Xử lý 8B Lê Trực, giải pháp đập dầm treo?

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Hà Nội giao Sở Xây dựng xem xét kiến nghị của Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc về phương án xử lý dứt điểm việc giai đoạn 2 phá dỡ hạng mục vi phạm của tòa nhà 8B Lê Trực.

Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc cho biết, về lý thuyết để phá dỡ được từ tầng 18 đến hết tầng 17 phải gia cố 2 cột từ tầng 3 xuyên qua tầng hầm xuống móng. Trên thực tế để gia cố được 2 cột này thì phải đưa máy móc thiết bị vào bao gồm máy khoan bê tông, máy khoan cọc nhồi cỡ lớn. Nhưng công trình đã xây xong phần thô và đang hoàn thiện rồi nên không có chỗ đỗ máy để thực hiện. Do vậy không thể gia cố được 2 cột dầm đảm bảo kỹ thuật và an toàn.

Như vậy công trình này là kết cấu dầm treo (tương tự kết cấu cầu treo) nên không phải như một công trình kết cấu thường, hay như một đống gạch cứ dỡ từ trên xuống là được mà muốn phá dỡ phải gia cố 02 cột để thay cho dầm treo.


Dựa trên kết quả phân tích này, Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc nhận định việc phá dỡ giai đoạn 2 của công trình 8B Lê Trực nếu tiến hành thì phải phá bỏ cả tòa nhà.

"Việc phá bỏ cả tòa nhà rất lãng phí tài sản xã hội, chúng tôi được biết hiện nay chưa có văn bản, quy định nào cho phép phá bỏ cả tòa nhà", Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc cho hay.

Đề nghị xử lý dứt điểm giai đoạn 2 nhà sai phép 8B Lê Trực

Cũng tại văn bản lần này, một lần nữa, Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc đề nghị các cơ quan chức năng cho xử lý dứt điểm giai đoạn 2 nhà 8B Lê Trực theo hướng phù hợp.

"Nếu công trình không trình không làm ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, đề nghị cho đo đạc toàn bộ số m2 sai phạm giai đoạn 2, yêu cầu chủ đầu tư mua lại bằng giá giao dịch bán căn hộ đã ký với người dân nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước...", đơn vị này đề xuất.

Trước đó, tháng 6/2018, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng có văn bản gửi Sở Xây dựng và quận Ba Đình về việc kiểm tra, đề xuất biện pháp giải quyết liên quan đến quá trình xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực.

Theo đó, sau khi xem xét kiến nghị của Công ty Cổ phần Hạ tầng Phương Bắc (đơn vị được giao tháo dỡ phần vi phạm của tòa nhà 8B Lê Trực (giai đoạn 1), lãnh đạo thành phố giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Ba Đình kiểm tra, làm rõ thông tin, quá trình xử lý dứt điểm giai đoạn 2 và tháo dỡ cẩu trục tháp, vận thang lồng tại 8B Lê Trực.

Quá trình xem xét, UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng căn cứ trên cơ sở kết quả thực hiện chỉ đạo của UBND TP và các yếu tố kỹ thuật và an toàn của công trình.
Thông thường thì hệ dầm chuyển ở nhà cao tầng dùng khá phổ biến để làm cái sảnh nó rộng. Ví dụ làm nhịp 17m, thường làm cái dầm to như cái giường 1,5mx2,5m chẳng hạn. Nhưng có thể nhiều lý do kiến trúc, cái dầm chuyển kia nó không to được như thế, phải làm 1 cái nữa ở đỉnh mái để treo khoảng 3-5 tầng, mục đích giảm tải cho cái dầm ở dưới.

Giờ nếu phá chắc phải cấy thêm cột. Cấy xuống tận móng sâu 4 hầm. Khoan cọc bổ sung thế nào... Phức tạp quá

Ai có giải pháp giúp UBND Hà Nội?
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Xét về kỹ thuật báo nêu, nếu cần khoan thêm cọc nhồi để làm móng đỡ cho hệ cột đỡ, gần như không thể vì máy không vào được hầm. Trừ khi phá cả 4 sàn hầm khu vực đó để đưa hệ máy vào. Nhưng lúc thi công phải có hệ đỡ cho tường hầm ko thì sập ngay, rồi khi làm xong cọc nhồi phải vá hoàn trả lại như hiện trạng. Nói chung là khá rủi ro.

Sau đó công trình muốn đưa vào hoạt động động thì cần có giấy chứng nhận an toàn chịu lực, nếu không có công ty nào dám đứng ra đóng dấu thì công trình mãi mãi là phế tích.
 

thuvienxaydung

Thành viên cơ bản
18/4/16
67
15
Công ty nào chơi một công văn cam kết tháo dỡ an toàn là nổi tiếng liền, có điều là hết cửa làm ăn ở Hà Nội
clear.png


Hay là chủ đầu tư đang chơi chiêu xây dựng trái phép ngay từ đầu, đập phá là banh luôn ???
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Xét về kỹ thuật báo nêu, nếu cần khoan thêm cọc nhồi để làm móng đỡ cho hệ cột đỡ, gần như không thể vì máy không vào được hầm. Trừ khi phá cả 4 sàn hầm khu vực đó để đưa hệ máy vào. Nhưng lúc thi công phải có hệ đỡ cho tường hầm ko thì sập ngay, rồi khi làm xong cọc nhồi phải vá hoàn trả lại như hiện trạng. Nói chung là khá rủi ro.

Sau đó công trình muốn đưa vào hoạt động động thì cần có giấy chứng nhận an toàn chịu lực, nếu không có công ty nào dám đứng ra đóng dấu thì công trình mãi mãi là phế tích.
Thiết kế mấy cái trụ to như cầu Nhật Tân cao lên đến tầng sai phạm, tầng này cũng làm hệ dầm to bằng 3 cái cầu, xong rồi cho các tầng dưới treo hết vào cái hệ này như kiểu họ lý luận ấy
:p:p:p:p:p
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Thiết kế mấy cái trụ to như cầu Nhật Tân cao lên đến tầng sai phạm, tầng này cũng làm hệ dầm to bằng 3 cái cầu, xong rồi cho các tầng dưới treo hết vào cái hệ này như kiểu họ lý luận ấy
:p:p:p:p:p
Biện pháp xử lý thì cả chục ... quan trọng là họ muốn lôi cái tồ lô nhất, trời ơi nhất ra múa hoy.

Còn để chống phá dễ nhất là đưa cái giải pháp tháo dỡ cho người không có chuyên môn ở trên phê duyệt. Nhớ thòng một câu chịu trách nhiệm về rủi ro , an toàn và tính mạng nếu có ... đảm bảo thiên thu không ai dám cho phép tháo cả .
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Phương án để làm phế tích là hay đới, nó như lời cảnh cáo đối với các DN cố tình làm sai.
 

civic habanero

Thành viên cơ bản
21/11/16
28
2
Nghi ngờ quá
toanha8bletruc_2_1511262180728_sgto.jpg

Cái nhà các dầm cột rất đều nhau nên khó có thể là hệ treo.
Mà nhà kích thước dày,
thấp lùn thế chả ai dại làm hệ treo gì cho tốn kém.

Hà Nội có lẽ chỉ có tòa Dolphin Plaza là có kết cấu treo theo kiểu cầu treo thôi
http://www.ach.vn/vn/tin-tuc/d3000/...-truc-Viet-Nam-so-thang--TS-Nguyen-Xuan-Hoang
Mời tham khảo
1. Đặt vấn đề

Kết cấu cầu treo là một trong những kết cấu được dùng phố biến khi thiết kế cầu nhịp lớn do những ưu điềm của nó. Hệ kết cấu cầu treo điển hình gồm hai tháp cao ở hai đầu, sàn cầu bê tông cốt thép hoặc thép, hai dây cáp lớn căng ngang nối hai đỉnh tháp và các dây cáp nhỏ treo sàn bê tông cốt thép vào hai dây cáp lớn. Dạng kết cấu này có ưu điểm là các cấu kiện chính chỉ chịu lực đơn giản: tháp chịu nén là chính, các dây cáp lớn và nhỏ chỉ chịu kéo, sàn cầu chịu mô men uốn tương đối nhỏ.

Kết cấu cầu treo có lịch sử rất sớm. Những dạng cầu treo đơn giản đã xuất hiện trước công nguyên ở Trung Quốc. Kết cấu cầu treo hiện đại được xây dựng từ đầu thế kỷ 19. Cầu treo Clifton vượt qua nhịp lớn nhất là 214m xây dựng xong năm 1864. Thế kỷ 20 và thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ công nghệ xây dựng cầu treo nhịp rất lớn lên tới 2 km (Cầu treo Akashi-Kaikyo ở Nhật, có nhịp dài 1991 m xây dựng năm 1998). Hình 1 thể hiện hình ảnh cầu treoRunyang ở Trung Quốc vượt qua nhịp lớn nhất là 1490 m xây dựng xong năm 2005. Như vậy có thể thấy là kết cấu cầu treo có lịch sử lâu đời và được sử dụng để vượt qua những khẩu độ lớn do tính kinh tế của nó so với các dạng kết cấu khác. Điều đáng chú ý là từ trước những năm 60 của thế kỷ 20, khi mà máy tính điện tử còn chưa phát triển thì các nhà thiết kế đã có thể thiết kế những cây cầu vượt khẩu độ tới 1,3 km ( Cầu Cổng Vàng ở Mỹ xây dựng xong năm 1937 có nhịp dài 1280m).


370cd46b-f9fa-42f5-8f55-8db7f36ce450.Jpeg


Hình 1 Cầu treo Runyang ở Trung Quốc có nhịp lớn nhất là 1490m


Năm 1968, kiến trúc sư Gunnar Birkerts đã ứng dụng kết cấu cầu treo cho thiết kế tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minneapolis ở Mỹ [1], [2]. Tòa nhà được xây dựng xong năm 1972. Tòa nhà được giới kiến trúc đánh gia cao, được coi là một thành tựu kiến trúc và dành được một số giải thưởng kiến trúc uy tín năm 1974. Hình 2 thể hiện hình ảnh tòa nhà. Tòa nhà này sử dụng kết cấu hai dây cáp treo gắn vào hai tháp ở hai đầu vượt qua nhịp 100m. Tòa nhà thông hai tầng dưới cùng để cho người đi bộ qua. Bên trên là 11 tầng kết cấu khung thép. Phần ngầm bên dưới chiếm hai phần ba không gian của tòa nhà là các hầm chứa và văn phòng. Lõi thang máy gắn vào phía đông của tòa nhà. Năm 2000, tòa nhà được cải tạo lại thành 15 tầng, cao 67m và được sử dụng tốt đến ngày nay. Ứng dụng kết cấu cầu treo cho nhà cao tầng cũng được Schueller [3] đề cập năm 1975.

Năm 2008, công ty kiến trúc DP của Singapore đề xuất thiết kế kiến trúc cho dự án căn hộ cao cấp Dolphin Plaza ở Hà Nội [4] (Hình 3 và 4). Dự án gồm bốn tòa nhà cao 121m. Mỗi tòa nhà có hai vách bê tông cốt thép ở hai đầu đỡ toàn bộ kết cấu vượt qua khẩu độ 52m. Tòa nhà để thông 30m kể từ mặt đất dành cho không gian siêu thị và nghỉ ngơi. Bên trên là 22 tầng kết cấu bê tông cốt thép. Thiết kế kiến trúc đặc sắc này đặt ra một thách thức lớn cho các kỹ sư kết cấu. Dự án được rất nhiều chuyên gia kết cấu trong nước và quốc tế quan tâm và đề xuất một số giải pháp kết cấu.
Giải pháp phổ biến nhất là giảm bớt khẩu độ nhà bằng cách thêm các cột bê tông cốt thép vào khoảng giữa hai vách. Giải pháp thứ hai là tăng kích thước của dầm truyền nối hai tháp. Giải pháp thứ ba là dùng cả hai giải pháp trên. Các giải pháp này phá vỡ ý tưởng kiến trúc độc đáo của công trình và làm tăng chi phí xây dựng. Bài báo này trình bày giải pháp ứng dụng nguyên lý hệ kết cấu cầu treo do công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng ACH đề xuất [5]. Hệ kết cấu này giúp cho công trình có vẻ đẹp thẩm mỹ cao và tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí xây dựng.


0f0835b2-4798-4522-9c4c-4cc9eb65cadd.Jpeg


Hình 2 Tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minneapoliss


76845af7-8da0-4c99-8534-9233f3bf50ea.Jpeg


Hình 3 Bốn tòa nhà của dự án Dolphin Plaza


f5e0a70f-e972-46cc-b12c-85a66875bbbc.Jpeg

Hình 4 Hình ảnh Dolphin Plaza nhìn cận cảnh

2. Ứng dụng hệ kết cấu cầu treo cho nhà cao tầng-dự án Dolphin Plaza
2.1 Một số nhận xét về giải pháp kết cấu và tính hiện thực

So với tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minneapoliss, mỗi tòa nhà trong dự án Dolphin Plaza có nhịp chỉ nhỏ bằng một nửa (52m) nhưng có chiều cao tháp tính từ mặt dầm truyền lớn gấp đôi (90m). Như vậy có thể thấy là nếu sử dụng kết cấu cầu treo tương tự như tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minneapoliss, tức là sử dụng hai cáp treo, Dolphin Plaza sẽ cứng hơn rất nhiều. Nói một cách khác, về mặt chịu lực, thiết kế dự án này dễ hơn tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minneapoliss.

Về mặt công nghệ xây dựng, giải pháp kết cấu cầu treo có tính khả thi cao đứng trên khía cạnh thiết kế và thi công. Chúng ta thấy là tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minneapoliss được thiết kế từ năm 1968, khi máy tính điện tử và các phần mềm tình toán kết cấu còn chưa phát triển. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy tính điện tử và các phần mềm phân tích kết cấu, công việc thiết kế và thi công có thể được thực hiện với chất lượng và độ chính xác cao hơn nhiều.

2.2 Giải pháp kết cấu do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng ACH đề xuất

Trong dự án Dolphin Plaza, kết cấu cầu treo được áp dụng với những điều chỉnh nhất định. Dây cáp lớn được thay thế bằng hệ dầm và sàn của các tầng còn các dây cáp nhỏ được thay thế bởi các cột. Dưới đây là chi tiết về giải pháp kết cấu:

Thông tin chung về tòa nhà:
Tòa nhà có hai tầng hầm, phần nổi cao 121m, để thông tầng tới cao độ 30m dành cho không gian siêu thị và nghỉ ngơi. Bên trên dầm truyển gồm 22 tầng căn hộ cao 90m, chiều cao tầng điển hình là 3,5m.
Trong bốn tòa nhà của dự án, hai tòa nhà đặt cạnh nhau được nối với nhau bằng một lõi cứng chứa thang máy. Việc tính toán kết cấu thực hiện trên từng cặp hai tòa nhà. Do tính chất tương tự, bài báo này chỉ trình bày kết quả phân tích hai tòa tháp bên phải của Hình 3. Mô hình kết cấu của hai tòa nhà được thể hiện trên Hình 5.
Kích thước chính của các cấu kiện là:
+ Vách đầu hồi dầy 1,5m;
+ Dầm truyển dày 1m;
+ Sàn tầng điển hình dày 0,2m;
+ Dầm tầng điển hình kích thước 0,6 x 0,6m.

Công trình sử dụng bê tông B30-B60, thép AI-AIII. Tải trọng tính toán tác dụng lên công trình áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam. Riêng tải trọng động đất tính theo tiêu chuẩn UBC 97 và áp dụng phương pháp phân tích phổ phản ứng với các thông số sau:
Vùng động đất: 2A
Dạng đất nền: SD
Hệ số gia tốc: Ca = 0,22
Hệ số vận tốc: Cv = 0,32



92855288-65e0-4e09-9306-28d990f0661d.Jpeg

Hình 4 Mô hình kết cấu


Kết quả phân tích tính toán cho thấy các cấu kiện đảm bảo khả năng chịu lực. Chuyển vị tính toán theo phương ngang do gió hoặc động đất tối đa là 18cm. Giá trị này nhỏ hơn giá trị cho phép là H/500 = 24cm. Chuyển vị tính toán lớn nhất theo phương đứng ở đáy dầm truyển là 8cm. Giá trị này nhỏ hơn giá trị cho phép là L/500 = 10cm. Như vậy là kết cấu thỏa mãn điều kiện chịu lực và biến dạng.


3. Kết luận

Kết cấu cầu treo là một giải pháp ưu việt khi phải vượt qua nhịp lớn. Kết cấu này không chỉ sử dụng cho cầu mà còn được ứng dụng cho nhà cao tầng từ rất sớm khi mà máy tính điện tử còn chưa phát triển. Điều nay chứng tỏ tính cách mạng của các nhà đầu tư và các nhà quản lý xây dựng trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo nên hiệu quả to lớn về kinh tế xã hội, tạo ra các công trình kiến trúc đặc sắc.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tử và phương pháp tính toán, hệ kết cấu này có thể được ứng dụng với độ tin cậy rất cao. Kết quả tính toán của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng ACH cho thấy kết cấu hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện chịu lực và biến dạng.
Việc ứng dụng kết cấu cầu treo vào dự án Dolphin Plaza mang lại lợi ích kinh tế lớn. Nếu sử dụng phương án thiết kế coi dầm truyền là cấu kiện chịu lực chính, kích thước dầm truyến sẽ rất lớn, có thể cao tới 3m. Nếu muốn giảm nhịp của dầm truyền phải thêm các cột có kích thước lớn vào khoảng giữa hai vách đầu hồi. Điều đó có nghĩa là phải thêm móng cho các cột này. Việc tăng kích thước dầm truyền và thêm các cột lớn như vậy sẽ tăng thêm chi phí xây dựng hàng chục tỷ đồng nếu áp dụng cho cả bốn tòa nhà.
Hơn thế nữa, kết cấu cầu treo tạo cho công trình có một vẻ đẹp độc đáo, tăng thêm giá trị cho công trình và đóng góp vào nền kiến trúc của Việt Nam.
 

phelieubaophong

Thành viên cơ bản
Tòa nhà này phức tạp ghê nhỉ, tưởng tháo dỡ năm ngoái, hội ve chai đồng nát tưởng được trúng đậm



Gần 1 năm rồi mà cái tòa nhà đó vẫn sừng sững, tôi 22/04/2020 lại quận Ba Đình (TP Hà Nội) phong tỏa đoạn đường Trần Phú để lắp cẩu tháp chuẩn bị cho việc phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà 8B Lê Trực từ ngày 15/5.


Nhưng lại sa lầy - Chủ đầu tư 8B Lê Trực phản đối, kiến nghị dừng phá dỡ giai đoạn 2 - Công ty Cổ phần May Lê Trực - chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực - vừa có đơn kiến nghị gửi ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội về việc dừng phá dỡ giai đoạn 2 tại dự án này.

Ngoài ra, theo công ty May Lê Trực, việc thuê Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam làm đơn vị phá dỡ là không đúng quy định của pháp luật. Bởi lẽ đơn vị này không có giấy phép năng lực hoạt động xây dựng cấp I của Bộ Xây dựng.


Công ty may Lê Trực thực sự thì chỉ vì Kinh Đô TCI Group. Dự án này Kinh Đô TCI Group chạy từ lúc Hà Nội đang làm Quy hoạch phân khu nên cập nhât vào QHPK vào vị trí ô đất này. Chỉ có điều, tại thời điểm đấy, mấy ông chính quyền ẩu quá, chứ xa xa ra tí còn có toà nhà cao hơn ngó xuống Quảng trường thì chẳng sao cả.