Theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017 đến 30/06/2019
Theo công văn số 5087/BCT-TCNL của Bộ Công Thường ngày 09 tháng 06 năm 2017 "V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg"
Cụ thể từ ngày 1/6/2017, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời (ĐMT) nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/kWh). Giá điện này được xem là khá cao, vì giá bán điện bình quân của EVN hiện nay chỉ 1.622 đồng/kWh.
Với các dự án điện trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ (đồng hồ) hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc một năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện theo giá quy định.
Tất nhiên vẫn lăn tăn thời gian hiệu lực của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ... với văn phòng & khách sạn thường xuyên sử điện ban ngày liệu có nhào vô, vì có nhiều tính toán sơ bộ là chỉ cần 7 năm là lấy lại vốn, trong khi tuổi thọ hệ thống là trên 20 năm.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Bên bán điện là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện mặt trời nối lưới; tổ chức, cá nhân có dự án điện mặt trời trên mái nhà bán lượng điện dư cho bên mua điện.
4. Dự án điện mặt trời trên mái nhà, sau đây gọi là dự án trên mái nhà, là dự án điện mặt trời được lắp đặt trên mái hoặc gắn với công trình xây dựng và đấu nối trực tiếp vào lưới điện của Bên mua điện.
8. Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án nối lưới và dự án trên mái nhà là hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành làm cơ sở cho việc áp dụng trong giao dịch mua bán điện giữa Bên bán điện và Bên mua điện.
Điều 7. Đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời
6. Việc đầu tư xây dựng dự án trên mái nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Mái nhà hoặc kết cấu công trình xây dựng được gắn các tấm pin năng lượng mặt trời phải chịu được tải trọng và kết cấu của các tấm pin năng lượng mặt trời và các phụ kiện kèm theo.
b) Bảo đảm các quy định an toàn về điện theo quy định của pháp luật.
c) Bảo đảm giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh.
Điều 12. Giá điện của các dự án điện mặt trời
2. Đối với dự án trên mái nhà
a) Các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Hằng năm, căn cứ vào tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước, Bộ Công Thương ban hành giá mua bán điện mặt trời đối với dự án trên mái nhà cho năm tiếp theo.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Bộ Công Thương
d) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời, quy định đo đếm điện năng cho dự án điện mặt trời và hướng dẫn thủ tục đấu nối, lắp đặt công tơ và tính toán cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) của các dự án điện mặt trời trên mái nhà.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì nghiên cứu bổ sung quy định miễn các loại thuế, phí đối với các dự án trên mái nhà (công suất lắp đặt không quá 50 kW), trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đ) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Công Thương tổng công suất lắp đặt các dự án điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời trên mái nhà được xây dựng trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước.
Theo công văn số 5087/BCT-TCNL của Bộ Công Thường ngày 09 tháng 06 năm 2017 "V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg"
II. Trình tự đăng ký dự án điện mặt trời mái nhà
1. Dự án điện mặt trời mái nhà có công suất < 1 MWp
- Nhà đầu tư đăng ký với Công ty điện lực tỉnh/thành phố thông tin chính như: Công suất dự kiến, thông số kỹ thuật của tấm pin quang điện, thông số của bộ biến đổi điện xoay chiều. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều phải có chức năng chống hòa lưới khi lưới điện không có điện và đảm bảo các tiêu chuẩn về điện áp, tần số theo quy định hiện hành.
- Công ty điện lực tỉnh/thành phố phối hợp với nhà đầu tư lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều và tiến hành ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ và sản xuất hàng tháng. Chi phí công tơ 2 chiều do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chi trả.
- Đối với các dự án trên mái nhà có hợp đồng mua bán điện ký trước ngày 01 tháng 6 năm 2017 sẽ được áp dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời mái nhà (Hợp đồng PPA mái nhà) từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
- Đối với các dự án trên mái nhà có hợp đồng mua bán điện ký sau ngày 01 tháng 6 năm 2017 và trước khi Bộ Công Thương ban hành Hợp đồng PPA mái nhà sẽ được áp dụng Hợp đồng PPA mái nhà từ ngày ký hợp đồng mua bán điện đã ký.
2. Dự án điện mặt trời mái nhà có công suất từ 1 MWp trở lên
Nhà đầu tư thực hiện bổ sung quy hoạch dự án điện mặt trời như hướng dẫn tại Mục I.
I. Về trình tự thủ tục lập, phê duyệt bổ sung quy hoạch điện mặt trời
1. Việc bổ sung dự án điện mặt trời vào quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh/quốc gia được lồng ghép với bổ sung quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh/quốc gia và thực hiện theo trình tự thủ tục bổ sung dự án vào quy hoạch điện lực tỉnh/quốc gia được quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 về Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực.
2. Hồ sơ bổ sung dự án điện mặt trời bao gồm các nội dung chính như sau:
- Tiềm năng bức xạ mặt trời tại vị trí dự án;
- Mô tả dự án: vị trí, quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; các nội dung về quy hoạch ngành, và quy hoạch xây dựng của địa phương;
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án, các điều kiện thuận lợi và khó khăn;
- Sơ bộ các giải pháp thực hiện, bao gồm: phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất; phương án đấu nối hạ tầng kỹ thuật; phương án lắp đặt thiết bị; tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án; phương án chung về bồi thường tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có).
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
- Thông tin cơ bản về chủ đầu tư: các tài liệu về tư cách pháp lý, đăng ký kinh doanh, nhân sự chủ chốt, kinh nghiệm thực hiện dự án, năng lực tài chính, kỹ thuật, trong đó cần kê khai danh sách các dự án đã thực hiện (bao gồm các dự án công nghiệp và dự án điện) nếu có.
- Kế hoạch và phương án chi phí, kỹ thuật phục vụ tháo dỡ và xử lý thiết bị nhà máy phát điện mặt trời sau khi kết thúc dự án.
- Các nội dung khác theo quy định về bổ sung dự án điện vào quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh/quốc gia
Cụ thể từ ngày 1/6/2017, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời (ĐMT) nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/kWh). Giá điện này được xem là khá cao, vì giá bán điện bình quân của EVN hiện nay chỉ 1.622 đồng/kWh.
Với các dự án điện trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ (đồng hồ) hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc một năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện theo giá quy định.
Tất nhiên vẫn lăn tăn thời gian hiệu lực của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ... với văn phòng & khách sạn thường xuyên sử điện ban ngày liệu có nhào vô, vì có nhiều tính toán sơ bộ là chỉ cần 7 năm là lấy lại vốn, trong khi tuổi thọ hệ thống là trên 20 năm.