Về việc công bố hợp quy hoạt động dịch vụ xây dựng

NguyenNgoc

Member
18/12/15
75
10
Theo Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007, tại điều 14, điều 15

Điều 14. Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
1. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.​
2. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố hợp quy theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh​
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có trách nhiệm thông báo công khai về các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy trên trang tin điện tử (website) của mình và trên phương tiện thông tin đại chúng.​
Định kỳ hằng quý, các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy lập danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy và gửi cho các cơ quan sau:​
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;​
b) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.​
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương có trách nhiệm thông báo công khai về các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy trên trang tin điện tử (website) của mình và trên phương tiện thông tin đại chúng.​
Định kỳ hằng quý, các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy lập danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy và gửi cho các cơ quan sau:​
a) Cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương tương ứng.​
b) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương và Bộ Khoa học và Công nghệ.​
Điều 15. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn. Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.​
2. Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hoá được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.​
Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.​
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sau khi được chứng nhận hợp chuẩn tự thể hiện dấu hợp chuẩn hoặc sau khi được chứng nhận hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói sản phẩm, hàng hoá, tài liệu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy.​

Như vậy Công Bố Hợp Quy là điều bắt buộc, cũng tại Nghị định này tại điều 2 thì rất bao trùm

Điều 2. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:​
1. Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;​
2. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;​
3. Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;​
4. Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;​
5. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.​

Đến điều 23 thì mới đáng để suy nghĩ

Điều 23. Phân công trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các lĩnh vực được Chính phủ phân công, cụ thể như sau:​
a) Bộ Y tế​
- Dịch vụ trong lĩnh vực y tế.​
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.​
c) Bộ Thuỷ sản:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực thuỷ sản.​
d) Bộ Giao thông vận tải:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải.​
đ) Bộ Xây dựng:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.​
e) Bộ Công nghiệp:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp.​
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội.​
h) Bộ Bưu chính, Viễn thông:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.​
i) Bộ Tài nguyên và Môi trường:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.​
l) Bộ Giáo dục và Đào tạo:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.​
m) Bộ Tài chính:​
- Dịch vụ tài chính (bảo hiểm, kiểm toán, thuế, hải quan...);​
n) Bộ Văn hoá - Thông tin:​
- Dịch vụ trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, giải trí.​

Nghĩa là bao hàm hết mọi ngành dịch vụ.

Theo thông 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012, hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở, Theo đó có hai loại giấy chứng nhận đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật ( hợp quy).

Điều 7. Nguyên tắc công bố hợp chuẩn
1. Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.​
Điều 12. Nguyên tắc công bố hợp quy
1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
2. Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:​
a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;​
b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.​
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.​
3. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.​

Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Như vậy, cần tìm hiểu quy chuẩn của các bộ ( Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng…).

Quy trình:
  • Trước tiên xem sản phẩm dịch vụ có quy chuẩn quốc gia không?
  • Các quy chuẩn phổ biến:
    • Quy chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em;
    • Quy chuẩn an toàn điện;
    • Quy chuẩn vệ sinh thực phẩm;
    • Quy chuẩn xây dựng.
Đối với hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 công việc là đánh giá hợp quy và công bố hợp quy. Để cấp Giấy chứng nhận hợp quy (CR) cần có hệ thống đảm bảo chất lượng và có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó ( sản phẩm sản xuất trong nước ) hoặc hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có các quy chuẩn quốc gia về dịch vụ, nhưng vẫn có cơ quan yêu cầu phải có chứng nhận hợp quy thì xử lý như thế nào
 
Ặc ặc Google mãi mới lòi ra cái chủ đề này - giờ nhiều bên mời thầu dở trò đá xoáy áp dụng cái thông 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012, lý do thông tư này có liên quan đến hệ thống ISO. Phang cho một loạt căn cứ:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 01/7/2008).

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 03/9/2007).

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2009).

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 27/01/2013).

Tuy nhiên bắt đầu trộn lẫn đánh tráo khái niệm hợp quy (bắt buộc) và hợp chuẩn (không bắt buộc) ở chỗ này

Điều 5. Các phương thức đánh giá sự phù hợp

1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;

b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;

g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
PHỤ LỤC II

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP​

VI. Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 6 bao gồm:
1.1. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý:
- Hệ thống quản lý được đánh giá theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Báo cáo kết quả đánh giá đối chiếu với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

1.2. Kết luận về sự phù hợp:
Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá, kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện hệ thống quản lý được đánh giá giám sát.

1.3. Giám sát hệ thống quản lý.
- Giám sát thông qua việc đánh giá hệ thống quản lý với tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
- Kết quả giám sát là căn cứ để quyết định tiếp tục duy trì, đình chỉ, hủy bỏ sự phù hợp của hệ thống quản lý.

2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 6:

Phương thức 6 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các quá trình, dịch vụ, môi trường có hệ thống quản lý theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chơi trò này để loại bỏ những doanh nghiệp có chứng chỉ ISO được cấp từ quá 12 tháng kể từ ngày đánh giá HSMT - chiêu này để loại các HSMT vào phá đám
 
Cũng vừa bị chơi một vố bị bên mời thầu tìm cách loại bỏ những doanh nghiệp có chứng chỉ ISO được cấp từ quá 12 tháng kể từ ngày đánh giá HSMT - áp dụng “Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý - căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng “ được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, thế là nghiễm nhiên phải đi làm luật gia bất đắc dĩ

Theo mình hiểu thì "Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 27/01/2013)""Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 15/5/2017)" có phạm vi " Thông tư này quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật" và Đối tượng áp dụng "Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy " đâu có liên quan gì đến ISO đâu.

ACE nào chiến đấu trong lĩnh vực ISO vào giúp đỡ được không ợ.
 
Gặp bên mời thầu láo toét rồi, chắc lại từ Google mà ra rồi, nhưng không tìm ra văn bản pháp lý, bám víu vào Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN

Tại sao láo toét, đầu tiên là thời hạn hiệu lực của chứng chỉ ISO 9001 như sau:

- Nếu áp dụng ISO 9001:2008 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu) thì tại thời điểm hiện này đã hết hiệu lực, lý do những chứng chỉ này được cấp trước ngày 14/09/2018. Lý do trong thời điểm từ ngày 15/09/2015 đến 14/09/2018, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2015. Tuy nhiên, nếu áp dụng phiên bản ISO 9001:2008 thì thời hạn hiệu lực tối đa của chứng chỉ là 14/09/2018.

- Nếu áp dụng ISO 9001:2015 Quality managemeint systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu) thì sẽ có có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp.

Nguồn:



Trên các website thông tin về ISO 9001:2015 có trò này rất mập mờ về Hiệu lực phiên bản ISO 9001:2015

- "
Chứng chỉ ISO 9001:2015 có hiệu lực tối đa trong 3 năm, trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ cần thực hiện 2 cuộc đánh giá giám sát. Thời điểm diễn ra cuộc đánh giá giám sát là không quá 12 tháng kể từ cuộc đánh giá gần nhất, thời gian cụ thể tùy thuộc vào sự thỏa thuận của đơn vị với tổ chức chứng nhận. Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ nếu không thực hiện các cuộc đánh giá giám sát đúng thời hạn, chứng chỉ có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ và báo cáo lên Sở Khoa học Công Nghệ địa phương"

- "Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong 3 năm, trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ hằng năm. Việc đánh giá giám sát để xem xét sự tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Chu kỳ giám sát có thể diễn ra từ 6 đến 9 tháng hoặc 12 tháng. Thời gian này tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Trong quá trình giám sát, nếu doanh nghiệp không duy trì các yêu cầu hệ thống thì sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ."

......
thì cũng như môi giới nhà đất, toàn là thông tin từ các website không chính thống từ tổ chức cấp chứng chỉ mà từ tổ chức tư vấn, các tổ chức tư vấn phịa ra những thứ này để tiếp tục rỉa thêm tiền, chứ việc đánh giá lại hay không là quyền của tổ chức cấp chứng chỉ - họ có quyền xác định có giám sát đánh giá lại hàng năm hay không - nếu họ cảm thấy không cần thiết thì sẽ không đánh giá lạị .

Nghĩa là các tổ chức tư vấn ISO cũng láo nháo như môi giới nhà đất, cũng mở website ISO loạn cào cào, ai gà vịt tin vào Google là dính lưỡi câu ngay tức khắc.
 
Chắc lại mấy bên mời thầu nhà quê rồi, chưa học leo cây đã lo học đùn góc bếp, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/03/2017 của bộ KHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Muốn đập lại bên mời thầu thì phải tìm hiểu cứ Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006, Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007, Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018, Nghị định 78/2018/NĐ-CP ngày 16/05/2018

Theo thông 02/2017/TT-BKHCN thì đâu phải muốn công bố hợp quy là công bố,


Điều 12. Nguyên tắc công bố hợp quy

1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý để công bố hợp quy quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Lĩnh vực xây dựng duy nhất đến nay chỉ có sản phẩm và hàng hóa vật liệu xây dựng bắt buộc công bố hợp quy - theo quy định mới nhất là Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (QCVN QCVN 16:2019/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng), chứ chưa thấy hướng dẫn bất kỳ nào liên quan đến công bố hợp quy Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng cả.

Hóng quy định nào bắt công bố hợp quy Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng .... hoặc là chúng ta sai, hoặc là địa phương nơi mời thầu ban quy chuẩn kỹ thuật địa phương
 
Ô mình cũng vừa dính một cú đấu thầu qua mạng luôn, bên mời thầu cũng dùng điều khoản "Giám sát thông qua việc đánh giá hệ thống quản lý với tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần " nhằm loại bỏ chứng nhận ISO của bên mình, bên mình đã liên hệ với đơn vị cấp ISO, họ nói ISO vẫn có hiệu lực. Vấn đề bây giờ là phải theo dõi bên mời thầu múa may “bới lông tìm vết” như thế nào. Hình như nhà thầu vẫn không được quyền xem kết quả đánh giá của bên mời thầu, chắc lại phải làm đơn rồi.

Còn công bố hợp quy là thủ tục công bố chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiện nay chưa có căn cứ pháp lý công bố chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.