Dự án xây dựng các đường vành đai phía Nam - liệu khi nào các dự án này trở thành hiện thực ?!

saigonco

Thành viên cơ bản
21/5/13
460
10
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký biên bản ghi nhớ (MOU) về hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến các khoản vay cho dự án xây dựng đường vành đai 3, TP.HCM. Đường vành đai này sẽ tăng tính kết nối giữa TP.HCM và Bình Dương, Đồng Nai.

Theo đó, điểm đầu của tuyến bắt đầu từ Km 38+ 500 đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, sau đó đi qua 4 tỉnh, thành phố là TP.HCM (quận 9, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh); tỉnh Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch); tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An, Thuận An); tỉnh Long An (huyện Bến Lức). Điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.Tiến độ xây dựng đường vành đai 3 được phân kỳ đầu tư theo từng đoạn. Cụ thể, đoạn từ cao tốc Bến Lức - Long Thành (Nhơn Trạch) - Quốc lộ 1A (Tân Vạn) có chiều dài 26,3 km, vốn đầu tư 14.749 tỉ đồng sẽ hoàn thành trước năm 2017.
Theo quy hoạch, đường vành đai 3 có tổng chiều dài khoảng 89,3 km, trong đó làm mới khoảng 73km, còn đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16,3 km hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.Tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 55.805 tỉ đồng (không bao gồm kinh phí các cầu vượt) bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn vay ODA.

91av7vi.jpg
 
Quyết định số 1697/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 - thành phố Hồ Chí Minh

Công văn 459/TTg-QHQT phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật "Chuẩn bị dự án đầu tư Xây dựng đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh" do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ của Thủ tướng Chính phủ ban hành

Dự án Đường vành đai 3 TP.HCM: Chia cơ hội cho nhà đầu tư địa phương

(baodautu.vn) Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chia Dự án về các địa phương có tuyến đường đi qua tham gia đầu tư bằng các nguồn vốn đa dạng.

Theo các chuyên gia, vào thời điểm này đã có thể có cái nhìn tương đối chính xác về Đường vành đai 3 TP.HCM – dự án đang được các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng và bất động sản đặc biệt quan tâm.

Theo Dự thảo Quy hoạch chi tiết Đường vành đai 3 TP.HCM vừa được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường này sẽ đi qua 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố, gồm TP.HCM (48,9 km), Đồng Nai (11,6 km), Bình Dương (23,4 km) và Long An (5,4 km).

Dự kiến, tuyến đường vành đai 3 TP.HCM bắt đầu từ Km38 lý trình Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch) và kết thúc nút giao giữa đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Tuyến đường vành đai ngoài của TP.HCM có chiều dài chính tuyến 89,3 km, trong đó đoạn làm mới 73 km; đoạn sử dụng đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 16,3 km (do tỉnh Bình Dương đang đầu tư). Ngoài ra, để tạo điều kiện kết nối và nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống giao thông trên địa bàn TP.HCM, Bộ GTVT đề xuất đầu tư thêm 4 km nối đường vành đai 3 với đường xuyên Á tại nút giao Thủ Đức.

“Dự án Đường vành đai 3 TP.HCM sẽ là tuyến đường cao tốc đô thị lần đầu tiên khép kín khu vực đầu tàu kinh tế phía Nam”, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết.

Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị, Đường vành đai 3 TP.HCM sẽ có 6 – 8 làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất 121,5 m, tốc độ chạy xe từ 80 đến 100 km/giờ. Trên tuyến có 2 công trình vượt sông lớn là cầu Nhơn Trạch vượt sông Đồng Nai (Km11 + 560) dài 2,27 km và cầu Bình Giới (Km49 + 860) vượt sông Sài Gòn (Km 49 + 860) với chiều dài 1,63 km.

Ước tính, Dự án sẽ chiếm dụng 938 ha đất, trong đó,TP.HCM với 611 ha, Đồng Nai 124 ha, Bình Dương 154 ha và Long An 49 ha.

Theo ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị lập Báo cáo đầu tư, với chiều dài tuyến và quy mô xây dựng như trên, Dự án đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Tính toán cho thấy, tổng vốn đầu tư toàn bộ Dự án khoảng 55.805 tỷ đồng, bao gồm: chi phí xây dựng tuyến đường 36.919 tỷ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 5.000 tỷ đồng…

Do quy mô vốn rất lớn, chưa thể đầu tư ngay toàn bộ tuyến đường, Bộ GTVT tạm phân chia Dự án thành 3 dự án thành phần, gồm: đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nhơn Trạch) – Quốc lộ 1 (Tân Vạn) dài 26,3 km, có tổng vốn đầu tư 14.749 tỷ đồng, sẽ phải hoàn thành trước năm 2017; đoạn Quốc lộ 22 – cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 29,2 km, tổng vốn đầu tư 16.375 tỷ đồng sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2015 – 2019; đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 dài 17,5 km, tổng vốn đầu tư 9.814 tỷ đồng, sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2017 – 2019.

“Mục tiêu chính của Đường vành đai 3 là kết nối các khu đô thị vệ tinh và khu công nghiệp tiệm cận với vùng lõi của khu vực Đông Nam Bộ, phục vụ giải tỏa lưu lượng các phương tiện giao thông nội đô, đặc biệt là một lượng rất lớn xe tải, xe ô tô quá cảnh trên các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm vào Thành phố”, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đánh giá.

Do quy mô đầu tư rất lớn, nên Bộ GTVT đang đề xuất chia Dự án về các địa phương có tuyến đường đi qua tham gia đầu tư bằng các nguồn vốn đa dạng, khuyến khích các địa phương tổ chức triển khai theo các hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT), hợp tác công – tư (PPP). Bộ GTVT sẽ chủ trì chung về đầu tư trên một số đoạn và các công trình đặc biệt bằng vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, đây là phương án huy động vốn được cho là phù hợp nhất đối với dự án này, vừa giảm tải cho ngân sách, vừa tạo cơ hội tham gia cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

.....
OWAvjAf.jpg


Hy vọng triển khai xây dựng đúng tiến độ ]. Mấy dự án nhà mình lúc nào cũng treo khoảng 5-10 năm, dần dần việc treo dự án trở nên bình thường luôn. Cứ dự án hạ tầng giao thông là treo...
 
Theo thông tin mới nhất thì lại thay đổi nữa rồi

Hàn Quốc đang nghiên cứu tài trợ cho Việt Nam ba dự án giao thông trọng điểm

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết tại lễ khánh thành dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, vượt sông Hồng nối thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội với huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra sáng ngày 8/6.

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, Việt Nam đã đề xuất với Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và EDCF đang nghiên cứu ba dự án tiếp theo để tài trợ vốn, đó là dự án xây dựng cầu Hưng Hà (vượt sông Hồng nối tỉnh Hà Nam với tỉnh Hưng Yên), dự án hành lang ven biển phía Nam - Giai đoạn 2, dự án xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc Vành đai 3 - Tp. Hồ Chí Minh. Bộ Trưởng Đinh La Thăng đánh giá 3 dự án này rất quan trọng sau khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
 
Bình Dương ưu tiên trước
Đầu tư 430 triệu USD xây dựng giai đoạn 1 tuyến đường Tân Vạn - Nhơn Trạch
(TBTCO) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý giao Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt thiết kế cơ sở đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc đường Vành đai 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành.
Tuyến Tân Vạn - Nhơn Trạch bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (Đồng Nai); điểm cuối nối với đường cao tốc Tân Vạn – Mỹ Phước (Bình Dương) dài 34,28 km, gồm 28,4 km chính tuyến và 5,88 km nối với nút giao Thủ Đức.
Để phát huy hiệu quả đầu tư, trong giai đoạn I, tuyến đường sẽ xây dựng trước 17,8 km từ Nhơn Trạch (đường tỉnh 25B) tới nút giao Thủ Đức theo quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn song hành hai bên đạt tiêu chuẩn cao tốc với chi phí đầu tư là 430 triệu USD./.


Tuyến Nhơn Trạch - Tân Vạn bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (Đồng Nai); điểm cuối nối với đường cao tốc Tân Vạn – Mỹ Phước (Bình Dương) dài 34,28 km, gồm 28,4 km chính tuyến và 5,88 km nối với nút giao Thủ Đức.
Theo kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh, tuyến sẽ được xây dựng theo quy mô 8 làn xe cao tốc và 4 - 6 làn xe trên đường song hành.
Để phát huy hiệu quả đầu tư, trong giai đoạn I, tuyến đường sẽ xây dựng trước 17,8 km từ Nhơn Trạch (đường tỉnh 25B) tới nút giao Thủ Đức theo quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xong hành hai bên đạt tiêu chuẩn cao tốc với chi phí đầu tư là 430 triệu USD.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành.
Trước đó, trong văn bản xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về Dự án đầu tư đường Nhơn Trạch - Tân Vạn, Bộ GTVT đề nghị phân Dự án (giai đoạn I) thành 2 phân đoạn, trong đó phân đoạn IA dài 8,75 km từ đường 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây trị giá 230 triệu USD sẽ được đầu tư bằng vốn vay ODA Hàn Quốc và phân đoạn IB từ cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trị giá 210 triệu USD sẽ đầu tư bằng hình thức BOT.
Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ sử dụng khoản vay 230 triệu USD từ Quỹ Phát triển quốc tế Hàn Quốc để đầu tư đoạn IA và giao cho Bộ này làm chủ quản đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đoạn IB theo hình thức BOT.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng kiến nghị áp dụng cơ chế BOT đối với đoạn IB theo hướng cho thu phí cả phân đoạn IA. Tổng công ty Cửu Long sẽ là nhà đầu tư thứ nhất đối với dự án BOT.
 
Lại rùa bò đúng như dự báo
430 triệu USD làm 17,8 km đường vành đai 3 TP HCM
24/06/2015 14:22 GMT+7
TTO - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý đề nghị của Bộ GTVT về đầu tư dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch (đường vành đai 3 TP.HCM) gồm vay vốn ODA Hàn Quốc và việc chọn nhà đầu tư xây dựng tuyến đường này.

Theo ông Dương Tuấn Minh - Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (chủ đầu tư), dự án dài 17,8km được chia thành 2 đoạn.

Trong đó, đoạn 1A từ trung tâm TP mới Nhơn Trạch đến điểm giao cắt với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 8,75km được đầu tư 200 triệu USD từ nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc.

Đoạn 1B từ điểm giao cắt tại nút giao thông đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến Ngã tư Thủ Đức TP.HCM dài 9,1km do doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư (hình thức BOT) 230 triệu USD và đây cũng là dự án làm đường đầu tiên do nước ngoài đầu tư ở VN.

Chủ đầu tư dự án cho biết với sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị sẽ sớm khởi công trước đoạn 1B vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 để công trình hoàn thành vào năm 2018.

Theo Bộ Giao thông vận tải, quy hoạch đường vành đai 3 có tổng chiều dài 89,3km đi qua các địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An với quy mô 6 làn xe lưu thông và hai làn dừng xe khẩn cấp.

Dự kiến tổng vốn đầu tư dự án là 55.805 tỉ đồng.
 
Hơn 5.300 tỷ đồng làm đường Tân Vạn-Nhơn Trạch giai đoạn 1

Dự án đường Tân Vạn-Nhơn Trạch, thuộc dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 1 có chiều dài 17,8km, trong đó, có hơn 6km thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chưa thấy có kế hoạch đấu thầu nhỉ ?
 

tanthinh

Member
18/3/16
100
8
Mình quan tâm dự án KĐT mới Đông Tăng Long do Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Thiêm làm chủ đầu tư có tổng diện tích 159,36 ha, trong đó đất 68,56 ha, chiếm 42,8% diện tích này chung cư chiếm 13,61 ha. Các mẫu nhà được xây dựng theo bản thiết kế chi tiết, tạo nên không gian thông thoáng của dự án.
KZwvCcx.jpg
 

nguyencongdong

Thành viên chính thức
12/7/13
37
2
Cánh buôn đất Nhơn Trạch chờ cái vành đai 3 này như nắng hạn chờ mưa

Cánh buôn đất Nhơn Trạch suốt ngày bơm vá những dự án hạ tầng kết nối Nhơn Trạch với TP.HCM:
- đường Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với quận 9, Thủ Đức;
- cầu Cát Lái kết nối Nhơn Trạch và quận 2;
- đường 319 kết nối Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây;
- cầu Phước Khánh nối Nhơn Trạch và Cần Giờ

Trong đó luôn câu kéo với câu Vành Đai 3 sẽ biến Nhơn Trạch thành quận thứ 13 của TP.CM
caX1jTI.jpg
 
  • Like
Reactions: PhucGolden

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7
12 dự án hạ tầng TP.HCM được đề xuất chọn nhà thầu theo hình thức PPP
Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với 12 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm (ảnh). Các dự án này gồm có:
DAvGvFq.jpg

  1. Dự án xây dựng đoạn tuyến Vành đai 2, đoạn từ cầu Phú Hữu (tên cũ là cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai phía Đông) đến xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái);
  2. Dự án xây dựng đoạn tuyến Vành đai 2, đoạn từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng;
  3. Dự án xây dựng đoạn tuyến Vành đai 2, đoạn từ nút giao thông An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh
  4. Dự án xây dựng đường trên cao số 1;
  5. Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22;
  6. Dự án xây dựng Cầu Cần Giờ;
  7. Dự án đường trục Bắc - Nam (đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh);
  8. Dự án đường trục Bắc - Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến KCN Hiệp Phước);
  9. Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.
  10. Dự án bãi đậu xe ngầm tại khu vực sân bóng đá thuộc Công viên văn hóa Tao Đàn;
  11. Dự án nạo vét, khai thông tuyến rạch Ông Nhiêu;
  12. Dự án xây dựng Trung tâm điều khiển và hệ thống giao thông đô thị thông minh tại TP.HCM.

Ui vậy là vành đai 2 này vẫn trầy trật nhỉ ?
 
  • Like
Reactions: PhucGolden

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Ơ hóa ra mấy cái vành đai vẫn chưa rục rịch à
Đường vành đai 3 - TP.HCM dự kiến nằm ở đâu?
03/01/2018 09:36 GMT+7

giờ còn tương câu này thì hỏng hẳn rồi

 
  • Haha
Reactions: PhucGolden

PhucGolden

Thành viên cơ bản
1/7/19
6
1
54
Hồ Chí Minh
Ơ hóa ra mấy cái vành đai vẫn chưa rục rịch à
Đường vành đai 3 - TP.HCM dự kiến nằm ở đâu?
03/01/2018 09:36 GMT+7

giờ còn tương câu này thì hỏng hẳn rồi
Đọc mà thấy "tội nghiệp" mấy người đầu cơ BĐS hóng cái vành đai 3 này
eVS4oOi.jpg

Theo quy hoạch, dự án tuyến đường vành đai 3 đi qua địa phận 4 tỉnh, thành: Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai. Tổng chiều dài của tuyến đường hơn 90km, trong đó phải làm mới hơn 70km. Về phương án đầu tư, dự án được chia làm 4 đoạn, cụ thể lần lượt là:
  • Đoạn 1: Từ Nhơn Trạch đến Tân Vạn. (đoạn màu tím bản đồ bên trên)
  • Đoạn 2: Từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn (đoạn xanh lá cây bản đồ bên trên)
  • Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22 (đoạn màu cam trên bản đồ)
  • Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 về Bến Lức (đoạn màu xanh dương)

Cái vành đai 3 chỉ có mỗi Bình Dương nhanh chóng triển khai (Đoạn 2: Bình Chuẩn – Tân Vạn) chẳng qua là vì tính cấp bách của giao thông tỉnh nhà, tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và đến hiện tại đã đưa vào khai thác, chứ xét cho cùng không liên quan gì đến quyền lợi liên vùng

3EHTUSw.jpg


vì nếu vì quyền lợi liên vùng thì phải mạnh tay như cú đại lộ Bình Dương, bơm tiền cho TP.HCM làm luôn Đoạn 3 (Quốc lộ 22 – Bình Chuẩn).

Để rồi bây giờ nào
Dự án đường Vành đai 2 và 3 vẫn còn vướng mắc

yaLkx9e.jpg


Đối với dự án đường Vành đai 3 TPHCM, báo cáo tại buổi giám sát, ông Trần Văn Thi, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý Hạ tầng giao thông Cửu Long cho biết: Công trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 2011 tại Quyết định số 1697/QĐ - TTg ngày 28/9/2011. Dự án qua địa bàn 4 tỉnh, TP (Long An, TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai) với tổng chiều dài của dự án khoảng 97km. Hiện nay, mới chỉ đầu tư đưa vào khai thác đoạn Mỹ Phước - Bình Chuẩn dài 16km thuộc tỉnh Bình Dương. Như vậy, tiến độ triển khai thực hiện dự án Vành đai 3 TPHCM đã rất chậm so với quy hoạch.

Về công tác giải phóng mặt bằng, đối với đoạn giải phóng mặt bằng thuộc địa phận TPHCM sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2020 đến năm 2021, TPHCM sẽ ứng trước khoảng 2.939 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020 và sẽ được hoàn trả bằng ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2021 - 2025. Đối với đoạn thuộc địa phận tỉnh Long An và tỉnh Bình Dương sẽ triển khai công tác giải phóng mặt bằng từ năm 2021 đến năm 2022 bằng nguồn ngân sách Trung ương được bố trí trong giai đoạn 2021 - 2025.


Tuy nhiên sự việc dù chiều dài ngắn củn

Loay hoay thu hồi đất làm đường Vành đai 3 đoạn đi qua Q.9

Còn đối với dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3, quận 9 cũng đang gặp khó khăn về diện tích thu hồi đất. Cụ thể, năm 2016, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết số 122/NQ-HĐND về danh mục các dự án cần thu hồi đất, trong đó, diện tích thu hồi của dự án là 32,48ha. Tuy nhiên đến năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt bản đồ vị trí diện tích thu hồi của dự án là 37,6773ha. Như vậy, diện tích thu hồi thực tế lớn hơn khoảng 5ha so với diện tích đã đăng ký Nghị quyết Hội đồng nhân dân và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Dự án đường Vành đai 3 đi qua địa bàn quận 9 với chiều dài tuyến là 2,45km, chiều rộng tuyến 82,5m. Diện tích thu hồi: 37,6773ha, tại phường Long Trường, quận 9. Số hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng khoảng 80 hộ và 1 tổ chức
.

Số phận mấy cái vành đai này long đong quá

dù nó là đường giải hạn cho 4 tỉnh phía Nam: HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An

Ôi muôn thuở giải phóng mặt bằng
 

dutoanct

Thành viên cơ bản
24/12/15
8
4
Vâng muôn thuở là giải phóng mặt bằng, với khâu then chốt là giá đền bù. Tuy nhiên với hình thức giao dịch BĐS hiện nay giữa người dân với người dân với giá trị giao dịch tiệm cận với giá đất của nhà nước công bố để trốn thuế và phí, thì các đơn vị thẩm định giá bó tay.
Nhà nước cần có một khung chính sách về thuế và phí giao dịch BĐS như thế nào đó để người dân giao dịch với giá trị thật, thì khi đó công tác xác định giá đền bù GPMB mới có sự đột phá sát với giá thị trường.
 
  • Like
Reactions: NamKhangConsulting
Vỡ trận cao tốc Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận luôn đối mặt ngừng thi công


“Cho đến hiện tại, mọi hoạt động tại dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành gần như đã bị dừng lại sau khi chưa được điều chỉnh gia hạn tiến độ thực hiện, vốn nước ngoài chưa được bố trí”, một lãnh đạo của Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết.


Dù đã được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ nhưng dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận (địa phận tỉnh Tiền Giang) hiện nay gặp khó khăn có nguy cơ dừng dự án trong tháng 11 vì cả nhà đầu tư, nhà thầu đều ở giai đoạn “cạn vốn”.
Điều này cũng có nghĩa là đến năm 2021, dự án đường cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận khó hoàn thành, thông xe như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự trông đợi của gần 20 triệu dân vùng ĐBSCL. Xoay quanh việc thực hiện dự án này, VOV có cuộc trao đổi với ông Mai Mạnh Hồng, Tổng Giám đốc công ty cổ phần BOT Trung Lương- Mỹ Thuận.


 

batdongsan

Thành viên cơ bản
28/1/16
18
4
Khi nào Chính Phủ và Quốc Hội bàn hành chính sách đột phá nào về đền bù thì còn hy vọng, chứ từ Nam ra Bắc, cứ nhình các công trình báo chí viết năm nay khởi công ... rồi đến năm khác .... rồi năm nào báo chí cũng báo là tết này đưa vào hoạt động, rồi lại đến tết kia, rồi tiếp tục tết kìa.... không biết đến ngày về đích....