Trường hợp nào thì khoan thả cọc BTCT rẻ hơn ép tĩnh ?

dathachanhvun

Thành viên cơ bản
27/11/17
5
0
Lý thuyết thì thông thường ép bao giờ cũng rẻ hơn, nhưng thực tế còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất cụ thể, mặt bằng thi công không đủ để robot thi công nữa ....
Ví dụ tải tính toán là 300t/cọc => P ép max = 600t, nhưng nếu địa chất gặp 1 lớp đất nông là sỏi laterit không đủ điều kiện đặt mũi cọc lên lớp đất này mà muốn xuyên qua phải sử dụng tải và cọc lớn hơn số trên chẳng hạn.
Nghĩa là thi công trong các điều kiện địa chất không cho phép như: lớp thấu kính cát, sét cứng, cát mịn ....

Còn trong điều kiện bình thường, người nào kêu khoan thả cọc rẻ hơn ép tĩnh thì chỉ nên cười nhẹ, cười mỉm, chạy ra xa và thầm chửi nó ngu ... chứ ai lại đi cãi nhau với bọn ngu bao giờ

Một chuyện hiển nhiên như 1+1=2 mà còn đi mở thớt tốn tài nguyên diễn đàn. Còn lý do sao khoan hạ vẫn có đất sống là do nhiều lý do khác nhau. Không cần giải thích với họ, vì như thế mới có sự khác biệt giữa KSXD lương 5 triệu và KSXD lương 50 triệu.
itd_3d_ani_w100_smiles_037.gif
 

VietGRC

Thành viên cơ bản
17/10/16
13
2
HCM
vietgrc.com
Mình không biết @TungBachWater đề cập "khoan dẫn" hay "cọc khoan hạ"
trích bài viết

Giải pháp an toàn cho công trình lân cận khi thi công nền móng

Trao đổi với Báo Xây Dựng ngày 14/8/2018, PGS.TS Trần Chủng - Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì trong các giải pháp móng hiệu quả cho nhà cao tầng thì móng cọc vẫn được nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì những ưu điểm nhất định của nó. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cũng gây không ít ảnh hưởng tới các công trình kế bên bởi các tác nhân gây lún, nứt và tác động không nhỏ đến việc quản lý chất lượng, chi phí và tiến độ hoàn thành công trình…

Việc lựa chọn giải pháp móng xét đơn thuần về yếu tố kỹ thuật và kinh tế là chưa đủ mà cần lựa chọn giải pháp thi công ít gây ảnh hưởng tới công trình lân cận như cách hạ cọc (ép tĩnh cọc, ép cọc kết hợp khoan trước), đồng thời ít gây tác động đến môi trường và điều kiện dân cư khu vực. Bên cạnh đó, việc đào hố móng cũng cần tính toán chi tiết và lựa chọn giải pháp để hạn chế tác động sạt lở hay dịch chuyển của đất nền nhà lân cận.

Cũng trên Báo Xây Dựng, ông Huỳnh Thanh Hoàng - Giám đốc Phòng Kỹ thuật Tổng hợp Tập đoàn Phan Vũ chia sẻ về Giải pháp an toàn cho công trình lân cận khi trong thi công nền móng: "Một trong các giải pháp có nhiều ưu điểm để hạn chế các sự cố về ảnh hưởng tới công trình lân cận khi thi công nền móng và có giá trị kinh tế kỹ thuật phù hợp là ứng dụng kỹ thuật thi công cọc khoan hạ".

Việc lún, nứt khi thi công móng không chỉ ảnh hưởng tới những công trình xung quanh mà còn ảnh hưởng tới chính bản thân hệ cọc của chính công trình đang thi công. Ưu điểm của cọc khoan hạ là phương pháp thay thế vật liệu nền. Bởi nền móng bằng vật chất yếu như bùn đất, sét, cát, đặc biệt là các vùng địa chất yếu như khu vực Quận 2, Quận 7 vẫn có thể áp dụng được một cách hiệu quả là do vật liệu trong đất tự nhiên được lấy lên một phần, sau đó thay thế bằng vật liệu cứng hóa là xi măng để dần hình thành nên hỗn hợp bê tông xi măng đất, không gây chèn ép, giảm biến động độ cứng tổng thể của đất nền nguyên trạng, không hình thành áp lực dư trong nền đất trong quá trình thi công. Khi thi công, công tác tính toán có độ sâu tối ưu và đường kính tối ưu được lựa chọn phù hợp để đưa cọc vào nền đất tại độ sâu phù hợp để có thế phát huy tối đa tính hiệu quả của sức chịu tải trên cọc, đồng thời phải đảm bảo điều kiện thiết bị và kinh nghiệm thi công tại Việt Nam có thể áp dụng được,hạn chế trường hợp thiết kế chỉ có 1 phương án cọc áp dụng được được thì dẫn đến việc suy giảm tính cạnh tranh cũng như tính sáng tạo trong kỹ thuật thi công xây dựng hiện đại.

Một ưu điểm nữa của cọc khoan hạ là tối ưu hóa được sức chịu tải của vật liệu bê tông cọc. Điều này được thể hiện qua giá trị cường độ bê tông mác rất cao (tối thiểu 80 MPa) và giảm thiểu các tác động tới môi trường bằng việc sử dụng ít vật liệu tự nhiên hơn. Trong trường hợp lựa chọn giải pháp cọc khoan nhồi hoặc cọc barrett thì các Nhà thầu thường lựa chọn sử dụng dung dịch khoan có thành phần polyme/bentonite (Bentonite là loại sét khoáng có tính trương nở và có độ nhớt cao. Bột bentonite khi trộn với nước sẽ tạo thành một dung dịch có tác dụng tạo màng và duy trì sự ổn định thành hố khoan). Riêng khoan hạ thì không sử dụng giải pháp này mà chỉ sử dụng nước đơn thuần đánh trộn với xi măng kết hợp với đất nguyên thổ tạo thành bê tông xi măng đất và khi đó đoạn cọc PHC (cọc ống bê tông đúc sẵn - ứng suất trước) đóng vai trò như một thanh cốt gia cường chịu lực và truyền tải tác động từ đài móng xuống nền đất.
Ngoài yếu tố gia tăng tính hiệu quả của việc sử dụng tiết kiệm chi phí và ít gây tác động tới môi trường thì loại hình cọc khoan hạ có ưu điểm về năng suất thi công. So với cọc khoan nhồi, trong một ngày đêm (24 giờ) với năng lực thi công bình thường thì nhà thầu có thể thi công được 1 cọc với 1 thiết bị thi công chính, còn khoan hạ có thể làm được 4 cọc, hiệu suất về tốc độ được đẩy lên 400%. Điều đó tác động trực tiếp đến việc tiết kiệm thời gian thi công và gia tăng giá trị, lợi ích và lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, do cọc được sản xuất đại trà tại nhà máy nên dễ dàng kiểm soát được chất lượng và độ ổn định bởi tất cả các công đoạn được quản lý theo tiêu chuẩn ISO, phù hợp các chuẩn mực về quản lý chất lượng quốc tế.
“Tối ưu hóa tải trọng và không có vật liệu dư thừa, không phải cắt bỏ cọc gây lãng phí, thiết kế bao nhiêu làm đúng bây nhiêu, không phát sinh chi phí và tạo thuận lợi tối đa cho nhà thầu thi công xây dựng giai đoạn tiếp theo là các ưu điểm nổi bật của phương án khoan hạ cọc. Quá trình khoan để hạ cọc cũng không gây rung lắc, không tác động đến mực nước ngầm cũng như không sử dụng các loại hóa chất có khả năng gây ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến môi trường và tiết kiệm được vật liệu tự nhiên cho các thế hệ tương lai, gia tăng tính bền vững là các giá trị cộng thêm nổi bật của cọc khoan hạ…”, ông Hoàng chia sẻ thêm.

Khoan hạ cọc – khoan thả cọc là gì ?

Khoan hạ cọc – khoan thả cọc là việc sử dụng các loại máy khoan để khoan vào đất, đá nhằm tạo lỗ rộng hơn so với đường kính thân cọc, thành vách hố khoan được giữ bởi hệ thống ống vách thép (casting) với chiều dài xuyên suốt chiều dài thân cọc hay ngắn hơn tùy theo điều kiện địa chất.

Sau đó hãy vệ sinh hố khoan, tiến hành bơm đẩy vữa xi măng vào hố khoan từ dưới đáy lên, thể tích vữa được tính toán sao cho đủ để lấp đầy phần thể tích rỗng giữa Cọc bê tông và hố khoan.

Sử dụng cần cẩu phụ trợ để cẩu hạ cọc bê tông vào lỗ khoan, quá trình này phải đảm bảo cọc được thẳng đứng, đúng tâm.

Sau khi thi công khoảng 7-10 ngày thì có thể thực hiện các công tác kiểm tra chất lượng như là thử PDA hoặc nén thử tĩnh cọc.

so-do-khoan-ha-coc-khoan-tha-coc.jpg

Sơ đồ thi công khoan hạ cọc

Ưu điểm của công nghệ thi công khoan hạ cọc – khoan thả cọc
  • Công nghệ khoan hạ cọc – khoan thả cọc có thể thay thế chịu tải cho nhiều loại cọc khác nhau như: cọc nhồi , cọc bê tông cốt thép …
  • Khoan hạ cọc – khoan thả cọc có ưu điểm vượt trội so với công nghệ ép cọc bằng robot, dàn ép tải là có thể thi công trong các điều kiện địa chất không cho phép như: lớp thấu kính cát, sét cứng, cát mịn, ép gây chấn động… mà không làm giảm sức chịu tải của cọc so với thiết kế hoặc ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
  • Thi công được ở các khu vực diện tích chật hẹp trong đô thị có công trình kiến trúc lân cận, không gây tiếng ồn.
  • Tận dụng tối đa chiều dài cọc, không phải chặt bỏ đầu cọc khi thi công đài cọc.
  • Lực ma sát thành cọc tăng do có vữa chèn xung quanh thành cọc.
  • Cùng một chiều dài của cọc thì phương án cọc thả có sức chịu tải lớn nhất.
  • Khắc phục được những hư hỏng tiềm ẩn của các phương án khác như xô lệch đầu cọc, vỡ đầu cọc, hạ cọc không đúng cao độ thiết kế.
Quy trình thi công khoan hạ cọc – khoan thả cọc:
  • Bước 1 khoan tạo lỗ D700mm ( giống khoan dẫn) dùng để thả cọc BTLT D600mm
  • Bước 2: sau khi khoan tạo lỗ xong tiến hành bơm vữa xi măng vào hố khoan (từ đáy hố khoan) theo tỉ lệ tương ứng ( trước khi bơm cần làm sách đáy hố khoan)
  • Bước 3: cẩu và hạ cọc vào hố khoan theo chiều sâu thiết kế đảm bảo cọc phải thẳng đứng ( trường hợp cọc không đủ chiều sâu theo thiết kế thì có thể hàn nối cọc) trước khi hàn nối cọc cần kiểm tra:
    + trục của đoạn cọc đã đươc kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc nhau;
    + bề mặt ở hai đầu đoạn cọc nối tiếp xúc khít với nhau.
    + tâm đoạn cọc sau phải trùng với tâm đoạn cọc kế trước.
  • Bước 4: trong quá trình thả cọc áp lực làm vữa xi măng dâng lên vữa dâng từ đáy chèn giữa cọc và hố khoan sau đó liên kết lại. Trong thời gian từ 7-10 ngày cọc sẽ đạt cường độ thiết kế, lúc này cho phép tiến hành thử tải tĩnh cọc hoặc PDA.

Theo hai bài trên, thì nôm na là khoan lỗ to hơn, hoặc: (i) bơm vữa xi măng vào và hạ cọc xuống,

hoặc tạo (ii) tạo dung dịch vữa xi măng đất , rồi hạ cọc xuống.
Với vữa xi măng đất thì cứ hiểu rằng đây là cọc xi măng đất có lõi là cọc BTCT ... với lõi thép thì đã áp dụng nhiều rồi, lõi cọc BTCT Ly Tâm thì Phan Vũ là đầu bảng.

Rõ ràng nếu là khoan hạ cọc , hay khoan dẫn
Trước khi ép, tại vị trí tâm cọc thiết kế, ta khoan trước một lỗ có đường kính bằng (1/8 – 1/10) cạnh cọc, chiều sâu lỗ tùy theo lớp địa chất bên dưới, sao cho có thể thi công được, thành lỗ được giữ bằng dung dịch bentonite. Sau đó,ta tiến hành ép cọc. Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.
thì cũng đủ biết tự trả lời.

Lưu ý là khoan dẫn làm giảm ma sát thành bên của cọc. Trong Bảng 4 của TCVN 10304:2014 có đề cập đến hệ số điều kiện làm việc khi tính toán cho ma sát thành bên trong trường hợp có lỗ khoan dẫn; lỗ khoan càng lớn thì ma sát càng giảm (thông qua hệ số điều kiện làm việc).

@dathachanhvun , với trường hợp

Ví dụ tải tính toán là 300t/cọc => P ép max = 600t, nhưng nếu địa chất gặp 1 lớp đất nông là sỏi laterit không đủ điều kiện đặt mũi cọc lên lớp đất này mà muốn xuyên qua phải sử dụng tải và cọc lớn hơn số trên chẳng hạn.
Thì tăng thêm tí lượng cọc ngay tại cục bộ chỗ đó, mở rộng đài vẫn ngon hơn đi khoan hạ.
 

dathachanhvun

Thành viên cơ bản
27/11/17
5
0
Thì tăng thêm tí lượng cọc ngay tại cục bộ chỗ đó, mở rộng đài vẫn ngon hơn đi khoan hạ.
Với những công trình từ 2 hầm trở lên thì hạn chế tối đa phương án mở rộng vì sao thì tự hiểu. Với địa chất vùng đồi cũng dùng cục bộ mấy chỗ ở móng thang máy chứ mở rộng móng, tính ra rẻ hơn!
 

VietGRC

Thành viên cơ bản
17/10/16
13
2
HCM
vietgrc.com
Với những công trình từ 2 hầm trở lên thì hạn chế tối đa phương án mở rộng vì sao thì tự hiểu. Với địa chất vùng đồi cũng dùng cục bộ mấy chỗ ở móng thang máy chứ mở rộng móng, tính ra rẻ hơn!
Đồng ý, tất nhiên phải so sánh các phương án với nhau, chứ mở rộng đài mà tốn thêm bộn thép với bêtông cũng như không.
Tuy nhiên xác định khoan thả chỉ đem đi cạnh tranh với khoan nhồi, chứ không ai đem đi cạnh tranh với ép tĩnh - đặc biệt là trong điều kiện giá ép cọc robot ngày càng rẻ.
 

dathachanhvun

Thành viên cơ bản
27/11/17
5
0
Cá nhân mình vẫn không chuộng khoan thả vì rủi ro về kết cấu nhiều hơn. VD ở một công trình 80% ép OK đến khi ép mấy coc ở góc 24m (chiều dài thiết kế) cọc vẫn không đủ tải phải xử lý, nếu dùng khoan thả có khi góc đó toi bà nó rồi!
clear.png
. Khoan nhồi an tâm hơn vì HSAT lớn hơn cọc đúc nhiều rồi!
 

VietGRC

Thành viên cơ bản
17/10/16
13
2
HCM
vietgrc.com
Cá nhân mình vẫn không chuộng khoan thả vì rủi ro về kết cấu nhiều hơn. VD ở một công trình 80% ép OK đến khi ép mấy coc ở góc 24m (chiều dài thiết kế) cọc vẫn không đủ tải phải xử lý, nếu dùng khoan thả có khi góc đó toi bà nó rồi!
clear.png
. Khoan nhồi an tâm hơn vì HSAT lớn hơn cọc đúc nhiều rồi!

Quan điểm của mình khác anh. Mình quan niệm khoan hạ hay ép cọc mình còn kiểm soát được chất lượng cọc trong quá trình đúc cọc. Còn khoan nhồi anh không kiểm soát được chất lượng đổ nên không thể nói hệ số an toàn lớn hơn cọc đúc. Nhiều trường hợp sụp thành hố khoan hay bentonite lỗi thì khả năng chịu tải của cọc sẽ không còn như thiết kế ban đầu. Mình đã từng chứng kiến 1 công trình khoan nhồi 100% xong thử tĩnh lại 5-10 tim thì 90% không đạt tải thiết kế, CĐT phải mất cả núi tiền để khắc phục.

Tuy nhiên mỗi người mỗi quan điểm, đến tính kết cấu cũng mỗi người 1 quan điểm. Cho nên tùy tình hình thực tế mà ứng biến thôi anh. Trong xây dựng không ai tự vỗ ngực mình giỏi cả, chỉ mong sao cho bình yên, từ lúc khui móng đến lúc cất nóng an toàn là được. Nhiều trường hợp chuyển vị tường vây mà không hiểu tại sao chuyển vị, lại dừng lại xử lý, lại mất cả núi tiền nữa
 

dathachanhvun

Thành viên cơ bản
27/11/17
5
0
Quan điểm của mình khác anh. Mình quan niệm khoan hạ hay ép cọc mình còn kiểm soát được chất lượng cọc trong quá trình đúc cọc. Còn khoan nhồi anh không kiểm soát được chất lượng đổ nên không thể nói hệ số an toàn lớn hơn cọc đúc. Nhiều trường hợp sụp thành hố khoan hay bentonite lỗi thì khả năng chịu tải của cọc sẽ không còn như thiết kế ban đầu. Mình đã từng chứng kiến 1 công trình khoan nhồi 100% xong thử tĩnh lại 5-10 tim thì 90% không đạt tải thiết kế, CĐT phải mất cả núi tiền để khắc phục.

Tuy nhiên mỗi người mỗi quan điểm, đến tính kết cấu cũng mỗi người 1 quan điểm. Cho nên tùy tình hình thực tế mà ứng biến thôi anh. Trong xây dựng không ai tự vỗ ngực mình giỏi cả, chỉ mong sao cho bình yên, từ lúc khui móng đến lúc cất nóng an toàn là được. Nhiều trường hợp chuyển vị tường vây mà không hiểu tại sao chuyển vị, lại dừng lại xử lý, lại mất cả núi tiền nữa
Cọc nhồi dù sao cũng kiểm soát được, cọc thả lỡ xui trúng chỗ gặp túi bùn chẳng hạn thì lại mệt, dưới đất có ai giám nói hay đâu, nói chung mỗi cái đều có ưu nhược riêng. Nghề này nhiều lúc cứ về đến nhà bình yên là Ok rồi! Chả ai dám nói hay cả!
 

dinhphanvu

Thành viên cơ bản
29/11/17
9
0
Cọc ép hay khoan thả hay khoan nhồi gì chẳng có rủi ro. Tuỳ vào điều kiện địa chất, mặt bằng thi công và các yêu cầu khác của dự án mà lựa chọn phương án phù hợp chứ làm gì có cái nào hơn cái nào.

Khoan thả cọc chỉ khi buộc phải áp dụng, chứ mặt bằng cho phép đóng hoặc ép thì cứ thế mà bửa.

Chuyện xưa như quả dưa, bàn làm gì.
Khi nào nên và buộc phải đóng,
Khi nào nên ép,
Khi nào buộc phải khoan thả,
Khi nào nên cọc nhồi.

Có công thức từ lâu rồi, gia cố nền bằng cọc cứng là kỹ thuật 300 năm nay rồi, trình bày nhiều thì cũng có nhiêu đó thôi.

Ví dụ tại sao phải khoan thả vì không thể đóng, không thể ép, nhưng không nên làm khoan nhồi, nên làm khoan thả có thế thôi .... lý do đia chất cho phép, tải cho phép, không ai điên mà làm khoan nhồi.

Ví dụ nhà dưới 40 tầng, mặt bằng rộng, địa chất cho phép thì cứ đóng hoặc ép cọc D600 là rẻ nhất ... lý do chi phí thép và bê tông không phải là vấn đề tại thời điểm này, và cũng chênh không nhiều so với đài của cọc khoan nhồi, vấn đề là chi phí biện pháp, chi phí quản lý thi công cọc khoan nhồi cao hơn.

Ví dụ nhà cao tầng (40-45 tầng) thì ép cọc được ? ép bằng cách nào? chuyện xưa như trái dưa, ông nào làm xây dựng cũng biết rồi là chiều sâu chôn cọc lớn 50-70m thì chỉ dùng cọc nhồi vì độ mảnh của cọc phải thấp hơn mức cho phép để khi chịu nén không bị mất ổn định trong lòng đất ... cọc ép bự quá để giảm độ mảnh làm sao ép.
 

VietGRC

Thành viên cơ bản
17/10/16
13
2
HCM
vietgrc.com
@dinhphanvu

Đó là anh so giữa ép với khoan hạ/ nhồi. Còn mình đang nói giữa lòng thành phố, so giữa khoan hạ và nhồi.
clear.png
clear.png
clear.png
Còn nữa, cách so sánh của anh cũng không đúng. Sai hoàn toàn.

Giữa ép với nhồi, chưa chắc ép đã hiệu quả hơn khoan nhồi. Thôi kết thúc thôi anh. Mỗi người mỗi quan điểm, mình không so kiểu anh được. Nó liên quan tới cả nùi vấn đề như số lượng tầng hầm, tầng cao, shape tòa nhà, biện pháp kingpost, tường vây bao nhiêu, chung quanh thế nào, ranh đất ra sao, địa chất ổn định không, SPT thế nào, .... người KS giỏi là người sẽ đưa ra biện pháp tiết kiệm nhất với các thông số của đề bài đặt ra.

1541753134967.png
 

dinhphanvu

Thành viên cơ bản
29/11/17
9
0
Cọc đúc ly tâm mình thấy lớn nhất là D600, treo vào trong đất yếu, nếu chiều sâu chôn cọc trên 45m, thì không đảm bảo độ mảnh, cái này sách nào cũng viết cả rồi chắc hơn 300 năm rồi.

Nếu ai ở TP.HCM thì biết khu Sunrise Q7, ban đầu Bachi làm khoan nhồi, sau đó Bình Định làm khoan nhồi, đến khu North, anh Nova tiết kiệm làm cọc D600 ly tâm. Khu NKKN, Phổ Quang có chiều sâu chôn cọc thấp, Chung cư Hưng Thịnh làm cọc MX đất (JiCon làm), anh Nova và anh TeraRoyal làm cọc khoan dẫn.
 

VietGRC

Thành viên cơ bản
17/10/16
13
2
HCM
vietgrc.com
Cọc đúc ly tâm mình thấy lớn nhất là D600, treo vào trong đất yếu, nếu chiều sâu chôn cọc trên 45m, thì không đảm bảo độ mảnh, cái này sách nào cũng viết cả rồi chắc hơn 300 năm rồi.

Nếu ai ở TP.HCM thì biết khu Sunrise Q7, ban đầu Bachi làm khoan nhồi, sau đó Bình Định làm khoan nhồi, đến khu North, anh Nova tiết kiệm làm cọc D600 ly tâm. Khu NKKN, Phổ Quang có chiều sâu chôn cọc thấp, Chung cư Hưng Thịnh làm cọc MX đất (JiCon làm), anh Nova và anh TeraRoyal làm cọc khoan dẫn.
Như mình đã nói. Không phải anh thấy nó làm được thì đó là chân lý. Nó xét tới rất nhiều yếu tố để dẫn đến cái quyết định đó. Cái anh nêu ra là..... hiện tượng chung quanh ----> kết luận phương án. Nêu vậy là sai. Dù cho đúng với 80% trường hợp thì nó vẫn không là chân lý.
 

dinhphanvu

Thành viên cơ bản
29/11/17
9
0
Bây giờ, trong xây dựng, cơ cấu giá thành sản phẩm xây dựng dịch chuyển mạnh trong 15 năm qua. Cách đây đúng 1 năm, anh Dương CTD nói 1 câu lừng danh: cùng một khối lượng công việc, người ta làm hết 10 đồng công, chúng tôi chỉ làm hết 6 đồng công.

Kỹ thuật xây dựng không còn xa vời và khó thực hiện khi KHKT tiến bộ không ngừng, nhưng xây dựng có một đặc thù chưa được cải thiện so với tốc độ KHKT: nhân công lao động thủ công .... cách đây 18 năm, 1m2 sản phẩm lát nền gạch 600x600 thì nhân công chỉ chiếm 1/8, nhưng bây giờ đã là 1/3 ....

Cách đây 14 năm, giá nhân công sơn nước chiếm 1/7 giá thành, bây giờ là 2/3 giá thành
giá nhân công GCLĐ cốt thép nhà cao tầng là 1/20 và 1/5
giá GCLĐ coffa: 1/10 và 1/2

Nên @TungBachWater đừng quan tâm tới giá vật liệu, mà quan tâm tới biện pháp thi công
1541753743191.png