1. Đầu tiên là việc có phải bắt buộc tính toán thủ công ?
2. Hay là tùy theo quy định của TCVN áp dụng ?
Ví dụ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10400 : 2015 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP TRỤ ĐỠ - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Theo TCVN 10400 : 2015 do Viện Thủy Công thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thì
5.4. Thiết kế kết cấu công trình
5.4.4. Yêu cầu thiết kế móng bệ trụ
5.4.4.5. Yêu cầu tính toán
Từ các tổ hợp tải trọng tính toán tác dụng xuống nền tự nhiên (nền chưa gia cố), đánh giá khả năng chịu lực của nền, từ đó đề xuất giải pháp gia cố.
5.4.4.5.1. Tính toán áp suất đáy móng
5.4.4.5.2. Tính toán sức chịu tải của nền
5.4.4.5.3. Tính toán sức chịu tải của cọc
a) Điều kiện kiểm tra:
b) Khả năng chịu tải trọng đứng của cọc: Tham khảo các phương pháp tính toán được trình bày trong Phụ lục G. ....
c) Sức kháng ngang của cọc: ....
d) Hệ số nhóm cọc: ....
e) Tính toán số lượng cọc: ....
f) Bố trí cọc trong móng: .....
....
g) Tính toán ổn định hệ cọc bằng phương pháp phần tử hữu hạn:
- Khi đã xác định sơ bộ cọc xiên về hai phía, cọc đứng, bố trí sơ bộ cọc trong móng, có thể sử dụng phương pháp phân tử hữu hạn thông qua các chương trình máy tính như SAP, PIER, MIDAS, Piling, Plaxis 3D để tính toán chính xác lại các giá trị nội lực trong cọc và chuyển vị của đầu cọc, của bệ cọc. (xem Phụ lục H).
- Dựa vào biểu đồ phân bố nội lực trong thân cọc để tính toán bố trí cốt thép cọc. Trong trường hợp cọc dài, thông thường momen thân cọc lớn ở đầu cọc và giảm dần xuống mũi cọc, do đó bố trí cốt thép chịu lực đoạn cọc dưới nên nhỏ hơn đoạn cọc trên nhưng phải đảm bảo an toàn khi tách cọc và vận chuyển cọc.
Vậy có thể hiểu là việc tính toán kết cấu phải tính thủ công bằng Excel hay Matlab bằng các công thức theo TCVN, còn việc tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn gần như là kiểm tra lại việc tính toán thủ công ?
2. Hay là tùy theo quy định của TCVN áp dụng ?
Ví dụ TCVN 11520:2016 MÓNG CỌC VÍT CÓ CÁNH ĐƠN Ở MŨI - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Theo TCVN 11520:2016 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn,Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườngChất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
6.2 Phân tích kết cấu
6.2.1 Tổng quát
Có thể sử dụng bất cứ phương pháp phân tích kết cấu nào thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện cân bằng và tính tương hợp và sử dụng được mối liên hệ ứng suất - biến dạng cho loại vật liệu đang xét, chúngbao gồm các phương pháp sau hoặc có thể bổ sung các phương pháp khác:
• Phương pháp mô hình hệ khung,
• Phương pháp chuyển vị và phương pháp lực cổ điển,
• Phương pháp phần tử hữu hạn.
Người thiết kế được sử dụng các chương trình máy tính để dễ phân tích kết cấu và giải trình cũng nhưsử dụng các kết quả.
Trong tài liệu tính toán và báo cáo thiết kế cần chỉ rõ tên, phiên bản và ngày phần mềm được đưa vàosử dụng.
Các mô hình tính phải bao gồm tải trọng, đặc trưng hình học và tính năng vật liệu của kết cấu, và khithấy thích hợp, cả những đặc trưng ứng xử của móng.
Trong việc lựa chọn mô hình, phải dựa vào các trạng thái giới hạn đang xét, định lượng,hiệu ứng lực đang xét và độ chính xác yêu cầu.
Phải đưa cách thể hiện thích hợp về đất và/hoặc đá làm móng cầu vào trong mô hình tính của nền móng.
Kết cấu móng cọc của công trình cầu có cấu tạo bao gồm nhóm cọc và bệ móng. Tải trọng tác dụng lênkết cấu trên sẽ truyền xuống nhóm cọc thông qua bệ móng. Chuyển vị theo phương ngang, phươngđứng và phản lực của mỗi cọc có thể được tính toán bằng cách sử dụng mô hình phân tích hệ khungvới các hệ số phản lực nền hoặc phương pháp chuyển vị với các hệ số đàn hồi.
Khi thiết kế về động đất, phải xét đến sự chuyển động tổng thể và sự hóa lỏng của đất (nếu có).
3. Nếu sử dụng phần mềm phương pháp phần tử hữu hạn, có nhiều thông số đưa vào tính toán lệ thuộc công tác khảo sát cũng như tiêu chuẩn vật liệu, nhưng bản thân TCVN về khảo sát không có thông số đó để đưa vào nhiệm vụ khảo sát thì xử lý như thế nào? Có quyền áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phù hợp hay không?