Thông tư số 22/2016/TT-BXD ngày 01/7/2016 của Bộ Xây dựng về việc bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn b

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
BỘ XÂY DỰNG --------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: 22/2016/TT-BXD​
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016


THÔNG TƯ
BÃI BỎ TOÀN BỘ HOẶC MỘT PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH DO BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH HOẶC LIÊN TỊCH BAN HÀNH​
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành.
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1998 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm vật liệu và xây dựng.
2. Bãi bỏ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.
3. Bãi bỏ Quyết định số 27/2000/QĐ-BXD ngày 08/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định điều kiện kinh doanh xây dựng.
4. Bãi bỏ Chỉ thị số 02/2008/CT-BXD ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị ngành Xây dựng.
Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Bãi bỏ Điều 6 của Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
2. Bãi bỏ Điều 8 của Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.
3. Bãi bỏ Điều 3 của Thông tư số 25/2009/TT-BXD ngày 29/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình.
4. Bãi bỏ Điều 3 của Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.
5. Bãi bỏ Điều 5 của Thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
6. Bãi bỏ Điều 4 của Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
7. Bãi bỏ Điều 7 của Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
8. Bãi bỏ khoản 1 Điều 1, khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.
9. Bãi bỏ điểm c Điều 2 của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị.
10. Bãi bỏ khoản 1 Điều 28 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội, VP Chủ tịch nước; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc BXD; - Công báo; - Lưu: VT, PC (10).
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Đức Duy
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1998 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm vật liệu và xây dựng.
BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ XÂY DỰNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********
Số: 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD Hà Nội , ngày 17 tháng 10 năm 1998


THÔNG TƯ
CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ BỘ XÂY DỰNG SỐ 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD NGÀY 17-10-1998 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG AMIĂNG VÀO SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM, VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG
Để thi hành Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1994 và Công văn số 5176/KGVX ngày 14/10/1996 của Văn phòng Chính phủ về việc "đề nghi cấm sử dụng amiăng trong sản xuất vật liệu xây dựng", Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn "đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và xây dựng" đối với các cơ sở đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG :
Các thuật ngữ trong Thông tư liên tịch này được hiểu như sau:
1. Amiăng là các khoáng vật silicate tạo đá dạng sợi bao gồm:
- Nhóm khoáng vật Serpentine: Chrysotile (3MgO.SiO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O) hay amiăng trắng.
- Nhóm khoáng vật Amphibole gồm: Actinolite (2CaO.4MgO.FeO.8SiO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O), Amosite (5,5FeO.1,5MgO.8SiO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O) hay amiăng nâu, Anthophylite (7MgO.8SiO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O), Crocidolite (Na[SUB]2[/SUB]O.Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB].8SiO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O) hay amiăng xanh và Tremolite (2CaO.5MgO.5MgO.8SiO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O).
2. "Sợi amiăng" là các sợi amiăng có chiều rộng nhỏ hơn 3mm và tỷ lệ độ dài trên chiều rộng bằng và lớn hơn 3/1.
II. SỬ DỤNG AMIĂNG VÀO SẢN XUẤTCÁC SẢN PHẨM, VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. Cấm sản xuất dưới bất kỳ hình thức, quy mô khối lượng nào các sản phẩm có chứa amiăng, nguyên liệu amiăng thuộc nhóm khoáng vật Amphibole bao gồm: Actinolite, Crocidolite, Amosite, Anthophylite và Tremolite.
2. Các cơ sở sử dụng amiăng và sản xuất các sản phẩm, vật liệu chứa amiăng phải tuân thủ các quy định sau:
a. Chỉ sử dụng amiăng Chrysotile làm nguyên liệu cung cấp cho sản xuất các sản phẩm và vật liệu có chứa amiăng.
b. Bảo đảm nồng độ sợi amiăng Chrysotile trong khu vực sản xuất không vượt quá 1 sợi/ml không khí (trung bình 8 giờ) và 2 sợi/Ml không khí (trung bình 1 giờ).
c. Không để rách vỡ bao, rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu amiăng Chrysotile.
d. Tổ chức theo dõi khám sức khoẻ, chụp X quang định kỳ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế cho toàn bộ cán bộ, công nhân và lưu giữ kết quả tại cơ sở.
e. Lập và trình nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định theo Luật định trước ngày 31/03/1999.
III. SỬ DỤNG AMIĂNG CHRYSOTILE VÀ CÁC SẢN PHẨM, VẬT LIỆU CHỨA AMIĂNG CHRYSOTILE TRONG XÂY DỰNG
1. Không sử dụng amiăng Chrysotile làm vật liệu nhồi, chèn, cách nhiệt trong công trình xây dựng. Cần sử dụng các chất kết dính nhằm đảm bảo sợi amiăng Chrysotile không khuyếch tán vào không khí đối với những công trình, thiết bị công nghiệp có yêu cầu cách nhiệt và chịu lửa bằng amiăng Chrysotile.
2. Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khống chế việc phát sinh bụi amiăng Chrysotile khi thực hiện các công việc như cưa, mài, đục, cắt... các sản phẩm có chứa amiăng Chrysotile.
3. Phải lập phương án bảo vệ môi trường trước khi tiến hành việc phá dỡ, sửa chữa, cải tạo các công trình, thiết bị công nghiệp có chứa amiăng Chrysotile.
4. Phải thu gom và chuyển vào nơi quy định các phế thải có chứa amiăng Chrysotile, các phế thải loại này không được dùng làm nguyên liệu rải đường.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Cục Môi trường - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Xây dựng theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện để báo cáo Lãnh đạo hai Bộ.
Các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Sở Xây dựng các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn địa phương nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quy định của Thông tư liên tịch này.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết.
Tống Văn Nga (Đã ký) Phạm Khôi Nguyễn (Đã ký)
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Bãi bỏ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.
BỘ XÂY DỰNG *****
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc *******
Số: 11/2007/TT-BXD​
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2007


THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2007/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 07 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG​
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Nhằm góp phần quản lý tốt sản xuất, kinh doanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng, bảo vệ môi trường, cảnh quan, trật tự giao thông, an toàn xã hội, Bộ Xây dựng hướng dẫnmột số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, như sau
:

I. VỀ KHOẢN 3 ĐIỀU 30: BỘ MÁY NHÂN LỰC VẬN HÀNH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Đối với doanh nghiệp
1.1. Có bộ máy nhân lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm theo dự án đầu tư được phê duyệt.
1.2. Người phụ trách quản lý kỹ thuật sản xuất :
a) Có trình độ cao đẳng trở lên theo ít nhất một trong các chuyên ngành đào tạo : công nghệ vật liệu xây dựng, công nghệ hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí, điện, tự động hoá ;
b) Có biên chế hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng chuyên gia, có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong sản xuất vật liệu xây dựng;
c) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc.
1.3. Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng sản xuất, tổ trưởng sản xuất, trưởng ca sản xuất hoặc tương đương :
a) Có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên theo ít nhất một trong các chuyên ngành đào tạo : công nghệ vật liệu xây dựng, công nghệ hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí, điện, tự động hoá. Nếu trái nghề phải có chứng chỉ đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật sản xuất được phân công phụ trách. Nếu là công nhân thì phải là công nhân bậc 5/7 trở lên của chuyên ngành sản xuất ;
b) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng chuyên gia, có ít nhất một (01) năm kinh nghiệm trong sản xuất vật liệu xây dựng ;
c) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc ;
d) Có chứng chỉ về an toàn lao động được cấp sau khi qua đào tạo và kiểm tra theo quy định của pháp luật về lao động.
1.4. Người lao động trực tiếp vận hành thiết bị sản xuất :
a) Có chứng chỉ đào tạo theo chuyên ngành sản xuất, vận hành thiết bị ;
b) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng chuyên gia ;
c) Có đủ sức khoẻ tham gia sản xuất trực tiếp ;
d) Có chứng chỉ về an toàn lao động được cấp sau khi qua đào tạo và kiểm tra theo quy định của pháp luật về lao động.
1.5. Người phụ trách phòng phân tích, kiểm nghiệm :
a) Có trình độ cao đẳng trở lên theo ngành đào tạo đối với lĩnh vực phân tích, kiểm nghiệm hoặc một trong các chuyên môn của phòng phân tích, kiểm nghiệm ;
b) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng chuyên gia ;
c) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc ;
d) Có chứng chỉ về an toàn lao động được cấp sau khi qua đào tạo và kiểm tra theo quy định của pháp luật về lao động.
1.6. Nhân viên thí nghiệm :
a) Có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phân tích, kiểm nghiệm ;
b) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng chuyên gia ;
c) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc ;
d) Có chứng chỉ về an toàn lao động được cấp sau khi được đào tạo và kiểm tra theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Đối với hộ kinh doanh, tổ hợp tác (có sản xuất vật liệu xây dựng)
2.1. Người phụ trách kỹ thuật sản xuất:
a) Có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên theo ít nhất một trong các chuyên ngành đào tạo : công nghệ vật liệu xây dựng, công nghệ hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí, điện, tự động hoá. Nếu là công nhân thì phải là thợ bậc 3/7 trở lên được đào tạo theo chuyên ngành sản xuất ;
b) Có hợp đồng lao động (nếu không phải là chủ hộ kinh doanh hoặc không phải là thành viên tổ hợp tác) ;
c) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc ;
d) Có chứng chỉ về an toàn lao động được cấp sau khi qua đào tạo và kiểm tra theo quy định của pháp luật về lao động.
2.2. Người lao động trực tiếp vận hành thiết bị sản xuất :
a) Được đào tạo tay nghề trong lĩnh vực sản xuất ;
b) Có hợp đồng lao động ;
c) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc;
d) Có chứng chỉ về an toàn lao động được cấp sau khi qua đào tạo và kiểm tra theo quy định của pháp luật về lao động.
II. VỀ KHOẢN 2 ĐIỀU 31: KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. Những sản phẩm vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện không phải cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo quy định tại khoản 4 Điều 7 và điểm 10, mục 2, phụ lục III của Nghị định số59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, gồm các nhóm sau :
a) Vật liệu xây dựng cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ gây bụi gồm : gạch xây, cát, đá, sỏi, vôi cục, vôi tôi, tấm lợp, kết cấu thép xây dựng, bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, tre, nứa, lá, đà giáo, cốp pha, cừ tràm, kính tấm xây dựng, đá ốp lát có tạo hình cắt, mài cạnh ;
b) Các loại vật liệu xây dựng dễ cháy gồm : gỗ xây dựng, tre, nứa, lá, vật liệu nhựa, các loại sơn dầu, giấy dầu, cót, cót ép ;
c) Vật liệu xây dựng có mùi, hoá chất độc hại, gây bụi : sơn dầu, giấy dầu, cót ép, hắc ín, vôi tôi, vôi cục, vôi tôi trong bể.
2. Hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện quy định tại khoản 1, mục II Thông tư này phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CPngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện ; Điều 32, Điều 35 của Nghị định số 124/2007/NĐ-CPngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn phải tuân thủ các quy định tại khoản 3, 4, 5 mục II của Thông tư này.
3. Đối với cửa hàng, siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng, kho, bãi chứa vật liệu xây dựng :
a) Địa điểm kinh doanh phù hợp với quy định của chính quyền địa phương ;
b) Có đủ diện tích cho việc xuất, nhập hàng hoá, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ùn tắc giao thông ;
c) Vật liệu xây dựng thuộc nhóm a khoản 1 mục II của Thông tư này không cho phép bày bán tại các phố trung tâm của thành phố, thị xã ;
d) Có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp, tên tổ hợp tác hoặc tên hộ kinh doanh. Hàng hoá phải có xuất xứ, có đăng ký chất lượng, hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng ;
đ) Phải có đủ phương tiện, thiết bị để chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng thuộc nhóm b, khoản 1 mục II của Thông tư này ;
e) Phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng thuộc nhóm c khoản 1 mục II Thông tư này. Hố, bể vôi tôi phải có rào che chắn và biển báo nguy hiểm. Không được cắt, mài cạnh đá ốp lát ở vỉa hè, đường phố; không để nước, bụi bẩn bắn vương vãi ra nơi công cộng.
4. Đối với cửa hàng giới thiệu sản phẩm vật liệu xây dựng thì cửa hàng và sản phẩm vật liệu xây dựng trưng bày phải phù hợp với các yêu cầu tại điểm a, c, d, đ, khoản 3 mục II của Thông tư này.
5. Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, kém phẩm chất, phế thải trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh phải được chở về nơi sản xuất hoặc đổ đúng nơi quy định của chính quyền địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Uỷ ban nhân dân các cấp theo sự phân cấp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định khu vực, đường phố, địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi đổ phế thải vật liệu xây dựng phù hợp với quy hoạch của địa phương ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này, tuỳ theo mức độ và hậu quả sẽ bị xử phạt hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Thông tư này thay thế Thông tư số 04/1999/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Bộ Xây dựng và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp và hộ kinh doanh phản ánh kịp thời về Uỷ ban Nhân dân các cấp hoặc Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết ./.

Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Tổng công ty nhà nước; - Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Website Chính phủ; - Công báo; - Lưu VP, PC, VLXD.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trần Nam
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Bãi bỏ Quyết định số 27/2000/QĐ-BXD ngày 08/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định điều kiện kinh doanh xây dựng.
BỘ XÂY DỰNG ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********
Số: 27/2000/QĐ-BXD​
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG SỐ 27/2000/QĐ-BXD NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XÂY DỰNG​
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CPngày 08/7/1999 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách xây dựng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định Điều kiện kinh doanh xây dựng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
Nguyễn Mạnh Kiểm
(Đã ký)​


QUY ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27./2000/QĐ-BXD ngày 08/ 12 /2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Các lĩnh vực kinh doanh xây dựng sau đây khi kinh doanh phải có điều kiện (không cần giấy phép):
1. Kinh doanh Khảo sát xây dựng;
2. Kinh doanh Thiết kế công trình;
3. Kinh doanh Thi công xây lắp công trình.

I. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHẢO SÁT XÂY DỰNG:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về Khảo sát xây dựng;
2. Sử dụng lao động phải thực hiện các qui định của pháp luật về lao động;
3. Sử dụng phòng thí nghiệm để phục vụ cho kinh doanh khảo sát xây dựng thì phòng thí nghiệm đó phải được công nhận hợp chuẩn theo quy định tại "Quy chế công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 65/BXD-KHCN ngày 22/3/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
4. Sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải thực hiện các quy định tại Thông tư số 22/TT- LĐTBXH ngày 08/11/1996 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc "Hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động".

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về Thiết kế công trình;
2. Sử dụng lao động chuyên môn phải qua đào tạo và phải thực hiện các qui định của pháp luật về lao động;
3. Có tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm Thiết kế công trình theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ) và các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng);
4. Thực hiện các chế độ bảo hiểm có liên quan theo qui định của pháp luật;

5. Người quản lý doanh nghiệp (quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ) phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình, thực hiện các quy định của Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình ban hành kèm theo Quyết định số23/2000/QĐ-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
III. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THI CÔNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về xây dựng;
2. Sử dụng lao động phải thực hiện các qui định của pháp luật về lao động;
3. Có tổ chức quản lý chất lượng xây dựng công trình theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ) và các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng);
4. Thực hiện các chế độ bảo hiểm có liên quan theo qui định của pháp luật;
5. Sử dụng phòng thí nghiệm để phục vụ cho kinh doanh xây lắp công trình thì phòng thí nghiệm đó phải được công nhận hợp chuẩn theo quy định tại "Quy chế công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 65/BXD-KHCN ngày 22/3/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
6. Sử dụng các loại máy và thiết bị thi công phải đảm bảo an toàn vận hành. Sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải thực hiện các quy định tại Thông tư số 22/TT- LĐTBXH ngày 08/11/1996 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc "Hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động";
7. Người trực tiếp chỉ huy thi công xây lắp công trình xây dựng chuyên ngành phải có trình độ chuyên môn về xây dựng chuyên ngành đó (có bằng trung cấp trở lên) và đã trực tiếp tham gia thi công xây lắp tối thiểu một công trình. Các loại thợ sử dụng trong thi công xây lắp công trình phải qua đào tạo và có chứng chỉ về chuyên môn, nắm vững về kỹ thuật an toàn lao động.

IV. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY DỰNG:
1. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện kinh doanh tại qui định này, tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình; chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý xây dựng địa phương và cơ quan khác có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý xây dựng các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều kiện kinh doanh xây dựng và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.