Vở kịch bất động sản nghỉ dưỡng với các diễn viên là các nhà đầu tư dùng mỡ mình rán mình, đạo diễn là các chủ đầu tư

7/4/17
90
7
Ngoài chiêu trò kinh doanh kỳ nghỉ tương lai, dạo này bắt đầu rộ chiêu thức kiểu như bài toán kêu gọi các nhà đầu tư bỏ tiền ra mua siêu xe Rollroyce và góp vào công ty chạy lữ hành trong 10 năm, mỗi năm nhà đầu tư được chạy miễn phí 2 tuần và mỗi năm nhà đầu tư được nhận lại 8% trị giá cái xe, 10 năm sau nhà đầu tư nhận lại 80% trị giá xe , nhưng có 1 cái Rollroyce đầy bệnh , nuôi nó toát mồ hôi hột.

Đây chính là vở kịch đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Nhìn vào những dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang được chào bán ra thị trường trong thời gian vừa qua, có thể thấy chiêu thức “cam kết lợi nhuận” đã được giới chủ đầu tư áp dụng môt cách đồng loạt và triệt để. Kịch bản đưa ra thật hấp dẫn, đầu tư lợi nhuận 8% đảm bảo cho 10 năm, như vậy 10 năm đã thu về đến 80% , ngoài ra lại còn 2 tuần miễn phí hàng năm . Hoặc nhà đầu tư đã có thể nhìn thấy được lợi nhuận ngay khi chủ đầu tư công bố chia sẻ lợi nhuận 85% từ việc kinh doanh cho thuê lại và được cam kết cam kết mức sinh lời tối thiểu 10%/năm trong vòng 10 năm.

Thật hấp dẫn ... Bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư, khách hàng không phải làm gì trong khi vẫn thu về lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc gửi ngân hàng. Bài toán kinh doanh do các chủ đầu tư dự án BĐS đưa ra có lẽ không thể hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, chiêu thức kinh doanh này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không phải nhà đầu tư nào cũng nhìn thấy được. Bởi thực tế, nhiều chủ đầu tư nâng giá trị bất động sản cao hơn giá trị thực và dùng chính số tiền chênh lệch đó để trả lại cho khách hàng theo chính sách “lấy mỡ nó rán nó”. Suất đầu tư xây dựng một căn biệt thự không bao nhiêu, nhưng giá bán được các chủ đầu tư đẩy lên cả chục tỉ đồng. Với giá đó, chủ đầu tư không bao giờ lỗ. Nói cách khác, người mua đã phải trả một cái giá rất cao, rồi sau đó nhận lại chính đồng tiền của mình dưới tên gọi là lợi nhuận đầu tư. Chính vì vậy, người mua nhà hiện nay cần hết sức thận trọng, tránh những cái "lợi trước mắt" mà "mua" rủi ro về lâu dài.
 
NU thì chết thôi, bệnh tật gì
chiêu thức "mỡ nó rán nó" rất cơ bản như cho vay tiêu dùng với lãi suất % hoặc cho vay đến 80% giá trị bất động sản với lãi suất 0% trong 18 tháng ... chỉ khác là cách trình bày tinh vi như thế nào thôi ... với bất động sản nghĩ dưỡng đấy là miếng mồi "cam kết lợi nhuận" ...
có vẻ giống vay ODA quá nhỉ ?
mà thôi chủ thớt viết thế nào đừng để bị các nhà đầu tư lôi diễn đàn ra tòa nhé .
 
Không biết cùng với chủ đề "Hãy tìm hiểu thật kỹ các dự án bất động sản mà ngân hàng cho vay đến 80% với lãi suất thấp hoặc không lãi suất với thời gian dài - hay các dự án chủ đầu tư cam kết lợi nhuận cho thuê " các bác muốn tung hứng cái gì .... nhưng bất thành văn xưa nay "Miếng pho mát có sẵn chỉ có trên cái bẫy chuột"

Có cày mới có ăn, không ai tự nhiên mang lại sinh lợi cho mình hết ... nếu ngon thì các chủ đầu tư đã vay ngân hàng để làm rồi.
 
Chúng ta là con ếch. Chỉ khác là ngồi ở cái giếng nào

Nói thì dễ lắm anh, còn làm mới khó. Chi phí nhiều lắm. Dân có mấy chục tỷ để mua một căn nó rất hiếm. Không ai dại gì mua cả. Thật ra họ tính toán một năm được 10% lợi nhuận thì họ mới mua coi như họ chỉ trả lãi vay ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là bên chủ đầu tư họ làm sao lợi nhuận được? Giờ làm mô hình này còn có lợi nhuận không mợ? Hay là chỉ làm đơn thuần Resort + Hotel thôi?

Thử xem nhé
1. Biệt thự xây chưa tới 3 tỷ? Đúng chính xác. Nhưng nên nhớ , ngoài Phú Quốc, để xây dựng biệt thự rộng 300m2 phải làm hạ tầng và mua đất 3000 m2 nhé (tỷ lệ ra sổ là 10%/ tổng ha du lịch hay tỷ lệ 1/10)

2. Làm hạ tầng, xây dựng ngoài Phú Quốc là 1 cực hình. Cát, đá, gạch, xi măng, sơn, gỗ , cây cỏ, phân bón, ....ngay cả nhân công đều phải vận chuyển từ đất liền ra. Chi phí tăng gấp đôi.

3. Thu 10 đồng, 1 năm đưa 10% lại cho khách, 10 năm hết sạch 100% tiền. Vậy lợi nhuận thì làm sao? Trong đó chỉ mùa nghỉ hè và lễ tết mới đông. Bình thường cứ lên mấy trang Voucher, đầy dẫy luôn.

Em thừa nhận em là ếch, ai đó khai sáng giùm ếch em làm cách nào để lời khi phải xây dựng với hệ số 10% theo quy định ngoài Phú Quốc. Trong Thành phố, tỷ lệ chung cư là 70-80%, đất nền là 40%. Mà ngoài Phú Quốc lại phải cam kết trả lại lợi nhuận cho khách 10%/ năm.

Dẫu rằng nhiều người nói xây 1 căn nó khác, xây 1000 căn nó khác
 
Có rất nhiều dự án LỜI TRÊN DANH NGHĨA là yếu tố thứ yếu .. vì xét đến tận cùng chủ đầu tư có bỏ tiền đâu, nên có lỗ họ cũng không mất gì, tất nhiên đi đầu tư thì không ai không muốn lãi. Thủ thuật thì mỗi dự án mỗi kiểu ... chuyện kinh doanh.

Tâm lý chung của người Việt là không có gì buôn lời bằng buôn đất, điều này đã chứng minh gần ba mươi năm vừa qua ... khi bị kích động bởi lợi nhuận bởi cam kết cùng với làn sóng sốt này sốt nọ thì chắc đến 99% những người buôn bất động sản không quan tâm mà cái trò định giá ... và đương nhiên theo họ là nhảm nhí và đây là nơi để các đơn vị marketing, tiếp thị hay bán hàng với chuyên môn sâu để tạo ra các con số hấp dẫn ... giúp chủ đầu tư lùa gà.

Ai cũng rất mừng là trong 10 năm đó chủ đầu tư cam kết lợi nhuận trả 9-10% là đủ rồi vì thừa dư trả lãi ngân hàng. Không biết có ai nghĩ rằng chủ đầu tư sẽ móc tiền để bù lỗ cho chủ nhà nếu kinh doanh không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng ... một điều mà ngay đến kẻ mơ mộng nhất cũng không dám mơ tới :p Thì như muôn thuở là "mỡ nó rán nó", tiền của chủ nhà trả lại cho chủ nhà bằng đủ chiêu thủ thuật "móc túi" chủ nhà ngay khi chủ nhà đặt bút ký hợp đồng ... đó là chuyên môn của các đơn vị marketing và bán hàng ... nghề của họ là như vậy mà.

Chưa nói chiêu trò cam kết 10% là dựa trên giá trị nào nữa ? giá trị xây thô hay giá trị hoàn chỉnh đưa vào sử dụng được? rồi phí và phí đã được loại trừ trong khoảng lợi nhuận 10% chưa? Cũng chiêu trò như kỳ nghỉ hình thành trong tương lai, khách hàng không phải mấy ai cũng rành rẽ khi đặt bút ký hợp đồng, đến khi đọc kỹ hợp đồng để biết rằng để có khoản lãi 9-10% ... và thậm chí bây giờ có nơi cam kết đến 12% là không hề dễ dàng ... thì đã chuyển tiền thanh toán đợt đầu cho chủ đầu tư rồi.

Tuy nhiên nói thì dễ, nhưng CAM KẾT LỢI NHUẬN này là một nghệ thuật dẫn dụ siêu đẳng, không phải dễ thiết lập kịch bản cũng như chỉ đạo các diễn viên diễn xuất đâu.

Mà thôi chúng ta không nên đi sâu chuyện làm ăn của các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, vì bản thân chúng ta cũng đang tham gia hoạt động đầu tư xây dựng và chúng ta cũng không nên mang công việc để làm quà chém gió. Chuyện người mua không xem xét kỹ lưỡng các miếng mồi hấp dẫn cụ thể thế nào trước khi ra quyết định, rồi bị hấp lực bởi khuyến mại, bởi cam kết này nọ ... rồi rơi vào bẫy "tất cả đều tính được tính vào giá bán" của chủ đầu tư thì NGU ráng chịu. :p:p:p:p:p
 
Mời mọi người chém giúp cái CAM KẾT LỢI NHUẬN này



Cái này nếu họ không giữ lời cam kết khi bắt đầu đầu tư thì chủ đầu tư có thể kiện nó ra Toà được không ? Ai xử? Chi phí cho việc kiện tụng là bao nhiêu? Hiện tại họ đang cam kết 28% lời sau 12 tháng đầu tư cho khu đất xung quanh sân bay Long Thành.

Trước mắt thì nghe câu "Thông báo có hiệu lực từ ngày ký" là vãi nồi rồi
 
photo1534037173005-1534037173008144394575.jpeg

Công an TP.HCM đã phát lệnh truy nã ông Huỳnh Văn Ánh, Giám đốc Công ty Địa ốc Bình Tân, chủ đầu tư chung cư Long Phụng Residence về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì ông này đã bỏ trốn.
http://cafef.vn/tphcm-truy-na-chu-d...-bo-tron-nhieu-nam-lien-20180812083005572.chn
Con này do Gia Phú nó bán 1 căn cho 6 người luôn. Khởi tố rồi lại thôi rồi lại khởi tố rồi lại thôi... giờ ép quá lại khởi tố lại ( lý do có khách hàng ở Biên hoà chọc lên thiên đình mới có vụ khởi tố lại, chứ để TP.HCM thì mãi mãi chỉ là dân sự thuần tuý)

Lý do chắc không có người đỡ đầu nên bị khởi tố thôi, chứ mình biết nhiều thằng CĐT cũng mất dạy tương tự. Một lô đất cùng vị trí bán cho 5,6 người.
 
Lúc mở bán ban đầu thì CĐT nào cũng đàng hoàng lắm, cũng mật ngọt rót vào tai lắm, đến lúc bí bách, túng quẫn quá nên nảy sinh ý đồ làm liều, hốt cú chót trước khi biến. Loại CĐT này cũng có cảnh báo từ ban đầu rồi, cơ mà ít người để ý tới tiểu sử hay tư cách đạo đức của CĐT lắm, cứ rẻ là ôm.

Mấy CĐT này thì anh em, đối tác, nhà thầu, khách hàng ... ngậm quả đắng thôi. Giờ mới chỉ là công tác truy nã... mà phốt phiếc đã lộ ra cả 5, 6 năm rồi,... thì giờ có túm về được chắc cũng chỉ còn trên răng dưới cà.
 
Nội cái tên tiếng Kinh của condotel chưa biết dịch ra tiếng Việt như thế nào cho chuẩn, mấy quan Việt nhà mình phải bê nguyên tiếng Anh vào văn bản quy phạm pháp luật


Hiện, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để sửa đổi các quy định Thông tư 02/2016/TT-BXD về quy chế quản lý sử dụng Nhà chung cư; các quy chuẩn về xây dựng; quy chế quản lý kinh doanh condotel; officetel… Ông Khởi khẳng định, condotel là căn hộ du lịch chứ không phải là nhà ở.

Trong khi đó, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường lại kiến nghị không coi condotel, officetel hay shophouse... là những loại hình bất động sản mới và luống cuống vì những cái tên mới đặt. Vấn đề không phải là tên gọi nào mà phải tập trung vào công năng gì để quyết định chế độ sử dụng đất cho phù hợp.

Đây là những bất động sản đa công năng.

thì tranh chấp về sổ hồng sổ đỏ còn mênh mang

chưa nói trò hợp tác kinh doanh này thì bên CĐT nắm đằng cán
 
Về cấp sổ đỏ cho bất động sản nghỉ dưỡng

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai).


Đọc xong



cười phớ lớ luôn ... ặc ặc ... huề vốn
 
Giờ vẫn còn những bài viết PR cho BĐS nghỉ dưỡng mới đểu giả


Nóng mụ nội đứa viết bài, thôi thì share một bài viết đình đám trên FB

---------

BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG: NỖI BUỒN HÔNG CỦA RIÊNG AI!

Mình đó giờ ít lên FB than phiền về cty hay dịch vụ nào vì mình hiểu giữa tầm nhìn của người sáng lập với việc triển khai thực tế luôn có 1 khoảng cách khá xa.

Nhưng nay thiệt sự mình quá mệt mỏi với cách chơi thiếu fair play của Vingroup và mấy bạn BDS nghỉ dưỡng khác sau khi đã bán được dự án. Kể ra sơ sơ để bạn bè của mình ai định đầu tư BDS nghỉ dưỡng thì nên cân nhắc kỹ nha.

1. Mọi BDS nghỉ dưỡng đều cam kết về: tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận từ 5-10 năm ít nhất là 5% - 10% trong suốt 5-10 năm hiệu lực HD cho thuê.
- Thực tế giữa chừng chủ đầu tư sẽ báo là “làm ăn lỗ” và cắt bớt khoản chia sẻ lợi nhuận đó hoặc trừ một mớ thuế, phí các loại vào khoản chia sẻ lợi nhuận cho thuê đó.

Hên là anh Vingroup chưa cắt bớt khoản này. Nhưng một số cty BDS nghỉ dưỡng khác thì đã cắt trong năm Covid, chủ căn đành hát bài “anh chỉ biết câm nín nghe tiếng tin báo” mà thôi.

2. Mọi BDS nghỉ dưỡng đều dành cho chủ căn từ 15-30 đêm/năm để được ở miễn phí trong hệ thống của họ. Thật ra để nhận quyền lợi nay chủ căn phải ... chịu nhục dữ lắm mới được đi ở theo cái gọi là “diện chủ căn”.

Điển hình nhất là anh VINGROUP . Mình mua của ảnh condotel lẫn villa và mình bắt đầu cám cảnh “bị đối xử theo diện chủ căn” như sau:

1. Chủ căn chỉ được book ngày thường. Ngày lễ và cuối tuần hầu như là không có phòng. Dù book trước... 6 tháng vẫn là hong có phòng.

Muốn đặt phòng ngày lễ hay cuối tuần là phải canh me, rình rập, đêm đêm lên app đặt phòng để dò từng ngày từng resort, vd

- Nha Trang có 8 l resort: Discovery, Luxury, Golf and Spa... thì mình phải lấy cái ngày định book đi dò 8 lần tại 8 cái resort với niềm hy vọng mong manh sẽ mò kim đáy bể ra được 1 cái resort còn chỗ.
- Nếu không đặt được Nha Trang, muốn chuyển Phú Quốc hay Quảng Ninh.. thì mình cũng sẽ lập lại quy trình “đãi cát tìm vàng” đó.

Hồi lúc mới mua, Vin còn cho chủ căn đặt phòng qua email. Lúc đó bạn CSKH sẽ dựa trên ngày chủ căn muốn book mà gợi ý các resort còn trống để hỗ trợ chủ căn. Nay Vin dẹp mấy em CSKH bắt chủ căn tự lên cái app vô cảm để “đi tìm ẩn số” mòn con mắt.

2. Khách đặt Vinpearl diện thông thường thì có hotline hỗ trợ. Chủ căn thì không. Chủ căn có mọi thắc mắc khẩn cấp hay khẩn khoản cũng chỉ có 1 con đường là: keep calm and email vô 1 email không danh tính là bdsnd....
Xong ngồi chờ dài cổ coi có ai trả lời hong.

Nếu đợi hoài ko thấy hồi âm, chủ căn chỉ còn có 1 cách là.... đợi tiếp!!! Gọi lên hotline sẽ nhận 1 câu là: dạ em không phục vụ diện chủ căn nên em không rõ!!!

3. App booking của Vin quy định: free huỷ booking nếu booking huỷ trước 30 ngày còn nếu huỷ 29 ngày trở đi là bị tính tiền, mất sạch 100% số điểm lỡ book.

Vậy nên mới có cảnh mình làm booking ngày 1/5 để đến ở 15/5 trên app, book xong, 5 phút sau mình phát hiện đã chọn sai địa điểm từ Nha Trang thành Phú Quốc thì mình chỉ có cách là... Nhịn nhục đi Phú Quốc cho xong vì mình hong thể huỷ hay chỉnh booking đó gì nữa. Nếu huỷ book lại là đi tong mớ tiền booking nhầm.

Anh agoda hay mấy trang booking khác còn cho khách cơ hội sửa sai chứ Vin thì bút sa gà chết tươi thiệt luôn.

4. Mình mua villa 2 PN, nhà mình có 5 người. Theo suất villa 2 PN thì gia đình mình ở không phát sinh phụ thu. Nhưng không hiểu sao khi lên app đặt phòng mình sẽ luôn luôn thấy báo hết phòng. Để đặt được phòng mình phải giảm bớt số người từ 5 còn 4.

Lúc này anh Vin sẽ lập tức có phòng cho chủ căn với 2 chọn lựa kiểu “đường nào cũng tèo”:
* Chọn Villa 1 PN cho 2 người + 2 phụ thu. và phải lấy thêm 1 Villa 1 PN nữa để... bỏ không cho đủ cái suất 5 người nhà mình. Như vậy mình vừa trả thêm phụ thu vừa mất thêm điểm đặt cho cái villa không ở.

* Chọn Villa 3 PN: vì suất mình mua là 2 PN nên khi chọn 3 PN mình sẽ bị trừ thêm mớ điểm nữa vì đặt quá số phòng mà mình mua. Đường nào cũng sẽ mất thêm tiền vô tay Vin.

5. Chủ căn phải trả phụ thu khi đặt phòng ngày lễ tết với giá phụ thu còn cao hơn tự mua voucher Vin ở bên ngoài hoặc book trên agoda. Vậy nên mình thà tự bỏ tiền mua voucher còn rẻ hơn lấy cái suất chủ căn book vừa mắc nhục vừa tốn thêm tiền (ngu). haiz.

6. BDS nghỉ dưỡng hong có sổ đỏ. Từ lúc mình mua đến nay là hơn 4 năm, hong có BDS nghỉ dưỡng nào mình mua mà ra được sổ đỏ cả.

7. BDS nghỉ dưỡng dễ gặp rủi ro tiền mất tật mang.

Trước mình mua 1 villa ở khu Saint Simeon Resort & Spa long hải. Đóng tiền nữa chừng chủ đầu tư đứng im không hoàn thiện dự án nữa, mình ngưng đóng, muốn bán lại, chủ đầu tư hứa sẽ tìm người mua lại và trả cho mình. Nay dự án này đi vào hoạt động tấp nập, mà cái villa của mình đến nay chủ đầu tư vẫn báo: chưa tìm được người mua. Muốn đóng tiếp thì căn này không có sổ đỏ nên cũng ko biết đóng tiếp để làm gì mà muốn bán lại thì “kiếp nào có yêu nhau” nên mình mất toi mớ tiền ở cái dự án đó.

Đôi lời chia sẻ kinh nghiệm đau thương của mình khi đầu tư BDS Nghỉ dưỡng để bạn bè nào còn tin vào những lời hứa gió bay của các anh sales thì nên cẩn trọng nha nha.

Trân trọng anh VINGROUP vì trong mùa Covid ảnh vẫn trả đủ 10% lợi nhuận như cam kết, song mình chính thức khẩn khoản cùng ảnh là ảnh có thể cắt sml cái quyền lợi khổ sở là 15 đêm/năm của chủ căn đi cũng được nếu ảnh hong còn muốn cho chủ căn ở, còn hơn ảnh cho chủ căn bọn mình đặt phòng theo kiểu bố thí như thế này trong khi 1 căn của ảnh chủ căn mua toàn từ 10 tỷ trở lên chứ ít ỏi gì đâu. Thiệt tui khổ tâm với anh Vingroup quá mà!



Screenshot_20210516-221118_Facebook.jpg
 
  • Like
Reactions: MoLang
Vãi cả luyện, giờ vẫn còn có những người thừa tiền đi cho VoVa mượn xong lên FB kêu réo, cái này thì gọi là ngu thì chết chứ bệnh tật gì , ơ mà cũng căng nhỉ, ngu sao có nhiều tiền vậy nhỉ ? Không lẽ trong một phút bất bình thường của cuộc đời tươi đẹp, họ bị ngáo đá ngáo cỏ nên xuống tiền cho BĐS nghỉ dưỡng mà không một phút nhăn nếp não? Vì đã từ lâu rồi ai mà không biết :
- BĐS nghỉ dưỡng không phải là BĐS, vì chủ condotel hay villa không có quyền định đoạt BĐS của mình.

- Voucher không phải là tiền hay không phải là tài sản, chỉ là một hình thức khuyến mại mà theo đó khách hàng có thể sử dụng nó để được hưởng một hay một số lợi ích nhất định:
+ Thứ nhất, Voucher giống như một phần chiết khấu mà nhà bán hàng giảm giá cho khách hàng khi mua hàng. Voucher chỉ có giá trị khi 02 (hai) bên thực hiện giao kết hợp đồng mua bán với nhau đúng quy định. Chứ nó không có giá trị như tiền hay quy đổi ra thành tiền được.
+ Thứ hai, trường hợp khi voucher được đem ra để trao đổi giữa các bên thì ở đây không phải là trao đổi giá trị của voucher mà là trao đổi quyền được hưởng ưu đãi từ voucher. Và người ta chỉ thực hiện việc trao đổi này dưới dạng ngầm chứ nó không được pháp luật bảo hộ như trao đổi hàng hóa.
+ Thứ ba, voucher không thể đem đi giao dịch hay chuyển nhượng cho người khác như một tài sản được pháp luật bảo hộ.
+Thứ tư , voucher chỉ là chứng nhận khuyến mại hoặc chứng nhận thanh toán của một đơn vị phát hành khác với Tài sản là vật mang giá trị mà được nhà nước và thị trường công nhận giá trị của nó và có thể mang đi trao đổi với người khác.
+ Thứ năm việc phát hành voucher sẽ không phải chịu thuế VAT nên không được xem là tài sản.
+ Thứ sáu nhìn từ góc độ của cơ quan thuế thì khi phát sinh giao dịch mua bán thì thuộc đối tượng chịu thuế và phải thu thuế. Nhưng, ở góc độ của đơn vị phát hành thì như đã phân tích ở trên, voucher chỉ là chứng nhận thanh toán hoặc chương trình khuyến mại chứ không là tài sản hay tiền

Cho nên "chủ" BĐS nghỉ dưỡng tốt nhất là ngậm đắng nuốt cay, chứ đi kể cho người khác nghe hoặc đưa lên FB sẽ bị chửi te tua.