Một công trình với thiết kế thẩm mỹ, xây dựng nhanh chóng, vật liệu chất lượng thì không thể thiếu hệ thống điện nước. Dù có là công trình nhà dân dụng, nhà xưởng, tòa nhà cao ốc hay trung tâm thương mại thì điện – nước luôn đóng một vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến sinh hoạt, vận động hằng ngày của người sử dụng. Bởi những lí do ấy, thiết kế hệ thống điện – nước luôn đòi hỏi sự chính xác và thuận tiện cao.
1. Thiết Kế Hệ Thống Điện
Thiết kế Hệ thống Điện được xem là hợp lí khi thỏa các yêu cầu sau:
- Chi phí đầu tư hợp lí, chú ý tiết kiệm ngoại tệ và vật tư hiếm.
- Cung cấp điện đảm bảo nhu cầu, tính chất hộ tiêu thụ.
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị.
- Đảm bảo chất lượng điện năng được sử dụng.
- Chi phí vận hành hằng năm tối ưu.
- Thuận tiện cho việc vận hành, sửa chữa và bảo trì.
- Ngoài ra, cần phải chú ý một số tác động khác như: môi trường, phát triển phụ tải, thời gian thi công,…
Một số bước cần thiết để Thiết kế hệ thống cung cấp điện:
- Xác định phụ tải tính toán để đánh giá nhu cầu và chọn phương pháp cung cấp điện.
- Xác định nguồn điện.
- Thiết kế cấu trúc mạng lưới điện.
- Chọn loại thiết bị.
- Tính toán về độ chống sét, nối đất chống sét và nối đất an toàn cho người, thiết bị.
- Tính toán các kỹ thuật cần thiết.
- Sau thiết kế kỹ thuật là bước thiết kế thi công như bản vẽ lắp đặt, nguyên vật liệu cần thiết,…
- Hoàn thiện là công tác kiểm tra điều chỉnh, thử nghiệm các trang thiết bị, đưa vào vận hành và bàn giao.
Hồ sơ Thiết kế Điện gồm:
- Sơ đồ hệ thống điện
- Vị trí sắp xếp chiếu sáng các tầng
- Vị trí lắp đặt ổ cắm, công tắc
- Hệ thống báo động, chống sét, báo cháy, mạng, camera,…
- Các chi tiết kỹ thuật cơ bản
2. Thiết Kế Hệ Thống Nước
Lựa chọn sơ đồ hệ thống cấp nước cho một đối tượng trong bản thiết kế là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc xây dựng và quản lý xuyên suốt hệ thống.Hệ thống thoát nước chuyên dùng để thải các loại nước thải trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người và cả nước mưa.
Tùy theo tính chất, độ bẩn của nước thải, các hệ thống thoát nước trong nhà ở, nhà xưởng,… được phân như sau:
- Hệ thống thoát nước sinh hoạt: để dẫn nước thải chảy ra từ các dụng cụ vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước sản xuất: dùng dẫn nước thải ra từ các thiết bị sản xuất.
- Hệ thống thoát nước mưa: dùng để thoát nước mưa từ các mái nhà, mái tôn, sân vườn, máng xối.
- Các hệ thống thoát nước (HTTN) có thể được thiết kế riêng cho từng chức năng như trên hoặc có thể thiết kế chung tương ứng HTTN bên ngoài.
- Trong các loại nhà ở và nhà công cộng thường chỉ thiết kế HTTN sinh hoạt và mưa trên mái, còn bên ngoài cho mưa chảy ra đất.
- Trong các xí nghiệp, nhà xưởng, nhà xưởng công nghiệp, nhà kho,… có thể có nhiều HTTN tùy theo tính chất, thành phần, lưu lượng và cả nhiệt độ nước thải.
- Nước từ các tháp làm nguội, từ các thiết bị lạnh có thể sử dụng lại hoặc cho vào HTTN mưa.
- Nước bẩn có chứa nước thải sinh hoạt có thể đưa vào HTTN sinh hoạt rồi đưa đến trạm làm sạch.
- Nước thải sản xuất có chất độc hại, nhiều dầu mỡ, axit,… thì tiến hành khử độc, hút dầu mỡ, trung hòa axit trước khi thải ra bên ngoài.
Hồ sơ Thiết kế cấp thoát nước bao gồm:
- Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước
- Mặt bằng cấp thoát nước các tầng, mái
- Chi tiết thoát nước hầm phân, hố ga
- Chi tiết cấp thoát nước các phòng vệ sinh