszludsfm1.gif
20150212_113900_zpswssey5un.gif

IMAG0344_zpsrysvdtay.gif


Với phương châm " Công nghệ và giá cả là yếu tố quyết định" Công Ty TNHH TMDV Vương Tuấn Cường thi công cắt xong 4 ô tường vây với kích thước mỗi ô là 1500 x 3500 x 3200 trong thời gian 7 ngày đã được BGĐ Công ty Shimizu đánh giá cao về việc hoàn thành trước tiến độ đã đề ra cũng như khả năng thi công cắt các khối bê tông lớn trong công trường theo tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản
 
  • Like
Reactions: thanhutc
Ối ông @thaodocongtrinh nhanh nhạy với thời cuộc nhỉ ? biết gì thì chia sẻ, ai lại đi quảng cáo kiểu này ?
Kệ người ta đi, thành phần như @thaodocongtrinh chắc chả biết chi mô.

Hài hước hiện nay có thông tin bảo rằng bộ Giao Thông chưa từng làm dự án Metro, bộ Giao thông biết chi mà đưa cho họ thẩm tra ... quả là buồn cười.

Mấy cơ quan thẩm quyền mà không có chuyên môn thì đi thuê tư vấn có chuyên môn thẩm tra. Cơ quan thẩm quyền thẩm định lại kết quả thẩm tra. Thẩm tra sai thì tư vấn thẩm tra chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này có vẻ là làm sai qui trình Quản lý đầu tư xây dựng
 
Kệ người ta đi, thành phần như @thaodocongtrinh chắc chả biết chi mô.

Hài hước hiện nay có thông tin bảo rằng bộ Giao Thông chưa từng làm dự án Metro, bộ Giao thông biết chi mà đưa cho họ thẩm tra ... quả là buồn cười.

Mấy cơ quan thẩm quyền mà không có chuyên môn thì đi thuê tư vấn có chuyên môn thẩm tra. Cơ quan thẩm quyền thẩm định lại kết quả thẩm tra. Thẩm tra sai thì tư vấn thẩm tra chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này có vẻ là làm sai qui trình Quản lý đầu tư xây dựng
Uh nên mấy cái hầm ngầm đậu xe dưới công viên ở TP.HCM gửi ra Bộ Xây dựng, hình như đơn vị thời gian tính bằng chục năm ..
itd_3d_ani_w100_smiles_005.gif
itd_3d_ani_w100_smiles_005.gif
 
@thaodocongtrinh có biết đơn vị nào ngon hơn Bachy không?
Mình không rành lắm, nhưng ở Metro Bến Thành - Suối Tiên, Bachy chỉ xuất hiện sau này, bọn Hàn Y làm tốt hơn nhưng giá cao hơn nhiều cạnh tranh không nổi mới rút đi. Tạm thời ngoài Bachy, anh nào nhiều tiền thì chơi với Tungfeng .... Pro hơn Bachy nhiều, nhưng giá gấp đôi Bachy và gấp 3 nhà thầu địa phương

Cũng đồng cảm với nhiều anh nhà báo, chắc cũng nhiều anh nhà báo chưa có cảm được làm cái tường vây 0.5m hay 1.0m rồi 1.5-2.0m nó thế nào mà mới nghe phong phanh đã hùa nhau bảo người ta "rút ruột".

Theo mình thì anh Quang không nên giải trình giải báo gì lúc này, càng nói càng lún sâu.... vì vấn đề có đúng đến đâu thì bây giờ ảnh cũng sẽ bị cả đám dư luận đang mài dao đòi xử ảnh vì... rất nghiệm trọng, rút ruột, phá dự án !
 
Làm nghề thì ai cũng biết là khi tính toán biện pháp thấy thiết kế tính toán dư, nhà thầu có quyền đề xuất để tăng tiến độ - giảm chi phí để CĐT phê duyệt thực hiện - việc này nếu được quy định trong hợp đồng, biện pháp đã thẩm tra đủ, các cấp đại diện có thẩm quyền phê duyệt là phù hợp.
iLHl81M.jpg

Nhưng thắc mắc là giờ tăng chi phí khung vây là làm sao nhỉ?

Và đến lúc bị nhà báo moi tiếp

Hạng mục tường vây do nhà thầu phụ là Công ty Bachy Soletanche Việt Nam trúng thầu thi công. Trước khi được bổ nhiệm làm Trưởng ban MAUR cho đến nay (từ tháng 6.2016), ông Lê Nguyễn Minh Quang giữ chức Tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam.
https://thanhnien.vn/thoi-su/tuong-vay-metro-cua-tphcm-tu-2-m-xuong-15-m-la-van-de-lon-1036873.html
 
@hauelesgo

Lúc tốt nghiệp làm đồ án thì thầy nói thế này: "Mấy anh khá thì làm ok hết, trình bày có sức thuyết phục, tính toán đúng được 9 điểm. Anh nào giỏi hơn nữa thì gài mấy chỗ để mấy thầy hỏi và trả lời ngon luôn, chứ nếu mà làm ok hết thì thầy sẽ tìm mấy câu khó hơn nữa để hỏi, lúc đó mấy anh không đủ vốn để mà trình bày. "

Giờ anh Quang làm tốt quá thì bị moi đến độ lún
Theo tính toán của Ban QLĐSĐT, việc thay đổi chiều dày tường vây từ 2m xuống 1,5m có thể tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian thi công nhưng sẽ dẫn đến chuyển vị đất nền chưa phù hợp với khuyến nghị của JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản). Các bên liên quan cần có biện pháp theo dõi và xử lý thích hợp đảm bảo an toàn cho dự án và công trình lân cận.
Giá trị JICA khuyến cáo xem xét độ lún nền đất là 20mm trong khi kết quả tính toán của tư vấn tại một số điểm có giá trị lớn hơn 20mm.
https://dantri.com.vn/xa-hoi/kiem-t...ro-giam-tu-2m-xuong-15m-20181226100017595.htm

Giảm tường vây 2m xuống 1,5m có đảm bảo an toàn tuyến metro?

Ngay sau đó, UBND TP HCM chỉ đạo Sở Giao thông phối hợp với chủ đầu tư (Ban Quản lý đường sắt đô thị) thuê tư vấn độc lập tính toán lại. Để đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, giải pháp được đưa ra là phải tăng cường khung chống tường vây
https://vnexpress.net/thoi-su/tuong-vay-tuyen-metro-so-1-cua-tp-hcm-bi-doi-thiet-ke-3859285.html
 
Cảnh báo các thành viên
chỉ được phép trao đổi chuyên môn
Đừng làm khổ BQT phải túc trực
chỉ để xóa bài
Cám ơn các thành viên đi đúng chuyên môn
itd_3d_ani_w110a_smiles_016.gif
 
Theo dòng

Thứ Sáu, 28/12/2018 10:00

(BĐT) - Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến những thông tin liên quan đến việc thay đổi độ dày tường vây cũng như dáng đầm tại Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (Tuyến metro số 1). Chỉ trong vòng chưa đến một năm, việc tự ý điều chỉnh trong thi công tại hai dự án khủng của TP.HCM đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tuân thủ các quy định về quản lý dự án.


1. Vì sao có đoạn tường vây dày 2,0m tại gói thầu CP1a ?
Mấy ngày hôm nay có nhiều người hỏi vì sao có đoạn tường vây dày 2,0m .
Để hiểu rõ hơn hơn việc này, mời mọi người cùng xem mặt bằng tường vây (bên dưới) trong đó màu xanh thể hiện tường vây dày 1,5m và màu đỏ thể hiện tường vây dày 2,0m.
Có thể thấy rằng tại khu vực gói thầu CP1B, tường vây chỉ dày 1,5 m mặc dù rất gần các công trình lân cận như Khách sạn Rex, Văn phòng Sài Gòn Tourist, Thương xá Tax, nhà dân... Khoảng cách chỉ từ 1,5m, 0,7m thậm chí 0,5m. Tường vây khu vực này thuộc gói thầu CP1B thi công xong từ năm 2015 và đang trong giai đoạn hoàn thiện phần tầng hầm.
Gói thầu CP1A tiếp nối của gói thầu CP1B có tường vây chạy dài từ khu vực gần Khách sạn Rex đến công viên 23 Tháng 9, có chiều dày tường vây tối đa 1,5m. Tuy nhiên xuất hiện đoạn tường vây có chiều dày đột biến 2,0m mặc dù khoảng cách đến các công trình lân cận từ 7-10m. Câu hỏi đặt ra rằng vì sao cần phải có chiều dày tường vây dày đến 2 mét và có cần thiết phải như vậy không khi tại khu vực nhà ga Ba Son tiếp giáp với sông Sài Gòn, trên nền địa chất ven sông rất yếu, tường vây dày tối đa cũng chỉ là 1,5 m? Xét đến dự án Metro Nhổn - Ga Hà Nội, tường vây của các nhà ga ngầm khu trung tâm có chiều dày chưa đến 1,5 m. Nhìn ra các nước xung quanh như Thái Lan, Malaysia và đặc biệt tại Singapore với hệ thống các tuyến metro giao cắt rất sâu và điều kiện địa chất là đất bồi rất yếu nhưng chiều dày tường vây cũng chỉ tối đa đến 1,5 m.
Làm việc với tư vấn Nippon Koei (Nhật), chúng tôi được biết lý do chính là vì tư vấn lo ngại địa chất tại trung tâm TPHCM phức tạp. Tuy nhiên sau khi rà soát rất kỹ các hố khoan địa chất dọc theo tuyến Metro, đặc biệt là khu vực trung tâm, các bên nhìn nhận rằng địa chất là tương đồng giữa hai gói thầu CP1A và CB1B. Từ đó tư vấn đồng ý rà soát,tính toán và trình lại phương án tường vây dày có chiều dày 1,5 m tương đồng với tường vây các nhà ga ngầm của toàn bộ tuyến metro.

2. Có an toàn không ?
Tư vấn Nippon Koei khi tính toán thay đổi theo chiều dày tường vây theo hướng tiết kiệm tất nhiên phải rất cẩn trọng vì uy tín và trách nhiệm của một tập đoàn tư vấn hàng đầu của Nhật và thế giới. Sau đó tính toán này lại được thẩm tra độc lập bởi các chuyên gia, các Phó Giáo Sư, Tiến sĩ giàu kiến thức kinh nghiệm tại Việt nam thuộc hai công ty Tư vấn độc lập. Vì vậy có thể khẳng định thiết kế thay đổi hoàn toàn tin cậy.
Cũng cần nói thêm rằng việc thiết kế tường vây dày 1,5m cho tuyến Bến Thành Suối Tiên cũng đã thực hiện rất nhiều nơi trên thế giới.

3. Có tiết kiệm không?
Tiết kiệm kinh phí 4 triệu USD và 5 tháng thi công đã được Kiểm toán nhà nước ghi nhận tại Báo cáo kiểm toán số 725 phát hành ngày 20 tháng 12 năm 2018.
Có người nói rằng tiết kiệm 4 triệu USD so với sự an toàn của gói thầu hơn 200 triệu đô là không đáng kể. Điều đó hoàn toàn chính xác nhưng nếu đã đảm bảo sự an toàn mà lại tiết kiệm thì tại sao lại không làm?
Chi phí của dự án là vốn vay ODA và mỗi người dân chúng ta (và có cả con cháu chúng ta) có nhiệm vụ phải trả nợ. Vì vậy mỗi một đồng tiết kiệm được, mỗi một ngày rút ngắn tiến độ rất đáng cho những người có trách nhiệm phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo.
Từng tham gia các chương trình công tác xã hội ở các vùng biên giới hải đảo, chúng tôi biết rằng mỗi một phòng học ở vùng sâu, vùng xa có giá trị khoảng 300 triệu đồng. Số tiết kiệm 4 triệu đô tương đương với 93 tỷ có thể xây dựng được 300 phòng học như vậy.

4. Có phải việc thay đổi chiều dày xuống 1,5m là vì nhà thầu thi công không có thiết bị để thi công tường vây dày 2,0m
Điều này hoàn toàn không có cơ sở vì bản thân Nhà thầu, bằng kinh phí của chính mình, đã thi công một đoạn tường vây dày 2,0m từ Km0+38.65m đến Km0+76.40m (tổng chiều dài 38.25m) phục vụ cho giải pháp thi công và đã hoàn thành vào trước Tết m lịch 2018.

5. Thay đổi thiết kế mang lại hiệu quả kinh tế và tiến độ thi công nhưng sao lại không thực hiện đúng quy trình thủ tục?
Trước thời điểm tôi về nhận công tác tại Ban Đường sắt Đô thị- BĐSĐT (6/2016), vào tháng 12 năm 2015, Ủy ban Nhân dân thành phố có ủy quyền cho BĐSĐTđược "tổ chức thực hiện việc thẩm định" các thiết kế. Do nhận định chưa đúng việc được ủy quyền, BĐSĐT đã thẩm định thay vì "tổ chức thực hiện việc thẩm định" và phải báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố hoặc sau này là trình Sở giao thông thẩm định.
Việc làm này, đến tháng 7 năm 2017, BĐSĐT đã rà soát, báo cáo và đươc UBNDTP chỉ đạo thực hiện lại theo quy định.
Cũng cần khẳng định rằng trong việc thay đổi chiều dày tường vây, việc chưa thực hiện đúng qui trình thẩm định không làm thay đổi bản chất của vấn đề, không làm ảnh hưởng đến độ an toàn và tính hiệu quả của thiết kế thay đổi.

6. Phần Kết
Việc thay đổi thiết kế chiều dài tường vây được bắt đầu nghiên cứu từ 04/2017, trải qua các bước thiết kế lại, thẩm tra, thẩm định và tiến hành thi công, hoàn thành vào tháng 3 năm 2018. Ngày 17 tháng 5 năm 2018 Sở giao thông vận tải đã có công văn 6014/SGTVT-XD báo cáo UBNDTP toàn bộ sự việc cũng như tính ổn định, an toàn của công trình.
Thế nhưng vì sao vào thời điểm này, khi có Kết luận của Kiểm toán nhà nước số 725 ngày 20/12/2018 (trong đó khẳng định việc thay đổi chiều dày tường vây đã tiết kiệm được 93 tỷ và rút ngắn thời gian thi công 5 tháng - trang 14), thì sự việc này lại được khơi lại, bùng nổ ? Phải chăng có mong muốn đánh lạc hướng dư luận về những việc quan trọng hơn cần phải quan tâm, chấn chỉnh, khắc phục trên cơ sở Kết luận của kiểm toán?
Xin dành câu hỏi này đến những ai thực quan tâm muốn nhìn nhận bản chất của vấn đề.

Thay cho lời kết
Sáng nay, trước buổi họp ở TP, một Giám đốc Sở, một người Anh mà tôi và nhiều công viên chức rất kính trọng đã nói “ Thương cho Quang, vì mong muốn đóng góp cho Dự án nên đã dành nhiều tâm sức. Vậy mà giờ đây, Quang lại vất vả thế này” Tôi cảm ơn sự sẻ chia của Anh, những lời động viên rất quí báu và vội rảo bước đến phòng họp. Ngoài kia, bầu trời dẫu còn nhiều mây của cơn mưa trái mùa, nhưng sẽ nhanh chóng tan đi nhường chỗ cho cái nắng ấm nồng của Sài gòn những ngày cuối năm.


48897893_2427573290590750_8741322778910654464_n.jpg

1. Quản lí dự án
Cốt lõi của công tác QLDA không phải như báo chí đang thổi phồng nó lên nhân sự kiện Metro, đó là chỉnh sửa thiết kế làm lợi 93 tỷ.
93 tỷ là bao nhiêu? Là 2 phần ngàn giá trị dự án, nghĩa là số 2 nằm sau dấu phẩy 2 số không nữa: 0,002. Nó chẳng có nghĩa lí gì với tổng thể dự án cả. Nhỏ hơn số tiền lương một tháng. Nhỏ hơn số tiền chi cho năng lượng tiêu hao một tháng. Nhỏ hơn nhiều so với việc trì hoãn lưu thông làm ảnh hưởng đến tổng giá trị kinh tế xã hội trong một tháng. Và chỉ nhỉnh hơn một chút lãi suất ngân hàng trong một tháng.
QLDA là quản lí thời gian. Thời gian càng rút ngắn, khai thác càng sớm, hiệu quả của dự án tác động lên tổng thể lợi ích xã hội càng cao. Đây anh mất nguyên 4 tháng để thuyết phục tư vấn thay đổi thiết kế, sau đó anh còn thẩm tra, phúc tra, thẩm định cho công tác sửa đổi đó, mà anh có thể khẳng định làm lợi thời gian 5 tháng là cách nói à uôm với người không hiểu nghề. Không có một thay đổi nào mà tính chất kết cấu giữ nguyên, lại có thể tiết kiệm được thời gian tổng thể cả.
Nếu anh thay bê tông bằng thép, ok tôi đồng ý. Còn từ bê tông sang bê tông, anh đã lãng phí đi thời gian điều chỉnh thiết kế và kiểm định kết cấu chịu lực của nó.
Sau thời gian, yếu tố quan trọng của nó là con người. Cách đây hơn một tháng, một lãnh đạo nhà thầu của Metro đã thắt cổ tự vẫn. Xung đột và bất hòa trong PMU cho thấy nó không hề nhỏ, 50 con người đã xin nghỉ việc, có những người ở vị trí quan trọng. Và rủi ro làm gia tăng áp lực đến mức cướp đi mạng sống của một lãnh đạo nhà thầu thì đó không phải là chuyện thường tình.
Sau thời gian và con người, yếu tố sống còn mang tính chuyên nghiệp nhất của người làm QLDA, là hành lang pháp lý. Các sự kiện xảy ra cho thấy người đứng đầu của nó đang làm việc và hành xử như một tổ chức vô chính phủ và phi luật lệ. Các tồn tại tôi không nói. Nhưng Chuẩn mực quản lí dự án và chất lượng công trình ở đất nước này nó chỉ có một nghị định cốt lõi, từ 59 sang 42, từ 42 sang 100 và từ 100 sang văn bản hợp nhất 02.
Đây anh đứng đầu 1 PMU cả năm trời, anh lại bảo anh không biết nghị định 42 nó qui định công tác thẩm định không phải như văn bản ủy quyền của UBND thành phố trước đó. Nực cười. Trẻ con. Và vô cùng ngô nghê. Bộ xây dựng mới là cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc tham mưu cho chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thực thi luật. Đúng sai thì anh dẫn ra và đệ trình lên cấp trên để chuyển cấp trên nữa để người ta tập hợp sửa đổi. Nhưng việc của người thừa hành là tuân thủ các qui định mang tính pháp lí đó, của chính phủ.
Anh đứng đầu một tổ chức QLDA chuyên nghiệp của một thể chế nhà nước, mà anh không biết cái chính phủ anh đang phụng sự, nó qui định cái gì trong nghị định liên quan trực tiếp đến công việc của anh. Vậy thì anh là thằng vô trách nhiệm, chứ không chỉ thiếu trách nhiệm. Rồi lại lí luận theo kiểu trẻ con lớp 1, thưa cô em quên vở.
Anh là đại biểu hội đồng nhân dân thành phố, tức là một tổ chức quốc hội nằm ở tỉnh, trước khi ứng cử và sau khi tham gia vào đó, anh phải có trách nhiệm nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật về tổ chức hoạt động của nhà nước này, chính phủ này và quốc hội này. Lập pháp, hành pháp, tư pháp là những ai, ở đâu, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của họ như thế nào. Nếu anh có hiểu biết tối thiểu về hệ thống các tổ chức tham gia vào bộ máy nhà nước, cách thức vận hành của nó và cách thức hoạt động của nó thôi, thì anh sẽ thấy cái UBND của anh nó bé như con muỗi, và không bao giờ có đủ thẩm quyền ủy quyền cho anh làm cái đó cả, bởi PMU không phải là cơ quan QLNN có thẩm quyền.
Chưa nói cái dự án anh đang làm là dự án trọng điểm cấp quốc gia, xếp hạng đặc biệt. Thì một di biến động của nó thôi, cũng phức tạp hơn rất nhiều lần so với dự án nhóm A. Dự án nhóm A phức tạp hơn nhiều so với dự án nhóm B. Và B cũng thế, hơn C.
Anh cứ hình dung như tang lễ đi, cho dễ hiểu. Lễ tang quốc gia, lễ tang nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, và thứ dân. Nó khác nhau vô cùng. Đây anh làm tang lễ cấp quốc gia mà cứ như đang đắp chiếu chôn kẻ vô gia cư, chứng tỏ anh chẳng có chút kiến thức gì về pháp lí trong vai trò mà anh đảm nhiệm cả, TGĐ PMU và đại biểu HĐND thành phố.

2. Thay đổi thiết kế và thế nào là làm lợi, làm lợi cho ai
Các đây 14 năm, tôi gặp một tình huống đầu tiên trong vai trò chuyên viên duyệt dự án của cơ quan QLNN có thẩm quyền. Ông nhà thầu cứ lăm lăm gặp sếp để chuyển từ cái rãnh thoát nước bê tông mác 250 sang rãnh xây đá hộc. Giá trị rãnh giảm đi một nửa, nhưng lợi nhuận của ông nhà thầu tăng lên gấp đôi. Cái này ai trong nghề cũng hiểu cả.
Người ta phải như thế nào đó, người ta mới mất công lạy lục khất khổ đi hết đền này miếu nọ để xin phê chuẩn và thực thi các lệnh thay đổi đó (Change Order). Một người QLDA chuyên nghiệp ở vai trò điều phối tổng thể sẽ không bao giờ chúi mũi vào các chi tiết tủn mủn đó cả, mà anh phải cân đối tổng thể cái dự án anh đang quản. Có thể có một vài nơi, một vài chỗ không như ý, nhưng xét tổng thể nó có lợi, thì tiểu tiết bắt buộc phải thiệt hại. Chứ không ai vì cái lợi của tiểu tiết để làm hại hay trì hoãn cái tổng thể cả.
Ví dụ, anh có thể phát hiện ra một gói thầu có vấn đề trong hàng trăm gói thầu mà anh đang quản. Anh phải cân đối xem nếu hủy đi làm lại thì nó ảnh hưởng những ai, nơi đâu, và mối liên kết của nó đến tổng thể như thế nào. Đôi lúc anh phải lờ nó đi, chỉ gia tăng kiểm soát ngặt nghèo khi nó thực hiện, chứ không phải banh xác nó ra để làm lợi, phá vỡ đi mối liên kết của chuỗi, mà nó là một mắt xích.
Tôi nói điều đó bởi cách đây 12 năm, tôi đã quản một dự án có trị giá 500 triệu USD ở thời điểm 2004, nó có 120 gói thầu, 8 tư vấn quốc tế và vô thiên lủng những thứ tủn mủn khác theo qui định của nhà nước và nhà tài trợ. Nếu tính theo tỷ giá USD hoặc đồng SDR, thì cái Metro cũng chẳng lớn hơn, trong khi công nghệ quản lý và tài năng chuyên môn bây giờ, nếu so với thời điểm đó, đã như Mỹ so với VN rồi.
Vậy nên, khi nói đến lợi ích của một dự án, thì anh phải nói đến tổng thể của nó, chứ không thể nói cái chi tiết mà bỏ qua tổng thể như đang nói được.
Cũng như một trận chiến, anh không thể vì mạng sống của một đại đội mà bỏ qua chiến thắng của một quân đoàn, bởi đó là sự hi sinh cần thiết.
Một đất nước không thể vì một huyện mà bỏ qua cả nền tảng phúc lợi một quốc gia. Một đoàn quân không thể dừng lại để chờ một vài người. Nếu anh muốn chờ, hãy đi làm hộ lí, thay vì làm tướng quân. Chứ đừng vừa làm tướng vừa ngồi kể lể như đàn bà đi chợ mua rau thế.
Không liên quan, nhưng chuyến tàu Bến Thành đi Suối Tiên được thiết kế 30 phút thì chúng ta đã đi tới tận 11 năm với chưa được 60% khối lượng hoàn thành. Thành tích đó có được, ngoài tiền là sự đóng góp không biết mệt mỏi của những nhân sự như trên.


48950354_2427573293924083_2325321875606994944_o.jpg


Theo như hình thì việc thay đổi độ dày tường vây của thiết kế đâu phải chỉ mỗi là do ảnh hưởng công trình 2 bên. Dưới đoạn tường vây này là tuyến metro line 4

Sau 4 tháng làm việc, tư vấn Nhật đã đề xuất lại tường vây dày 1,5m như tường vây của toàn bộ tuyến metro.
4 tháng nghĩa là không đơn giản như anh Quang nói, không biết tư vấn Nhật dùng phần mềm nào, chứ tính toán bằng Plaxis3D thì 1/2 buổi có kết quả, tính toán và đi lại thép chắc cỡ 6 ngàyx1người.

Anh Quang kiến thức quản lý dự án có vẻ hơi yếu, và có thể anh Quang đang điều hành như điều hành MAUR như điều hành một công ty thầu phụ, dù MAUR vận hành theo cơ chế thủ trưởng, phó ban chỉ điếu đóm.

làm QLDA vốn ngân sách mà không am hiểu Luật, nghị định, thông tư nhà nước là tiêu là chắc
 
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 8 lần chậm tiến độ , chỉ dùng để che mưa che nắng, tổng mức đầu tư hơn 20 nghìn tỉ đồng (đội vốn gấp 2 lần) chỉ dùng để che mưa che nắng! Những người trong cuộc liệu rút ra được bài học gì ?

60357504_861006564254385_5926964906095017984_n.jpg

abcz nói:
Thông báo của Kiểm toán nhà nước số 869/TB - KTNN thông báo kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, nội dung chính như sau:
- Đây là công trình đường sắt đô thị được triển khai theo hình thức EPC, sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, do Cục Đường sắt Việt Nam, sau đó là Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án đường sắt là đại diện chủ đầu tư; tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
- Kiểm toán cho rằng, Bộ GTVT tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.769,97 tỷ đồng lên 18.001,59 tỷ đồng (tăng 9.231,62 tỷ đồng, tương đương 205,27%) tại Quyết định số 513/QĐ - BGTVT ngày 23/2/2016 khi chưa báo cáo T.hủ t.ướng C.hính p.hủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Q.uốc h.ội về việc điều chỉnh là thực hiện chưa đúng quy định tại Điều 10, Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Q.uốc H.ội và Điều 7, Điều 106 của Luật Đầu tư công.
- Theo quy định tại Luật Đầu tư công 2014, dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên thuộc dự án trọng điểm quốc gia, phải trình Q.uốc h.ội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư và T.hủ t.ướng C.hính p.hủ ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, khi kéo dài thời gian thực hiện dự án từ một năm trở lên, C.hính p.hủ phải báo cáo Q.uốc H.ội xem xét, quyết định.
- Tại Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, khi phân tích tính kinh tế của Dự án, chủ đầu tư không xem xét đến chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác dẫn đến kết luận Dự án hiệu quả về mặt kinh tế là thiếu chính xác (tỷ suất nội hoàn - IRR bằng 12,35%; giá trị hiện tại ròng - NPV bằng 12%; tỷ số lợi ích chi phí - B/C bằng 1,039).
- Phương án tài chính công trình ngay từ khi lập Dự án đã cho thấy khả năng phải bù lỗ là rất lớn nhưng các bên có liên quan lại chưa đề xuất phương án khai thác hiệu quả. Điều này chắc chắn sẽ dồn gánh nặng cho đơn vị tiếp nhận Dự án và đơn vị khai thác.
- Liên quan đến công tác thương thảo, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc Bộ GTVT phê duyệt dự toán tại Quyết định số 2542/QĐ - BGTVT ngày 11/11/2016 và ký kết phụ lục hợp đồng EPC phần thiết bị với giá trị 178,7 triệu USD, cao hơn 8,36 triệu USD (tương đương 186,7 tỷ đồng) so với giá ký hợp đồng theo yêu cầu của T.hủ T.ướng C.hính p.hủ chiết giảm tối thiểu 5% dự toán thiết bị là 170,16 triệu USD, nhưng không báo cáo T.hủ T.ướng là chưa đúng với chỉ đạo của T.hủ T.ướng C.hính p.hủ tại Văn bản số 1232/TTg - KTN ngày 18/7/2016.
- Theo hợp đồng EPC, thời gian hoàn thành, chạy thử và bàn giao công trình không quá 48 tháng (kể từ năm 2010) và được điều chỉnh đến ngày 30/9/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm Kiểm toán Nhà nước vào cuộc (tháng 11/2018), Dự án vẫn chưa hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư, chậm gần 4 năm. Kiểm toán Nhà nước khẳng định chủ đầu tư chưa làm rõ trách nhiệm của tổng thầu về những thiệt hại do việc chậm tiến độ gây ra để xử lý theo quy định.
- Trong lần đề nghị điều chỉnh tiến độ hồi tháng 6/2018, Bộ GTVT đã đề nghị T.hủ T.ướng C.hính p.hủ xem xét chấp thuận điều chỉnh giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vào khai thác sử dụng trong năm 2021 với 2 đường găng tiến độ được căn chỉnh lại là: hoàn thành toàn bộ công xác xây dựng các nhà ga, đường ray, lắp đặt thiết bị trong tháng 8/2019; bắt đầu vận hành chạy thử không tải từ tháng 9/2018. Dự kiến, thời gian vận hành thử là từ 3 - 6 tháng, tùy thuộc vào kết quả chạy thử để tiến hành đưa Dự án vào khai thác thương mại.
- “Ban Quản lý dự án đường sắt phải làm rõ trách nhiệm của Tổng thầu và các bên liên quan đối với những thiệt hại về tiến độ để xử lý theo quy định của hợp đồng EPC đã ký”, Thông báo số 869 do Phó tổng kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên ký nêu rõ.
- Mặc dù là công trình yêu cầu sự khắt khe về tính thẩm mỹ, chính xác nhưng nhiều hạng mục thi công khá xộc xệch. Qua thị sát hiện trường, Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số hạng mục công việc hoàn thiện chưa đảm bảo chất lượng như gạch lát cầu thang lên xuống ga Đông có một số viên bị nứt, vỡ chưa được thay thế; mạch vữa lát gạch nền ga Cát Linh chưa đồng đều gây mất thẩm mỹ.
- “Bộ GTVT phải tăng cường kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư, tư vấn đối với công tác hoàn thiện của tổng thầu nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật cho công trình khi hoàn thành đưa vào sử dụng”, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu.
- Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Bộ GTVT tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân và tổ chức cá nhân phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án lên 18.001,6 tỷ đồng khi chưa báo cáo T.hủ T.ướng C.hính p.hủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Q.uốc H.ội về điều chỉnh Dự án đầu tư; chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của T.hủ T.ướng C.hính p.hủ tại Văn bản số 1232/TTg - KTN ngày 18/7/2016 về giá trọn gói mua sắm thiết bị giảm tối thiểu 5% so với dự toán phần thiết bị… Kết quả thực hiện các kiến nghị này phải được gửi về Kiểm toán Nhà nước trước ngày 30/9/2019.
- Kiểm toán Nhà nước yêu cầu chủ đầu tư Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải xử lý về tài chính 874,5 tỷ đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách nhà nước 91 tỷ đồng; xử lý khác 1.781,899 tỷ đồng.
@ngonhubu đừng ngẫm lung tung mà ăn đòn đó



22514974140_7999f78fae_b.jpg

22702898365_cc40b0b0a5_b.jpg


Nếu hóng từ bên đó nữa thì chuyện không hề đơn giản
D8nLyb7.jpg

HObZiTE.jpg

MpZZBt2.jpg
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008, việc quản lý theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ,

Các điều khoản hợp đồng thì theo nghị định 99/2007/NĐ-CP
4. Hợp đồng xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau :
d) Hợp đồng thiết kế- cung ứng vật tư, thiết bị –thi công xây dựng (hợp đồng EPC): là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
đ) Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc: lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi công xây dựng công trình.

Và thông tư 06/2007/TT-BXD.
4.4. Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là EPC)
Hợp đồng EPC là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
4.5. Hợp đồng chìa khoá trao tay
Là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình.

như vậy thì ý kiến của abcz nêu bên kia (không tiện chém bên đó - bên đó trẻ trâu nhiều quá) rằng hợp đồng EPC được hiểu là hợp đồng "chìa khóa trao tay" có nghĩa là "lời ăn lỗ chịu" " là sai hoàn toàn

Còn tiếp bàn về hàn đường ray thì đâu có gì bí mật - google phát là ra nhóc, abcz làm trầm trọng hóa vấn đề

abcz nói:
Việc hàn liền đường ray phổ biến trên thế giới là hơn 1km (tối thiểu 1km), tuy nhiên 4km cũng là bình thường, hàn càng dài thì tàu chạy càng êm thuận. Tuy nhiên phải giải được bài toán giãn nở của vật liệu thép ray, với các tham số đầu vào là hệ số giãn nở của thép và biên độ nhiệt độ cao nhất và thấp nhất xuất hiện ở khu vực đó được thống kê tỉ mỉ hàng vài chục đến 1 trăm năm. Lý thuyết cơ bản và là giải pháp cơ bản chống lại sự giãn nở tự do là "giãn nở có kiểm soát" chẳng hạn thay vì giãn nở cả mét dài ray thì cho nó giãn nở trọng phạm vi khoảng 8 ~ 10mm (lớn hơn mất an toàn chạy tàu), đoạn còn lại không giãn nở được quy về lực liên kết giữa thanh ray và tấm tà vẹt bản mặt cầu (lực đủ lớn để chống lại giãn nở tự do).
Tuy nhiên các yếu tố này nếu không được tính toán tỉ mỉ cẩn thận sẽ trở thành thảm họa vô cùng thảm khốc!


mình chỉ đồng ý đoạn này

abcz nói:
Dự án Nhật và Pháp KHÔNG HỀ ĐỘI VỐN, mà chính xác đó là đúng vốn, phải như vậy mới làm được còn không thì thôi không làm, ví dụ như dự án tuyến số 2A Hà Nội, Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Tổng mức đầu tư ở bước thiết kế kỹ thuật thi công tăng so với bước lập dự án (thiết kế cơ sở) chẳng qua là chính xác lại mà thôi, dự án chưa hề đấu thầu nhà thầu thi công, (mới chỉ đang thiết kế kỹ thuật), tức là nếu được duyệt tăng vốn thì làm tiếp (lúc đó mới đấu thầu và mới thi công) không thì thôi dẹp không làm nữa.
Dự án của Pháp đang làm (tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội) cũng vậy thiết kế kỹ thuật xong mới tăng tổng mức, còn trong quá trình thi công hề tăng 1 xu nào, nhà thầu có phạt hợp đồng mấy chục triệu USD mà thôi, lý do cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam chậm bàn giao mặt bằng dẫn đến gây thiệt hại cho nhà thầu.

Dự án Tàu khựa mới chính xác là ĐỘI VỐN vì hợp đồng thi công đã được ký kết, đáng nhẽ ra phải thực hiện đúng như những điều khoản trong HĐ thì trong quá trình ĐANG THI CÔNG dở dang nó đòi thêm tiền (đội vốn), nên rất nguy hiểm và tính chất hoàn toàn khác nhau vì nó đưa cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam vào cái sự đã rồi, dừng lại không thể được (vì đang làm dở dang) làm tiếp thì nó đòi thêm tiền, không tăng tiền nó không làm, đó mới là sự tận cùng của KHỐN NẠN, dĩ nhiên là tăng vốn cho cho thì phía cơ quan quản lý nhà nước VN cũng có tí nó bôi trơn! Thế nên cơ quan cảnh sát điều tra mới phải vào cuộc là vậy.
Bên cạnh đó điều đang nói là cho dù đã đội vốn rất khinh khủng nhưng chất lượng nó làm nhận được đến cái mức không thể sử dụng được thì phải nói thẳng nói thật là tận cùng của sự khốn nạn.

PS: Ngay cả tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) của Nhật làm cũng chưa hề thi công nhé, chưa đấu thầu nhà thầu thi công luôn, dự án tăng tổng mức trong quá trình thiêt kế kỹ thuật là sự chuẩn xác lại tổng mức mà thôi.
Bến Thành - Suối Tiên trong SG cũng vậy, tăng tổng mức trước khi đấu thầu nhà thầu thi công nhé, nên nhiều khi báo chí cứ nói đội vốn là đánh đồng thiếu chính xác, mà CHÍNH XÁC đội vốn chỉ duy nhất có Tàu Khựa làm điều đó mà thôi.

Như vậy phải xem kỹ điều khoản hợp đồng ký như thế nào ? nếu không có thì không nên chém

Nguồn từ Cà Phân, nhưng mình thấy phù hợp với giới xây dựng suốt ngày bị réo chửi

F4qqzTU.jpg


dĩ nhiên nếu còm bên đó thì bị chửi cho sấp mặt rồi
được biết anh là cộm cán bên đó mà còn a dua những nội dung vớ vẩn như thế này


Với nội dung có được

haiquanonline.com.vn nói:
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008. Trong đó dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, Tổng thầu EPC do bên tài trợ vốn chỉ định là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện.

Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Quá trình triển khai thực hiện dự án chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ Giao thông vận tải cho rằng là do thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật; phải chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài; Ngân hàng xuất nhập khẩu Trang Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án.

Đòng thời, Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể theo hình thức họp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế; Cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán; trong khi đây là lần đầu tiên Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam dẫn đến công tác quản lý điều hành của Tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập; Công tác giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý (Hiệp định vay bổ sung được ký từ 11/5/2017 nhưng đến 28/12/2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25/4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án); các quy định và chế tài xử lý đối với họp đồng EPC còn chưa đầy đủ.


Thì nói thẳng là trình độ Quản Lý Dự Án của chúng ta có vấn đề