Từ ngày 15-1-2018 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP đã thay thế cho Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và Nghị đị

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Số văn bản 139
Ký hiệu văn bản 2017/NĐ-CP
Ngày ban hành 27/11/2017
Ngày có hiệu lực 15/1/2018
Ngày hết hiệu lực Văn bản còn hiệu lực
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Trích yếu Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Cơ quan ban hành Chính phủ
Phân loại Nghị định
Lĩnh vực Khác
Tệp đính kèm: 139.signed.pdf


Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có 7 chương, trong đó có 3 chương quy định về lĩnh vực trật tự xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và bất động sản, xác định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Các hành vi vi phạm được phân theo nhóm chủ đề vi phạm là người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và nhà thầu, tổ chức, cá nhân khác. Trong chương này có các điểm mới, như quy định về khảo sát xây dựng, quy định về lập quy hoạch xây dựng...

Một điểm mới đáng chú ý là thay vì cho phép phạt để tồn tại với một số công trình vi phạm như trước đây, cơ quan chức năng sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ thi công 60 ngày để chủ đầu tư công trình vi phạm điều chỉnh giấy phép, hoặc xin phép xây dựng theo quy định. Nếu sau 60 ngày, chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng phù hợp thì công trình được tiếp tục thi công, nếu không sẽ ra quyết định tháo dỡ.

Đặc biệt, một số vi phạm trong quản lý, vận hành nhà chung cư vốn là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp, khiếu nại giữa chủ đầu tư với cư dân đã được cụ thể hóa hoặc tăng mức phạt trong Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Cụ thể, phạt tiền từ 250 đến 300 triệu đồng nếu chủ đầu tư tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp.

Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi tính diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng sai quy định hoặc không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo quy định.

Nghị định cũng quy định mức phạt 100-150 triệu đồng nếu chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định; chậm bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì chung cư theo quy định.

Và một điều quan trọng là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bắt đầu là cây gậy đủ mạnh oánh vào chủ đầu tư ...


Điều 7. Vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực tham gia hoạt động:

a) Khảo sát xây dựng;

b) Lập quy hoạch xây dựng;

c) Lập dự án đầu tư xây dựng;

d) Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;

đ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

e) Thiết kế xây dựng;

g) Thẩm tra thiết kế xây dựng, dự toán;

h) Thi công xây dựng;

i) Giám sát thi công xây dựng;

k) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; định giá xây dựng;

l) Kiểm định xây dựng;

m) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư có sử dụng nhà thầu nước ngoài thì còn bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Để nhà thầu nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng khi chưa được cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định;

b) Để nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc không sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo quy định;

c) Để nhà thầu nước ngoài tạm nhập - tái xuất đối với những máy móc, thiết bị thi công xây dựng mà trong nước đáp ứng được;

d) Để nhà thầu nước ngoài sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện các công việc về xây dựng mà thị trường lao động Việt Nam đáp ứng được;

đ) Không thông báo cho các nhà thầu liên quan và cơ quan quản lý chất lượng xây dựng khi sử dụng nhà thầu nước ngoài thực hiện công việc tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc giám sát chất lượng xây dựng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động xây dựng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

b) Buộc lập lại kết quả khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp dự án chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng hoặc buộc thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi quy định tại khoản 1 (trừ điểm đ) Điều này;

c) Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tái xuất máy móc, thiết bị thi công xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

d) Buộc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu liên quan và cơ quan quản lý chất lượng xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Điểm danh thêm một số điểm

Nghị định 139 gồm 7 chương 81 điều, tăng 10 điều so với Nghị định 121/2013. Nghị định này quy định mức phạt tiền tối đa lên đến 1 tỷ đồng trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng. Mức phạt đa phần là áp dụng đối với các tổ chức, còn cá nhân nếu vi phạm thì mức phạt chỉ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức

Đúng là một điểm mới trong Nghị định 139 là không còn công trình cho phép tồn tại như trước kia nữa mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho dừng 60 ngày để chủ đầu tư công trình vi phạm điều chỉnh giấy phép, xin phép xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, Nghị định cũng không nêu rõ quy trình ra quyết định xử phạt như thế nào trong thời gian 60 ngày dừng thi công công trình vi phạm đó. Điều này chắc chắn đã có trong dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định sẽ quy định tuân thủ thời gian theo quy định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu sau 60 ngày, Chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng phù hợp thì công trình được phép tiếp tục thi công theo giấy phép, nếu không xuất trình được giấy phép thì ra quyết định tháo dỡ. Nếu giấy phép không phù hợp thì phải tháo dỡ phần không phù hợp với giấy phép.

Góp ý xây dựng Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP - Nhiều ý kiến cho rằng quy định về cưỡng chế sai phạm tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP còn bất cập, dẫn đến việc không khả thi trong thực hiện.

Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
Thanh tra Bộ Xây dựng được Bộ trưởng giao chủ trì soạn thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng.
vibonline.com.vn/du_thao/du-thao-ch...nd-1392017nd-cp-trong-linh-vuc-xay-dung#_ftn1

Ngoài ra, trong Nghị định cũng có 3 chương quan trọng trong lĩnh vực trật tự xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và bất động sản.

Trong đó, chương 2 là chương chủ yếu nhất với 32 điều, quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng. Đồng thời bổ sung thêm điều khoản phê duyệt dự toán có nội dung áp giá vật tư, vật liệu thiết bị không phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình hoặc không phù hợp với quy định tại thời điểm xác định dự toán gói thầu đối với công trình sử dụng vốn Nhà nước.

Trong vi phạm quy định về đầu tư phát triển đô thị, có bổ sung thêm một số điểm để làm căn cứ xử phạt như thay đổi chủ đầu tư cấp 1 mà chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằn văn bản; điều chỉnh dự án mà chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận; không hoàn thành thủ tục để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình theo quy định đối với công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Cùng đó là bổ sung các nhóm hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng tại điều 15, điểm d, đ khoản 7 là xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử, văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Ngoài ra, nhà ở riêng lẻ tại nông thôn cũng không phải là đối tượng điều chỉnh trong Nghị định này. Tuy nhiên, theo Luật Xây dựng 2014 thì nhà ở riêng lẻ tại nông thôn được miễn phép xây dựng nên không phải xin phép khi xây dựng.
 
7/4/17
90
7
Nhưng là cửa khá sáng cho những vi phạm xây dựng xảy ra trước đây

Điều 79. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện hoặc cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (viết tắt là Nghị định số 121/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP).

2. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, xảy ra sau ngày Nghị định số 180/2007/NĐ-CP có hiệu lực, mà đã kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.

3. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 13 và khoản 2 Điều 70 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, mà đã kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.

4. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, mà đã có quyết định xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, nay lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

5. Không áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp tính theo tỷ lệ giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

6. Bộ Xây dựng quy định chi tiết các trường hợp và cách tính số lợi bất hợp pháp đối với công trình, phần công trình xây dựng vi phạm tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Những công trình xây sai phép, không phép đã kết thúc việc xây dựng trước ngày 15-1-2018 (ngay cả khi đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ nhưng chưa thực hiện) và đáp ứng được một số điều kiện theo quy định thì vẫn được cho nộp số lợi bất hợp pháp tính theo tỉ lệ giá trị phần vi phạm để khỏi tháo dỡ phần diện tích vi phạm.

Riêng đối với nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp này thì chủ nhà không phải nộp lại số lợi bất hợp pháp tính theo tỉ lệ giá trị phần xây dựng sai phép, không phép.

Các điều kiện nói trên là không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Từ sau ngày 15/1/2018, khi đã được điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc được cấp giấy phép xây dựng nhằm được giữ lại các phần vi phạm phù hợp mà tiếp tục vi phạm, những trường hợp này sẽ bị xử lý theo quy định mới của nghị định 139/2017.

Cũng theo nghị định 139, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ quy định chi tiết các trường hợp và cách tính số lợi bất hợp pháp để các chủ đầu tư có căn cứ thực hiện.

Theo dự thảo thông tư

Điều 7. Về áp dụng quy định chuyển tiếp tại Điều 79
1. Hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, còn bị áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP (trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ) nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện sau đây:
a) Hành vi này xảy ra sau ngày 04/01/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/01/2018;
b) Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
c) Không ảnh hưởng các công trình lân cận;
d) Không có tranh chấp;
đ) Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
e) Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Hành vi được phát hiện sau ngày 15/01/2018, còn hoặc đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
b) Hành vi đã được phát hiện trước ngày 15/01/2018, đã có một trong các văn bản sau đây: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Sau khi cá nhân, tổ chức vi phạm hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính và số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ) thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng theo quy định.

4. Hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1, nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, thì xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện kể từ ngày 15/01/2018 thì xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định. Trường hợp Điều 15 của Nghị định có mức phạt đối với hành vi đó cao hơn mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì không ra quyết định xử phạt hành chính;
b) Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15/01/2018, đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả nhưng đến ngày 15/01/2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp, người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định thay thế biện pháp khắc phục hậu quả trước đó bằng biện pháp buộc tháo dỡ công tŕnh, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định;

5. Biện pháp buộc lại số lợi bất hợp pháp bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) được xác định như sau:
a) Trường hợp xây dựng công trình nhằm mục đích kinh doanh: Số lợi bất hợp pháp là tổng số m² sàn xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² theo hợp đồng đã ký, nhân với 50%.
b) Trường hợp xây dựng công trình không nhằm mục đích kinh doanh: Số lợi bất hợp pháp là tổng số m² sàn xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² theo dự toán được duyệt, nhân với 50%.
c) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xác định số lợi bất hợp pháp theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
 

thuvienxaydung

Thành viên cơ bản
18/4/16
67
15
Nghị định chờ Thông tư mới đi được vào cuộc sống, đúng là bó tay

Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
http://www.moc.gov.vn/home/-/legal/2pBh/vi_VN/18/436948
Nhưng là cửa khá sáng cho những vi phạm xây dựng xảy ra trước đây



Những công trình xây sai phép, không phép đã kết thúc việc xây dựng trước ngày 15-1-2018 (ngay cả khi đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ nhưng chưa thực hiện) và đáp ứng được một số điều kiện theo quy định thì vẫn được cho nộp số lợi bất hợp pháp tính theo tỉ lệ giá trị phần vi phạm để khỏi tháo dỡ phần diện tích vi phạm.

Riêng đối với nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp này thì chủ nhà không phải nộp lại số lợi bất hợp pháp tính theo tỉ lệ giá trị phần xây dựng sai phép, không phép.

Các điều kiện nói trên là không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Từ sau ngày 15/1/2018, khi đã được điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc được cấp giấy phép xây dựng nhằm được giữ lại các phần vi phạm phù hợp mà tiếp tục vi phạm, những trường hợp này sẽ bị xử lý theo quy định mới của nghị định 139/2017.

Cũng theo nghị định 139, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ quy định chi tiết các trường hợp và cách tính số lợi bất hợp pháp để các chủ đầu tư có căn cứ thực hiện.

Theo dự thảo thông tư

Điều 6. Về áp dụng quy định chuyển tiếp tại Điều 79 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP

1. Hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện sau đây:

a) Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04/01/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 nhưng sau ngày 15/01/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/01/2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả;

b) Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

c) Không ảnh hưởng các công trình lân cận;

d) Không có tranh chấp;

đ) Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

e) Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kể từ ngày 15/01/2018, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được miễn áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP .

3. Số lợi bất hợp pháp mà cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp được xác định như sau:

a) Trường hợp xây dựng công trình nhằm mục đích kinh doanh: Số lợi bất hợp pháp là tổng số m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với đơn giá 1m2 theo hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đã ký nhưng không được thấp hơn suất vốn đầu tư đối với cùng loại, cấp công trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhân với 50%;

b) Trường hợp xây dựng công trình không nhằm mục đích kinh doanh: Số lợi bất hợp pháp là tổng số m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với chi phí 1m2 sàn xây dựng theo dự toán được duyệt nhưng không được thấp hơn suất vốn đầu tư đối với cùng loại, cấp công trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhân với 50%;

c) Trường hợp không có hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đã ký hoặc dự toán được duyệt: Số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với suất vốn đầu tư đối với cùng loại, cấp công trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhân với 50%;

d) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng suất vốn đầu tư tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm xác định số lợi bất hợp pháp phải nộp theo quy định tại điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản này.

4. Hành vi vi phạm mà đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1, nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, thì xử lý như sau:

a) Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15/01/2018, đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng đến ngày 15/01/2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP thay thế biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp;

b) Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện kể từ ngày 15/01/2018 thì xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có mức phạt đối với hành vi đó cao hơn mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì không ra quyết định xử phạt hành chính nhưng vẫn ra quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.