Hiệu ứng Dunning-Kruger: Người ngu quá ngu để nhận ra mình ngu?
Thấy có chia sẻ về Hiệu ứng đường cong Hermann Ebbinghaus , em làm bài Hiệu ứng Dunning-Kruger
Không phải quá khó để chúng ta có thể gặp những người tự đánh giá cao năng lực của bản thân. Đặc biệt là với sự phổ biến của internet, diễn đàn và mạng xã hội, mọi người có thể thoải mái bày tỏ ý kiến của mình, thể hiện quan điểm cá nhân và sự hiểu biết của mình cho cả thế giới biết. Do đó, nhiều người tự cho mình là tài năng trong khi không biết được năng lực thực sự của mình.
Chính điều đó đặt ra một câu hỏi cho các nhà tâm lý học, liệu rằng những người không thông minh có thể tự nhận thức được điều đó? Đó là một dạng tâm lý tồn tại trong nhiều cá nhân, được các nhà khoa học gọi là hiệu ứng Dunning - Kruger. Đây là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, những người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng tâm lý này vào năm 1999.
Nói nôm na là mấy người ngu không biết gì thì lại thường hay bi bô tưởng mình giỏi. Vì mấy người này ngu quá nên không còn nhận ra cái ngu của mình nữa.
Trục ngang thể hiện kiến thức, trục dọc thể hiện sự tự tin.
Người càng giỏi, càng biết nhiều thì lại càng kém tự tin. Trong khi người ngu thường lại rất tự tin, cứ bi bô chém ào ào như đúng rồi. Ông bà mình hay nói "Thần linh cũng kinh đứa ngộ" là vậy. Trên FB và các Forum đầy những trường hợp như thế này.
Thấy có chia sẻ về Hiệu ứng đường cong Hermann Ebbinghaus , em làm bài Hiệu ứng Dunning-Kruger
Không phải quá khó để chúng ta có thể gặp những người tự đánh giá cao năng lực của bản thân. Đặc biệt là với sự phổ biến của internet, diễn đàn và mạng xã hội, mọi người có thể thoải mái bày tỏ ý kiến của mình, thể hiện quan điểm cá nhân và sự hiểu biết của mình cho cả thế giới biết. Do đó, nhiều người tự cho mình là tài năng trong khi không biết được năng lực thực sự của mình.
Chính điều đó đặt ra một câu hỏi cho các nhà tâm lý học, liệu rằng những người không thông minh có thể tự nhận thức được điều đó? Đó là một dạng tâm lý tồn tại trong nhiều cá nhân, được các nhà khoa học gọi là hiệu ứng Dunning - Kruger. Đây là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, những người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng tâm lý này vào năm 1999.
Nói nôm na là mấy người ngu không biết gì thì lại thường hay bi bô tưởng mình giỏi. Vì mấy người này ngu quá nên không còn nhận ra cái ngu của mình nữa.

Trục ngang thể hiện kiến thức, trục dọc thể hiện sự tự tin.
Người càng giỏi, càng biết nhiều thì lại càng kém tự tin. Trong khi người ngu thường lại rất tự tin, cứ bi bô chém ào ào như đúng rồi. Ông bà mình hay nói "Thần linh cũng kinh đứa ngộ" là vậy. Trên FB và các Forum đầy những trường hợp như thế này.