Hiện nay Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới - với sản lượng 14,1 triệu tấn thép thô, Việt Nam đứng thứ 17
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ lần lượt là 4 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới.
ndh.vn
Thị trường Mỹ chiếm khoảng 11% tổng xuất khẩu thép của Việt Nam. Sản lượng này so với tổng sản lượng thép nhập khẩu của nước Mỹ chỉ chiếm khoảng 2%. Xét từ năm 2011 tới nay, sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam cũng chưa bao giờ vượt quá 3% sản lượng nhập khẩu thép của Mỹ.
Trong tổng thể xuất khẩu thép nhóm tôn mạ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, do đây là sản phẩm chính xuất khẩu sang Mỹ (chiếm 70 – 80%). Cái này chủ yếu mình nhập từ Trung Quốc, Đài Loan , Hàn Quốc về gia công. Nhà máy Dung Quất đi vào hoạt động mới bắt đâu giải quyết được nguồn cung cho nhóm ngành này.
Formosa Hà Tĩnh trong năm 2017, Formosa đã sản xuất được hơn 1.3 triệu tấn, với sản phẩm chủ yếu là thép cuộn cán nóng (HRC). Trong tháng 5/2018, lò cao số 2 của Formosa đã được vận hành thử. Như vậy, ước tính Formosa sẽ sản xuất được 3.5 triệu tấn HRC cho 2018, và khoảng 5.2 triệu tấn khi hoạt động hết công suất. Tương đương với 55 – 60% lượng HRC nhập khẩu năm 2017. (VN trước 2017 nhập khẩu hầu hết hép cuộn cán nóng (HRC) về đề gia công trong nước)
Dung Quất: với công suất thiết kế là 2 triệu tấn HRC/năm
Hòa Phát (HPG) đang có thị phần số một trong mảng thép xây dựng và ống thép. Trong nửa năm đầu 2018, sản lượng thép xây dựng đạt 1,1 triệu tấn và thép ống là 314.000 tấn
CTCP Gang thép Thái Nguyên công suất sản xuất thép cán đạt khoảng 1 triệu tấn/năm.
Thép Pomina ông suất sản xuất thép dài đạt khoảng 1 triệu tấn/năm.
CTCP Ống thép Việt Đức sản xuất ống thép và tôn của VGS khoảng 600.000 tấn/năm
....
Cũng lưu ý là ngành thép gia tăng sản lượng cũng chớ vội mừng, nhớ điện sinh hoạt đang bù lỗ cho điện công nghiệp, nhất là nghành thép này- tiêu hao điện nhiều, hiệu suất thấp. Cũng may là các nhà máy mới bỏ công nghệ hồ quang. Giờ là lò cao liên động khép kín chế biến từ quặng sắt thành thép thành phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm. Hòa Phát là doanh nghiệp đi đầu tiên...
Việt Nam, Hàn, Nhật... đều nhập quặng sắt chủ yếu từ trung chủ yếu ở Brazil và Úc. Trung Quốc tuy đứng đầu thế giới về khai thác quặng sắt nhưng cũng phải nhập từ Úc về để sản xuất, Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu quặng lớn nhất thế giới, chiếm 66% tổng lượng nhập khẩu quặng sắt toàn cầu.
Ở Việt Nam có mỏ sắt ở mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh lớn nhất Đông Nam Á với hàm lượng sắt cao (Fe >61%) nhưng khó khai thác, giá tinh chế ra quặng cao hơn nhập từ Úc, vậy tinh chế làm gì ? Còn môi trường này nọ nữa thì ốm luôn. Cho nên ủng hộ cứ nhập quặng về luyện là hay nhất, từ thép đến kim loại màu... đỡ phá rừng bảo vệ tài nguyên cho con cháu sau này.
Nên có thể hiểu là đánh thuế lên thép có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc gia công bề mặt (làm sơ sơ) rùi gắn mác Việt Nam vào chứ không phải là đánh thuế thép sản xuất trong nước xuất khẩu qua Mỹ, vụ này bị điều tra từ năm 2015 rùi... ở đây là gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ.