Nguyên nhân đơn giá nhân công ca máy của các công trình sử dụng ngân sách nhà nước đến nay vẫn chưa phù hợp với thực tế thị trường ?!

Ngày xưa cách đây hơn 20 năm khi ra trường, đi vào làm nhà nước với mức lương bèo bọt, bên ngoài các công ty tư nhân trả luo7nh gấp ba gấp bốn, dần theo thời gian mức lương trong các công ty thầu nhà nước hay thầu tư nhân gần cân bằng, tuy nhiên có 2 vấn đề muôn thưở chưa bao giờ thấy phù hợp với thực tế:
- Đền bù giải tỏa: biết rồi khổ lắm nói mãi, nhưng thôi đây thuộc vĩ mô, các kỹ sư không nên quan tâm
- Đơn giá nhân công ca máy: mãi vẫn chưa bao giờ sát với giá thị trường, luôn luôn luôn có một độ vênh rất lớn, như đã nói tuy vậy thì nhà thầu vẫn phải trả tiền nhân công theo giá thực tế thị trường, ai cũng biết nhà thầu phải lấy từ đâu rồi

Một thực tế diễn ra bao nhiêu năm rồi, có lẽ không thường xuyên đọc báo mạng, nên cho rằng đây là bài báo đầu tiên về lĩnh vưc này


Không biết có rơi tõm vào hư không ?
 
  • Haha
Reactions: VanTriHousing

VanTriHousing

Thành viên cơ bản
Không hiểu nếu ai đó không muốn hiểu cái cơ chế thị trường theo định hướng

Ông Trần Nam Tiến, đại diện một nhà thầu xây dựng tại Quận 12 (TP.HCM) cho biết, hiện nay, đơn giá nhân công lĩnh vực xây dựng trên thị trường luôn “vượt ngưỡng” đơn giá do Nhà nước ban hành. “Đơn giá nhân công xây dựng của TP.HCM đang khiến các nhà thầu phải đau đầu tính toán vì đã gấp đôi đơn giá công bố”, ông Tiến chia sẻ.

Cụ thể, theo Quyết định số 3987/QĐ-UBND về công bố giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; đơn giá nhân công xây dựng quý III và IV năm 2020 trên địa bàn TP.HCM, đơn giá nhân công xây dựng thuộc nhóm công nhân xây dựng (từ nhóm 1 đến nhóm 10) gần như ổn định từ đầu năm 2020 đến nay. Theo đó, nhóm 1 (cấp bậc bình quân 3,5/7) tại khu vực 1 là 246.500 đồng/ngày, khu vực II là 227.500 đồng/ngày.

“Thực tế, với công nhân xây dựng hiện tại, nếu những lao động có hợp đồng, được công ty bảo đảm các phụ cấp, bảo hiểm cố định thì chi phí đạt mức gần 300.000 đồng/ngày. Trong khi đó, nếu là lao động thời vụ, nhà thầu bắt buộc phải thanh toán theo mức 350.000 - 500.000 đồng/ngày. Do yêu cầu số lượng nhiều, công nhân xây dựng vẫn thường là nhóm lao động được nhà thầu thuê theo thời vụ, mức chi phí cho nhân công luôn cao hơn so với định mức”, ông Tiến khẳng định.

Tại TP.HCM, đơn giá đối với kỹ sư (khảo sát, thí nghiệm vật liệu, cấp bậc bình quân 4/8) cũng ở mức tương tự như công nhân, 246.500 đồng và 227.500 đồng/ngày là rất khó hiểu.

Tại tỉnh Khánh Hòa, một đơn vị xây lắp lĩnh vực điện cho biết, đa số các công ty xây dựng hiện nay chỉ duy trì lao động cơ hữu là đội ngũ kỹ sư, cử nhân. Đối với công nhân, cơ bản vẫn thuê theo nhu cầu của công trình. Đơn giá của đội ngũ nhân công này ở Khánh Hòa ở mức 450.000 đồng/ngày trở lên. Với những ngày có sự kiện quan trọng như đấu nối, khoan móng, đổ mái, cất nóc… thì nhà thầu phải bấm bụng trả gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi để giữ chân lao động.

Tại Quảng Nam, đơn giá nhân công xây dựng do UBND Tỉnh công bố luôn thấp hơn thị trường. Cụ thể, nhân công xây dựng bậc 3/7 (lao động phổ thông) ở vùng III, thực tế chi trả khoảng 350.000 đồng/ngày, trong khi theo quy định của UBND Tỉnh chỉ 178.000 đồng/ngày. Như vậy, quy định đơn giá nhân công của Nhà nước chỉ bằng khoảng một nửa so với thực tế. Đó là chưa kể tại khu vực đô thị như Hội An, Tam Kỳ…, đơn giá nhân công thường tăng phi mã đến 400.000 đồng/ngày.

Theo một số nhà thầu, nhân công chiếm từ 20 - 30% chi phí xây dựng. Do đó, chi phí này đang thực sự là gánh nặng đối với nhiều nhà thầu.

Tuy nhiên vẫn đạp giá dự thầu hết mức


Một điều chắc chắn là không sử dụng nhân công ở Bắc Kạn, vậy mà vẫn giảm sâu được đây
 

TuanPhamEEE

Thành viên cơ bản
Không hiểu nếu ai đó không muốn hiểu cái cơ chế thị trường theo định hướng



Tuy nhiên vẫn đạp giá dự thầu hết mức


Một điều chắc chắn là không sử dụng nhân công ở Bắc Kạn, vậy mà vẫn giảm sâu được đây
Và một điều chắc chắn phải bớt cái gì đó để bù vào giá nhân công, vì định mức nhà nước ban hành chỉ thực hiện nổi trong phòng thí nghiệm, đơn giá vật liệu thì hầu hết đều thấp hơn giá thị trường.