Vênh giữa luật Đấu Thầu 2013 và luật Xây Dựng 2014 trong việc yêu cầu nhà thầu có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Theo luật đấu 2013 số 43/2013/QH13
tại điều 5 - quy định tư cách hợp lệ của Nhà thầu
Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Theo luật xây dựng số 50/2014/QH13 , tại điều 148

Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
2. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động; giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.
4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng; điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động của nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài; chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực của tổ chức và điều kiện của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động xây dựng


Trước đây Bộ Xây Dựng chấp bút cho ra cái Nghị định số 59/2015/NĐ-CP dễ thở hơn
Điều 69. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng
1. Các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình tới cơ quan chuyên môn về xây dựng để đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý. Thẩm quyền tiếp nhận và đăng tải thông tin được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng: Tiếp nhận, đăng tải thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, công trình cấp I trở lên; tổ chức có 100% vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam; tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;
b) Sở Xây dựng: Tiếp nhận, đăng tải thông tin của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng có địa chỉ trụ sở chính tại địa phương do minh quản lý và cá nhân do mình cấp chứng chỉ hành nghề (trừ những tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản này).
2. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đăng tải của các tổ chức, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm xem xét, thẩm định và đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức trên Trang thông tin điện tử theo phân cấp quản lý.

3. Thông tin về năng lực hoạt động xây dựng là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng như sau:
a) Lập quy hoạch xây dựng;
b) Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;
c) Quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
d) Khảo sát xây dựng;
đ) Lập thiết kế, dự toán; thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
e) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
g) Giám sát thi công xây dựng;
h) Thi công xây dựng công trình;
i) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng.
4. Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ, quy trình đăng tải thông tin năng lực về hoạt động xây dựng.

Nay Bộ Xây Dựng chấp bút ban hành Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 đã bãi bỏ quy định tại Khoản 3, Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, đồng thời quy định tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 57 như sau:
“Điều 57. Quy định chung về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
d) Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;
đ) Tư vấn quản lý dự án;
e) Thi công xây dựng công trình;
g) Giám sát thi công xây dựng;
h) Kiểm định xây dựng;
i) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
a) Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
c) Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
3. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.
4. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình”.

Điều 2. Bãi bỏ các quy định sau:
1. Quy định tại các khoản 6 và 7 Điều 34, khoản 3 Điều 69 và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2. Quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.


Dẫn đến trong quá trình lựa chọn nhà thầu, có nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu vẫn quy định nhà thầu hợp lệ, hồ sơ dự thầu hợp lệ phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ... vậy quy định này có hợp lý với hay không? Vẫn còn bỏ ngỏ.

Hiện nay rất nhiều nhà thầu kêu ca về chuyện này, đơn cử mới nhất
Tư vấn giám sát thi công BV Đa khoa Duyên hải (Trà Vinh): HSMT khó hay không khó?
(BĐT) - Công ty TNHH Tư vấn Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Nhà Xinh (Nhà thầu Nhà Xinh) mới đây đã có văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu (HSMT) Gói thầu Tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) do Sở Y tế Trà Vinh làm chủ đầu tư.
http://baodauthau.vn/dau-thau/tu-va...ai-tra-vinh-hsmt-kho-hay-khong-kho-74534.html
 

TOPTEN

Junior Member
29/4/17
77
3
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Việc đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức khi đấu thầu cần căn cứ vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tuân thủ các quy định của Pháp luật.

Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 đã bãi bỏ quy định tại Khoản 3, Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, đồng thời quy định tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực.
Do vậy, đề nghị ông nghiên cứu các quy định nêu trên để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định.
http://mnews.chinhphu.vn/story.aspx?did=319739


Luật Xây Dựng được Quốc Hội ban hành sau Luật Đấu Thầu, thì nguyên tắc phải theo luật Xây Dựng.

Bộ Kế Hoạch cũng thuộc Chính Phủ
Bộ Xây Dựng cũng thuộc Chính Phủ

Nguyên tắc là Bộ Kế Hoạch phải hướng dẫn hay sửa đổi lại mẫu Hồ Sơ Mời Thầu
 

thuvienxaydung

Thành viên cơ bản
18/4/16
67
15
Doanh nghiệp hoạt động bên ngành điện còn chịu thêm một tròng Bộ Công Thương, cũng may bộ Công Thương đã giảm bớt áp lực khi bàn hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
http://vbpl.vn/bocongthuong/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=127429

So sánh với quy định của Bộ Xây Dựng về tư vấn xây dựng thì quy định của Bộ Xây Dựng khắc nghiệt hơn
Nội dung kiến nghị về một số bất cập trong các quy định liên quan đến điều kiện hành nghề của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng. Nội dung chi tiết được trình bày trong file văn bản đã đính kèm.
File đính kèm:TXpVMk5qSTFPVFU9X1BoYW4gYW5oIHZhIGtpZW4gbmdoaSBsaW5oIHZ1YyB0dSB2YW4geGF5IGR1bmc=.pdf

BỘ XÂY DỰNG TRẢ LỜI:
Ngày 20/3/2018, Bộ Xây dựng có Văn bản số 566/BXD-HĐXD trả lời doanh nghiệp.
File đính kèm: tl_cty_cp_tvxd_dien_4_FFDP.pdf
 
Tranh chấp giữa Bộ Xây Dựng và Bộ Kế Hoạch xảy ra từ lâu lắm rồi, từ thời Nghị định 42, 43 ... đấy là
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định 177/CP)

QUY CHẾ ĐẤU THẦU (Ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ)

Cả hai bên đều dành phần quản lý của nhau, giẫm đạp nhau bì bõm, cứ mỗi thông tư hay nghị định hay luật được ông này ban hành sau thì kiểu gì cũng có quy định những điều kiện dành phần của ông kia .... giới xây dựng hồi đó luôn ca thán là có 2 bộ vô tích sự nhất cần giài tán hay sát nhập là Bộ Kế Hoạch và Bộ Xây Dựng ... và hiện nay đang trở thành một phần sự thật là khi đề xuất cải cách bộ máy địa phương, sở Kế Hoạch và sở Xây Dựng được ưu tiên giải tán :D

Nói gì thì nói, thời gian gần đây bộ Kế Hoạch văn minh hơn bộ Xây Dựng, là bộ đã tự lấy đá ghè chân mình, trong lúc Bộ Xây Dựng là bộ ngày càng đẻ ra nhiều thủ tục quái dị quái thai hơn ... nên kiến nghị cần giải tán sớm Bộ Xây Dựng và các Sở Xây Dựng ... he he Lào Cai đã giải tán rồi
Lào Cai chính thức hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng
TPO - Ngay sau khi Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải – Xây dựng, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị này sau khi hợp nhất.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/uoc-nhieu-bo-truong-lay-da-ghe-chan-minh-150100.html
Ngành công thương, ngành giao thông vận tải ngày càng tạo điều kiện cho kinh doanh, thì điều kiện kinh doanh xây dựng ngày càng nhiêu khê quái thai, thủ tục đầu tư xây dựng ngày càng rườm rà phức tạp ... từ chứng chỉ hành nghề cá nhân đến chứng chì năng lực của doanh nghiệp .... mịa một ma trận bát quái ... quái đản nhất là yêu cầu nhân sự cho doanh nghiệp khi xin chứng năng lực, bắt doanh nghiệp phải nuôi người để xin chứng chỉ.

Mà thôi, copy từ báo chính thống không lại bảo lại lộng ngôn ... chả muốn bị bem nick đâu
Từ điều kiện cấp chứng chỉ...

Hàng trăm DN, nhà thầu xây dựng tại nhiều địa phương cho biết, họ đang gặp rất nhiều khó khăn trước quy định về điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho DN và cho kỹ sư ngành xây dựng. Chứng chỉ này được cấp thông qua sát hạch tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng. Nó quyết định năng lực của nhà thầu được phép tham gia đấu thầu, triển khai các dự án xây dựng loại nào.

Theo yêu cầu, để được cấp chứng chỉ, DN phải bảo đảm có đủ số lượng kỹ sư có hợp đồng lao động dài hạn theo quy định, kỹ sư còn phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng và được nhà thầu đóng bảo hiểm. Theo các DN, yêu cầu này là không thoả đáng vì theo quy định, các DN xây dựng được phép thuê chuyên gia bên ngoài trong quá trình triển khai dự án.

Với yêu cầu nêu trên, theo tính toán của ông Vũ Tiến Thành, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Betexco (Hà Nam), thì để DN được cấp chứng chỉ hạng III, với 3 chuyên ngành thì cần đến 24 kỹ sư. Để bảo đảm điều kiện được cấp chứng chỉ, mỗi tháng, Công ty còn phải chi trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho 24 nhân sự này với gần 150 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo ông Thành, các điều kiện phải có nhân lực, thiết bị bảo đảm yêu cầu mới được cấp chứng chỉ có thể làm DN yếu đi, do không tận dụng được nguồn lực là các chuyên gia hoặc công nghệ tiên tiến. Các DN mới cũng sẽ bị ảnh hưởng vì không có điều kiện tham gia một cách cạnh tranh vào các dự án.

Một số nhà thầu cho rằng, những tiêu chí, điều kiện mà chứng chỉ này yêu cầu không phản ánh bản chất năng lực của một DN, tuy nhiên để không vi phạm Luật Xây dựng, DN buộc phải có.

... đến thủ tục phức tạp

Cuối năm 2017, Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi các luật trong lĩnh vực xây dựng, gồm Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Luật Quy hoạch đô thị năm 2009. Cùng với đó, cơ quan này cũng xây dựng dự thảo nghị định nhằm cắt bỏ nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động trong lĩnh vực này. Dù được đánh giá là đã có những khởi động tích cực, song theo các DN, vẫn còn nhiều vấn đề ngành xây dựng cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để tạo môi trường đầu tư thông thoáng trong lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam dẫn chứng, thủ tục thẩm định thiết kế một dự án đầu tư xây dựng hiện còn khá phức tạp và khó khăn. Cụ thể, 3 khâu phê duyệt thiết kế, phòng cháy chữa cháy, môi trường thuộc về 3 cơ quan khác nhau và chủ đầu tư phải tự thực hiện từng khâu này. “Việc chủ đầu tư phải làm việc với 3 cơ quan độc lập không khác gì việc phải xin 3 chiếc giấy phép con”, ông Hiệp nhận định.

Riêng trong lĩnh vực quảng cáo, thủ tục cấp phép xây dựng còn được phản ánh là nhiêu khê hơn gấp nhiều lần. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, các luật quy định tới 8 loại giấy phép cần thiết để xây dựng một công trình quảng cáo, trong đó riêng giấy phép xây dựng có 5 loại. Với mỗi loại giấy phép đó lại chia nhỏ ra nhiều thành phần. Vì vậy, nếu thống kê chi tiết thì phải có tới 20 loại giấy phép để được cấp phép xây dựng một biển quảng cáo.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng phức tạp đang gây khó khăn cho chủ đầu tư, nhà thầu. Liên quan đến những hoạt động đầu tư xây dựng, riêng Bộ Xây dựng là cơ quan soạn thảo và chỉ đạo, theo dõi thực hiện 4 luật: Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo, chỉ đạo và theo dõi thực hiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và chỉ đạo, theo dõi thực hiện Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công; Bộ Công an chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy…

“Sự chồng chéo của pháp luật có thể nói là rào cản lớn nhất trong cải tiến thủ tục của công tác đầu tư xây dựng. Tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài, nhiều người nói rằng họ như lạc vào mê hồn trận khi có khoảng một chục luật đang chi phối hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng thiếu nhất quán, chồng chéo nhau”, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết.
http://baodauthau.vn/bat-dong-san/phuc-tap-dieu-kien-kinh-doanh-xay-dung-70089.html

Ngày xưa cải cách, chủ đầu tư được phê duyệt Thiết Kế Kỹ Thuật và Dự Toán ... ngày nay nhiêu khê trở lại ... mịa ôm cái thiết kế y chang thiết kế cơ sở đưa lên cho cơ quan đã duyệt dự án xem lại.