Đánh giá mô hình kinh doanh của TGDĐ để thử tìm một mô hình hợp tác của các cửa hàng kinh doanh VLXD

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7
Hệ thống kinh doanh offline của họ đã tạo nên thương hiệu, đã đến lúc họ thu hẹp các cửa hàng ... dự đoán số cửa hàng của TGDĐ sẽ giảm còn 1/2 trong 2 năm.

Thế Giới Di Động liên tiếp đóng cửa hàng bán điện thoại

Công ty cổ phần Thế giới Di Động (mã CK: MWG) vừa công bố báo cáo hoạt động 4 tháng đầu năm với tốc độ tăng trưởng cao về cả doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng Thế Giới Di Động tiếp tục sụt giảm.
Theo báo cáo này, quy mô chuỗi đến cuối tháng 4 còn 1.065 cửa hàng, giảm 6 cửa hàng so với cuối tháng 1. Tính chung 4 tháng đầu năm, Thế Giới Di Động đã đóng cửa 7 cửa hàng, lần đầu tiên sau nhiều năm liên tiếp mở rộng quy mô.
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin...iep-dong-cua-hang-ban-dien-thoai-3752451.html

Tất nhiên bề ngoài vẫn là kiểu truyền thông
Chỉ vài năm tới, có thể bạn sẽ không còn nhìn thấy cửa hàng Thế Giới Di Động nào nữa. Bước chuyển của TGDĐ cũng là lời cảnh báo cho toàn bộ hệ thống bán lẻ di động tại Việt Nam.

Khi ông Nguyễn Đức Tài, nhà sáng lập kiêm CEO của Thế Giới Di Động tuyên bố: “Chúng tôi sẽ mở một sàn thương mại điện tử vào cuối năm nay”, hầu hết nhà đầu tư tin rằng, đây là bước đi đúng đắn, giúp Thế Giới Di Động phủ rộng khắp thị trường bán lẻ di động, nhất là khi hệ thống cửa hàng của doanh nghiệp này đã bắt đầu rơi vào trạng thái bão hòa.

Hiện tại, doanh thu điều kiện để mở một cửa hàng Thế Giới Di Động đã giảm từ mức 3 tỉ đồng/tháng xuống chỉ còn 1,5 tỉ đồng/tháng. Điều này cho thấy, thị trường đã không còn nhiều “đất” để TGDĐ phát triển.

Trong khi đó năm 2015, doanh thu của TGDĐ từ bán hàng online đã đạt hơn 1.300 tỉ đồng, tiếp tục tăng trưởng mạnh. Việc mở rộng mảng online được hy vọng sẽ bù đắp doanh thu cho mảng offline (mua trực tiếp qua cửa hàng) vốn đang bão hòa.

Với việc mở ra sàn TMĐT bán di động online, DN này đang tự “ăn thịt” chính mảng kinh doanh offline là hệ thống cửa hàng của mình. 1.300 tỉ đồng doanh thu từ bán hàng online của TGDĐ năm 2015 nghe có vẻ to, nhưng để có được con số này, có thể là mảng kinh doanh offline đã mất 1.500 tỉ đồng.
Sự mâu thuẫn giữa mô hình online và offline đã được bản thân ông Nguyễn Đức Tài nhìn ra từ lâu.

“5 năm trước, Thế Giới Di Động có mô hình mua online rẻ hơn offline nhưng sau một thời gian, mô hình này trở nên rất mâu thuẫn, bởi khách hàng sẽ không bao giờ ra các cửa hàng mua chiếc điện thoại có giá 15 triệu trong khi chỉ cần ngồi nhà đặt hàng lại mua được với giá 14,5 triệu. Chính vì vậy, Thế giới di động đã bỏ mô hình này”, ông Tài cho biết.
Vậy tại sao đến thời điểm này, sau 5 năm, ông Tài lại quyết định trở lại và đẩy mạnh mô hình có thể gây nguy hại cho toàn bộ hệ thống cửa hàng của mình?

Câu trả lời đó là Thế Giới Di Động đã nhìn thấy họ sẽ sớm không thể “cưỡng” lại sự thoái trào của mô hình bán lẻ di động.

Mười năm bán offline đã làm thương hiệu, đã tạo dựng thị phần, 10 năm qua của TGDĐ là một vốn rất lớn, đã tạo một cơ đồ hoành tráng, đặc biệt là khoản dịch vụ của TGDĐ làm rất tốt. Chỉ nội cái phần mềm quản lý tồn kho và nhân sự nội bộ của TGDĐ thôi đã đáng giá ít nhất 10 triệu USD rồi, mấy cái ERP chào tùm lum chỉ đáng xách dép ... để nói thế rằng hiểu nội lực của TGDĐ khi chuyển mình sang online.

dài quá, ngắt cái đã
 

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7
Vậy tại sao TGDĐ phải chuyển mình qua online, chắc chắn không phải vì xu thế onlie ... vì chuyển đổi mô hình sang online, nếu thuần tuý chỉ bán hàng điện tử và điện máy như hiện tại, trừ khi có một ông quỹ đầu tư Trung Quốc chống lưng đổ tiền vào đều đặn, không thì làm sao cạnh tranh nổi ... vì nếu online 100% thì nhà sản xuất sẽ làm showroom rồi bán qua các sàn online khủng long như Alibaba hay Amazon.

TGDĐ làm tốt phần dưới đất, chưa chắc đã làm tốt phần online. Quan sát mấy cửa hàng TGDĐ thì nhận thấy rằng: Thứ nhất, số người mua máy chẳng có bao nhiêu. Thứ hai, TGDD quảng cáo vụ bán phụ kiện rất mạnh nhưng toàn phụ kiện Tàu mà giá bán cao từ gấp đôi đến gấp ba giá ngoài chợ. Vậy cho đến giờ vẫn không hiểu tương lai của TGDĐ ở đâu??? Điện máy xanh với Bách hóa xanh thì chưa thấy có gì nổi bật ??? Một điểm nữa ở TGDĐ hay được đánh bóng trên truyền thông là khả năng tư vấn của đội ngũ nhân viên nhưng nghe qua thì dân am hiểu thấy mấy em đó toàn nói năng lăng nhăng mà còn kém mấy cửa hàng nhỏ lẻ khác. Hàng hoá thì trưng bày lung tung, không có trọng tâm dẫn đến cảm giác có gì bày nấy ... tất nhiên có người nói hiện nay TGDĐ đang là thằng chột làm vua xứ mù, khi những thể loại như FPT Shop có chất lượng dịch vụ tệ hơn quá nhiều nếu so với TGDĐ

Tất nhiên thì TGDĐ còn sống bám vào vụ được chia phần từ công ty tài chính hỗ trợ bán trả góp đang đặt bàn giao dịch tại TGDD.

Phải chăng kinh doanh chuỗi đã có vấn đề ? NYDC Việt Nam đã đóng cửa hàng cuối cùng tại VN, FamilyMart, Vissan (cũng đã đóng cửa gần 60 cửa hàng trong 100 chuỗi cửa hàng tiện lợi ) . Ở nước ngoài, ngay cả những thằng to đùng một thời làm mưa làm gió như Circuit City, Shaper Image, Discovery Channel stores, Levitz Furniture, Service Merchandise, Sports Authority, Borders, Mervyn's, CompUSA, và gần đây nhất là Kid "R" Us và Toy "R" US đều gần như biến mất .

Phải chăng kinh doanh chuỗi theo mô hình phình to số lượng cửa hàng thì buộc phải đẩy giá thuê mặt bằng lên cao, giành giật các vị trí to, đẹp, sẵn sàng cướp cọc người khác! Tình trạng này trước sau sẽ dẫn đến đội chi phí! Mà chi phi thuê mặt bằng thường chiếm 1/3-1/2 DOANH THU! Sau 5 năm kết thúc hợp đồng, hàng loạt chủ nhà đó sẽ tăng 20%-30% giá ở năm cuối! Dẫn đến việc tỷ trọng lãi bị thu hẹp! Thoái trào là điều tất nhiên!

Phải chăng đáp ứng nhu cầu sờ tận tay day tận mặt của người Việt Nam trong lĩnh vực hàng điện tử đã phân hướng ... Đối với những mặt hàng nổi tiếng, phổ dụng như iDevice, Samsung thì khách hàng chỉ cần yêu cầu bán cho tôi con này, con này là đủ vì đã xem người khác dùng. Người ta sẽ chỉ cần tư vấn đối với những thứ mà chưa dùng bao giờ. Vậy TGDĐ sẽ định bán cái gì? Bán đồ xịn thì chỉ cần đảm bảo có sẵn hàng, giá khuyến mại tốt, chuyển hàng nhanh chứ đâu cần cửa hàng rộng rãi, đội ngũ tư vấn nhiệt tình. Với các cửa hàng TGDĐ có hình thức đầu tư như bây giờ thì TGDĐ chỉ nên bán những đồ chưa có tên tuổi để có tỷ suất lợi nhuận rất cao ... việc bán hàng có tên tuổi phải bán online thôi. TGDĐ đã có thương hiệu , nên khi bán online thì dễ tạo niềm tin cho khách hàng.

Với hệ thống hiện có, các nhãn hàng hỗ trợ chi phí marketing cho TGDD rất nhiều. Tất nhiên thì chi phí marketing thì brand nào cũng hỗ trợ cho retailer cả, không đổ vào marketing vào sao bán được. Retailer càng có nhiều điểm bán hàng thì brand bung càng nhiều tiền (tính theo doanh thu và điểm bán hàng).

Mấy người quen kinh doanh sắt thép doanh số loanh quanh 300-400 tỷ, hàng chủ yếu cấp thẳng từ nhà máy đến công trường (bán nợ bằng bảo lãnh ngân hàng). Mảng bán lẻ mỗi năm chỉ được loanh quanh 1% doanh số, nhưng cũng phải cho người đảo lộn tìm khách, mảng bán lẻ chủ yếu là bán cho thầu nhỏ và siêu nhỏ và phải bán nợ cuối tuần lấy tiền. Cửa hàng chỉ là nơi trình diễn hàng hóa

Vậy ở đây nhìn ra được chiến lược này của các cửa hàng kinh doanh VLXD khi liên kết lại tạo một hệ thống phân phối vừa bán online vừa bán offline

Thôi về nhà cái đã, rảnh viết tiếp
 

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
Ô gặp lại người quen bên Cà Phân. He he, có mấy điểm sau tôi tạt ngang qua, làm vài dòng hầu người quen

Thứ nhất là việc bán phụ kiện Tàu. Nguyên tắc bán lẻ là: cái gì nhiều người để ý (sản phẩm chính, lớn, nhiều người bán, giá trị cao) thì giá phải cạnh tranh để kéo khách; cái gì linh tinh giá trị thấp, "tiện tay thì mua", hàng độc quyền thì muốn bán nhiêu bán. Mấy cái này giúp balance margin với mấy cái giá cạnh tranh ở trên. Thay vì đấu trên giá, thì họ chơi ru ngủ khách hàng bằng dịch vụ. Ngoài ra, các brand tuỳ thời điểm sẽ dành riêng cho TGDĐ một model nào đó đánh độc quyền để lấy số.

Lợi thế thuần tuý nổi trội nhất của TGDĐ đối với brand đó chính là độ phủ của điểm bán hàng, rất tốt cho hoạt động marketting. Còn điểm nổi trội đối với khách hàng đó chính là dịch vụ tốt. Nhưng cái này không phải là cốt lõi vững bền của doanh nghiệp, khi đồng tiền mới mang lại sự sống.

Thứ hai, một ông khác cũng đi ra từ TGDĐ, Juno, cũng đang đánh một bài tương tự là expand điểm bán hàng như điên, nhưng về mặt bán hàng lại đi chiêu bài ngược lại: giá rẻ. Đơn giản ông cũng không có lựa chọn khác, vì ông chỉ bán hàng cho ổng, không bán hàng của brand. Nhưng đánh bài giá rẻ là tầm bậy luôn, không build được cái gì ngoài lấy tiếng, độ nhận diện - số má. Lấy tiếng là chính, tôi dự là Juno đang làm mưa gió khuynh đảo thị trường, để bán lại toàn hệ thống trong vài năm tới, chứ không thuần tuý là kinh doanh kiếm lời trên chính mô hình kinh doanh sản phẩm của họ. Tất nhiên thì cả cái hệ sinh thái seedcom của Đinh Anh Huân, có cái nào mà không có quỹ, chưa có rồi sẽ có thôi. Nên tất cả business anh này làm thì cũng chỉ có một mục đích thôi: tiền bơm từ quỹ đầu tư. Mà làm được vậy chúng ta cũng nể lắm rồi, dù có chút ganh tị. Việc này đâu có dễ


Thứ ba kể chuyện về TGDĐ có liên quan đến việc xây dựng, đó là TGDD đang xây cái văn phòng to đùng ngoài khu CNC Q9, vừa rồi tổ chức thi thiết kế nội thất rầm rộ mười mấy công ty tham gia, yêu cầu hoành tráng lắm phải làm sao giống văn phòng của Google, Apple ...
clear.png
Công ty một người bạn lọt vào vòng cuối cùng (còn 2 công ty) tưởng nắm chắc phần thắng vì công ty còn lại năng lực thua xa, hôm báo cáo thiết kế xong mấy anh bên đó (có anh Tài luôn) mở lời xin file thiết kế, con bé thiết kế còn thiếu kinh nghiệm nên rút USB chép cho luôn ... thế là vài bữa sau TGDĐ thông báo rớt .... và chọn công ty chuyên làm mấy cửa hàng cho TGDĐ làm và trả 30 triệu chi phí tham gia cho công ty người bạn. Người bạn kể từ khi biết con bé kia chép file cho mấy anh bên TGDĐ, người bạn đã biết công ty mình thua cuộc. Tất nhiên là biết thời buổi này ít cho ông chọn thầu nào quân tử thuần tuý đánh giá trên thiết kế đẹp hơn để chọn cả ... tuy nhiên cũng nói lên độ điếm của điều hành TGDĐ.

Vài dòng rồi phắn về Cà Phân gây sự với các anh chị bên đó
 
  • Like
Reactions: hoavt

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Chả thấy có mối liên hệ nào giữa TGDĐ với ý tưởng kết nối chuỗi các cửa hàng VLXD hiện nay để kinh doanh hỗn hợp cả.

Quan sát TGDĐ thì tôi thấy doanh số đến từ nguồn:
1- Bán ĐTDĐ, phụ kiện
2- Bán sim,
3- Thanh toán hóa đơn điện nước,DTDD
4. Bán giấy
5. Bán trả góp

Theo tôi đoán thì nó khai doanh số hàng nghìn tỷ thì tiền nó nằm ở số 3,5 nhưng tiền này đóe phải của nó. Nói chung sớm muốn nó cũng dẹp hoặc thu hẹp do mô hình kinh doanh hết thời, hoặc con giời tỉnh ra

Cơ bản chung là DN này phát triển không bền vững

Còn cái Juno thì Juno, Giaohangnhanh, TheCoffeeHouse, Cầu Đất Farm, Tiki... chung 1 quỹ hehe ....
đại bản doanh chỗ CoffeeHouse Nguyễn Thị Thập

kkACJq7.jpg


Nhiều khi không hiểu nổi vì sao ông Seedcom huy động vốn giỏi ghê. Có lẽ con bài chính là "mở rộng điểm kinh doanh càng nhiều càng tốt", giaohangnhanh ở rộng chi nhánh quá trời, mở đến tuyến huyện ở tỉnh luôn.

Ông Giaohangnhanh này từ CEO xuống lính cũng rất dễ thương, nhưng mà cái cốt lõi kinh doanh là giá thì lại không cạnh tranh, nếu không muốn nói là trên trời. Chém hưu chém vượn gì, thì giá cao ngất thì người dùng cũng phải xem lại, nếu sản phẩm/dịch vụ không có nhiều khác biệt thì anh không có lý do gì hét giá trên trời cả.

Giao hàng giờ có ông giaohangtietkiem thấy ngon, chạy đầy đường. Còn ông Giaohangnhanh có lẽ phục vụ nội bộ là chính, Juno và Tiki. Không biết đủ sống không.

Nhưng nói gì thì nói, Giaohangnhanh ra đời mang lại nhiều thay đổi cho thị trường giao nhận. Thời điểm Giaohangnhanh ra đời các dịch vụ vận chuyển như shit. ViettelPost, VNpost chỉ được cái độ phủ, còn lại vận hành thì quan liêu, đối soát tiền thì lâu, kĩ thuật IT support thì kém. Giaohangnhanh ra đời độ phủ chưa bằng 2 ông kia nhưng đưa ra được một số gói sản phẩm khác biệt như ship nội thành 10k, cam kết giờ ship blah blah ... làm việc thấy refresh hơn mặc dù lúc đó cũng còn rất nhiều vấn đề về chất lượng chuyển phát.

Nhưng mà tóm lại chưa thấy mối liên hệ nào giữa kinh doanh chuỗi như TGDĐ với các cửa hàng VLXD hết

Hóng
 
  • Like
Reactions: hoavt

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Để đây và không dám nói gì :cool:
Giá bán lẻ hàng hóa: do Bên B quyết định sao cho phù hợp với tình hình thị trường và giá bán lẻ mà Bên A đề xuất.
3.2 Bên A có trách nhiệm xây dựng và ổn định giá bán lẻ thống nhất trên toàn thị trường, kiên quyết xử lý những trường hợp gây biến động giá làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản phẩm của Bên B.
3.3 Trường hợp giá bán lẻ thị trường biến động, cả hai bên sẽ cùng thảo luận tìm giải pháp ngay trên mục tiêu chung là giữ bình ổn giá bán lẻ thị trường và không gây khó khăn cho Bên B trong việc kinh doanh:
3.3.1 Trường hợp thông tin biến động giá có quảng cáo cụ thể trên báo chí kèm theo thời gian cụ thể thì Bên A có trách nhiệm áp dụng chính sách hỗ trợ cho Bên B bán theo giá biến động đó với lượng hàng tồn và đền bù lại khỏan tiền chênh lệch do giảm giá (không đúng giá bán lẻ niêm yết) cho Bên B trong khoảng thời gian biến động.
3.3.2 Trường hợp giá biến động Bên A không thể kiểm sóat và Bên A cần sự hỗ trợ của Bên B trong việc ổn định giá bán lẻ và tạm ngưng không bán sản phẩm bị biến động giá thì Bên A có trách nhiệm trên doanh số giảm xuống do ngưng bán sản phẩm có giá biến động đó (hai bên cùng thống nhất). Đồng thời, Bên B sẽ trả lại tòan bộ sản phẩm bị biến động đó không kinh doanh trong khỏang thời gian ngắn sau đó.

THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH - CHIẾT KHẤU

5.1 Thưởng các chương trình: Được tính tùy vào mỗi chương trình mà bên A thông báo cho bên B bằng văn bản hoặc email.
  1. 2 Lãi gộp mà bên A dành cho bên B thấp nhất là …% dựa trên giá bán lẻ niêm yết (đã bao gồm thuế GTGT). Lãi gộp này được trừ trực tiếp vào hóa đơn bên A bán hàng cho bên B. Công thức tính giá như sau:
Giá xuất hóa đơn GTGT bên A bán cho bên B = Giá bán lẻ niêm yết - (giá bán lẻ niêm yếtx…..%)
5.3 Doanh số hàng tạm ký gửi sẽ được cộng vào doanh số hàng nhập khi tính chiết khấu tháng/quý/năm nếu có phát sinh hợp đồng mua bán.
5.4 Trong trường hợp bên B ngừng mua hàng trong vòng 30 ngày thì bên A chuyển khoản chi trả tất cả các khoản tiền chiết khấu, thưởng chương trình, bảo vệ giá … còn tồn đọng mà bên A chưa chi trả cho bên B để hoàn tất công nợ, thời gian chuyển khoản là trong 3 ngày làm việc.
..............


Bên B sẽ ngưng kinh doanh đối với những sản phẩm có tỷ lệ lỗi ≥ 5%. Tỷ lệ ≥ 5% được định nghĩa là: Số sản phẩm khách hàng trả lại do lỗi nhà sản xuất (chỉ tính các sản phẩm khách hàng sử dụng ≤ 30 ngày)/ tổng số sản phẩm bán ra trong tháng tại hệ thống cửa hàng của bên B.
Ví dụ: Sản phẩm A từ ngày 1/10 đến ngày 31/10 TGDĐ bán ra là 1,000 sản phẩm; cùng thời gian này có 54 sản phẩm khách hàng sử dụng ≤ 30 ngày bị lỗi do nhà sản xuất được nhập lại hệ thống bên B => Suy ra tỷ lệ lỗi = 54/1,000 = 5.4% => bên B ngưng kinh doanh sản phẩm A này.
6.4 Đối với sản phẩm bị lỗi do NSX chiếm tỷ lệ ≥ 20% (định nghĩa tỷ lệ sản phẩm lỗi theo điều 6.3) thì chi phí bên B vận chuyển hàng lỗi từ các cửa hàng về để trả hàng cho bên A do bên A chịu. Hình thức thanh toán: cấn trừ công nợ hoặc chuyển khoản.
6.5 Khi xảy ra sự kiện (i) Bên A quyết định thu hồi toàn bộ hàng hóa đã bán do bị lỗi hoặc (ii) cơ quan nhà nước ra quyết định bắt buộc thu hồi hàng hóa mà Bên A đang kinh doanh vì bất kỳ lý do gì thì hàng hóa sẽ được trả lại cho Bên A, đồng thời Bên A phải bồi thường các tổn thất và chi phí vận chuyển cho bên B.
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Có cái gì đó sai sai .... khi chủ thớt gắn TGDĐ với chuỗi kinh doanh VLXD
Đầu tiên thì hiệu quả của TGDĐ nè

Thế giới Di động vừa đau đầu đóng 7 cửa hàng, vừa oằn mình trả nợ khủng

Bước sang năm 2018, khi Thế giới Di động chưa công bố thương vụ thâu tóm đình đám nào thì nợ tại công ty này vẫn có xu hướng tăng mạnh và vượt xa vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018, tại thời điểm cuối quý, chỉ tiêu vay ngắn hạn tại Thế giới Di động tăng 1.290 tỷ đồng, tương ứng 23% so với cuối năm 2017 lên 6.894 tỷ đồng; nợ dài hạn đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng, tương ứng 13,5% lên 1.362 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 1 quý, tổng nợ vay tại Thế giới Di động đã là 8.256 tỷ đồng, tăng 1.452 tỷ đồng, tương ứng 21,3% so với cuối năm 2017. Tổng nợ vay lớn tới mức nhiều hơn vốn chủ sở hữu 987 tỷ đồng và nhiều hơn vốn góp chủ sở hữu 5.024 tỷ đồng.

Tổng nợ vay tăng nhưng tổng nợ phải trả lại được kiềm chế hơn. Tại thời điểm cuối quý 1, nợ phải trả của công ty giảm từ 16.914 tỷ đồng xuống 16.390 tỷ đồng, cao gấp 2,25 lần so với vốn chủ sở hữu và chiếm 69,2% tổng nguồn vốn.

Tổng nợ vay lớn nên chi phí tài chính cũng là một trong những áp lực lớn của Thế giới Di động. Trong 3 tháng đầu năm 2018, công ty đã phải rút hầu bao 113 tỷ đồng chi cho lãi vay, tăng mạnh so với con số 65 tỷ đồng hồi quý 1/2017.

“Bom” nợ đáo hạn

Có thể thấy, nợ vay tại Thế giới Di động là rất lớn và vượt trội so với vốn chủ sở hữu. Vì vậy, các ngân hàng có lẽ khá “dũng cảm” khi cho một công ty có tỷ lệ nợ/vốn quá cao tới như vậy.

Trong đó, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) là chủ nợ lớn của ông lớn ngành điện máy. Và khoản nợ trị giá gần 800 tỷ đồng này, Thế giới Di động phải trả vào ngày 28/6 năm nay. Như vậy. Thế giới Di động chỉ còn hơn 1 tháng nữa cho khoản nợ này.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng là chủ nợ lớn khi cho Thế giới Di động vay gần 750 tỷ đồng. Theo hợp đồng, đến thời điểm này, Thế giới Di động đã phải trả cho Vietcombank 750 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ công ty đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hay chưa.

Ngân hàng TNHH Mizuho Bank (chi nhánh Hà Nội) cũng cấp tín dụng trị giá hơn 660 tỷ đồng cho Thế giới Di động. Hợp đồng này được ký từ 2/4/2018. Hiện vẫn chưa rõ thời gian đáo hạn của hợp đồng.

Tổng kết lại, nợ ngắn hạn của Thế giới Di động đạt 6.894 tỷ đồng. Đa số các khoản nợ này đều đáo hạn vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay. Tuy nhiên, ở cuối quý 1, tổng tiền mặt của công ty chỉ là 2.344 tỷ đồng, chỉ đủ một phần để thanh toán nợ.

https://vtc.vn/the-gioi-di-dong-vua-dau-dau-dong-7-cua-hang-vua-oan-minh-tra-no-khung-d400875.html

Đọc thêm: Thế giới Di động đóng hàng loạt cửa hàng, nhiều đại gia 'khóc rưng rức' vì mất ngàn tỷ

Tiếp theo thì cần phải rõ ra là TGDĐ chuỗi retails huy động vốn đòn bẫy ... nên chủ đề TGDĐ với câu hỏi muôn thuở: Sao nó khách thưa thớt mà vẫn lời ? vẫn khó có câu trả lời thỏa đáng.

Đang thời TMĐT của Shoppee, Tiki, Lazada, Sendo, Adayroi, v.v chưa kể hàng triệu con buôn trên FB, Zalo .... thì TGDĐ, không lẽ cữ kiêng TMĐT ... vì bán lẻ, bài toán đau đầu nhất là vẫn là mặt bằng. Mỗi 2-3 năm tăng giá nhà lên 10%, 5 năm sau tăng 20-30% giá sau 5 năm! Mặt bằng tốt khan hiếm, giảm số lượng là đều chắc chắn xảy ra! Trong 5 năm số lương hợp đồng hết hạn sẽ cuốn chiếu theo thời gian thuê, tái tục lại được số lượng như cũ không là vấn đề đau đầu. Chưa nói kinh doanh chuỗi thì càng dày đặc, lại tự cạnh tranh với nhau.

Đang hóng chủ thớt dẫn dắt kết nối

Hay là chủ thớt sợ quá té rồi.
 

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
Không biết ý chủ thớt là các cửa hàng VLXD liên kết lại với nhau thành các tổ hợp tác hay các hợp tác xã, tạo thành chuỗi như TGDĐ chăng ???
Ừa đọc qua luôn

www.thesaigontimes.vn/151943/a.html

Khó nam cường

 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Thế Giới Di Động đang chuẩn bị thu hẹp mảng điện thoại rồi, hầu hết số lượng cửa hàng thegioididong giảm đi so với đầu năm đến từ việc chuyển đổi sang mô hình Điện máy Xanh mini để khai thác tối đa tiềm năng doanh thu ... thị trường điện thoại dường như đã đến điểm thoái trào.

Và tương tự, thị trường VLXD dường như chỉ hóng chờ loại vật liệu mới thôi.
 

PhucThuyLoi

Thành viên cơ bản
8/1/16
7
4
Không biết ý chủ thớt là các cửa hàng VLXD liên kết lại với nhau thành các tổ hợp tác hay các hợp tác xã, tạo thành chuỗi như TGDĐ chăng ???
Ừa đọc qua luôn

www.thesaigontimes.vn/151943/a.html

Khó nam cường

Chắc kết hợp các nhà thầu cùng với các cửa hàng VLXD thành một nhóm kiểu như đây , food chain tự nhập hàng luôn không cần các nhà phân phối
 
Không biết sao nữa đây, khen chê đủ kiểu, nhưng qua bài báo này thấy gì ?


So với thời điểm 31/12/2018 tiền vay ngắn hạn NH vào thời điểm 30/9/2019 tăng khoảng 3.000 tỷ, từ 5.800 tỷ lên 8.900 tỷ, chi tiết các chủ nợ như sau:
Capture.jpg


Tài sản
Capture2.jpg


Tài sản chủ yếu nằm ở đây

Capture-3.jpg


Cộng nợ hàng hóa chiếm nó hơn 10k tỷ, bán không được thì trả lại hãng, hãng không nhận thì hỗ trợ subsidiaries để TGDĐ đẩy hàng dùm chắc ? Tài sản 32k tỷ khi mặt bằng toàn đi thuê thì chắc là 20k em chân dài chiếm giá trị lớn ? Điểm sáng trong BCTC thấy khoản tiền gửi tăng 4.200 tỷ