Vinmart mua lại Fivimart - liệu các ông lớn bán lẻ có thắng được cửa hàng truyền thống không ?

Vậy là hệ thống siêu thị FiviMart bị xóa sổ sau 10 năm thành lập
Kinh doanh kém hiệu quả

Công ty Cổ phần Nhất Nam thành lập ngày 17/2/1997, trụ sở tại số 2 đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Người đại diện là bà Đặng Thị Đan Tâm. Đây là một trong những công ty Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị.

Khi mới thành lập, Fivimart thực sự gây được ấn tượng tốt với người tiêu dùng Thủ đô bởi hàng hóa đa dạng, giá cả phải chăng, hệ thống máy tính tiền chất lượng cao, thường xuyên có các chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng…

Công ty Nhất Nam đã nhận được bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho doanh nghiệp có đóng góp trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006.

Thương hiệu Fivimart cũng nhiều lần được công nhận là thương hiệu nổi tiếng do người tiêu dùng bình chọn.

Đầu năm 2015, tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản tuyên bố mua lại 30% cổ phần của Fivimart (và 49% cổ phần của Citimart, 2 chuỗi bán lẻ siêu thị lớn ở hai thị trường miền Bắc và miền Nam Việt Nam).

Tuy nhiên thương vụ hợp tác này sau 3 năm đã không đạt được kết quả như đại gia Nhật kỳ vọng.

Báo cáo tài chính của Fivimart cho thấy, thời điểm Aeon bắt đầu hợp tác năm 2015, doanh thu của FiviMart trong năm này là 1.075 tỷ đồng, lỗ 60 tỷ đồng. Năm 2016 lỗ tiếp 96 tỷ đồng.

Năm 2017, doanh thu tăng lên 1.269 tỷ đồng, đồng thời báo lỗ 23 tỷ đồng, kéo theo số lỗ lũy kế lên tới 197 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến Fivimart thua lỗ là do chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn, cao hơn cả lợi nhuận gộp từ bán hàng hóa trong siêu thị. Cụ thể, năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 280 tỷ đồng trong khi lãi gộp chỉ là 183 tỷ đồng.

Các khoản chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lên đến gần 272 tỷ đồng và chi phí tài chính hơn 11,8 tỷ đồng trong năm 2017.

Đến cuối năm 2016, tổng nợ và thuê tài chính của Fivimart là gần 700 tỷ đồng.

Chính vì lý do trên, Aeon đánh giá mối quan hệ với Fivimart không đem lại nhiều hiệu quả. Tập đoàn này quyết định bán đi 30% cổ phần đang nắm giữ tại Fivimart cho bên thứ ba. Aeon cho rằng động thái rút vốn khỏi Fivimart sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của tập đoàn này tại Việt Nam.
https://www.nguoiduatin.vn/vi-sao-he-thong-sieu-thi-fivimart-bi-xoa-so-sau-10-nam-a406627.html
Với việc bán toàn bộ cổ phần cho Vingroup, 23 siêu thị Fivimart sẽ được đổi tên thành Vinmart.

Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại VinCommerce, đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) vừa hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi Fivimart gồm 23 siêu thị từ Công ty cổ phần Nhất Nam. Đây là một trong những đơn vị bán lẻ đã có hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, sở hữu điểm kinh doanh tại các khu phố trung tâm đông dân cư, thuận lợi giao thương.

Trước đó, Tập đoàn Nhật Bản AEON - đơn vị sở hữu 30% cổ phần Công ty Nhất Nam cho biết đã hoàn tất việc "chia tay" và nhượng lại chuỗi siêu thị Fivimart. Tuy nhiên, đơn vị này không tiết lộ về giá trị thương vụ.

https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/fivimart-ve-tay-vingroup-3820657.html

Theo một nguồn tin khá tin cậy thì đây là một phần của chiến dịch đạt 200 Vinmart và 4.000 Vinmart+ vào năm 2020 của Vingroup.
Trước đây Fivimart hoạt động èo uột, vào tay Aeon cũng mãi không khá hơn. Tuy nhiên hiện nay hệ thống Vinmart cũng không khá hơn.

Hiện nay vào Vinmart... trải nghiệm khách hàng quá tệ. Rau quá đắt (chuẩn Vineco nhưng không phải original), ví dụ cùng mua 1 bó cải thảo, cùng size đó thường mua ở coop là tầm 8k, trong Vinmart này bán 28k bó rau ạ. Lúc tính tiền hoang mang luôn. Vấn đề này thì nhiều khách cũng confirm rồi.

Mặt khác món gì thì cũng có đắt hơn bên ngoài 1,2k. Nhân viên thì lạnh như tiền. Không biết sao chứ mỗi lần bất khả kháng phải vào đây lại thấy khó chịu vì cửa hàng tiện lợi cũng không phải, mà cửa hàng đồ tươi hẳn cũng không xong. Định hướng phát triển cứ giữa giữa làm mình khó chịu theo.

Hôm rồi Bách Hóa Xanh mở gần nhà, vào là thấy dễ chịu ngay từ nhân viên, cách bố trí gian hàng, giá cả, thực phẩm nhìn cũng có vẻ tươi hơn bên Vinmart để phơi sương phơi gió. Nói chung là Vinmart ế cũng đúng vì nó quá chán.

Về cửa hàng tiện lợi thì ministop, circle K, famimart lúc nào cũng có các bạn teen, cửa hàng Vinmart ngược lại thì rất vắng khách buồn đìu hiu như chợ chiều. Còn cửa hàng tươi sống thì Satra, coopfood, bách hóa xanh khách ra vào nườm nượp.

Không biết Vinmart thuộc loại gì vì loại gì cũng chẳng ra hồn.
 
Ý chủ thớt là muốn dẫn dắt bàn về hệ thống cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng phải không? Vì đây là #diễn đàn xây dựng chứ có phải diễn đàn thương mại tổng hợp đâu nhỉ ? mà thôi theo mạch của thớt thì công nhận Vinmart tệ thật.

Gần nhà có 3 cái mở sát nhau: Vinmart, Coop Food và sau đó là BHX. Vinmart hầu như không ai vào, ban đầu mọi người vào Coop Food nhiều, sau BHX mở ra thì BHX hút 1 lượng khá lớn và giờ ổn định thì BHX / Coop Food là 6/4 hoặc có khi 7/3.

Cảm nhận mấy NV BHX được đào tạo rất tốt, mua cái gì mà nhờ làm cũng tươi tỉnh, vui vẻ làm liền trong khi nếu nhờ Coop Food chưa chắc nha, còn Vinmart khỏi nói.

Vinmart đồ tươi sống hình như không có trong khi nhu cầu mua đồ tươi sống rất cao, có thể Vinmart biết mình ít khách, mua mấy cái đó về có khi ế đem huỷ thì lỗ sặc máu nên không dám bán. Đi vào Vinmart h cửa hàng lèo tèo, gần như đóng cửa 1/2. điều hoà tăng nhiệt độ rất cao. Vinmart muốn đấu cửa hàng tiện lợi thì cần phải thay đổi nhiều lắm, còn như hiện tại chắc chỉ mở chuỗi cho nhiều rồi đem bán lại nguyên chuỗi thôi.

VIN thông qua các xác sống trung gian đã bỏ tiền ra mua một số địa điểm rất đẹp mà không chuyển đổi được mục đích thì chắc đắp chiếu nằm chờ bán cho ai đó quá! Hoặc là Vin mua Fivimart cho thấy Vin bắt đầu khó khăn về tài chính rồi nên phải đẻ ra dự án lấy tiền nuôi cỗ máy ?!
 
Nói thật là trước khi có thương vụ nay thì không biết có siêu thị Fivimart ở Sài Gòn. Cũng chỉ mới vào Vincom Center ở Q.1 và Vinhome Nguyễn Chi Thanh ngoài HN và Vinpearl Land ngoài Nha Trang do Công ty tổ chức. Chưa bao giờ vào các thể loại Vinmart, Vinpro, Vinmec, Vinschool, Adayroi v..v, và do đó cũng chưa mua cái gì của a Vượng. Sau này Vinfast có xe thì chắc cũng chẳng bao giờ vào showroom chứ đừng nói chuyện mua. Rất thần tượng a Vượng nhưng thấy sp của a Vượng không ấn tượng gì cả, nói chung là vô cảm. Trong lúc đó lại có cảm tình với BigC, Aeon, Coop Mart, Maximart ..

Không biết sẽ cải tạo Fivimart như thế nào, từ ngày mua Maximart thấy nhìn bên ngoài èo uột nên cũng lười ghé vào luôn. Chắc Vin mua để nuôi dài hơi và xây dựng hệ sinh thái thôi .... hay là mua để bán cho Walmart khi họ vào Việt Nam ?!

Chỉ mong là hệ thống Vinmart đủ mạnh để cạnh tranh với hệ thống siêu thị nước ngoài như Aeon, Big C, Lotte, MM Mart, không thì nhà sản xuất trong nước cũng ốm đấy vì như hệ thống MM Mart giờ bán hàng Thái rất nhiều, Lotte thì bán hàng Hàn, Aeon hàng Nhật.
 
Vấn đề là Vinmart còn đang lỗ đầm ra thì mua thêm làm gì nhỉ ? Và tiền ở đâu ra để duy trì ?! Khi mảng duy nhất có lãi là BĐS và nghỉ dưỡng. Hiện nay BĐS của VIN cũng ế đầy. Vinmart Mart + Vinpro Vineco .. lỗ sặc gạch. Vinschool Vinmec tuyên bố phi lợi nhuận ??? Vinfast thì tiền bỏ ra cả đống chưa thấy sản phẩm. Vậy tiền ở đâu ra mà toàn vẽ dự án khủng để vay thêm ???

Nếu Hòa Phát, FPT hay Viettel bỏ tiền mua Fivimart thì có thể thấy không bất bình thường. VinGroup là nồi lẩu thập cẩm, bỏ tiền tiếp mua Fivimart có gì đấy bất bình thường quá.

Phải chăng nguyên lý lãi ảo nó phải thế, lấy tiền bank này để trả lãi cho bank khác... không thể dừng quá trình đầu tư "lớn" được, vì tài sản thế chấp mới đủ "lớn" để trả lãi và vốn cũ bằng... chính khoản vay mới. Nếu vậy thì câu hỏi là quả bóng VIN sẽ tiếp tục phình to cỡ nào...?
 
@vinacell , tốt nhất là chúng ta nên quay về chủ đề chính của thớt , không đi lan man MOD/MIN lại xóa thớt. :D :D :D

Hóng xem các ông lớn bán lẻ có thắng được cửa hàng truyền thống không? Khi dân Việt ưa sự dễ dàng tiện lợi mà sự tiện lợi với độ phủ thì siêu thị không thắng được cửa hàng truyền thống, hơn nữa có một sự khác biệt giữa cửa hàng truyền thống và siêu thị đó là cửa hàng truyền thốngcó thể cho khách mua chịu. Mà hình như Việt Nam chưa có siêu thị vật liệu xây dựng, chỉ có trung tâm thương mại VLXD CMC gì đó ở Lý Thường Kiệt TP.HCM đã dẹp rồi.

Cửa hàng truyền thống tự chọn thoải mái, có nơi còn có điều hòa, chưa nói sử dụng mặt bằng của chính gia chủ hoặc thuê trong ngõ rẻ hơn siêu thị, không chi phí ban bệ tự mình làm nhân viên nên tổng chi phí thấp, có thể đầu vào cao hơn siêu thị một chút nhưng nói chung nhiều cửa hàng truyền thống có thể bán thấp hơn siêu thị 10%.
 
@binhkrb à muốn bàn về của hàng truyền thống thì phải xét từng mặt hàng, nếu VLXD thì lại khác vì đấy chính là hệ thống phân phối.

Lấy cho một ví dụ ở công ty mình để @binhkrb thấy vấn đề. Bên mình làm việc trực tiếp (với TGĐ) của một công ty khá lớn, hàng họ sản xuất xong cho lên xe chạy thẳng đến công trường bên mình luôn. Sau khi đàm phán giảm giá rất nhiều rồi họ còn bảo: Đã giảm hết sức cho khách hàng quen, muốn giảm thêm được 1% (gần 4 tỏi) nữa thì ký HĐ mua của một nhà phân phối bên họ. Nguyên tắc là thằng sản xuất không được đi cạnh tranh với các đại lý, không thì không thằng nào làm đại lý cho nó cả.

Ví dụ ngay cả máy tính nếu mua tại tổng đại lý phân phối (nhà phân phối) cũng không bao giờ rẻ hơn mua tại các cửa hàng lớn - nếu mua số lượng lớn.

Việc các tổng đại lý phân phối hay sản xuất tự bán lẻ bằng giá bán sỉ cho các nhà phân phối thì tập xác định là tự bán suốt đời luôn chứ méo có ai bán cho họ nữa.

Hình như hơi lan man, ý là cửa hàng truyền thống thì tùy từng loại mặt hàng.
 
Mấy con chim sẻ thì làm sao hiểu được đại bàng

Anh Vượng có tầm, mình công nhận. Nhưng cái tầm của ảnh đúng bản chất con buôn: mua buổi sáng, bán buổi chiều, ra ngay tiền lãi. Tố chất của anh Vượng không có một chút nào đủ để làm bán lẻ - một ngành cần sự dài hơi và chỉn chu trên mọi khía cạnh. Ảnh thấy vài tháng không có lãi là ảnh đuổi mẹ hết nhân viên, cắt chi phí, rồi sáp nhập, rồi rã ra, nói chung là bát nháo. Anh này kinh doanh thì làm gì có mấy chữ "hiểu nhu cầu khách hàng", mà cái này là đặc trưng của bán lẻ.

Ảnh ăn ngon kiểu bất động sản quen rồi: đẩy giá lên rồi bơm hoa hồng cho bọn sales nó bơm vá, ảnh ngồi rung đùi lượm tiền xong ảnh phủi tay thôi. Mà bài này thì không xài được cho bán lẻ.

Bán lẻ chỉ là con bài để ảnh lấy tiền theo kiểu khác, không phải từ khách hàng. Mọi người có biết anh Vượng bán con Retail bao nhiêu tiền không ... cứ từ đó mà hiểu chí đại bàng của anh Vượng .... gầy dựng nên mạng lưới rồi bán giấy lấy tiền.
 
@binhminh ... đã nói là quay về chủ đề của thớt đi, chứ đừng bàn rộng ra kiểu FLC hay Massan nữa, không phù hợp với nội dung diễn đàn ... mình bị xóa và bem mấy nick rồi mình biết :D :D :D
 
@binhkrb không có gì sai hết, đọc bài này đi
Vincom Retail gọi vốn ngoại thành công tại châu Á
Thứ Sáu, 1/12/2017, 15:43
Với giá trị giao dịch lên đến 741 triệu đô la Mỹ, Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã VRE) đã được Tạp chí FinanceAsia vinh danh là “Giao dịch đầu tư vốn cổ phần tư nhân thành công nhất châu Á Thái Bình Dương” năm 201​
.....
và bây giờ
VinHomes và Vincom Retail cùng xin ý kiến cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng và chia cổ tức bằng cổ phiếu
01-08-2018 - 09:23 AM | Thị trường chứng khoán
Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4.
CTCP Vincom Retail (VRE) vừa công bố thông tin về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc phát hành cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần.
Theo báo cáo, trên cơ sở số liệu đã được kiểm toán bởi Ernst & Young Việt Nam, tính đến 31/12/2017 Vincom Retail còn hơn 4.324 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Do vậy HĐQT công ty trình ĐHCĐ thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Vincom Retail dự kiến phát hành hơn 427,74 triệu cổ phiếu mới thưởng cho cổ đông. Tỷ lệ phát hành 1.000:225 tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phần được nhận về 225 cổ phần mới. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 và quý 4/2018.
Hiện tại Vincom Retail có hơn 1.901 triệu cổ phần đang lưu hành. Dự kiến sau phát hành Vincom Retail tăng vốn điều lệ lên hơn 23.288 tỷ đồng.
 
@binhkrb không có gì sai hết, đọc bài này đi
Vincom Retail gọi vốn ngoại thành công tại châu Á
Thứ Sáu, 1/12/2017, 15:43
Với giá trị giao dịch lên đến 741 triệu đô la Mỹ, Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã VRE) đã được Tạp chí FinanceAsia vinh danh là “Giao dịch đầu tư vốn cổ phần tư nhân thành công nhất châu Á Thái Bình Dương” năm 201
.....
và bây giờ
VinHomes và Vincom Retail cùng xin ý kiến cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng và chia cổ tức bằng cổ phiếu
01-08-2018 - 09:23 AM | Thị trường chứng khoán
Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4.
CTCP Vincom Retail (VRE) vừa công bố thông tin về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc phát hành cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần.
Theo báo cáo, trên cơ sở số liệu đã được kiểm toán bởi Ernst & Young Việt Nam, tính đến 31/12/2017 Vincom Retail còn hơn 4.324 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Do vậy HĐQT công ty trình ĐHCĐ thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Vincom Retail dự kiến phát hành hơn 427,74 triệu cổ phiếu mới thưởng cho cổ đông. Tỷ lệ phát hành 1.000:225 tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phần được nhận về 225 cổ phần mới. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 và quý 4/2018.
Hiện tại Vincom Retail có hơn 1.901 triệu cổ phần đang lưu hành. Dự kiến sau phát hành Vincom Retail tăng vốn điều lệ lên hơn 23.288 tỷ đồng.
VinRetail thì thặng dư vốn cổ phần, không lấy ra để tăng thì để nó mốc hả. Có bao nhiêu vốn thặng dư đẩy vào tăng vốn điều lệ.

VinHomes thì Lời quá, không đè cổ bọn lấy lãi ra để tăng vốn thì để làm đếch gì, đóng thuế cho nhà nước hả. phát hành 1;0.25 để tăng vốn tiếp

Đặc biệt là phát hành cổ phiếu không bị pha loãng mà lại còn không bị hạn chế giao dịch

Đó là điều khác hoàn toàn với FLC, ROS
 
  • Like
Reactions: smarthomeviet
VinRetail thì thặng dư vốn cổ phần, không lấy ra để tăng thì để nó mốc hả. Có bao nhiêu vốn thặng dư đẩy vào tăng vốn điều lệ.

VinHomes thì Lời quá, không đè cổ bọn lấy lãi ra để tăng vốn thì để làm đếch gì, đóng thuế cho nhà nước hả. phát hành 1;0.25 để tăng vốn tiếp

Đặc biệt là phát hành cổ phiếu không bị pha loãng mà lại còn không bị hạn chế giao dịch

Đó là điều khác hoàn toàn với FLC, ROS
Chứ không phải chấp nhận thua lỗ nghìn tỷ để hình thành thói quen cho thị trường ???
 
Hôm nay đọc tin này chợt nhớ còm của bạn
Chỉ sau 5 năm hiện diện, hệ thống Vinmart, Vinmart+ được định giá hơn 3 tỷ USD, cao hơn hẳn Thế giới Di động
 
  • Like
Reactions: BatDongSanHaTinh
Giá trị định giá này cũng ảo vi diệu lắm bác @TuVanDauTu ơi
Bác tưởng tượng thế này nhé, mình đang có 100 món đồ, mỗi món giá chỉ có 1 đồng. Giờ mình đưa cho bác 50 đồng để mua 5 cái với giá 10 đồng một cái <==> giờ chỗ hàng còn lại của mình lại có giá 800 đồng, bác nghĩ thế nào nhỉ ?
 
  • Like
Reactions: BatDongSanHaTinh
Hôm nay đọc tin này chợt nhớ còm của bạn
Chỉ sau 5 năm hiện diện, hệ thống Vinmart, Vinmart+ được định giá hơn 3 tỷ USD, cao hơn hẳn Thế giới Di động
Giá trị định giá này cũng ảo vi diệu lắm bác @TuVanDauTu ơi
Bác tưởng tượng thế này nhé, mình đang có 100 món đồ, mỗi món giá chỉ có 1 đồng. Giờ mình đưa cho bác 50 đồng để mua 5 cái với giá 10 đồng một cái <==> giờ chỗ hàng còn lại của mình lại có giá 800 đồng, bác nghĩ thế nào nhỉ ?
Thương vụ bom tấn của tỷ phú Vượng và tỷ phú Quang: Sáp nhập Vincommerce và VinEco vào Masan Group

Ngày 3/12, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan vừa thỏa thuận việc sáp nhập Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco vào Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.

Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce là thành viên của Tập đoàn Vingroup, sở hữu hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi VinMart+. Trong đó, VinEco là đơn vị chuyên đầu tư mảng nông nghiệp của Vingroup.


Bản chất của giao dịch là Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập (bao gồm công ty Masan Consumer Holdings và công ty VinCommerce).

Chúng tôi đang tiến hành các thủ tục cần thiết để xác định tỷ lệ hoán đổi giữa 2 bên. Sau sáp nhập, thị trường sẽ có một Tập đoàn hàng tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Do tỷ lệ sở hữu của Vingroup trong công ty mới chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nên Masan Group sẽ là bên nắm quyền kiểm soát và chúng tôi cũng chuyển giao toàn bộ việc điều hành Công ty VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, chuỗi cửa hàng VinMart+ và VinEco) sang cho Masan.


Không dụ được thằng Tây lông nào sao mà phải nhờ thằng em nối khố bán nước mắm công nghiệp và nước tương công nghiệp ? Thằng em bán nước mắm công nghiệp chắc kiếm đường binh cho thịt lợn đóng gói đông lạnh ?

Masan từng kinh doanh Masan Mart thất bại 15 năm trước. Sau đó thì anh Vũ Trọc ra cái format G7Mart, cam đoan là thắng chắc, rùi cũng tiêu tùng. Việt Thái của David Thai cũng từng thử nghiệm My Mart ở Thủ Đức, nhưng không thấy phát triển. Shop & Go chết rùi, Family Mart làm rồi bán (B'smart) rồi lại lập cái mới nhưng có vẻ không ăn thua. Với chiến trường cửa hàng tiện lợi chắc chỉ có 7Eleven sẽ sống khỏe, thấy giờ cũng nhiều nhiều ở mấy cái building, còn lại dám chắc sẽ dần biến mất.....Như Hà Nội là gần như không có cửa hàng tiện lợi nào ngoài Vinmart+....

Nói chung là không cạnh tranh nổi với cửa hàng tạp hóa truyền thống, các quán ăn, quán giải khát, quán cafe cóc đâu
 
Anh Vượng quả nhiên là phù thuỷ số một của Việt Nam, anh mở công ty bán lẻ, tuy bán lẻ thì lỗ, nhưng bán giấy thì lời, anh thật tuyệt vời ông mặt trời .... cái này là Kinh Doanh 4.0, là Tinh thần Khởi nghiệp, Start-up.....

Chứ Vinmart+ anh đâu có thèm nhắm đến đối tượng khách hàng nào đâu
Khách hàng trẻ, cần ăn uống tiện lợi tài chỗ, có chỗ ngồi và thân thiện thì vào Circle K, Ministop.
Khách hàng trẻ, nội trợ không thích chợ truyền thống mà vẫn muốn mua thực phẩm tươi sống sạch, nhanh, tiện, giá ổn thì vào Bách Hóa Xanh, Coopfood, Satra Food.
Còn cái Vinmart+ như ở giữa, không biết bán cho ai. Chỗ ngồi không có, đồ tươi sống thì lèo tèo mỗi vài món rau, trái cây. Mỗi lần vào Vinmart+ đều thấy mấy bạn nhân viên bí xị, thực phẩm thì héo úa, giá không rẻ. Đi 10 lần thì hết 8 lần có cảm giác tiêu cực với Vinmart+.
Còn vào BHX, nhân viên tươi cười niềm nở giúp đỡ từ A - Z. Circle K và Ministop thì quá ổn định đối với các bạn trẻ.
Nên Vinmart+ có bị nhượng lại cho Masan thì cũng là chuyện dự đoán được. Bán hàng mà mỗi lần khách ra về đều có cảm xúc khó chịu thì bán cho ai???

Với chiến lược cạnh tranh trực tiếp với chợ ướt, cùng với chất lượng dịch vụ/hàng hóa của BHX hiện tại, mình tin BHX sẽ càng có nhiều tình cảm khách hàng và thị phần hơn nữa. Nguyên một năm nay mỗi tuần mình vào BHX 2 3 lần và chưa một lần nào làm mình thất vọng. Nhân viên thật sự rất chuyên nghiệp, trưng bày hàng hóa cũng tiện lợi và sạch sẽ.
 
  • Haha
Reactions: HuuVinhLe
Vingroup rút lui mảng bán lẻ, Adayroi sáp nhập VinID, giải thể VinPro


Chém lãi 5k tỷ mà phải bán là biết đã trả lãi vay nhưng chưa trả vốn gốc, nợ gốc VinGroup phải trả mỗi năm là 23k tỷ ... chỉ có lùa được con gà nào chứ không phải bán xới mà trả nợ gốc ... chứ không thì đang ăn thịt chính đùi của mình.
 
  • Like
Reactions: LamHoSoThau