Washington Post giễu cợt Bamboo Airways là hãng hàng không vô danh tiểu tốt!?

  • Người khởi tạo Người khởi tạo TOPTEN
  • Ngày gửi Ngày gửi

TOPTEN

Junior Member
29/4/17
77
3
Mềnh mới đọc cái nầy. Ngay từ tựa đề nó đã giễu cợt Bamboo là "A little-known Vietnamese airline" (Hãng hàng không VN vô danh tiểu tốt) !
clear.png


A little-known Vietnamese airline is buying $5.6 billion in Boeing planes

Trích đoạn
FLC Group is undertaking substantial risk by wading into the airline business in such spectacular fashion. While start-up airlines are not unheard of, placing such a large order without testing the market first is seen as highly unusual.


“To purchase twenty 787s indicates a degree of confidence — some would say arrogance — and very deep financial pockets,” said Henry Harteveldt, a commercial aerospace analyst with Atmosphere Research. “It indicates a willingness to ignore basic financial planning for an airline, where you usually buy a few and wait for the market to materialize. It’s a very bold, very risky move.”

https://www.washingtonpost.com/busi...ory.html?noredirect=on&utm_term=.91370bc8dd8f

Tạm chuyển ngữ

FLC Group đang thực hiện một phi vụ đầy rủi ro, bằng cách đắm mình vào ngành kinh doanh hàng không với một màn ngoạn mục kiểu vậy. Trong khi việc khởi nghiệp hàng không không thể không nghe ngóng thị trường, đặt một đơn hàng khủng như thế mà không kiểm tra thị trường trước thì bị xem là rất ngáo.

Henry Harteveldt, một nhà phân tích hàng không vũ trụ thương mại của Atmosphere Research cho biết: “Mua hai mươi tàu bay 787 cho thấy mức độ uống thuốc liều – vài nơi sẽ nói đấy là sự kiêu ngạo và túi tiền phải rất khủng”. “Nó cho thấy một sự tự nguyện phớt lờ các kế hoạch tài chính cơ bản của một hãng hàng không, mà lẽ ra bạn thường mua một vài tàu bay trước và ngóng cổ xem thị trường hiện hình.
Nó là một nước cờ liều lĩnh và đầy rủi ro ”

Richard Aboulafia, an aerospace analyst with Teal Group, said he is skeptical that Vietnam’s aviation market can sustain another airline.
The country has three airlines regularly serving various parts of the country.
“You can lose an awful lot of money in the airline business. You’re putting all your eggs in one basket, and exposing yourself to an awful lot of expense and debt,” Aboulafia said. “But if you’re working in a controlled economy, it just might work out for you.”


Richard Aboulafia, một nhà phân tích hàng không vũ trụ của Tập đoàn Teal, cho biết ông hoài nghi rằng thị trường hàng không Việt Nam có thể tiếp nhận một hãng hàng không nữa.
Đất nước đã có ba hãng hàng không thường xuyên phục vụ nhiều vùng thị trường.

“Bạn có thể mất hàng đống tiền trong việc kinh doanh hàng không. Bạn đang đặt tất cả trứng của bạn vào một cái rổ, và phơi xác chính bạn trước các phí tổn và nợ nần. Nhưng nếu bạn đang làm việc trong một nền kinh tế bị kiểm soát, nó chỉ có thể là bài trải nghiệm cho bạn."

FLC của Quyết còi chỉ có vốn điều lệ 700 tỉ
Chơi 1 chiếc 787 --> 281 triệu đô tương đương 6500 tỉ đồng
Đằng này nhào vào 20 chiếc ( 5,6 tỉ USD) tương đương 130.000 tỉ đồng!)

Trước đó Quyết còi còn kí mua 24 cái Airbus 320 bay trong nước, (70.000 tỷ đồng)
Vị chi 2 phi vụ lên tới ...200.000 tỷ đồng!!!

Đó là chênh lệch phi khoa học dù anh có áp dụng nghiệp vụ sale and leasingback ( bán và thuê lại chính chiếc đã mua)

Vì bọn tài chánh quốc tế đâu có ngu, anh muốn thuê giá thấp thì anh phải bán máy bay giá thấp hơn giá gốc ( lỗ ) để cạnh tranh , còn bán giá cao so với Boeing / Airbus để kiếm lời thì anh phải ký hợp đồng thuê lại chính nó với giá rất cao!

Số cty trùm thế giới cho thuê máy bay toàn những thằng 4 bản gộc có sạn to đùng trong não
Quyết tuổi gì???

Như hãng Gecas tức GE Capital Aviation Services (Ireland + Mỹ) có 1900 chiếc cho thuê tài sản 50 tỷ USD
https://en.wikipedia.org/wiki/GE_Capital_Aviation_Services
Rồi
Aercap ( Holland) có 1500 chiếc máy bay cho thuê
Rồi Avolon của Tàu mà cậu tỉ phú Wang - chủ hãng vừa chết do leo tường chụp ảnh và té tường
.....

Tóm lại Quyết đang uống thuốc liều và đốt tiền cổ đông, nhưng mềnh vẫn mong phép thần giúp Quyết...khỏi cháy túi!

Theo phân tích họp cổ đông vừa qua thì Quyết còi chưa có đầu ra, tức là thuê lại thì ko hết mà cho thuê thì ko có khách.
Đây là điểm mấu chốt chết người!

Theo Kinh Tế Hàng Không ( http://www.aviationnews-online.com/airline-economics/) thì ko ai điên đi mua máy bay rồi mới lo đi tìm khách thuê, muốn làm kiểu nầy chỉ có ...các tỉ phú Nga có sẵn tiền mới chịu nổi.
Trước đây giá thuê là 6- 11% ( thời điểm cậu Quyết bắt đầu vào), nhưng nay thị trường hàng không cạnh tranh quá sát ván từ đội Trung Đông nên chỉ còn 0,6% và thậm chí mới đây Tàu cộng còn ép xuống 0,5%/ tháng!!

Ko có đầu ra thì chết mà deal với mấy cty tài chánh gộc như nói trên càng chết nữa.

Nhìn VALC - cty CP cho thuê máy bay của VN lúc đầu đầy tham vọng với VNA và Vietjet , nhưng sau giá của VALC ko cạnh tranh được đội cho thuê máy bay của nước ngoài là thấy rõ nhứt.
 
Bác Tóp có giỏi và giàu hơn a Quyết, thôi kệ ảnh đi, ảnh làm được mình có thêm sự lựa chọn, ảnh chết thì cũng ko ảnh hưởng đến mình.

Cái này là mua, bán, và lease back ngay lập tức, nên vốn ban đầu chỉ cần 700 tỷ thôi là dư. Tháng 10 tới bay thì là máy bay cũng đi thuê, chứ không phải máy bay mới mua.

Q còi mua bán và lease back instantly, không phải front payment miễn là đủ lãi trả tiền thuê của chính nó hàng tháng. Còn chuyện cho thằng khác thuê nữa lại số đã mua thì đầy ra, càng khó. Hai là cũng không rõ số lượng trên là có thể mua tối đa hay thực tế. Nhưng game của Q còi vẫn là bán giấy là chính và mỡ nó rán nó thôi chứ Q còi lấy méo đâu ra tiền up front mà xoáy vô hả bác Tóp. Lease back, lượng khách đều khoai cả. Thành bại thì hên xui, xui nhiều hơn hên.

Con số ảo vãi ra so với cả vnairlines và các hãng khác trong khu vực và thế giới, có méo gì mà bàn, bàn hoá chẳng ra tự nhận ngu khi tin con số đó có ý nghĩa.
 
Sửa lần cuối:
Cứ phải "giỏi hơn" mới có quyền phân tích???
Nếu vậy hàng đàn chuyên gia ở Mẽo chết hết nhể?

Thực ra chốn nầy là chố giải trí ảo trà dư tửu hậu, nhưng cũng đáng để đọc nếu có dính đến tiền thật.

1.Tướng Quyết quá mỏng và yểu
2.Lại làm cú áp phe vội trong tình hình loạn và thiếu kinh nghiệm thực tế.
3. Các chuyên gia Mỹ đã phân tích

Ba yếu tố đó giúp cho cổ đông cân nhắc.
Mềnh rất thích ai vào phản biện khoa học bằng phân tích và con số cụ thể...để mở mang thêm, nhứt là các bạn trẻ có kiến thức....giúp kéo mềnh ra khỏi sức ì tuổi tác.

Gigiá thuê sụt từ 7% (trung bình) lúc Quyết mới vào và giờ xuống 0,6% là chết toi Quyết còi rồi!
 
Giờ diễn đàn bàn qua đầu tư hàng không cơ à :p:p:p:p

Hàng không giờ cạnh tranh lắm. Các hãng lớn giờ chơi lấy thịt đè người. Nghĩa là chịu lỗ cho bọn nhỏ nó phá sản cmnđ rồi tính tiếp
 
Nhìn vào thực tế là thấy Quyết rất khùng

Giả sử mua 24 chiếc 320 còi và duy trì bay nội địa cạnh tranh với em Thảo xem ra còn thực tế
Đằng nầy chiến lược của Quyết là chiến lược lai (hybrid)

Quyết đâm đầu thêm vào 20 chiếc 787 bay quốc tế theo giá truyền thống, mà chiếc nầy thì yêu cầu chi phí rất cao để bay quốc tế là đại đần trong tình hình mới (riêng lương pilot cho 787 cũng cao từ gấp 3 đến gấp 2 lương pilot 320 và các loại khác)

Trong khi các hãng sáng tài nhứt Châu Á và đầy kinh nghiệm quốc tế như Singapore Airlines, Malaisia Airlines, Cathay Pacific ...đều đang lỗ chỏng vó trong quý 1/ 2 / 2018 vì đám airlines Tàu thì Quyết còi tuổi gì???

Mềnh ko bảo thủ

Mềnh vưỡn trông chờ một bạn trẻ có đủ trình và con số khoa học thuyết phụcmột cách văn hóa, còn giờ nầy mềnh chỉ tin chuyên gia Mỹ sừng sỏ trong Washington Post đã viết.
 
Anh Tóp khùng thiệt. Tất nhiên bọn chuyên gia Mỹ nói đúng! dù là lease back thì vẫn khá rủi ro, không lease được thì móm. Còn game thì là cổ phiếu mà bọn nó không nhắc. Cuối cùng, chi phí ban đầu thì thấp hơn rất rất nhiều, cỡ 700-1000 tỷ chứ không phải bỏ ra cả tỷ đô như người không biết gì nghĩ. All clear?

Nó giống mua nhà trả góp cho thuê cho dễ hiểu. Nó mua máy bay giá 100 tr, bán lại ngay lập tức cho bọn lease giá 90 tr, thuê lại với giá 2 tr. Nó không phải bỏ ra 100 tr, mà chỉ phải bỏ ra hàng tháng 2 tr. Nếu nó bay đủ để cover 2 tr thì lãi. Phá sản thì bọn lease siết nợ tài sản, máy bay thì bọn lease nó cũng sở hữu rồi. Bọn lease nó cũng chả điên ôm hộ cả mấy chục cái máy bay, mà mua theo tiến độ. Hiểu chưa. Nên con số để chém gió với báo chí thôi.
 
Anh Tóp khùng thiệt. Tất nhiên bọn chuyên gia Mỹ nói đúng! dù là lease back thì vẫn khá rủi ro, không lease được thì móm. Còn game thì là cổ phiếu mà bọn nó không nhắc. Cuối cùng, chi phí ban đầu thì thấp hơn rất rất nhiều, cỡ 700-1000 tỷ chứ không phải bỏ ra cả tỷ đô như người không biết gì nghĩ. All clear?
Cậu lạc đề cmnr
Ai mà chẳng biết chuyện đó.

Cậu cần tách bạch ra 2 chi phí ban đầu: chi phí mua máy bay và chi phí điều hành. Cái đầu là con số cứng nhờ thương lượng còn cái sau là con số thị trường: rất lớn nếu bay quốc tế chứ ko hề nhỏ.

Đó mới chính là mấu chốt của game lừa tình
Kêu con số hợp đồng mua máy bay cho khủng nhưng thực tế có ai chịu lease lại để mua được ko?
Tiền và lực lẫn uy tín có không?

Mua ít thì ko lừa được ai.
Con số nhiều kia để cho cổ đông ngáo lao vào mua cổ phiếu
Còn thị trường thì lỗ sặc gạch vì giá đã sụt và biến động rất khác .

Cho nên dù mua ít hay mua nhiều, kiểu nào thì Quyết cũng chết hay chỉ là cú giãy ngụy trang cho cái chết để ...hốt bạc?

Nó giống mua nhà trả góp cho thuê cho dễ hiểu. Nó mua máy bay giá 100 tr, bán lại ngay lập tức cho bọn lease giá 90 tr, thuê lại với giá 2 tr. Nó không phải bỏ ra 100 tr, mà chỉ phải bỏ ra hàng tháng 2 tr. Nếu nó bay đủ để cover 2 tr thì lãi. Phá sản thì bọn lease siết nợ tài sản, máy bay thì bọn lease nó cũng sở hữu rồi. Bọn lease nó cũng chả điên ôm hộ cả mấy chục cái máy bay, mà mua theo tiến độ. Hiểu chưa. Nên con số để chém gió với báo chí thôi.
Chết cười , bọn tài chánh quốc tế nó ngu cả cho cậu à???
ậu biết là giá bán lại kiểu "chịu lỗ" như vậy cho tổ chức tài chánh quốc tế, xứ Vịt ko có cửa cạnh tranh với Tàu và Trung Đông nên VALC vừa rồi của Vịt ta ngã ngựa hết với VNA và Vietjet
Thằng Malaisia Airlines vừa rồi bán 90 triệu USD thì có thằng Trung Đông nó bán 86 triệu USD có offer thêm, thằng Air Tàu nó bán có 85 triệu USD....vậy mấy thằng đầu sạn nó ưu tiên Mã hay Quyết còi à?

Thí dụ Quyết còi đẩy giá thuê lên 3 triệu USD/ năm cho chiếc 787 mong bán được máy bay cho thằng chịu mua....thằng Tàu nó ngồi yên giá đó à?
Nó cho các hãng khác thuê siêu phẩm Dreamline có 1,1 triệu USD/ tháng ( thí dụ của giá thực tế, còn thị trường là 1,25 triệu USD/ tháng) ....thì Bamboo bay bằng ...kứt
clear.png

Còn cứ cố có khách cũng vui, duy trì được mấy tháng???
 
Thôi chán, anh Tóp mỡ có vấn đề đọc hiểu. Q còi lừa tềnh đấy, cũng chưa thấy tổ chức lease nào mà đứng ra cho Q còi vay và ôm, thị trường thì khốc liệt. Đúng ý anh Tóp chưa. Giờ phán đi, hàng không Tre Việt bao lâu thì tèo. Em cho là ba năm. Con số của anh Tóp bao nhiêu?

Bamboo ban đầu sẽ thuê charter jet / máy bay nhỏ để đi từ các hub như Đà Nẵng, SG, Hà Nội tới sân gôn. Mấy con to đùng kia bay thẳng tới sân golf sao được đâu có sân bay, mà bay tuyến quốc tế cạnh tranh vna hay vjc sao cạnh tranh được, không termninal, cost cao hơn, cái gì cũng thuê, ai đi. Tất nhiên bamboo nghiêm túc gấp indochine chục lần nhưng khoai lắm.

a Quyết chắc chỉ cần bamboo hoà hoặc lỗ tí ti ....cái anh Q cần là cổ cánh flc lên cao để lùa gà thôi .... chứ kiếm tiền từ hàng không thì khó lắm

dương đông kích tây, mượn đường diệt quắc ... con đường kinh điển của a Quyết, ngừoi thường ai cũng nhìn ra.
 
Ngày trước, VietJet ra đời ... nhiều người chém “lại giống Indochina Airlines”; giờ thì VJ ngon lành dù đủ thứ điều tiếng, thị giá cổ cánh tăng ầm ầm.
 
Hàng không dự báo tăng trưởng 10-15% và 50% trong vòng năm năm, lùa dễ quá còn gì.

Anh Tóp mỡ biết FLC và ROS quan hệ thế nào, có bao nhiêu công ty sân sau không? Ai là đội lái FLC không?

nếu cả đám cổ đông sộp kia hè nhau lùa gà và cùng nghe kèn Quyết còi thì bọn nó cứ triển thôi

hàng không gây hiệu ứng lớn, ha oai

mua 100 cái máy bay, đéo có tiền nhưng cứ ký cái hợp đồng ghi nhớ thuê khô ướt rì đó là bằng quảng cáo ra rả cả năm trên truyền hình rồi

đám cổ đông nó mua cũng biết thừa là giấy lộn nhưng nếu cảm thấy có sóng thì nó cứ xômg vào lướt rồi té thôi

Em vẫn phục anh Quyết, anh Q giỏi thực sự cũng như FLC resort cũng có thực luôn chứ không phải bánh vẽ. Nhưng anh Q in giấy lùa gà giỏi vô đối, hơn cả anh Vô Va. Mà Q là luật sư nên khôn cực, không vay bank nhiều như bầu Đức, mà in giấy và chiếm dụng vốn nhà thầu.
 
Em vẫn phục anh Quyết, anh Q giỏi thực sự cũng như FLC resort cũng có thực luôn chứ không phải bánh vẽ. Nhưng anh Q in giấy lùa gà giỏi vô đối, hơn cả anh Vô Va. Mà Q là luật sư nên khôn cực, không vay bank nhiều như bầu Đức, mà in giấy và chiếm dụng vốn nhà thầu.
Đừng nghĩ rằng không nợ nhiều như bầu Đức, rằng trình lùa gà rất vi diệu mức, có cả một tổ hợp công ty sân sau để làm đẹp báo cáo và một tổ hợp công ty chuyên bơm và một tổ hợp công ty lái ....

Thời nay là 2018, có phải thời 2002-2007 - khi mà bà nội trợ mua mớ rau con cá cũng làm cổ đông được - đâu mà ai tin
Cổ đông giờ khôn, kỹ năng search quốc tế giỏi.

Nên mềnh thì cho là hắn sắp chết đến nơi rồi
Lùa Gà ư? Sai hoàn toàn thời điểm thị trường hàng không.
Chết ngay khi vừa ký.

Giá lease thị trường hàng không từ 7% ( 2/2016) giảm còn 0,6% và nay ( quý 2/2018) Tàu ép xuống 0,5%

Quyết sẽ chết ngay từ khi vừa ký
Lùa được ai
In giấy nào?

Có chăng là mấy tên tự tưởng tượng nâng bi Quyết như một anh hùng có vẻ hí hửng với lý thuyết nầy đi đầu.

Nói 1 cách ngắn gọn là tư bổn quốc tế ko cho Quyết làm trò thì lấy đâu ra Quyết mở tuồng lùa gà trong nước?
Bởi vậy mới nhấn mạnh Quyết đòi giải pháp lai (hybrid) trong chiến lược bay quốc tế là điều vô vọng
 
Đồng ý với bác Top là tuyến quốc tế của Tre 95% là khó. Ngay cả VNA mà đã khó cạnh tranh rồi kia mà. Nhưng tất cả thông tin báo chí cung cấp hay bình luận không phải tài liệu pháp lý của FLC. Bác Top có Nghị quyết của Tre hay FLC về plan cụ thể ko ạ? Ví dụ khởi động tháng 10 sẽ bay chuyến nào, bao nhiêu máy bay. Và lộ trình cụ thể tiếp theo ntn. Nhiều khi a Q tuyên bố to còi để PR thế thôi chứ thực chất có mua 787 ko thì phải xem các tài liệu pháp lý chính thức mới rõ đc ạ.

Còn tuyến nội địa, với việc khai thác thị trường ngách mà cả VNA và VJC còn bỏ ngõ thì thấy khả năng thành công là cao nếu làm tử tế.

Bác Top còn nhầm nhọt về vốn, vốn điều lệ của FLC gần 7 ngàn tỏi, còn 700 tỏi là của Tre nên dư sức bảo lãnh cho HĐ buy & leasing back. VJC cũng tương tự như vậy về vốn so với năng lực đi vay ạ.
 
Đồng ý với bác Top là tuyến quốc tế của Tre 95% là khó. Ngay cả VNA mà đã khó cạnh tranh rồi kia mà. Nhưng tất cả thông tin báo chí cung cấp hay bình luận không phải tài liệu pháp lý của FLC. Bác Top có Nghị quyết của Tre hay FLC về plan cụ thể ko ạ? Ví dụ khởi động tháng 10 sẽ bay chuyến nào, bao nhiêu máy bay. Và lộ trình cụ thể tiếp theo ntn. Nhiều khi a Q tuyên bố to còi để PR thế thôi chứ thực chất có mua 787 ko thì phải xem các tài liệu pháp lý chính thức mới rõ đc ạ.

Còn tuyến nội địa, với việc khai thác thị trường ngách mà cả VNA và VJC còn bỏ ngõ thì thấy khả năng thành công là cao nếu làm tử tế.

Bác Top còn nhầm nhọt về vốn, vốn điều lệ của FLC gần 7 ngàn tỏi, còn 700 tỏi là của Tre nên dư sức bảo lãnh cho HĐ buy & leasing back. VJC cũng tương tự như vậy về vốn so với năng lực đi vay ạ.
VJC hoàn toàn khác.
Họ đi đường nội địa với máy bay nhỏ A320 từ từ...và sau khi vững mạnh đủ uy tín mới mua thêm và chơi sale and lease.

Còn cậu Quyét làm giải pháp lai 50/50 cái đùng trong tình hình giá lease ở thị trường hàng không bất lợi gấp 10 lần...thì chết ngay vừa khi ký.

Làm màu để lùa gà hay làm ăn nghiêm túc đều rất khó

7000 tỷ mua được...
mỗi 1 con 787 thì bảo lãnh gì, FLC ko đủ dk để bảo lãnh 700 tỷ của Tre ( vẫn còn trên giấy, chưa lịch sử hoạt động từ từ như VJ , chưa được bên kia kiểm chứng)

Kịch bản là Quyết muốn làm một cục thật lớn lấy "uy" để kéo tiền cổ đông là rất khó
Còn làm màu được mỗi kèo nhỏ như mượn được tiền của bọn trùm tài chánh và thuê lại ngay thì giỏi lắm mua được 2,3 chiếc bay biểu diễn như cậu Hà Dũng ...rồi lăn ra chết ngay vì tình hình mới của giá cả thì lùa được ai.

Mềnh ko có tham vọng dạy đĩ vén váy...vì nếu đúng thành ngữ nầy thì người bình phải nói từ 2006 lúc giá cả còn khả thi cho Quyết.

Mềnh chỉ nhìn theo tình hình 2018 quá sức bất lợi.
Nó chẳng khác gì
Quyết vẫn vén váy, nhưng phải hạ theo giá mới
Khi đó lại ko đủ sở hụi để mua son phấn quần áo bao cao su...phục vụ khách làng chơi nữa thì vén được mấy hiệp?
Lùa được ma cô nào???

Nhứt là trò vén váy với Tây ( mua 20 cái 787 thời thượng bay quốc tế) mau hạ màn, vì "đĩ" Sing , "đĩ" Mã, "đĩ" Hồng kong
..còn đang ế xệ và thua lỗ... thì "đĩ" Quyết vẫn có hàng chịu ... đâm háng?!?
 
Bác Tóp ơi, ngày khai trương bọn tay chân bên ART kéo trần FLC là được, giấy ảo một ngày tăng vài trăm tỷ ngon. Bác Tóp sao mãi không thông cái simple này nhỉ.

VJC tham gia thị trường hàng không khi vé giá rẻ và sale leaseback hoàn toàn mới mẻ ở VN nên phải có nhiều năm chuẩn bị và đo vị giác người tiêu dùng là đúng rồi bác. Còn Tre thì có 2 anh lớn đi trước rùi, 2 món đó không còn mới mẻ gì nữa. Vả lại, Tre chưa đc cấp phép hoạt động đâu có nghĩa là bây giờ a Quyết mới bắt đầu mọi thứ đâu ạ? Theo thông tin báo chí thì a Quyết chuẩn bị cho dự án này 4 năm nay rùi ạ. Còn giấy phép cất cánh này kia chỉ là thủ tục pháp lý, kể cả vốn điều lệ tối thiểu cho Tre hoạt động theo luật hàng không nó cũng chỉ là khía cạnh thủ tục pháp lý. Việc thu xếp tài chính là việc khác ạ.

Bác có HĐ mua bán hay nội dung bản MOU ko bác? Nếu không thì mọi suy luận cảm tính quá ạ. Em cũng ko có nhưng theo thông tin báo chí đưa thì a Q ko có làm cái đùng một lần cả mb cho tuyến nội địa và quốc tế ạ. Mb tuyến nội địa sẽ nhận và khai thác trước, 3 năm sau mới tiếp tục nhận và khai thác tuyến quốc tế.

Bản chất của hđ sale leaseback (SLB) là chỉ cần tiền cho khoản đặt cọc ban đầu cho bên bán, tầm 1-10% giá trị hđ. Còn lại là dùng chính cái máy bay đó làm tài sản thế chấp nên năng lực tài chính chỉ cần trong khoản % nhỏ đó thôi ạ.

Em ko rõ thỏa thuận SLB của a Q là bán giá thấp so với giá mua rồi sau đó thuê lại với giá thấp hơn so với giá khung hay là ngược lại. Tuy nhiên, em đoán rằng ngược lại, tức giá bán cao hơn giá mua nhiều và sẽ bù trừ dần vào giá thuê cao hơn như cách mà các anh lớn đi trước đã làm là HVN và VJC chứ a Q chắc ko dám mạo hiểm theo con đường mới đâu ạ.

Việc giá lease ở tt hàng không bất lợi thì nó sẽ chỉ ảnh hưởng biên lợi nhuận thôi. Vấn đề mấu chốt để quyết định canh tranh đc hay ko vẫn là đầu ra có lợi thế ntn. Anh Q ảnh đi theo thị trường ngách chưa ai khai thác nên hầu như ko bị cạnh tranh. Và cả tuyến quốc tế cũng thế. Em vừa search thì thấy bảo tuyến quốc tế cũng khai thác thị trường ngách như tuyến nội, tức kết hợp với các quần thể du lịch của ảnh. Hiện nay tuyến quốc tế này cũng chưa ai khai thác, chủ íu khai thác các bãi đáp chính SG, HN, ĐN. Còn PQ, NT, QN,... nơi có các quần thể nghĩ dưỡng của ảnh thì kể cả tuyến quốc tế cũng còn dư địa cực lớn cộng với việc bảo hộ của ngành hàng không VN chứ chưa hoàn toàn mở như các nước khác thì mảng này trong 5-10 năm tới cũng chưa ảnh hưởng gì ảnh về mặt cạnh tranh hết ạ.

Bác Top tìm hiểu thêm các chặng bay mà các hãng của Mã Sing HK ế xệ hoặc bị cạnh tranh cao là các chặng cụ thể nào và có trùng gì với chặng của a Q ko nha. Chứ như chị Thảo 1 năm qua hưởng lợi và tăng trưởng tuyến quốc tế còn dữ dội hơn tuyến nội đó ạ.
 
@dau tu thong minh , Lại nghe Q còi bơm rồi. PQ, NT, QN đầy tuyến hiện nay. Simple question, Vietjet hiện tại đã có tuyến bay tới các điểm này, cái ngăn cản VJC mở thêm tuyến nếu nhu cầu tăng trong khi VJC đã có sẵn các terminal ở các hub ? Tre cạnh tranh thế nào với các tuyến sẵn có của VJC tới PQ, NT, QN ? Các điểm đó có tiếp nhận được máy bay quốc tế không ?

đây https://www.abay.vn chọn từ các thành phố SG, HN, tới PQ, NT, QN, vv... xem ngày mấy chuyến, có các hãng nào, giá bao nhiêu nhé.

Q còi own word nè : "Thời gian qua, các khu nghỉ dưỡng này đã mang lại lợi ích cho các hãng hàng không khác nên không có lý do gì mà Bamboo Airway hoạt động không hiệu quả. Tôi tin rằng hãng bay là sẽ có lãi", ông Quyết khẳng định. Ông Quyết lấy ví dụ, hãng từng chuẩn bị cho 1.500 người tham gia giải golf tại Quy Nhơn nên đã phải tổ chức nhiều chuyến bay charter đến đó. Mùa đông, FLC thường phải thuê máy bay cho du khách Nhật Bản, Hàn Quốc đến chơi golf; tới đây là các khu nghỉ dưỡng ở Quảng Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc

Ý là lấy thị phần từ các hãng khác, đã có tuyến chứ không phải không có tuyến. Có thể chơi trò combo bay + room gì đó. Nhưng chả có gì ngăn cản VNA hay VJC mở thêm đường bay. Còn phục vụ riêng các tuyến đặc thù thì lượng khách cũng không phải quá nhiều.

Với các hãng đã có foot hold như vna hay vjc, mở thêm tuyến là cực dễ, vấn đề là có đủ khách hay không thôi.
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin...yet-bamboo-airways-bay-la-co-lai-3783657.html

Mà thôi phắn

bàn chuyện ruồi bu
 
@tamxuanpham
Q còi hạn chế cạnh tranh trực tiếp với 2 anh lớn bằng cách:
1. Combo du dịch và hybrid
2. Khai thác các chặng chưa ai làm, tránh dính bãi đáp HN, SG. Ví dụ chặng Quy Nhơn đi các thành phố nhỏ khác, QN đáp PQ hoặc Vân Đồn chẳng hạn. Hiện HVN và VJC chỉ mới có QN đáp HN và SG thôi ạ.

Q có nguyên một hệ sinh thái đằng sau, còn HVN hay VJC chỉ có máy bay thôi, không chơi combo đc ạ.

Với các đối tượng bay đi đánh golf hoặc nghỉ dưỡng thì tỷ trọng chi phí vé máy bay loại giá rẻ ko đáng kể bao nhiêu. Ảnh có thể free luôn rồi chêm giá dịch vụ nghỉ dưỡng lên chút để bù lại. Lúc đó chị Thảo muốn cạnh tranh thì chỉ có mở hệ sinh thái như ảnh mới đặng
clear.png


Còn cạnh tranh với HVN thì sẽ đánh vào service. Và chắc rằng loại hình DNNN với tư duy quản lý thụ động khó theo kịp.
 
Mô hình Sale-and-Lease-back là như nào?

Hãng Hàng Không, ví dụ Vietjet hay Bamboo ký hợp đồng mua số lượng lớn máy bay, 10 - 30 chiếc hoặc hơn, giao trong 5 - 10 năm với Hãng Sản Xuất Máy Bay, ví dụ Boeing hay Airbus. Tùy chủng loại máy bay, chiết khấu sẽ từ 10 - 40 %. Lưu ý, máy bay không bao gồm động cơ nhé (ví dụ Boeing 777ER không động cơ khoảng 230 triệu USD trước chiết khấu).

Sau đó, Hãng Hàng Không sẽ trả trước giá trị Hợp Đồng Mua Máy Bay, thường là 1 % tổng giá trị, và khoản tiền này cũng được vay dài hạn từ Ngân Hàng.

Cho tới lúc này, Hãng Hàng Không vẫn chưa rớt xu nào.

Sau đó, Hãng Hàng Không (thực ra đã thỏa thuận từ trước) sẽ tìm Công Ty Cho Thuê Tài Chính, ví dụ GECAS, AERCAP để ký Hợp Đồng Bán Và Cho Thuê Lại (Sale-and-Lease-back).

Hãng Hàng Không tiếp theo liên hệ Hãng Sản Xuất Động Cơ, ví dụ GE hay Rolls-Royce, ký Hợp Đồng Bảo Trì - Sửa Chữa - Duy Tu (Maintenance - Repair - Overhaul). Hãng Sản Xuất Động Cơ sẽ cung cấp động cơ free, và tính tiền theo giờ bay, trả tiền theo định kỳ bảo trì (1K, 2K, 4K, 8K giờ), sửa chữa, duy tu (đổi máy, 32K giờ).

Cho tới lúc này, Hãng Hàng Không cũng vẫn chưa rớt xu nào.

Tất nhiên, đi kèm các hợp đồng là các điều khoản phạt vi phạm.

Đại khái là thế (chi tiết có thể không tuyệt đối chính xác, vì em không làm trong ngành), nên việc ký hợp đồng mua máy bay không tốn quá nhiều tiền. Chỉ cần vốn mồi. Nếu failed thì mất vốn mồi (ví dụ trong case Bamboo là 700 - 1,300 tỷ VNĐ).

Đây là hình thức hưởng trước lợi nhuận của tương lai. Mọi thứ ổn thì sẽ make money, nhưng thị trường biến động là chết chắc.

Đây cũng là lý do, vì sao mô hình này dạo gần đây phát triển mạnh. Các Hãng Hàng Không không kiếm tiền từ việc bay, nên họ chỉ cần bay hòa, thậm chí lỗ chút đỉnh. Họ lời từ tiền sale-and-lease-back. Mỗi năm nhận 2 chiếc máy bay, lời 40 % của 2 x 230 triệu USD là đủ ấm rồi (ví dụ chơi cho ấn tượng, chứ thực tế thấp hơn nhiều).

Chị Th, Anh Q khôn vãi. Hoa hồng thì ảnh chỉ hưởng, giá cổ phiếu lên thì ảnh chỉ lấy, có chuyện xảy ra thì cổ đông mất tiền!
clear.png
clear.png


Vì vậy, anh Q nhất định nhảy ra làm Bamboo. Có lẽ ảnh mua Boeing là bắt chước chị Th, đem đi Trung Đông cho thuê chăng? Lợi nhuận của việc cho thuê này do cạnh tranh đã giảm xuống cực thấp (như bác Top dẫn), nhưng vẫn nhiều người lao vào.

E đánh giá, chị Thảo giỏi, nhanh nhạy, khi chị ấy làm VJ thì cái này gọi là thiên tài. Rủi ro lúc ấy không lớn lắm, thậm chí giá dầu thấp được xem là Oppotunities.
Nhưng với xu thế giá dầu và tình hình bất ổn chính trị hiện nay, anh Q nhảy vào, e cho là bá đạo. Tiền ảnh kiếm được bằng cách đẩy cái rủi ro cực lớn về phía cổ đông. Giá dầu lúc này là Threats.

Đồng ý với bác TOP là chị Th có thể khởi phát từ tư tưởng làm ăn đàng hoàng, muốn kiếm tiền từ việc bay, rồi mở rộng ra kiếm tiền từ sale-and-lease-back.

Anh Q ngay từ plan đã thấy, chỉ muốn kiếm tiền từ sale-and-lease-back. Với số vốn của ảnh (Bamboo, 700 - 1,300 tỷ VNĐ), ảnh có thể mua số máy bay có giá trị gấp 100 lần, nên chết hay không cũng phải 1 thời gian, chứ không chết ngay được. Điều này em chưa đồng ý với bác TOP.

Nhưng như đã nói A Q còi mục tiêu chính không phải kiếm tiền từ lease back, chỉ cần không lỗ hoặc lỗ nhẹ, mà kiếm tiền từ cổ cánh, chú rõ chửa
clear.png
con số khủng tạo pr và đã thành công.

Nhưng cũng như đã nói, anh Q là trùm kinh doanh cổ phiếu mà. Ảnh chỉ cần duy trình cái Bamboo từ 3-5 năm để ăn trứng, sau đó có thể bán hết hoặc 1 phần Bamboo cho 1 hãng hàng không lớn nào đó muốn khai thác thị trường Việt. Các hãng lớn ngại nhất là các thủ tục và hàng rào bảo hộ của CP mà Anh Q lại là trùm xử lý các chuyện này. Biết đâu A Q đã có thỏa thuận trước rồi mới bung ra làm Bamboo cũng nên.
 
Nói chung là chim sẻ thích bàn chuyện của đại bàng, nhưng đại bàng bay cao nên tầm nhìn lớn, chim sẻ thì ngồi sân nhà ngó đại bàng và lẩm bẩm nó bay cao quá, té một cái thì chết mất ...
 
Nói chung là chim sẻ thích bàn chuyện của đại bàng, nhưng đại bàng bay cao nên tầm nhìn lớn, chim sẻ thì ngồi sân nhà ngó đại bàng và lẩm bẩm nó bay cao quá, té một cái thì chết mất ...
Sai
Chim sẻ chỉ bàn chuyện của chim sẻ. Và hoàn toàn ko có tham vọng dạy dỗ bất kỳ đĩ nào vén váy.
Bọn lùa Gà như cậu Còi lo chạy vốn hụt sức hơi đâu mà vào đây.

Mềnh chim sẻ chỉ bàn chuyện thực tế từ tình hình để anh em chim sẻ thấu rõ ko chết vì đám chim lợn ngu ngốc nâng bi.

Cái chết của Quyết còi ko khó nhìn ra
Chỉ bọn quá đần và bảo thủ mới xúm vào sùng bái.
(Có 1 số thông tin ko tiện nêu đây, chứ anh em làm kinh tế hàng không mới hôm kia tụ họp cho thấy cậu Quyết hiện ko còn tự tin nhưng cố cương thôi...nói chung làm màn hài kịch là chính)
 
Nhưng game của Q còi vẫn là bán giấy là chính và mỡ nó rán nó thôi chứ Q còi lấy méo đâu ra tiền up front mà xoáy vô hả bác Tóp. Lease back, lượng khách đều khoai cả. Thành bại thì hên xui, xui nhiều hơn hên.
Con số ảo vãi ra so với cả vnairlines và các hãng khác trong khu vực và thế giới, có méo gì mà bàn, bàn hoá chẳng ra tự nhận ngu khi tin con số đó có ý nghĩa.

Đồng ý với đồng nghiệp. Quan điểm của mình là Q chỉ quan tâm đến việc lái cổ. Nên hiện giờ tiền bơm cho Tre để có thể hoạt động ngay được là k giới hạn. Lương cho nhân sự bb đang trả là cao nhất trên thị trường, và vì thế, hiện bb đã và sắp tuyển đc rất nhiều nhân sự là key person từ các hãng khác qua để setup và vận hành nó trơn tru.

Q đi thị trường ngách nên cửa để phát triển vẫn có. Và nên nhớ, hiện giờ vj và vna thì nguồn lợi nhuận do các chuyến bay charter từ các tỉnh tàu, từ 8cm về nha trang/đà nẵng/phú quốc là cực kỳ to lớn, mỗi ngày có cả chục ngàn khách đến và đi qua các chuyến bay charter. Và định hướng của Tre cũng sẽ nhảy vào lĩnh vực béo bở này. Nếu Q mà bán combo máy bay + phòng + voucher cuốc đất giá rẻ cho các công ty du lịch tàu này thì vna và vj charter sẽ chết ngắc, mà khách charter vào nhiều thì lại còn có thể vẽ thêm đc nhiều dự án condotel mới lùa khách mua căn hộ nữa. Nó là hệ sinh thái mà vna và vj k có đc

hãng giá rẻ gì đó của Ấn, Air India chỉ với vốn 2300 tỷ bảnh tỏn mua và thuê đc 5 con máy bay to vật thơm phức, 3 năm nay rồi đó các bác
 
VJ từng làm mạnh marketting với Tàu
Nhưng mà thất bại vì Tàu cứ qua bằng hàng không Tàu. (cách đây 2 năm sân bay Cam Ranh e ngại tổ chức cho máy bay Tàu 2 chuyến 1 ngày nhưng đáp ban đêm để tránh bọn nó chụp hình quân Cảng. Nhưng giờ bất lực vì chúng qua nhiều quá toàn bằng hàng không Tàu nên đành mở cho chúng đáp ngày luôn)

Tàu ko bao giờ thuê máy bay Vịệt vì hiện tại họ được thuê giá quá rẻ từ các cty cho thuê máy bay của Tàu: 0.5%/ tháng! (www. Airlineseconomic.com)

Ko một cty nào cạnh tranh lại kể cả bọn Trung Đông giàu có!
Cty cho thuê máy bay của Việt ta là VALC thì vỡ mật từ lâu rồi

Muốn lùa Gà thì tính toán kinh tế phải good.
Nhưng thị trường giờ khác hẳn và sụp thẳng đứng so với 2 năm trước ( đường quốc tế) thì làm sao đóng tuồng để lùa gà???
Còn nếu bắt chước em Thảo làm nội địa cò con như thời kỳ đầu ...thì sao lùa gà?
Khi mà cổ đông khôn ngàn lần những năm 2000 - 2008

Còn chơi hybrid solution thì quá bằng tự sát
Q lỡ phóng lao thì cố nói cứng thôi
Nội lương lái 787 khoảng 300 - 320 chai so với A320 chỉ bằng 130 -180 chai (tùy hãng) chưa kể chi phí hậu cần vô cùng tốn kém thì thấy đủ chết quỹ lương khi mà cái gì cũng hụt và ko ăn so với cách đây 3 năm.

Tóm lại cậu nào đủ gan và liều theo chim lợn và Quyết để mua cổ FLC bây giờ ...hóng "ăn" tương lai
 
VJ ko làm việc được với Tàu do là đàm phán giữa Việt - Tàu, và cũng ko có nghĩa là khi VJ thất bại trong đàm phán thì BB cũng thất bại hoặc nếu BB là Tàu đội lốt Việt thì sao? Ngoài ra họ còn tính đến việc khai thác tuyến nội địa mà các hãng nước ngoài ko được phép nữa.
 
Hình như @dau tu thong minh thong minh ko tìm hiểu kỹ về Tre nên nhiều thông tin không chính xác.

1. Anh Q mua máy bay, bán và thuê lại để chở khách cho mấy tuyến du lịch nghỉ dưỡng của ảnh, ko phải mua để cho hãng khác thuê lại.

2. Anh tìm hiểu thêm về phân khúc và định vị khách hàng mà Tre định nhảy vào để hiểu rõ hơn. Nó chỉ đơn giản là phục vụ cho nguyên hệ sinh thái FLC nên ko có ai để so sánh cả. Nếu các hãng khác, chi phí đầu vào tăng thì ảnh hưởng đầu ra ngay nhưng Tre có hệ sinh thái phía sau để đỡ.

3. Giá dầu năm 2011, năm chị Thảo bắt đầu bay tận 110-120 đô lận, so với giờ tầm 70 đô thì nhằm gì.

4. Anh quan sát thực tế lượng khách tại các cảng hàng không. Với tình hình chính trị bất ổn như hiện nay (cụ thể là bất ổn ở đâu đâu đó ko phải VN???) thì lượng khách du lịch từ Đông Bắc Á đến VN có giảm không hay vưỡn tăng ầm ầm nhen.

===========================


FLC plan huy động qua PHT cp giá trị 3k tỏi Vnd cho dự án Quảng Bình Beach & Resort. Anh nào rành xây dựng xem giúp em có hợp lý không ạ?

Anh Q giờ như chú bé chăn cừu í. Từ 2009 lùa kinh quá nên từ 2015 là bị mất niềm tin dữ lắm rồi. Nđt nhỏ lẻ amateur còn mấy ai tin ảnh nữa. Từ 2016 đến giờ có bán cp thêm đc mấy đâu và bán toàn ko đc mua hết, trong khi từ 2009 đến 2015 từ vốn còi 18 tỏi đồng lên tới 6 ngàn tỏi. Quá siêu đẳng! Giờ có lòe thêm Tre thì cũng khó lấy lại đc niềm tin của nđt. Trừ cái đội đi bơm vá cổ phiếu theo sóng và mớ cá lòng tong ăn theo.

Nên giờ muốn lấy lại niềm tin phải bắt đầu lại từ đầu. Làm ăn đàng hoàng tử tế, ra hoa ra trái thì nđt còn lấy đó làm cơ sở để tin. Chứ mà cứ kiểu bơm vá như cũ thì có vẽ ra 10 dự án Tre cũng không lấy lại đc niềm tin chứ đừng nói là 1.

Lùa gà kiểu phát hành thêm, tức cổ đông bơm thêm tiền cho a Q nó khác với việc bơm vá dạo của đội lái hệ sinh thái FLC đang làm nhenhen mí anh. Chả có Tre Mây nào thì sóng giá cổ FLC nó vưỡn lên xuống kiếm ăn đều đặn bao năm nay.

==========
khi Tre khai trương, tốc độ thoát hàng BĐS của ảnh ở Quảng Ninh chắc chắn cũng cất cánh, ở tỉnh khác em cũng đoán như vậy.
Tre sẽ là con đường nâng tầm ảnh, thoát khỏi tiếng buôn giấy,
 
Mô hình Sale-and-Lease-back là như nào?

Đây cũng là lý do, vì sao mô hình này dạo gần đây phát triển mạnh. Các Hãng Hàng Không không kiếm tiền từ việc bay, nên họ chỉ cần bay hòa, thậm chí lỗ chút đỉnh. Họ lời từ tiền sale-and-lease-back. Mỗi năm nhận 2 chiếc máy bay, lời 40 % của 2 x 230 triệu USD là đủ ấm rồi (ví dụ chơi cho ấn tượng, chứ thực tế thấp hơn nhiều).

.
A nhầm dồi. Lời trước mắt vậy chớ mấy năm sau bù vô chi phí thuê mướt mồ hôi luôn nghen. Ví dụ thuê hoạt động bình thường chỉ tầm 7 tỏi thì lease back tới 11 tỏi nha. Không có cash mới phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn bình thường. Cái gì cũng có cái giá của nó hết, đâu đơn giản ăn của ngoại vại
clear.png
 
A nhầm dồi. Lời trước mắt vậy chớ mấy năm sau bù vô chi phí thuê mướt mồ hôi luôn nghen. Ví dụ thuê hoạt động bình thường chỉ tầm 7 tỏi thì lease back tới 11 tỏi nha. Không có cash mới phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn bình thường. Cái gì cũng có cái giá của nó hết, đâu đơn giản ăn của ngoại vại
clear.png
Cái nầy là tuyệt đối chính xác

Cho nên dân nai, dân gà cứ ngỡ Quyết giỏi.....Quyết làm màu là chủ yếu để moi Gà
Nhưng giờ Gà đâu còn ....gà như cách đây 10 năm.

Cái chốt của vấn đề là
1-Quyết muốn mua máy bay rẻ, cũng muốn kinh doanh hiệu quả
2-Tạo thanh thế ảo để lùa gà

Khi sale and lease back ( tùy hợp đồng) 1 chiếc máy bay , thí dụ Quyết mua 280 triệu USD (6500 tỷ) và bán 300 triệu USD (6960 tỷ), "lời" ngay trước mắt khoảng 460 tỷ đồng!
(Nhưng tập quán nghiệp vụ nầy là bán giá cao thì PHẢI THUÊ LẠI GIÁ CAO vì ko cty tài chính nào khùng cả).
Khoản "lời" bóng loáng trên sẽ được ghi ngay vào bảng finance balance của Bamboo và FLC "hưởng thơm " lây.
Quyết chắc chắn làm thế rồi vì đó là nghề tạo hư danh của chàng

Khi tung cái bảng FB nầy ra công chúng sẽ có đám Gà tin rằng FLC đang thăng vùn vụt và lập tức IPO của Tre lẫn FLC sẽ được kéo 2 hòn bi lên cao.

Nhưng chết là chết cái khoản lease back cái máy bay đó rải đều trong 10 năm ký hợp đồng đã đông cứng là cái gánh vô cùng nặng mà Quyết ỉm đi.

Khi mà các loại thị trường như thị trường cho thuê dù xuống, thị trường khách xuống, thị trường máy bay loãng ra.......Quyết vẫn cứ phải trả tiền thuê rất cao, thậm chí gấp 3,4 lần thị trường mà ko đổi được!
Chẳng hạn hợp đồng đông cứng 10 năm hiện nay có giá là 2,25 triệu đô / tháng cho siêu phẩm Dreamliner ( 51,75 tỷ/ tháng) , tức 10 năm thuê sẽ là 10 x 12 x 51,75 = 6210 tỷ!!!)
(Chú ý đó là với cách Quyết bán máy bay "lời")

Còn nếu Quyết muốn bán máy bay lỗ thì giá thuê của các cty tài chính chỉ khoảng 1,25 triệu USD/ tháng và 10 năm phải chi 1,25 x 10 x 12 x 23k = 3450 tỷ!

Đó là đơn giá thuê cho 1 máy bay, cứ làm đi mua bao nhiêu nhân bấy nhiêu.

3. Vì sao Quyết mua nhiều máy bay?
Dĩ nhiên là Quyết muốn được Boeing bán rẻ theo lô
Giá máy bay sẽ rất khác nhau tùy lô: Giá phang ( List Price) và Giá thị trường (Market Price), cuối cùng là Giá khớp ( Fix Price) : mua 2,3 chiếc khác, mua 20 chiếc và càng khác khi mua 100 chiếc
Nhiều khi giá công bố 280 triệu USD/ 787 ....nhưng mua 100 chiếc thì giá còn 150 triệu USD/ chiếc thôi.

Nó phụ thuộc vào số lượng máy bay lẫn hợp đồng sale and leaseback mà Quyết hưởng để quyết định giá.
Theo Washington Post và FLC công bố thì giá Quyết mua là 280 triệu USD.
Nhưng giá gầm bàn chắc sẽ rẻ hơn chút, Quyết chẳng dại gì thò ra trên bảng IPO.
 
Đồng ý với @TOPTEN là thực tế đang chứng minh 2 năm nay rồi, 2 năm nay ảnh có lừa đc mấy nữa đâu, trong khi trước đó gấp mấy trăm lần. Nđt giờ cáo lắm dồi, số gà dất ít, nếu có thì chỉ là gà lười tìm hiểu thôi chứ mạng mẽo giờ, search phát ra ngay. Thông tin ctck cấp cũng đầy.

Chẳng qua a Q có đội bơm giá cp trên sàn nên giờ lùa gà ăn chênh lệch giá là chính thôi. 2 năm nay mấy lần huy động cổ đông đều tèo. Chuẩn bị có plan bán 3k tỏi quý 3 này. Tèo tiếp chắc luông. Gà bị lừa quá tam ba bận mà ko đổi chiêu thì gà thành cáo hết dồi
 
Gà “ngu” có thể không còn, nhưng gà “tham” thì vẫn đầy ra. Đơn cử vụ Huyền Như ẻm đâu có thèm lùa gà thường, toàn lùa dân tài chính ngân hàng, tham mà chết chớ loại này đâu có ngu.
 
Gà “ngu” có thể không còn, nhưng gà “tham” thì vẫn đầy ra. Đơn cử vụ Huyền Như ẻm đâu có thèm lùa gà thường, toàn lùa dân tài chính ngân hàng, tham mà chết chớ loại này đâu có ngu.

Mềnh thì ko xem những cái hào nhoáng bề ngoài của Quyết mà chỉ chăm chăm xóay vào tình hình thực tế thôi, để xem Q có chết kiểu gì hoành tráng ko.

Vì mục đích nào ( kinh doanh hay là lùa gà) thì điều tiên trước là phải ko lỗ cái đã.
TT hàng không biến đổi quá sức nhanh từ giá cả máy bay, giá thuê, hợp đồng thuần nội hay chơi kiểu lai, và các đối thủ cạnh tranh đầy tài lực...

Tiên lượng đầu tiên mềnh muốn nói là riêng quỹ lương cho pilot so với cách đây có 2 năm thôi, nó đã đủ ngợp....
2 năm nữa ra sao?

Do VNA tự đào tạo pilot được ( 1,7 tỷ / chàng ấp nở thành công)
VNA ỷ thế này trả lương bèo bọt có 120 chai/ tháng
Không đủ các chú nuôi gia đình và chơi gái 4 phương quốc tế.

Vietjet muốn hốt chén ăn của VNA nên làm quả đẩy 180 chai/ tháng cho pilot.

Giờ Quyết còi muốn vào hốt vụn cám, buộc phải đẩy lên 200 chai/ tháng cho pilot lái 320. ( theo những gì mà thằng cháu đang lái VJ cho hay)

Lương bèo bọt nên từ 2015 -2017 hơn 200 pilot VNA đã .....đào tẩu!
Và theo pilot trưởng của VNA nhà gần chỗ mềnh thì mới nửa năm nay 2018 ó nhõn thêm khoảng 35 chú nữa ...tẩu đào!

Lương pilot lái 787 cao nhứt là 303 chai/ tháng, nhưng chưa ai đạt.
VNA trả 40% quỹ lương cho các cậu lái.

Quyết đòi bay cuốc cmn tế bằng 787 thì buộc phải trả pilot trên giá 303 triệu , tức lương cũng khủng mới hút được tài năng về. Bằng ko thì tìm thuê ngoài rất mắc. ( mà nếu ko làm được điều nầy thì sao ..."lùa gà"???
clear.png


VNA có 80 tàu bay phải thuê 1238 pilot ăn 40% lương của hơn 6800 nhân sự lúc nhúc trong đó!
Bamboo cứ tính tỉ lệ mà trả lương.

Mới nói về pilot trong tình hình mới thôi nghen

Quyết còn cả núi khó khăn phía trước từ từ mềnh phân tích sáng tỏ ra.
Lừa thiên hạ phen nầy ko dễ cho chàng đâu.
 
hãng giá rẻ gì đó của Ấn, Air India chỉ với vốn 2300 tỷ bảnh tỏn mua và thuê đc 5 con máy bay to vật thơm phức, 3 năm nay rồi đó các bác
AirIndia là flagship carrier của Chính phủ Ấn. Đang lỗ sặc máu, nợ 7.8 tỷ rupee, CP gọi bán vốn 76 % mãi mà không ai chịu nhảy vào đó.

Việt Nam Airlines chào bán quyền mua 190 tr cổ phiếu không ai mua (à đúng ra chỉ có 272K mua quyền, mà sau đó cũng bỏ cọc chạy lấy người), nếu thơm thì đã không ế nặng. Thuỳ link

Ế : http://cafef.vn/dau-gia-quyen-mua-co-phieu-vietnam-airlines-e-nang-20180517214029054.chn

Bỏ cọc chạy, cuối cùng là bán được 0 : tu-bo-coc-khong-thuc-hien-mua-quyen-mua-co-phieu-vietnam-airlines-739-610067.htm
 
Mềnh thì ko xem những cái hào nhoáng bề ngoài của Quyết mà chỉ chăm chăm xóay vào tình hình thực tế thôi, để xem Q có chết kiểu gì hoành tráng ko.

Vì mục đích nào ( kinh doanh hay là lùa gà) thì điều tiên trước là phải ko lỗ cái đã.
TT hàng không biến đổi quá sức nhanh từ giá cả máy bay, giá thuê, hợp đồng thuần nội hay chơi kiểu lai, và các đối thủ cạnh tranh đầy tài lực...

Tiên lượng đầu tiên mềnh muốn nói là riêng quỹ lương cho pilot so với cách đây có 2 năm thôi, nó đã đủ ngợp....
2 năm nữa ra sao?

Do VNA tự đào tạo pilot được ( 1,7 tỷ / chàng ấp nở thành công)
VNA ỷ thế này trả lương bèo bọt có 120 chai/ tháng
Không đủ các chú nuôi gia đình và chơi gái 4 phương quốc tế.

Vietjet muốn hốt chén ăn của VNA nên làm quả đẩy 180 chai/ tháng cho pilot.

Giờ Quyết còi muốn vào hốt vụn cám, buộc phải đẩy lên 200 chai/ tháng cho pilot lái 320. ( theo những gì mà thằng cháu đang lái VJ cho hay)

Lương bèo bọt nên từ 2015 -2017 hơn 200 pilot VNA đã .....đào tẩu!
Và theo pilot trưởng của VNA nhà gần chỗ mềnh thì mới nửa năm nay 2018 ó nhõn thêm khoảng 35 chú nữa ...tẩu đào!

Lương pilot lái 787 cao nhứt là 303 chai/ tháng, nhưng chưa ai đạt.
VNA trả 40% quỹ lương cho các cậu lái.

Quyết đòi bay cuốc cmn tế bằng 787 thì buộc phải trả pilot trên giá 303 triệu , tức lương cũng khủng mới hút được tài năng về. Bằng ko thì tìm thuê ngoài rất mắc. ( mà nếu ko làm được điều nầy thì sao ..."lùa gà"???
clear.png


VNA có 80 tàu bay phải thuê 1238 pilot ăn 40% lương của hơn 6800 nhân sự lúc nhúc trong đó!
Bamboo cứ tính tỉ lệ mà trả lương.

Mới nói về pilot trong tình hình mới thôi nghen

Quyết còn cả núi khó khăn phía trước từ từ mềnh phân tích sáng tỏ ra.
Lừa thiên hạ phen nầy ko dễ cho chàng đâu.
Phi công Boeing ở việt nam thị trường rất hẹp và k có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Bb có trả lương bằng hoặc thấp hơn vj xíu chắc cả đội boeing của vna nộp đơn thôi việc. Làm gì có vé 300 chai cho phi công boeing. airbus thì có, thậm chí bên vietjet phi công huấn luyện bay lương sau thuế trên 400 chai/tháng không phải hiếm(nếu chịu cày). Số lượng phi công ở vna và các hãng giá rẻ khác tỉ lệ rất chênh lệch. Do vna trả lương overtime rất thấp nên k ai muốn hiến máu nhân đạo cả, đặc biệt là khoai tây, và hơn nữa ground time nhiều nên cần lượng phi công nhiều hơn. Mấy hãng giá rẻ ground time ngắn, cộng thêm chính sách trả lương overtime cao gấp 3, gấp 5 lần vna, nên phi công đua nhau bán máu. Do vậy họ chỉ cần duy trì lượng phi công rất ít, k ai muốn nghỉi cả. Bb hiện về nhân sự có chính sách cho nhân viên kiêm nhiệm nhiều vị trí với lương cao vượt bậc nên đội ngũ nhân sự của họ sẽ rất gọn nhẹ, tìm được người giỏi
 
Phi công Boeing ở việt nam thị trường rất hẹp và k có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Bb có trả lương bằng hoặc thấp hơn vj xíu chắc cả đội boeing của vna nộp đơn thôi việc. Làm gì có vé 300 chai cho phi công boeing. airbus thì có, thậm chí bên vietjet phi công huấn luyện bay lương sau thuế trên 400 chai/tháng không phải hiếm(nếu chịu cày). Số lượng phi công ở vna và các hãng giá rẻ khác tỉ lệ rất chênh lệch. Do vna trả lương overtime rất thấp nên k ai muốn hiến máu nhân đạo cả, đặc biệt là khoai tây, và hơn nữa ground time nhiều nên cần lượng phi công nhiều hơn. Mấy hãng giá rẻ ground time ngắn, cộng thêm chính sách trả lương overtime cao gấp 3, gấp 5 lần vna, nên phi công đua nhau bán máu. Do vậy họ chỉ cần duy trì lượng phi công rất ít, k ai muốn nghỉi cả. Bb hiện về nhân sự có chính sách cho nhân viên kiêm nhiệm nhiều vị trí với lương cao vượt bậc nên đội ngũ nhân sự của họ sẽ rất gọn nhẹ, tìm được người giỏi
THÌ MỀNH ĐÃ VIẾT RÕ
"Lương pilot lái 787 cao nhứt là 303 chai/ tháng, nhưng chưa ai đạt."

Tức đó chỉ là lương lý thuyết, VNA chưa trả ai cao đến nóc nầy.
 
Bản thân nội bộ của Quyết cũng bị phân hoá tứ lung tung
Nhiều cậu tay chân Quyết bất mãn áp phe nầy.
Tổng của Quyết là Trần Quang Huy là người thực sự có tầm nhìn thực tế và trình độ, bỏ chạy sau 8 tháng làm CEO

Quyết thì cố đấm ăn xôi.

Thôi kệ, nó muốn chết là việc của nó.
Nó cứ tưởng lùa gà dễ như 10 năm trước
Còn kinh doanh hàng không là bài toán rất khó trong thời điểm nầy.

Cho đến này vốn thực của Tre vẫn là 700 tỷ, ko đủ điều kiện vận hành cả chục máy bay
Vốn 1300 tỷ là vốn ảo trên giấy học trò, đã có đồng nào bổ sung đâu mà đòi bay.
 
Nhớ hồi năm nao, đi uống cafe Illy ngay Tòa nhà PVN số 1 Lê Duẩn. Bên cạnh bàn mình là cái bàn dài ơi là dài, có anh Hà Dũng và một bầy em trai em gái trẻ đẹp hừng hực sức sống vây quanh. Anh ấy đang thuyết giảng về hoài bão, tương lai, thách thức cùng Hàng Không Tăng Tốc!

Rồi mấy tháng sau, anh ấy dẹp tiệm và cuốn theo hơn trăm tỷ tiền nợ nhiên liệu của Xăng Dầu HK, dù hội này không bán chịu cho anh ý, nhưng anh ý kiện và theo luật vẫn phải bán tiếp.

Chả hiểu những em tai xinh gái đẹp ngày ấy ra sao....
 
Gà “ngu” có thể không còn, nhưng gà “tham” thì vẫn đầy ra. Đơn cử vụ Huyền Như ẻm đâu có thèm lùa gà thường, toàn lùa dân tài chính ngân hàng, tham mà chết chớ loại này đâu có ngu.
Case Huyền Như thực ra không thể trách ACB và các ngân hàng khác là tham và bị lừa.

Kiếm lợi là bản chất của mọi cá nhân hay pháp nhân kinh doanh. Việc gửi tiền cho Vietinbank là chắc cú.
Huyền Như lừa Vietinbank. Vì số tiền quá lớn nên NN vin vào cớ chi lãi ngoài để đổ phần thiệt lên đầu các ngân hàng khác.
Chính vì vậy, nên Tòa từ chối trích xuất sổ cái Ngân Hàng Nhà Nước để chứng minh tiền đã vào Vietinbank như yêu cầu của bác Kiên

Nhớ hồi năm nao, đi uống cafe Illy ngay Tòa nhà PVN số 1 Lê Duẩn. Bên cạnh bàn mình là cái bàn dài ơi là dài, có anh Hà Dũng và một bầy em trai em gái trẻ đẹp hừng hực sức sống vây quanh. Anh ấy đang thuyết giảng về hoài bão, tương lai, thách thức cùng Hàng Không Tăng Tốc!

Rồi mấy tháng sau, anh ấy dẹp tiệm và cuốn theo hơn trăm tỷ tiền nợ nhiên liệu của Xăng Dầu HK, dù hội này không bán chịu cho anh ý, nhưng anh ý kiện và theo luật vẫn phải bán tiếp.

Chả hiểu những em tai xinh gái đẹp ngày ấy ra sao....
Speed up = Tăng tốc
Nhưng viết không dấu là ...Tang toc khiến mọi người hiểu là "Tang tóc"! .... ế là phải

Việc chọn tên Speed Up này là sai lầm lớn, vì chuyển ngữ
Nhanh lên thì quá tầm thường - ko ấn tượng
Bay nhanh thì sai ngữ nghĩa với Speed up
Vọt nhanh chỉ là từ bình dân, informal....

Vấn đề tai nạn trong đặt tên thương hiệu nước ngoài cũng bị nhiều. Hiện nay khi làm thương hiệu cần cả một lượng cố vấn: văn hóa/ văn học/ ngôn ngữ/ thương mại/ marketting .... tuy vậy vẫn dễ chết như thường.

1991, Mazda đã tung ra dòng xe có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha.
Chết cười là "Puta" trong tiếng bản địa có nghĩa là ...."gái mại dâm"!
Cái tếu của Mazda là còn quảng cáo : "được thiết kế để cung cấp tiện ích tối đa với trong một không gian nhỏ hẹp, với sự di chuyển nhẹ nhàng, thoải mái" (!)
Cuối cùng phải nhanh chóng hủy bỏ, tổn thất ghê gớm

Honda cũng vậy:
"Fitta" là tên ban đầu của "Jazz", bán ở Bắc Âu.
Chết chỗ là "Fitta" phát âm rất giống cái nhồn ngôn ngữ Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch.
Chết nữa là Honda quảng cáo mẫu xe này... "nhỏ ở bên ngoài, lớn ở bên trong"(!)

Vào Trung Quốc, Coca Cola đặt tên Kekoukela mà dịch ra có nghĩa "Cắn con nòng nọc nhơ nhớp". Sau đó, hãng này đã phải nghiên cứu tới 40.000 ký tự khác nhau để tìm ra tên gọi phù hợp - "kokou kole", mà dịch ra có nghĩa "hạnh phúc trên môi".

Mc Donald's là Big Mac đến Pháp và dịch thành "Gros Mec". Trong khi nghĩa thực sự của từ này là "Trùm ma cô".

Những năm 70, công ty máy tính Wang (Mỹ) không bán được hàng ở Anh.
Tìm hiểu từ này vốn phát âm rất giống với "Wanker" - nghĩa là ...."thằng ngu"!
 
Vốn tối thiểu lập hãng hàng không sẽ chỉ còn 300 tỷ đồng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ủng hộ quan điểm áp mức vốn tối thiểu với hãng hàng không là 300 tỷ đồng.
Đây là điểm đáng chú ý nhất tại cuộc họp xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì, diễn ra hôm 23/7
http://www.baogiaothong.vn/von-toi-thieu-lap-hang-hang-khong-se-chi-con-300-ty-dong-d265523.html

Một cái máy bay cũng lập được hãng hàng không rồi. Sắp tới thời của Grab bay
 
Về tàu bay, Bamboo Airways dự kiến khai thác là tàu bay A320/A321 với số lượng khai thác ban đầu là 3 chiếc, bắt đầu từ năm 2019, với hình thức không có tổ bay (thuê khô).

Quy mô khai thác đội tàu bay là từ 3 – 20 tàu, trong giai đoạn 2019 – 2023. Công ty có thoả thuận với CDB Aviation Lease Finance (Hongkong) về việc thuê khô 3 tàu bay A320 với thời hạn 8 năm. Bên cạnh đó, FLC cũng ký biên bản ghi nhớ về việc mua 24 tàu bay A321 NEO.
http://cafef.vn/ho-so-xin-bay-cua-b...dau-3-chiec-tu-nam-2019-20180807114551185.chn
CDB Aviation Lease Finance DAC (“CDB Aviation”), a wholly owned Irish subsidiary of China Development Bank Financial Leasing Co., Limited.

---
a dry lease will cost in the range of $300,000 - 375,000 per month

https://www.quora.com/How-much-does-it-cost-to-dry-or-wet-lease-an-Airbus-320-of-about-5-years-old
==> Chiến thuật Vietjet vẫn thông minh hơn Bamboo Airways nhiều, tình hình thị trường VN hiện nay thì thuê ướt, khỏe!

Vietjet đắt hàng , giống như xe đò bán khách, sang khách sang xe...
Chuyện thuê ướt (*) cũng bình thường
Chỉ ngán là VJ thuê máy bay Miến, máy bay Kam cũ và kêu tòng tọc...ngán thấy bà ( đúng là "rét" chứ ko phải Jet)

Trước được bay con BH Air của Bungaria ( Việt jet thuê) , máy bay cũ mốc ra nhưng được cái em tiếp viên trưởng Bun xinh và thân thiện.
Sau ngán máy bay cũ, không dám chơi Viet Jet. Chuyển qua Thái Air
Mình không bao giờ tin lời mấy cha kiểm định bảo máy bay đạt an toàn tương đương (tất nhiên "an toàn" nhưng không thể an toàn bằng máy bay mới, đi máy bay mới an tâm hơn rất nhiều)
-----------------
(*)
Thuê ướt: ( Wet lease) bao gồm cả ACMI (Aircraft, Crew, Maintenance & Insurance)
Thuê ẩm: ( Damp lease) bao gồm AMI bỏ Crew

Thuê khô: ( Dry lease) chỉ thuê Aircraft không bao gồm CMI. Thời gian thuêthông thường từ 2 năm trở lên, phải bảo dưỡng bảo hành theo qui định của hãng sản xuất máy bay. Máy bay phải đổi số đăng bạ (Registration).
 
Hic .. vậy là Q còi mới kí biên bảng ghi nhớ thôi à ...vậy mà anh làm thấy ghê .. giờ thuê máy bay .. ha ha ha .. có khác gì Hà Dũng với Tan Tóc Ảirline

Mà đúng là không có tiền thì thuê khô cho lành, thuê chạy cuốc nào tính tiền cuốc đó thôi, chứ bảo Q còi làm nhà ga, nuôi phi công, nuôi tiếp viên,... thì có mà chết sớm.

Nhớ có đợt đi Jetstar từ Hà Nội vào Sài Gòn, nó còn thuê nguyên cái máy bay và dàn tiếp viên Ý vừa già, vừa xấu của Vueling.
 
https://news.zing.vn/bamboo-airways-thue-3-may-bay-cu-khoang-12-nam-tuoi-post875159.html

Như vậy tới 10/10, thời điểm mà hãng công bố sẽ có chuyến bay thương mại đầu tiên, nhiều khả năng Bamboo Airways vẫn chưa có máy bay nào được Cục Hàng không cấp đăng ký.

Cũng theo tìm hiểu của Zing.vn, cả ba chiếc máy bay mà Bamboo Airways chuẩn bị thuê đều khá cũ với tuổi đời trung bình khoảng 12 năm. Theo số liệu của Air Fleets, chiếc A319 MSN 2568 mà Bamboo Airways sắp thuê đang được Silk Air của Singapore biên chế trong đội bay và đã 13 năm tuổi.

Trong khi đó, 2 chiếc A320 mang mã số MSN 2934 và 3010 đều đang trong biên chế đội bay của Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ và đều đã gần 12 năm tuổi.

Theo số liệu từ Planespotter, hiện tuổi đời trung bình của máy bay trong đội bay Vietjet Air đang là khoảng 3 năm tuổi, trong khi của Vietnam Airlines là 6,2 năm tuổi.
 
Vậy anh CÒi chuẩn bị đưa Quan Tài Bay vào phục vụ đồng bào thân yêu hả ta ... hay là cố tình chơi chiêu để hoãn bay

Vì ai cũng thừa biết thuê máy bay cũ để bay thì làm sao có giá rẻ được vì chi phí đảm bảo an toàn bay ốm đòn
 
Liệu Bamboo Airways sẽ thành công ?
Hai thủ tục pháp lý quan trọng nhất để tham gia kinh doanh hàng không tại Việt Nam đã được Bamboo Airways hoàn tất...

Tiền để đốt 1-2 năm đầu thì cũng căng phết, nên cũng phải đặt dấu hỏi về dòng tiền của FLC một cách nghiêm túc. Làm resort là bỏ tiền đồng thu bạc cắc, nhất là mấy KDL của FLC không ở phía nam để khai thác quanh năm. Giờ CP FLC phát hành thêm không ai thèm mua, không hiểu anh Còi lấy tiền đâu mà làm. Về tầm tài chính và các thứ khác chị Thảo VJC vẫn trên tầm anh Còi.

Tất nhiên anh Còi từ tay không mà có (không phải COCC, không xuất thân từ gia thế giàu có) thì cũng phải công nhận anh Còi giỏi, nên có thể với anh Còi là "không có gì là không thể ".
 
Liệu Bamboo Airways sẽ thành công ?
http://vneconomy.vn/bamboo-airways-chinh-thuc-nhan-giay-phep-bay-20181112233633231.htm

Tiền để đốt 1-2 năm đầu thì cũng căng phết, nên cũng phải đặt dấu hỏi về dòng tiền của FLC một cách nghiêm túc. Làm resort là bỏ tiền đồng thu bạc cắc, nhất là mấy KDL của FLC không ở phía nam để khai thác quanh năm. Giờ CP FLC phát hành thêm không ai thèm mua, không hiểu anh Còi lấy tiền đâu mà làm. Về tầm tài chính và các thứ khác chị Thảo VJC vẫn trên tầm anh Còi.

Tất nhiên anh Còi từ tay không mà có (không phải COCC, không xuất thân từ gia thế giàu có) thì cũng phải công nhận anh Còi giỏi, nên có thể với anh Còi là "không có gì là không thể ".
Ở Việt Nam giới tỷ phú đều 100% xuất thân tay trắng làm nên hết đó. COCC nếu chỉ dựa vào hơi bố mà không có thực tài thì không lên được quá tầm trọc phú đâu.

Tuy nhiên trước đây anh Còi chịu in giấy vẽ vời để làm nguồn cảm hứng cho các tay chơi sòng nhẩy nhót mà thôi. Để có cớ in giấy thì anh Còi phải đẻ ra máy cái resort ở chốn khỉ ho cò gáy , nơi mà anh Còi bảo 10 đồng 10 đồng cũng chả ai định giá được cả, chứ mà có cái tương đương thì của nó chắc rớt về 1 xu.

Còn chị Thảo thì mình cảm giác gì đó cũng chả ổn cho lắm, mặc dù chị ấy kinh doanh Air được, nhưng sử dụng kiểu đòn bẩy lớn như chị thì cũng hơi mạo hiểm , khi mà các hãng hàng không khác nó còn đang chật vật thì của chị nhờ độc quyền khai thác tuyến nội địa,... chứ như sáng ngay đọc báo thấy tin rằng ở châu Á VietJetAir sẽ lớn hơn cả AirAsia và chỉ thua mỗi Singapor Air ,... Vãi nồi!
 
@ghevanminh , theo mình chị Thảo thì ổn, theo mình Bamboo Airways trong vòng 3 năm sẽ phá sản nếu không đủ tiền đu, sẽ nối tiếp kiểu như NS Hà Dũng và Indochina Airlines ... vì vài năm đầu chắc chắc phải bù lỗ sặc máu mồm cho dù tỷ lệ có lấp đầy như Vietjet hay Viet Airline, mà khả năng nó lấp đầy được như 2 hãng trên là không thể nào .


Nghe chuyện nghe có vẻ tiếu lâm là dân chơi chứng ao hồ đồn thổi là cái Bamboo Airways này là anh Còi bị vô thế cưỡi lưng cọp. Đại khái là anh Còi không có dự tính làm đâu, mới chỉ ở mức ý tưởng, kiểu bơm tin để đánh lên thôi. Vì lúc đầu anh nói cái tránh là để chở du khách tới mấy cái resort nghỉ dưỡng của FLC, rồi sau đó mới là bay thêm như mấy hãng hàng không khác, như vậy người đọc có thể hiểu là dù bản thân Bamboo lời hay lỗ thì vẫn phây phây do là tập đòn kinh doanh đa ngành bù qua sớt lại . Vì nếu chỉ tính đến chuyện chở du khách đến resort thôi thì chắc lỗ sặc gạch . Ngay cả xe lửa hay xe buýt mà làm vậy cũng chẳng có lời huống hồ gì máy bay.


Ai dè họp nội bộ xong thì lọt thông tin ra ngoài cho báo chí, thế là báo chí phỏng vấn nhặng xị cả lên, có 1 họ bơm thành 3, cứ vậy đưa đẩy thành ra Bamboo Airways có bay hay không rút cục công đầu là nhờ báo chí. FLC có giấy phép bay, coi như xong mọi thủ tục mà CP lại đỏ hoe..... đây là câu trả lời chính xác nhất của dân chơi chứng với tình hình của FLC và Bamboo Airways.


Có người cho rằng là anh Còi đặt tên hãng máy bay là Bamboo coi bộ không xong, vì làm liên tưởng đếng cái tên Tangtoc bị đàm tiếu một thời . Thường người ta bảo "gà tre", "xe tre" ý nói "nhỏ bé", "mong manh", dễ nghiêng ngã . Giờ máy bay mà bị đàm tiếu là "máy bay tre" thì coi bộ không khá . Chán gì tên mang cái gốc nước Việt không đặt, đặt tên Bamboo ? Lấy ví dụ như "Vietstar", "SaoViet" ... hay VietLove cũng được .


Rồi giá dầu thô mấy ngày sắp tới đây sẽ tăng khá nhanh do trước đây Arab Saudi nghe theo lời Trump tăng tốc bơm dầu (và cũng để "đền ơn" Trump lơ cái vì nhà báo Jamal Khashogg bị giết hại trong tòa lãnh sự Arab Saudio ở Thổ Nhĩ Kỳ ) vì Trump cần giá dầu hạ để lấy điểm với cử tri Mỹ . Arab bơm quá lố, giờ tính chuyện cắt bớt, mấy nước khác trong khối OPEC cũng làm theo, còn Trump thì bầu cử giữa nhiệm kỳ xong rồi chẳng còn màn gì dầu thô cao thấp làm gì nữa.


Anh Còi chắc tính chuyện bán 30% cổ phần Bamboo Airways cho các nhà đầu tư nước ngoài, và có thể "chạy" giấy phép sao đó để có thể được phép bán đến 49% cổ phần (khó xảy ra nhưng không gì là không thể đối mới mấy tay "chơi" tốt nghiệp xứ Đông Âu ). Trước đây anh Còi từng tuyên bố máy bay của Bamboo sẽ cất cánh vào năm 2018 mà giờ gần hết 2018 rồi, Bamboo cũng chỉ có toàn máy bay giấy . Bị chất vấn, anh Còi đành lùi đại đến 2022 mới bay được
clear.png


Tổng nợ của FLC hiện giờ chừng 4k tỷ, cho thấy anh Còi chắc là bậc thầy trong việc "đảo nợ" . Có ngủ mơ cũng không tin được giá trị ảo của FLC . Thiển nghĩ anh Còi nên nhảy vào mấy thị phần dễ ăn, dễ làm hơn như Casino, xe máy, xe đạp điện thay vì nhúng vào thị trường chua ăn như Airlines.


Nhưng như đã nói, có thể với anh Còi là là "không có gì là không thể " .


Còn chị Thảo thì bây giờ thì thấy ổn, vì chị Thảo chơi trên sân nội địa là chủ yếu, việc dùng đòn bẩy tài chính như của chị ấy là bình thường.
 
Thấy có bài này trùng với mạch chủ đề

BÀN VỀ LÝ DO VIETJET VÀ BAMBOO MUA MÁY BAY
Hôm nay các báo đồng loạt đăng tin Vietjet Air mua 100 chiếc Boeing 737MAX trị giá 12.7 tỉ USD và Bamboo Air mua 10 chiếc Boeing 787 trị giá 2.9 tỉ USD.
Có nhiều bạn cho rằng VJA và BBA không thể xoay sở, kiếm được số tiền lớn như thế, kể cả trong 10 năm tới, để thực hiện hợp đồng. Từ đó cho rằng việc ký kết này chỉ là làm màu, PR mà thôi, dạng 1 kiểu "bản ghi nhớ" (Memorandum of Understanding) hay "hợp đồng tạm" (Provisional contract).
Thông tin từ CNCB, Reuters, Blomberg cho biết các đơn hàng lần này của Bamboo và Vietjet đều là "firm order". Reuters thậm chí còn trích dẫn nguồn tin riêng cho biết 100 máy bay 737MAX đã được lên lịch trình sản xuất cho khách hàng không nêu tên.
Có một số bạn cho là điều này là không thể, đơn giản vì cả Quyết và Thảo đều không thể có chừng ấy tiền để mua đống máy bay đó.
Việc Quyết và Thảo không có tiền là đúng, nhưng sự thật chính bởi không có tiền nên mới phải mua máy bay. Mình xin giải thích rõ.
Trong hàng không có 1 nghiệp vụ được dùng khá phổ biến, đó là nghiệp vụ "sale and leaseback". Hãng hàng không mua máy bay của hãng sản xuất (Boeing và Airbus) xong rồi bán lại cho các hãng cho thuê máy bay với cam kết thuê lại chính các máy bay đó. Các hãng hàng không khi mua đạt số lượng thì sẽ luôn được Boeing, Airbus chiết khấu. Nếu số lượng đủ lớn và đúng dòng máy bay đang bán chậm thì mức chiết khấu khá cao. Giống như mua điện thoại Samsung giá niêm yết sẽ được tặng quà hoặc thối lại tiền vậy đó.
1f61b.png
:p
Tuy nhiên các hãng hàng không không thể kiếm được 1 số tiền lớn để mua máy bay, như Vietjet hay Bamboo mua mỗi lần hàng tỉ, hàng chục tỉ USD, trong khi 2 hãng này có mà bán sạch sành sanh cũng không moi ra được tỉ USD. Thế nên các hãng này mới phải làm thêm nghiệp vụ "bán đi rồi thuê lại". Bán toàn bộ số máy bay vừa đặt mua cho 1 hãng chuyên cho thuê máy bay với giá niêm yết, xong ký hợp đồng thuê lại. Khi đó hãng hàng không "lời" ngay 1 số tiền hoa hồng đáng kể. Nếu mua nhiều thì "tiền lời" có thể lên đến cả tỉ USD.
Sẽ có bạn thắc mắc vậy thì mua càng nhiều, càng lời. Mấy hãng hàng không sao không mua luôn 1000 chiếc cho lời nhiều? Thực tế cái lời đó là lời giả. Bản chất chính là lấy lợi nhuận của tương lai ra mà ăn trong hiện tại. Điều này đặc biệt cần thiết với những ai đang khát vốn đầu tư, thiếu hụt dòng tiền hiện tại, như anh Quyết FLC chẳng hạn.
1f603.png
:D Ví dụ như nếu mua máy bay giá 50 triệu, được hoa hồng 20%, còn 40 triệu, dự kiến khai thác trong 20 năm thì mỗi năm khấu hao 2 triệu. Giờ cũng mua máy bay 50 triệu, trả 40 triệu xong bán lại 50 triệu lấy lãi 10 triệu nhưng phải ký thuê lại cái máy bay đó với thời hạn 20 năm, giá thuê 3 triệu/năm. Hoạt động bình thường thì máy bay khấu hao 2 triệu, khai thác được 3 triệu, lãi 1 triệu. Bây giờ khai thác 3 triệu vừa đủ trả tiền thuê, không có lãi trong 20 năm vì lãi đã ăn hết ngay từ đầu. Nếu trong tương lai chi phí tăng, thu giảm thì hãng sẽ ngay lập tức bị lỗ.
Điều này lý giải tại sao VJA, BBA liên tục mua máy bay với số lượng khủng, VJA đã đặt tổng cộng 250 máy bay trong khi hiện tại chỉ đang vận hành tổng cộng 64 máy bay. BBA ký mua 44 chiếc trong khi chỉ đang vận hành 6 chiếc. Đặc biệt BBA mua khá nhiều Boeing 787 là loại máy bay to bay đường dài, thường chỉ có hãng lớn, bay tuyến xa, nhu cầu lớn mới khai thác, trong khi BBA thậm chí còn chưa được phép bay quốc tế. Lý do là vì dòng máy bay này tỉ lệ chiết khấu hoa hồng cao hơn mấy dòng máy bay kia. Và FLC có lẽ đang trong giai đoạn thiếu hụt vốn trầm trọng nên phải dùng BBA để giải quyết nhu cầu vốn trước mắt.
Có bạn thắc mắc tại sao mấy bọn chuyên cho thuê máy bay nó ngu thế, không mua trực tiếp Boeing, Airbus với giá 40 triệu mà lại đi mua của bọn hàng không giá 50 triệu làm chi.
1f603.png
:D Nói thật là bọn nó chả ngu tẹo nào, quá khôn nữa là khác. Tụi nó mua trực tiếp từ hãng giá rẻ rồi cho ai thuê? Lâu lâu có khách có nhu cầu thuê ngắn hạn thì khách đầu cần phải máy bay mới, cái nào chả được miễn hiệu quả thì thôi. Còn mua để đó thì lỗ chổng vó ngay. Mua của hãng hàng không thì nó ăn ở cái hợp đồng cho thuê lại đó. Về bản chất là nó cho hãng vay tiền thế chấp bằng máy bay, nhưng về mặt hồ sơ thì nó là chủ sở hữu, hãng hàng không là người đi thuê để lỡ hãng phá sản thì không ai được siết tài sản đó của nó.
Và những giải thích phía trên cũng đồng thời giải thích lý do tại sao VNA ít có những hợp đồng mua máy bay khủng như Vietjet hoặc Bamboo. Nguyên nhân là vì VNA là hãng quốc doanh, không có nhu cầu bóc lợi nhuận ngay từ bây giờ, không sale and leaseback để rồi tương lai rập rình nguy cơ bị lỗ. Dính đến hoa hồng hoa tỏi, kinh doanh lời 10 năm lỗ 1 năm là có nguy cơ bóc lịch thiên thu.
Mình có vài ý thế. Bạn nào biết chi tiết hơn thì chia sẻ với nhé.

Nguồn: https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=367916104049526&id=100024934187861

nên đọc cái mạch này cũng nản luôn
https://vnexpress.net/kinh-doanh/vi...-trong-chuyen-tham-cua-ong-obama-3407500.html

Vietjet Air mua 100 máy bay Boeing trong chuyến thăm của ông Obama

Hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2019-2023, theo hợp đồng vừa được ký dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
https://news.zing.vn/vietjet-air-la...-boeing-tri-gia-gan-13-ty-usd-post861497.html

Tại triển lãm hàng không thế giới Farnborough Airshow 2018 (Anh), Vietjet Air và Boeing đã ký hợp đồng trị giá 12,7 tỷ USD mua 100 máy bay B737 MAX.

Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air và ông Kevin McAllister, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Boeing, đã cùng ký kết hợp đồng lớn này.

Hợp đồng bao gồm 100 máy bay B737 MAX với tổng trị giá niêm yết 12,7 tỷ USD. Trong đó, 80 chiếc sẽ là 737 MAX 10, phiên bản lớn nhất của dòng Boeing 737 và 20 máy bay 737 MAX 8 chuẩn.

Năm nay
https://news.zing.vn/vietjet-ky-hop...dong-co-tri-gia-18-ty-usd-post920688.html#wap

Trưa 27/2, Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đã chính thức ký kết hợp đồng mua 100 tàu bay 737 MAX mới trị giá 12,7 tỷ USD theo giá niêm yết của nhà sản xuất.

Chơi lớn thiệt.
Trong khi đó đội bay 11/2018 của Vietjet
https://vietjetair.hanoi.vn/doi-bay-cua-vietjet-air/

Không thấy từ nào nói đến Boeing mà chỉ thấy Airbus.
Cuối năm chắc sẽ thanh lý hết mớ này.
 
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 đến 5 hàng hàng không lỗ vốn, phá sản hoặc buộc phải sáp nhập vì tưởng trò nầy...thơm.
Có hãng cố duy trì khoảng 3- 5 năm cho đến lúc cạn kiệt
Có hãng được mua lại
Có hãng đóng cửa vĩnh viễn như Air Berlin, từng là hãng lớn của Đức , hãng từng mua lại hãng khác năm 2006, từng mua theo kiểu "sale and leaseback" 60 chiếc Boeing 737....và rồi 2017 chánh thức toi!

TT hàng không rất chua, tuy châu Á phát triển mạnh nhưng là ở các nước tư bản tự do và cực linh hoạt như Mã , Thai , Sing.....tình hình quản lý kinh doanh ở xứ Việt quan liêu nặng nề quá, Bamboo sẽ sớm nếm mùi thôi.
 
Mình k có ý kiến về vde tiền ở đâu mua máy bay. Mấy ngân hàng khựa cho vay ngay trong vài nốt nhạc(có gì mình siết nợ, lại đc free cái giấy phép và thương quyền bay - cái này mới là cái đáng tiền).

Mình chỉ thắc mắc là với 100 máy bay đó với thời hạn nhận hàng chỉ vài năm thì nhận về xong thì bay đi đâu, đậu ở đâu? Đến mùa mưa bão mà cần divert thì divert đi đâu khi mà các sân bay tỉnh lẻ dự bị ở dưới đều đã full?

Xưa nay các hãng giá rẻ chỉ thấy chuyển đổi từ khai thác từ máy bay boeing sang airbus chứ chưa thấy ai làm điều ngược lại. Chị T muốn là người tiên phong hay chị muốn chuyển về làm hãng truyền thống full dịch vụ?

Hiện tại các hãng hk vietnam đang thu được một nguồn lợi nhuận khổng lồ từ thị trường bay thuê chuyến cho các công ty du lịch khựa(bay charter). Nếu khựa nó lại lên cơn kéo dàn khoan vào giống cách đây mấy niên thì lúc đấy làm gì với số máy bay dôi dư này nhỉ?
 
Theo bài báo này
Hồi tháng 5/2018, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2018 của CTCP Tập đoàn FLCFLC+0.07% hoạch toán tới ngày 31/3, đơn vị này đã ghi nhận khoản trả trước cho người bán, là công ty Airbus S.A.S, trị giá 34,2 tỷ đồng, tương đương 1,5 triệu USD.

Thông tin từ doanh nghiệp khi đó cho biết đây là khoản đặt cọc cho đơn hàng trị giá 3 tỷ USD giữa FLC và Airbus. Theo đó, FLC đặt mua 24 chiếc máy bay cho dòng A321neo phục vụ cho hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airways, công ty thành viên.
Doanh nghiệp cũng cho biết đơn hàng sẽ được chuyển giao trong giai đoạn 2022-2025.

Tuy nhiên, khi kiểm tra sổ cái ghi nhận đơn hàng của Airbus cập nhật gần nhất 1/2019, chưa hề có thông tin về đơn hàng từ hãng hàng không startup của FLC với doanh nghiệp sản xuất máy bay của Pháp.

Theo ghi nhận của Airbus, Bamboo Airways đang có 0 máy bay đặt hàng và 0 máy bay đã bàn giao tại thời điểm 1/2019. Thống kê từ phía Airbus cho thấy Bamboo Airways đang vận hành 3 chiếc máy bay của hãng, bao gồm 1 chiếc A319ceo, 1 chiếc A320ceo và 1 chiếc A321neo.

Đại diện Airbus cũng khẳng định lễ ký diễn ra cuối tháng 3/2018 chỉ là biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding), đồng nghĩa hai bên chưa có hợp đồng chính thức và chưa có ràng buộc pháp lý. Do đó, sổ cái của Airbus chưa ghi nhận đơn hàng 24 chiếc A321neo.

thì lúc đầu tưởng FLC chỉ cần cọc 0.05% cho đơn hàng, nhưng hóa ra chỉ là tung hỏa mù để nâng giá cổ phiếu