Cứ đến mùa mưa bão, báo chí lại nhai lại mỗi chủ đề mà những người có chuyên môn đã giải thích bao lần rồi

QuangNinhESE

Thành viên cơ bản
Không biết nói sao nữa, cứ đến mùa mưa bão là đám khối C cứ nhảy đông đổng, rồi lại những người có chuyên môn lại phải nhảy ra giải thích cho đám khối C, bộ chúng nó không biết ngán ngẩm trò câu views rẻ tiền trên mặt báo, bộ não chúng nó chỉ biết mỗi mấy trò rẻ tiền như vậy sao ?




Vãi nhất là báo Lao Động

Trả lời Lao động, Điện lực Đà Nẵng cho biết cây cột điện đổ trước số nhà 102 Tôn Đản là cột điện bêtông ly tâm 8,4m. Và đây là “Cột dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284 - 1997, có các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy… Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột (khoảng 1cm, do trước đó đã được kéo giãn).

Trên VOV, ông Hà Thanh Long, Giám đốc Công ty Điện lực Huế cũng giải thích phần lớn cột điện bị gãy đổ là cột dự ứng lực, sử dụng thép chịu lực đường kính nhỏ không giống như thép truyền thống.

“Cột truyền thống là phi 16, phi 18. Cột bây giờ chỉ có phi 8, 10, 12, tùy theo loại cột và chịu ứng lực, nên khi gẫy là gẫy đứt luôn".

Cần phải công bằng, bão số 5 rất mạnh. Cơn bão với cường độ gió cấp 7-8, giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền khu vực Thừa Thiên Huế.

Nhưng việc hàng trăm cột điện đổ gục vì một cơn bão, dù không bị rút lõi, dù đúng “tiêu chuẩn”, xin nói thẳng, là không thể chấp nhận được.

Bởi ngoài thiệt hại về kinh tế và đời sống với 280 ngàn hộ dân mất điện, chúng ta phải ra câu hỏi: Nếu chẳng may những cây cột điện đó đổ vào nhà dân thì điều gì sẽ xảy ra?!

Khi đó, chắc chắn ngành điện không thể đem “dự ứng lực”, thép phi mây phi mấy hay “tiêu chuẩn” nào đó ra để giải thích được đâu.

Chính ông Nguyễn Thành, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung cũng nhìn thấy rằng: Từ thực tế hàng trăm cột điện ngã đổ trong cơn bão số 5 vừa qua, cần phải xem xét, đánh giá lại khả năng chống chịu mưa bão của các cột dự ứng lực.

Đối với dân: cột gãy là cột gãy. Và một mối nguy hiểm khôn lường. Và để tránh những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm cho những người dân phía dưới, ngay lúc này, cần kiểm tra chất lượng thi công cột điện, cần xem lại cả tiêu chuẩn quy định cho cái cột điện đó chứ không thể chỉ đổ lỗi cho bão mạnh, hay ráo hoảnh “tiêu chuẩn Việt Nam” là xong.

Xin nhắc lại một sự thật: Chi phí thay thế các cây cột điện này rút cục cũng lại hạch toán vào giá thành điện, rồi cuối cùng... bổ túi dân.

Mà phía trước, còn tới mười mấy cơn bão - không ít hơn - năm nào cũng thế.

Năm nào cũng thế lại cứ người có chuyên môn lại phải nhảy ra giải thích

Nào là cột điện loại ly tâm dự ứng lực, tức là khi đổ bê tông, người ta sẽ kéo căng cáp thép để khi đổ bê tông cứng, thép sẽ có xu hướng co lại ( tạo lực nén), nhờ vậy mà khả năng chịu kéo của cốt thép sẽ tăng lên (bê tông chịu nén, cốt thép chịu kéo), chính vì bị kéo căng như vậy nên khi gãy nó đứt ngang như bị cắt chứ không lòi cốt thép như kiểu bê tông bình thường.

Nào là mấy thép lòi ra đó là sợi cáp nên rất mảnh, chứ không lớn như ngón tay ngón chân như thép vằn, thép tròn D12 - D16. Nào là các sợi cáp dự ứng lực đó là thép cường độ cao, nó rất bền thì mới sử căng kéo dự ứng lực trước, rằng nó cải thiện đáng kể sức chịu uốn, chịu kéo, cái yếu nhất của bê tông, nhưng khi nó đã đứt thì .... phừn phựt như đứt thun quần, chứ không thòi lòi như cốt thép thường, vì nó đã bị căng trước tạo ứng suất mà.

Đã bão thì cột điện thường cũng đổ

dsc-6573-1505544355564-46-0-382-640-crop-1505544544158-1505565172706.jpg


photo-0-1505565172735.jpg


photo-4-1505565172742.jpg



Người ta sáng kiến ra vì khả năng chịu lực chứ không phải vì tiết kiệm, mấy ông khối C đâu có biết tao cáp dự ứng lực nó đắt hơn thép thanh nhiều, , khả năng chịu lực của cột dự ứng lực cao hơn rất nhiều so với cột bê tông bình thường.

Sàn nhà sàn hầm các chung cư giờ dự ứng lực phổ biến, không biết mấy ông đi làm trần thạch cao trong chung cư có biết mấy vạch kẻ sơn sẵn dưới mặt sàn để các đơn vị thi công trần thạch cao biết chỗ mà khoan tránh cáp không nhỉ ?

Người dân thường không rõ kỹ thuật xây dựng, họ quen với cốt thép tròn thép vằn tua tủa trong cột điện rồi, giờ đứt khúc thấy tròn tít chả thấy gì thò ra thì họ la là chuyện bình thường, nhưng đã bao lần những người có chuyên môn đã giải thích, nhưng đám khối C vẫn cứ thích nhai đi nhai lại.

Xin lỗi ACE , nhưng ức chế quá không chịu được
 
  • Like
Reactions: ngocha97
Đành rằng so với thời điểm của chúng tôi ngày xưa, ngày nay công nghệ dự ứng lực đã cởi trói đưa kết cấu xây dựng vượt qua những giới hạn của BTCT thường trước đây như kích thước, khẩu độ và khả năng chịu tải ... rằng cột điện BTCT ly tâm DUL có nhiều ưu điểm, nhưng không thể chấp nhận hiện tượng cột bị giòn gãy ngang cái phựt khi chịu tải trọng lớn

Vẫn biết là thực tế gãy đổ lại thường do bị những thứ khác kéo ngang, như cây cối

2_sylu.jpg


Nhưng trường hợp không do cây đổ ngang, cấp 12,13 gãy không nói mới chỉ cấp 6 - 8 mà đã gãy hàng loạt thì buồn cười quá ?

4aa53ee3baa053fe0ab1.jpg
 

QuangNinhESE

Thành viên cơ bản
Thông tin thêm cho anh chị em được rõ

cot-dien-png.5489230


Về thiệt hại lưới điện do bão gây ra, trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có 616 cột điện bị gãy, đổ và nghiêng, trên tổng số 531.135 cột điện tại các tỉnh, thành phố nêu trên. Trong đó có 304 cột bị gãy (chiếm tỷ lệ 0,06%), 169 cột bị đổ, 143 cột bị nghiêng.

Trong số 304 cột bị gãy tại các tỉnh, thành phố nêu trên có 34 cột bê tông dự ứng lực270 cột bê tông thường. Riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 272 cột bị gãy, trong đó có 30 cột bê tông dự ứng lực. Thống kê trên cho thấy, tỷ lệ cột bê tông dự ứng lực chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số cột điện bị gãy.

Từ kiểm tra thực tế các khu vực có cột điện nghiêng, gãy, đổ, nguyên nhân là do cây xanh ngã đổ vào đường dây, gây lực tác động kép bất thường (vừa gió bão, vừa cây đổ vào đường dây) quá khả năng chịu đựng của kết cấu cột, xà sứ, dây dẫn… dẫn đến hư hỏng kết cấu hạ tầng lưới điện và gãy cột.

Một số vị trí cột điện nằm ngoài khu dân cư, ở các vị trí góc, khi có gió giật mạnh và hướng gió thay đổi làm xoáy và đứt các dây néo cũng là nguyên nhân làm gãy đổ cột.



Báo chí các thể loại đưa tin với hình ảnh như kiểu tất cả cột bị gãy đều là cột bê tông dự ứng lực, cho thấy sự mất dạy của đám báo chí định hướng

"Bão Noul đổ bộ thành phố Huế cấp 8-9, giật cấp 11, mạnh nhất trong 35 năm qua khiến hàng loạt cây xanh gãy đổ, trong đó có nhiều cổ thụ.

Cách bờ biển khoảng 10 km, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được xem là thành phố xanh với hơn 65.000 cây xanh đường phố, công viên. Bão Noul đã làm hơn 10.000 cây gãy đổ, nhiều nhất từ xưa đến nay. Một số công viên dọc bờ sông Hương như Thương Bạc, Phú Xuân, Bến Me, Kim Long..., nhiều cây cổ thụ nằm ngổn ngang trên mặt đất."

 
  • Like
Reactions: ngocha97
Gửi vài dòng cho các anh chị xem


Báo chí cũng không sai, họ có quyền lên tiếng vì họ thấy bất thường.
 

thietbivesinhtoantam

Thành viên cơ bản
Diễn đàn xây dựng mà các anh không bàn gì về xây dựng là sao nhỉ ?


cot_gay_1_bi_dut_3_doan_truoc_suc_gio_bao_duoi_cap_10_qlkm.jpeg

cot_gay_bia_dcky.jpeg


cot_gay_nghi_van_cot_dien_kem_chat_luong_jvpu.jpeg


Trong vấn đề loạt cột điện bê tông dự ứng lực gãy ngang thời gian qua, PGS.TS Lý Trần Cường lo ngại chỉ sử dụng cốt thép cường độ cao bên trong khối bê tông nên mới xảy ra hiện tượng cột bị giòn, dù chịu được tải trọng lớn nhưng khi có tác động của ngoại cảnh, bị vượt quá tải trọng thiết kế thì dễ dàng bị gãy đôi.

"Cần phải xem xét lại thiết kế của đơn vị tư vấn xem trong cột điện có sử dụng thêm thép bình thường không? Số lượng thép bình thường và thép cường độ cao đã đúng với tiêu chuẩn xây dựng hay chưa?

Thiết kế đúng tiêu chuẩn rồi thì cần phải xem thiết kế đó có phù hợp với địa hình lắp đặt cột điện đó hay không? Bởi, một cột điện bê tông dự ứng lực phù hợp với tiêu chuẩn nhưng bản thân thiết kế đó lại không phù hợp với địa hình lắp đặt" - PGS.TS Lý Trần Cường cho hay.


Liên quan đến vấn đề này, kỹ sư Cao Thanh Trường - làm việc tại một doanh nghiệp chuyên thiết kế, thi công hạng tầng điện tại TP. Hải Phòng cho biết, theo thông tin mà phía Điện lực TP. Đà Nẵng cung cấp thì cột điện bị gãy có ly tâm 8,4m. Tiêu chuẩn thiết kế đối với cột điện loại này là đường kính ngọn 160mm, đường kính đế 273mm, lực đầu cột chịu được trọng lượng từ 300 - 430kg.

"Việc sử dụng cốt thép phi 6 hay phi 12 không quá quan trọng bởi khi thép cường độ cao được kéo dãn thì kể cả là phi 6 cũng đã chịu được tải trọng rất lớn. Quan trọng là phải sử dụng bao nhiêu lõi thép cường độ cao?

Nếu là thép phi 6 thì phải dùng ít nhất 12 thanh (chưa kể thêm thép thường), còn nếu là thép phi 12 thì có thể từ 6 - 9 thanh (chưa kể them thép thường" - kỹ sư Cao Thanh Trường cho biết.

Theo anh Trường, thông qua hình ảnh cột điện gãy ngang ở TP. Đà Nẵng trong cơn bão số 5 cho thấy, đơn vị thiết kế, thi công đã sử dụng thép phi 6 với 9 thanh.




Cột dự ứng lực nói nôm na là không dùng thép đặc mà dùng những sợi cáp làm thân chịu lực, khả năng phục hồi sau khi bị uốn cong của cáp luôn luôn cao hơn thép, ví dụ 1 cây trụ điện nó bị uốn cong trong bão, chỉ cần các bó cáp không đứt sau nó vẫn trở lại trạng thái ban đầu, còn với thép xây dựng đã cong là cong luôn

img_aaf7adb46bb11f3606582ad2a736f6e7107275.jpg


PGS.TS Lý Trần Cường - Bộ môn công trình Bê tông cốt thép, Đại học Xây dựng Hà Nội nhé, chứ không phải dân ngoại đạo, khẳng định chất lượng có vấn đề mới gãy nhiều

Thêm thông tin



Chuyện cả trăm cây cột điện gãy !

Đầu tiên nói nhanh, một cơn bão nhẹ, cây xanh không bị gì mà cả trăm cây cột điện bị gãy là vấn đề chất lượng. Không thể viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia, công nghệ ly tâm dự ứng lực nào đó để bào chữa được.

Và EVN đã tiếp thu, ngưng toàn bộ các cột điện ly tâm này là đúng. Chuyện giờ là chúng ta mổ xẻ nó ở mức độ kỹ thuật để tìm bài học cho bản thân.



Nhìn hình ta thấy 2 vấn đề:
1/ Bê tông bị phân tầng rất mạnh, bên ngoài toàn đá, còn bên trong thì cát và xi măng. Bê tông là một hỗn hợp với các kích thước khác nhau, đá lớn, cát nhỏ và xi măng nhỏ nữa. Ở đó xi măng có nhiệm vụ kết dính cát sẽ chèn vào các khe trống giữa đá và kết nối lèn chặt vững chắc. Nhưng cột bê tông này thì không được như vậy, nó phân tầng đá ra ngoài cứng nhưng thiếu kết dính

2/ Vết gãy tiện ngang như một con dao bén cắt. Nó cho thấy cột này không chịu kéo được, khi gió giật nó nghiêng một ít thì một bị cong kéo giãn và nó nứt tiện luôn. Bê tông chịu kéo kém, nhưng bê tông bị phân tầng chịu kéo còn kém hơn, cho nên việc chịu kéo của cột tất cả dựa vào các cốt thép dọc được ứng lực căng trước.

Cốt thép trong bê tông là để chịu kéo, nhưng bình thường nó luôn dùng không thắng. Phải biến dạng thật nhiều nó thẳng mới chịu kéo. Việc úng lực trước đơn giản chỉ là việc kéo nhẹ thép cho thật thẳng để đổ bê tông vào. Từ đó khi có biến dạng sơ thì thép.sẽ căng mà chịu lực rồi, khiến bê tông chịu kéo tốt.

Nhưng tại sao các cột điện này chịu kéo lại thấp như vậy ?
Về kỹ thuật chỉ có 2 khả năng:
- Số lượng, đường kính và chất lượng thép không đúng thiết kế.
- Khi thi công căng thẳng thép quá lực khiến thép bị kéo giãn làm suy yếu nó.

Tôi nghĩ lý do khi thi công căng quá lực làm giãn nó ra thì hợp lý hơn. Bởi nhiều công nhân ta hiểu lầm càng kéo căng thì cột bê tông càng chắc.
 
  • Like
Reactions: HaiDangArchitect
Thực tế thì rất rõ ràng là qua thống kê, số cột điện bị gãy là 272 cột, trong đó số lượng cột bêtông ly tâm dự ứng lực bị gãy là 30 cột (trung thế là 7 cột và hạ thế là 23 cột), chiếm tỉ lệ 11% tổng số cột bị gãy ... rõ ràng là ưu việt hơn và đặc biệt là nhờ BTCT DUL thì ngày nay mới có những cột điện bê tông nhẹ và dài, thay vì những cột bê tông ly tâm ngắn tũn ngày xưa,

Nhưng thử xem với kiểu gãy ngang thì quá nguy hiểm - tại sao gãy ngang cái phựt như thế ? Cần phải xem lại, vì khi tính toán uốn ít nhất cũng phải có trạng thái cong cong như thế này chứ


20200918121117-1600678442824.jpg


Một cây cột điện ly tâm truyền thống trên đường Trần Hưng Đạo, TP Huế chỉ bị cong chứ không đổ sau bão số 5

Tất nhiên khi lực quá dữ thì cột nào cũng gãy ngang như thế này, nhưng nó không đứt cái phựt
11998902227565113346364277374954683150511600n-16281756.jpg


e6308bbc0dffe4a1bdee.jpg


Nghĩa là phải nghiên cứu để khi bê tông bị nứt (phá hoại do uốn) thì còn thép ở bên trong chịu kéo để cột còn cong cong, chứ ko đứt ngang cái phụp, gãy luôn rất là nguy hiểm vì ngoài việc đè chết người thì còn gây rò rỉ điện

Tếu nhất là kiểu trả lời rất củ chuối " Hiện nay, các tỉnh, thành tại Việt Nam sử dụng đồng loạt cột điện ly tâm dự ứng lực, sản phẩm bảo đảm TCVN được cơ quan chức năng thẩm định và công bố, với giá thành rẻ hơn từ 5-10% so với cột truyền thống; khi đưa vào sử dụng sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho ngân sách đầu tư "

Cá nhân mình thì đề xuất phải bổ sung thêm cốt thép thường cho cột điện ly tâm DUL.
 

vinacmc

Thành viên cơ bản
30/9/20
3
1
Cũng là cách để cảnh báo người dân cẩn thận hơn khi ra đường trời mưa