[Tiếng Việt xây dựng] - những khúc mắc trong việc sử dụng tiếng Việt

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
​​​​Dân kỹ thuật từ văn nói đến văn viết đều rất "bựa", không đúng chính tả, không đúng cấu trúc .v.v. bản thân tui cũng bựa
đầu tiên là việc sử dụng "Phương Án" và "Giải Pháp"
xem nội dung luật xây dựng 2014

Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.

Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

đ) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

đ) Các nội dung khác có liên quan.

Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.


Vậy khi nào thì sử dụng "Phương Án" khi nào thì sử dụng "Giải Pháp", tất nhiên thì phần đa ai cũng tự hiểu rằng là "Phương Án có quy mô to hơn Giải Pháp, nó gần như là một hồ sơ kế hoạch thực hiện, mang tính chiến lược; còn Giải Pháp chỉ là cách thức, phương pháp thực hiện" hay "Phương An là cách thức, trình tự để làm một công việc gì đó", "Giải Pháp là cách để giải quyết một vấn đề"

Nhưng khi vào tình hướng cụ thể mới đao đầu

.
Hóng chém gió
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Đúng là cũng bó tay ... lối mòn ví dụ
sau đây trình bày "giải pháp thực hiện":
- Phương án mặt bằng
- Phương án kiến trúc
- Phương án khai thác
- ...
sau đây trình bày phần vẽ vời
- giải pháp
- giải pháp
- ....

Ví dụ thuật ngữ "đường cong nằm", bất kỳ chuyên gia ngôn ngữ học nào cũng sẽ bụp mấy cha xây dựng... ôi đệch, ngành cầu đường và hạ tầng kỹ thuật độ thị trên cả đất nước này đều dùng thuật ngữ đường cong nằm, tiêu chuẩn chuyên ngành cũng gọi là đường cong nằm.v.v. bây giờ bắt gọi bằng thuật ngữ khác thì chơi với ai đây?
 

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
Chốt được giải pháp rồi thì mới có phương án được.
Gu gồ thử đây:
解法 giải pháp: Cách thức gỡ rối công việc

方案 Phương Án: Cách làm


Tiếng Việt vay mượn gần hết từ tiếng người China, nên cứ tra từ điển kẻ thù là ra thôi. Không sợ gì, chỉ sợ dân trong xứ đồng lòng thoát Trung thì không hiểu thoát mớ từ ngữ, đám ma đám chết ra sao
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Hóng tìm được Giải Pháp để thực hiện Phương Án xóa dốt tiếng Việt cho các kỹ sư
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Hóng luật tiếng Việt dự kiến mười năm nữa sẽ được ban hành, khi đó "hay quá", "tuyệt quá" ... sẽ bị xóa được thay thế bằng " vãi"
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
banhbeo;n1514 nói:
Hóng luật tiếng Việt dự kiến mười năm nữa sẽ được ban hành, khi đó "hay quá", "tuyệt quá" ... sẽ bị xóa được thay thế bằng " vãi"

Ừ chờ 10 năm nữa

Cần sớm có bộ luật về ngôn ngữ và chữ viết

22/05/2012 06:53 GMT+7

TT - Trước khi Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 3 ngày 21-5, đại biểu Dương Trung Quốc đã gửi thư đến các cơ quan của Quốc hội đề xuất sự cần thiết phải sớm xây dựng một văn bản “luật về ngôn ngữ và chữ viết”



Chủ Nhật, 06/11/2016 - 08:13

Cần có Luật ngôn ngữ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Nhiều đại biểu tham gia hội thảo "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" cho rằng cần có Luật ngôn ngữ.


Hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Hội Ngôn ngữ học, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức diễn ra vào ngày 5/11. Trong phiên thảo luận tại các tiểu ban, nhiều đại biểu đã chỉ ra những lệch chuẩn trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời cũng đề xuất cần thiết phải có Luật ngôn ngữ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Vấn đề hiện nay rất đau đầu giữa Phương Thức Thanh Toán và Hình Thức Thanh Toán
ví dụ "thanh toán bằng hình thức chuyển khoản" hay thanh toán "bằng phương thức chuyển khoản"

Theo luật Xây dựng 2014 tại điều 144 chỉ nói vắn tắt về Phương Thức Thanh Toán, chứ không nói về Hình thức Thanh Toán

Điều 144. Thanh toán hợp đồng xây dựng

1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

2. Các bên hợp đồng thỏa thuận về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.​

Theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày ngày 22 tháng 04 năm 2015, tại điều 19 có đề cập về Phương Thức Thanh Toán, tại điều 21 nói về Hình thức Thanh Toán
Điều 19. Thanh toán hợp đồng xây dựng
7. Đối với hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định như sau:

a) Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

b) Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng.

Điều 21. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng

1. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về ngoại hối.

2. Trong một hợp đồng xây dựng có những công việc đòi hỏi phải thanh toán bằng nhiều đồng tiền khác nhau, thì các bên phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc đồng tiền thanh toán phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.

3. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do các bênthỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.​
Tại thông tư 09/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 về hợp đồng thi công xây dựng thì tại điều 6
Điều 6. Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán hợp đồng thi công

đ) Phương thức thanh toán:

- Đối với hợp đồng trọn gói: có thể thanh toán bằng tỷ lệ phần trăm của giá hợp đồng tương ứng với mỗi giai đoạn thanh toán hoặc bằng giá trị khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồngvới mỗi giai đoạn thanh toán:

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu tương ứng với giai đoạn thanh toán nhân với đơn giá trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá Điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu tương ứng với giai đoạn thanh toán nhân với đơn giá đã Điều chỉnh theo thỏa thuận hợp đồng. Trường hợp trong kỳ thanh toán chưa đủ Điều kiện để Điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã tạm Điều chỉnh để tạm thanh toán. Khi đã đủ Điều kiện để xác định đơn giá Điều chỉnh thì các bên phải xác định lại giá trị thanh toán cho giai đoạn đó theo đúng đơn giá đã Điều chỉnh và thanh toán cho bên nhận thầu.

- Đối với hợp đồng theo giá kết hợp: việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với quy định về thanh toán được quy định đối với từng loại giá hợp đồng nêu trên.

Điều 8. Giá Hợp đồng, tạm ứng và thanh toán

8.6. Đồng tiền và hình thức thanh toán

a) Đồng tiền thanh toán: giá hợp đồng sẽ được thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam (VNĐ) và ….(Ngoại tệ nếu có và ghi rõ thời Điểm và ngân hàng, loại ngoại tệ và tỷ giá thanh toán tương ứng).

b) Hình thức thanh toán: thanh toán bằng hình thức chuyển Khoản (trường hợp khác do các bênthỏa thuận).
Nếu theo các văn bản trên thì rõ ràng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn ngân sách là Hình Thức Chuyển Khoản, với mặc định là
Hình thức: chuyển khoản, trả tiền mặt...
Phương thức: Trả trước, trả sau, trả ngay​
Tuy nhiên vẫn nhiều người cho rằng chuẩn phải là Phương Thức Chuyển Khoản

Theo tự điển tiếng Việt thì

phương thức
Cách thức và phương pháp (nói tổng quát). Phương thức đấu tranh. Phương thức trả lương theo sản phẩm.​
Phương thức = Phương pháp = Cách
Phương thức là từ chủ yếu được dùng trong môn triết học.
Phương pháp là từ được dùng phổ biến trong các văn bản
Cách là từ được dùng đại chúng​

hình thức
cách thức của hình dạng, vẻ bề ngoài​
Đồng nghĩa: Dạng thức, Vẻ ngoài
Tiếng Anh: form
Tiếng Pháp: forme, formel​

Phương thức khác hình thức, hình thức là biểu hiện bề ngoài của phương thức.

Hình thức nghiêng về hình ảnh, kết quả

Phương thức nghiêng về phương pháp, cách thức thực hiện.

Chuẩn phải là phương thức chuyển khoản.

Phương thức là biện pháp đã rõ, đã hiểu, đã có quy định khuôn khổ và chủ động triển khai thi hành.
Hình thức là quan sát đánh giá bên ngoài, như trong ngữ cảnh bác dẫn thì có nghĩa là ta biết phải làm dư lào nhưng không biết vì sao phải làm, cứ chấp hành thôi.

Ví dụ như "oánh bạc" là một phương thức dỡ nhà thằng khác về làm cầu tiêu nhà mình. Nhưng "thua bạc" là một hình thức "của đi thay tiền" chả hạn.

Nhưng dùng hình thức cũng được, theo nghĩa là chỉ quan tâm đến kết quả.​
Rốt cuộc như thế nào?
 

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Có nhiều cái dùng sai mãi thành quen, thành đúng. Thôi thì, nhìn vào mặt tích cực, giải thích theo ý ngôn ngữ còn vận động là ngôn ngữ sống.
Về hình thức hay phương thức thì đã có văn bản luật rồi thì cứ thế mà theo thôi.

Tuy theơ từng phạm trù công việc mà áp dụng, ví dụ như hình thức chuyển khoản hay phương thức chuyển khoản . . .
​​​​​​​ngay tiếng Anh thấy payment term là chuẩn
nhưng có người dùng payment method
 

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
Xét trong một công ty thì ban hành Quy chế / Quy định / Quy trình dựa trên nguyên tắc nào ?
Có người thì bảo thứ tự ưu tiên như sau Quy chế ==> Quy định ===> Quy trình, có người thì nói Quy định ==> Quy chế ==> Quy trình.

Đa phần ủng hộ hướng Quy Chế>Quy Định>Quy Trình. Tuy nhiên tác giả link này cũng chỉ dám nói là ý kiến cá nhân, chưa có một cái gì đó chắc chắn.

quyphamnoibo.blogspot.com/p/quy-che-quy-inh-quy-trinh.html

1. Quy chế:
Là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.​
2. Quy định:
Là quy phạm định ra các công việc phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định của quy phạm pháp luật; điều lệ của doanh nghiệp, quy chế doanh nghiệp. Quy định chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp.​
3. Quy trình:
Là quy phạm đề cập đến trình tự các bước công việc, nguồn lực được sử dụng, trách nhiệm của các bộ phận/phòng ban trực thuộc; trách nhiệm của các cá nhân trong việc phối hợp để quản lý và thực hiện một hoạt động hay một công việc nào đó.​
Sự phân biệt trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối và hoàn toàn xuất phát từ hoạt động thực tiển mà bản thân tôi tự rút ra. Chưa phải là một sự khẳng định, nhưng cách hiểu này về cơ bản sẽ hỗ trợ phần nào trong công tác tham mưu soạn thảo, đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung các quy phạm nội bộ trong một doanh nghiệp.​​
Tìm kiếm thì có chuyên gia làm ở nước ngoài cho ý kiến như sau:

Policy > Standards > Procedure > Guidelines
Quy chế/Chính sách (nước ngoài thì thường dịch từ này) > Quy định/Quy chuẩn > Quy trình > Hướng dẫn

Guidelines = hướng dẫn trong 1 số trường hợp, ko bắt buộc
Procedures = step by step để làm 1 cái gì đó, một người ko biết gì hết làm theo Procedures thì sẽ có thể làm được 70% công việc đó
Standards = quy chuẩn chấp nhận được
Policy = yêu cầu ở high level của business/công ty

Hóng các chuyên gia
 

GiangHoangLinh

Junior Member
28/10/16
61
3
Hơi rối tí là "MA TRẬN"
www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/h...chan-via-he-nhu-long-thu-o-sg-c46a856574.html'


Hoa mắt, chóng mặt vì rào chắn vỉa hè như lồng thú ở SG
Thứ Bảy, ngày 25/02/2017 14:00 PM (GMT+7)

Lối đi trên vỉa hè trước khu vực bệnh viện chợ Rẫy, TP.HCM được lắp rào chắn như “ma trận”, dân phải lách và uốn éo người để vượt qua.
==================================================================

Trình thợ viết ngày càng tệ mà cứ rống chữ lên

Ma trận (matrix) là một khái niệm trong nhiều ngành như toán học, y , địa chất …nhưng gốc chính vẫn từ toán. Ma trận trong toán học xếp ngay hàng thẳng cột rất đẹp mắt chứ không hề rối rắm chút nào.

Ma trận rất ngay hàng thẳng cột , không hề rối rắm .

matrix-4-x-3-jpg.620434


Các nhà báo hay nhầm lẫn và xem “ma trận” như một tình huống rối ren hay những lối đi rắc rối … Muốn tả sự rắc rối như vậy phải dùng “mê hồn trận” mới đúng!
Ngoài ra các nhà báo có thể dùng một từ khác là ”mê cung”( labyrinth) để chỉ sự rối rắm cũng được.