Điện mặt trời mái nhà - ai đã chuột bạch ?

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017 đến 30/06/2019

Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Bên bán điện là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện mặt trời nối lưới; tổ chức, cá nhân có dự án điện mặt trời trên mái nhà bán lượng điện dư cho bên mua điện.
4. Dự án điện mặt trời trên mái nhà, sau đây gọi là dự án trên mái nhà, là dự án điện mặt trời được lắp đặt trên mái hoặc gắn với công trình xây dựng và đấu nối trực tiếp vào lưới điện của Bên mua điện.
8. Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án nối lưới và dự án trên mái nhà là hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành làm cơ sở cho việc áp dụng trong giao dịch mua bán điện giữa Bên bán điện và Bên mua điện.
Điều 7. Đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời
6. Việc đầu tư xây dựng dự án trên mái nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Mái nhà hoặc kết cấu công trình xây dựng được gắn các tấm pin năng lượng mặt trời phải chịu được tải trọng và kết cấu của các tấm pin năng lượng mặt trời và các phụ kiện kèm theo.
b) Bảo đảm các quy định an toàn về điện theo quy định của pháp luật.
c) Bảo đảm giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh.
Điều 12. Giá điện của các dự án điện mặt trời

2. Đối với dự án trên mái nhà
a) Các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Hằng năm, căn cứ vào tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước, Bộ Công Thương ban hành giá mua bán điện mặt trời đối với dự án trên mái nhà cho năm tiếp theo.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Bộ Công Thương
d) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời, quy định đo đếm điện năng cho dự án điện mặt trời và hướng dẫn thủ tục đấu nối, lắp đặt công tơ và tính toán cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) của các dự án điện mặt trời trên mái nhà.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì nghiên cứu bổ sung quy định miễn các loại thuế, phí đối với các dự án trên mái nhà (công suất lắp đặt không quá 50 kW), trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đ) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Công Thương tổng công suất lắp đặt các dự án điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời trên mái nhà được xây dựng trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước.

Theo công văn số 5087/BCT-TCNL của Bộ Công Thường ngày 09 tháng 06 năm 2017 "V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg"
II. Trình tự đăng ký dự án điện mặt trời mái nhà
1. Dự án điện mặt trời mái nhà có công suất < 1 MWp
- Nhà đầu tư đăng ký với Công ty điện lực tỉnh/thành phố thông tin chính như: Công suất dự kiến, thông số kỹ thuật của tấm pin quang điện, thông số của bộ biến đổi điện xoay chiều. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều phải có chức năng chống hòa lưới khi lưới điện không có điện và đảm bảo các tiêu chuẩn về điện áp, tần số theo quy định hiện hành.
- Công ty điện lực tỉnh/thành phố phối hợp với nhà đầu tư lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều và tiến hành ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ và sản xuất hàng tháng. Chi phí công tơ 2 chiều do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chi trả.
- Đối với các dự án trên mái nhà có hợp đồng mua bán điện ký trước ngày 01 tháng 6 năm 2017 sẽ được áp dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời mái nhà (Hợp đồng PPA mái nhà) từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
- Đối với các dự án trên mái nhà có hợp đồng mua bán điện ký sau ngày 01 tháng 6 năm 2017 và trước khi Bộ Công Thương ban hành Hợp đồng PPA mái nhà sẽ được áp dụng Hợp đồng PPA mái nhà từ ngày ký hợp đồng mua bán điện đã ký.
2. Dự án điện mặt trời mái nhà có công suất từ 1 MWp trở lên
Nhà đầu tư thực hiện bổ sung quy hoạch dự án điện mặt trời như hướng dẫn tại Mục I.

I. Về trình tự thủ tục lập, phê duyệt bổ sung quy hoạch điện mặt trời
1. Việc bổ sung dự án điện mặt trời vào quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh/quốc gia được lồng ghép với bổ sung quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh/quốc gia và thực hiện theo trình tự thủ tục bổ sung dự án vào quy hoạch điện lực tỉnh/quốc gia được quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 về Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực.
2. Hồ sơ bổ sung dự án điện mặt trời bao gồm các nội dung chính như sau:
- Tiềm năng bức xạ mặt trời tại vị trí dự án;
- Mô tả dự án: vị trí, quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; các nội dung về quy hoạch ngành, và quy hoạch xây dựng của địa phương;
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án, các điều kiện thuận lợi và khó khăn;
- Sơ bộ các giải pháp thực hiện, bao gồm: phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất; phương án đấu nối hạ tầng kỹ thuật; phương án lắp đặt thiết bị; tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án; phương án chung về bồi thường tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có).
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
- Thông tin cơ bản về chủ đầu tư: các tài liệu về tư cách pháp lý, đăng ký kinh doanh, nhân sự chủ chốt, kinh nghiệm thực hiện dự án, năng lực tài chính, kỹ thuật, trong đó cần kê khai danh sách các dự án đã thực hiện (bao gồm các dự án công nghiệp và dự án điện) nếu có.
- Kế hoạch và phương án chi phí, kỹ thuật phục vụ tháo dỡ và xử lý thiết bị nhà máy phát điện mặt trời sau khi kết thúc dự án.
- Các nội dung khác theo quy định về bổ sung dự án điện vào quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh/quốc gia

Cụ thể từ ngày 1/6/2017, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời (ĐMT) nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/kWh). Giá điện này được xem là khá cao, vì giá bán điện bình quân của EVN hiện nay chỉ 1.622 đồng/kWh.

Với các dự án điện trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ (đồng hồ) hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc một năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện theo giá quy định.

Tất nhiên vẫn lăn tăn thời gian hiệu lực của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ... với văn phòng & khách sạn thường xuyên sử điện ban ngày liệu có nhào vô, vì có nhiều tính toán sơ bộ là chỉ cần 7 năm là lấy lại vốn, trong khi tuổi thọ hệ thống là trên 20 năm.
 

Mr Fill

Thành viên cơ bản
19/10/16
36
0
Giống như nhà đất mà bên Ngân Hàng thanh lý! Ngon thì toàn thông tin chỉ có nội bộ biết .... và điện mái nhà là nếu ngon thì bên Điên Lực đã thổi lỗ tai cho nhân viên với người thân làm trước từ lâu rồi. Đúng thì hiện nay có tình trạng toàn giới thiệu "em bên điện lực thấy ngon nên em nhẩy ra bán thiết bị"

Và rồi tư vấn ....

Theo một số người bạn đã nghiên cứu cái này thì với điện mặt trời mái nhà, nếu không có tài trợ, không cần thử vì hoàn toàn không kinh tế.

Với vòng đời sản phẩm là 15-25 năm, ai yêu môi trường thì chi tiền chơi ... chứ kiếm đủ diện tích mái nhà để bán điện cho nhà nước là khá viển vông.

Cũng chưa rõ cái quyết định của Thủ Tướng chỉ với mục tiêu là quăng phao cho mấy cái dự án điện mặt trời hay không?
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Đầu tiên là phải xác định đang sản xuất cái gì, bán cho ai và bán như thế nào?

(Trích từ Đoạn kết điện mặt trời - kẻ cười người khóc)
Tổng thể về điện mặt trời thì Việt Nam là một trong những quốc gia có nắng nhiều nhất trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới, trung bình khoảng 4,3 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trung bình khoảng 2.000 giờ/năm. Từ Đà Nẵng trở vào, mật độ năng lượng bức xạ trong khoảng 4,5-5,5 kWh/m2/ngày và số giờ nắng trung bình khoảng 2.200-2.500 giờ/năm. Dù tiềm năng điện mặt trời rất lớn, nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam đến thời điểm này không đáng kể
Dự án điện mặt trời nối lưới đầu tiên là Nhà máy điện mặt trời Côn Đảo trong khuôn viên Nhà máy điện Côn Đảo, công suất 36 kW đấu nối lưới điện Côn Đảo tháng 12-2014. Đây chỉ là dự án cực nhỏ mang tính thí nghiệm, do Tây Ban Nha viện trợ không hoàn lại.

Hiện có hơn 30 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài bắt đầu lập các dự án điện mặt trời công suất từ 20 MW đến hơn 300 MW, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thiên Tân đang đầu tư xây dựng hai dự án nhà máy điện mặt trời tại Quảng Ngãi và Ninh Thuận. Công ty TNHH DooSung Vina (Hàn Quốc) đầu tư 66 triệu USD cho nhà máy công suất 30 MW tại Bình Thuận.

Một số nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ cũng đăng ký đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời ở Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Hậu Giang; một số nhà đầu tư của Đức, Thái Lan nghiên cứu khả năng đầu tư tại Quảng Trị, Bình Định.

EVN cũng vừa đề xuất tỉnh Ninh Thuận về việc đầu tư dự án năng lượng mặt trời với công suất 200 MW trên diện tích 400 ha tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, dự kiến tổng vốn đầu tư 8.000 tỉ đồng, khởi công năm 2018 và 2019 đi vào hoạt động.

Hay gần đây, chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Sinenergy Holdings, thuộc Tập đoàn SHS Holdings Singapore, về việc đầu tư nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời 300 MW kết hợp nông nghiệp công nghệ cao tại xã Phước Hữu (Ninh Phước) trên diện tích 832 ha, tổng vốn đầu tư 7.920 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 7-2019.

Số dự án nhiều như vậy nhưng đa số đều chờ Chính phủ ra quyết định về giá điện. Không có quyết định này, ít ai dám mạo hiểm đầu tư vì không thể ký được hợp đồng bán điện cho EVN. Giá thế nào là hợp lý?

Theo một cuộc thăm dò ý kiến 21 chuyên gia năng lượng mặt trời khu vực Đông Nam Á thực hiện vào tháng 5-2016 bởi EuroCham Việt Nam, 100% ý kiến cho rằng mức giá điện nối lưới khi đó đang được đề xuất ở 11,2 cent/kWh là không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư vào phát triển thị trường điện mặt trời ở Việt Nam. Thậm chí, một số còn đề xuất mức giá điện nên tăng lên ở mức 14 cent/kWh hay thậm chí 17 cent/kWh.

Tuy nhiên, hiện nay suất đầu tư điện mặt trời của các dự án mới đã giảm, dao động khoảng 1,4 triệu USD/MW và còn tiếp tục giảm nữa.

Với giá bán cho EVN khoảng 9,35 cent/kWh, và với suất đầu tư “cũ” của các dự án lập trước đây (khoảng 1,8-2 triệu USD/MW), tỉ suất hoàn vốn nội bộ của các dự án này chỉ còn khoảng 12%, thậm chí thấp hơn, kéo theo thời gian hoàn vốn kéo dài đến 10 năm hoặc hơn, chiếm nửa thời gian vận hành dự án. Mặc dù không lỗ, đây là mức sinh lời hết sức khiêm tốn và không đủ hấp dẫn với phần lớn các nhà đầu tư.

Như vậy có thể thấy là với các dự án điện rất lớn, với giá mua loanh quanh 2.086 đồng/kWh (9,35 cent/kWh) cũng chưa hấp dẫn. Hiện nay chương trình thử nghiệm được các Sở Khoa học Công nghệ hỗ trợ 2000đ/kw đã kết sổ, việc ký hợp đồng mua bán 2 chiều với EVN chưa chắc chắn ....

Cần hướng dẫn cụ thể cho hộ gia đình

Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo Việt Nam (Viện Năng lượng - Bộ Công Thương), nhận xét giá lắp đặt lớn sẽ là rào cản không nhỏ đối với người dân khi cân nhắc đầu tư ban đầu. Mỗi suất đầu tư điện trên mái một hộ gia đình bình thường có thể tốn từ dưới 100 đến gần 200 triệu đồng. Hơn nữa, giá lắp đặt thiết bị trên mái thường cao hơn 1,3 lần so với mặt đất vì phải mua lẻ qua khâu trung gian phân phối, không mua được tận gốc.

10-phu-1495464962542.jpg

Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời Ảnh: THÙY DƯƠNG

Ngoài ra, theo ông Cường, Bộ Công Thương cần gấp rút có hướng dẫn cụ thể về cách thức đấu nối, mua bán điện mặt trời với hộ gia đình. Hiện nay, giá mua 100 KWh đầu đối với hộ gia đình là hơn 1.000 đồng/KWh nhưng giá bán điện mặt trời là hơn 2.000 đồng. "Như vậy, giá bán cao hơn giá mua vào và liệu người dân có thể chọn phương án mua điện từ hệ thống điện quốc gia để sử dụng và bán lại điện mặt trời cho ngành điện hay không. Cần quy định rõ cách thức mua bán như thế nào để có lợi nhất cho các bên" - ông Cường đặt vấn đề.


nên bài này đã lạc hậu Hòa lưới điện mặt trời nhanh hoàn vốn và sinh lợi nhuận , rồi đọc Phân tích tài chính hệ thống điện Năng lượng mặt trời hòa lưới không hiểu lấy đâu ra giá mua bán như dưới đây ?

Phân tích tài chính hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới công suất 6KW 3 Pha 380V. Đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời có thời gian hoàn vốn nhanh chỉ 8 năm rưỡi và có tuổi thọ đến 30 năm, tức ta sẽ tiết kiệm tiền điện trong 30 năm.
1. Thời gian hoàn vốn đơn:

Tuổi thọ hệ thống điện bơm nước Năng lượng mặt trời là: 30 năm
Giá điện tính bình quân trong 30 năm là: 3.200 VND
Chi phí cho 01 hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới công suất 6KW 3 pha 380V là 245,867,100 VND (bao gồm tấm pin, Inverter chưa gồm giàn đỡ, tủ điện, dây dẫn và phụ kiện) tổng chi phí tất cả ước tính là 300.000.000 đồng


Tổng chi phí đầu tư: 300.000.000 VND
Lượng tiết kiệm hàng năm= Công suất thực tế x Tổng thời gian nắng hiệu dụng 1 ngày x Số ngày trong năm x Đơn giá điện 3 pha (trung bình trong 30 năm)
= 6 KWh x 5 h x 365 ngày x 3.200 VND/KWh
= 10.950KW x 3.200 VND/KWh = 35.400.000 VND.
Thời gian hoàn vốn đơn = 300.000.000 VND / 35.400.000 VND= 8,5 năm

3. Cách tính chi phí điện năng tiết kiệm được theo giá điện hiện tại và tăng 7% năm đến 2020


Công suất hệ thống 1 năm: = Công suất thực tế x Tổng thời gian nắng hiệu dụng 1 ngày x Số ngày trong năm = 6 KWh x 5 h x 365 ngày x 3.200 VND/KWh = 10.950KW
Đơn giá điện hiện tại: 2.500 đồng.
Cơ sở tăng giá điện:

vietnamnet.vn/vn/kinh-te/1509...en-len-7-.html

Vậy 300 triệu đó gửi ngân hàng, tháng cũng đc 2,25 triệu nằm ở đâu trong bài tính trên.

Không có ý định đi đâm chọt các đồng nghiệp đang dụ dỗ dân chúng đầu tư điện mái nhà ... nên cũng chỉ cắt lát qua vậy thôi, ai hiểu được thì hiểu.
 

oanhhoang

Thành viên cơ bản
16/5/13
35
3
Mình thì chỉ buồn cười cách tính thời gian hoàn vốn dự án của các đơn vị lắp đặt solar tính toán ngây ngô quá mà cũng đưa lên website.
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Doanh nghiệp đầu tư chưa dám mơ nữa là cá nhân. Tuổi gì mà dám đòi bán điện mặt trời cho EVN?
Nhiệt điện Phả Lại bán điện cho EVN chỉ được giá 2 cent, còn thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh bán chỉ được giá có 1 cent rưỡi (mà nhiều lần EVN họ còn nợ tiền dây dưa đến mấy năm chưa trả). Trong khi ấy nhà nước quy định giá mua điện gió với điện mặt trời khoảng từ 10-12 cent. Vì vậy các đại gia nào chẳng muốn lập dự án điện gió với điện mặt trời để bán cho nhà nước, vừa được vay vốn lãi suất ưu đãi lại vừa được bán giá cao. Các đại gia còn phải xếp hàng tranh nhau chưa đến lượt chứ tuổi tôm tuổi tép thì làm sao mơ hão mà đòi lập dự án bán điện sạch cho nhà nước?
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Một hội người quen bên OF đang xài điện mặt trời chia sẻ ... copy về đây cho mọi người tự soi

Cái này em lắp 1 năm rồi, 20 tấm pin, 3Kwp.
Sd inverter hoà lưới cùng tần số với điện lực, chỉ sd ban ngày, tải mà dư thì biếu EVN.
Em lắp ở hcm, năm ngoái sở khcn&mt lắp đồng hồ đối chứng ở nhà em, họ thanh toán 2000vnd/kw tất cả cs nlmt tạo ra.(2016).
Qua 2017 họ ngưng vì chờ hướng dẫn của Công văn cụ chủ đăng đấy.
Em lắp mục đích :
1. Chống nóng mái.
2. Giảm tiền điện (giảm tb 400-500vnd/tháng), HĐ mấy năm trước tầm 1.4-1.6tr/thang, sau khi lắp chỉ 900-1tr/tháng.
3. GAs trước đây 1 tháng/1 bình 12kg, sau khi lắp 1.5 tháng/bình...

Đầu tư hết 100tr cụ ah, em làm chỗ xịn xịn nên giá chắc hơi cao.
Nhà em con nhỏ & ở cùng ông bà, ban ngày dùng điện cũng nhiều.
Tầm 11h trưa nắng đến 3h chiều (SG), nhà em chạy 2 máy lạnh (1.5hp), & tủ lạnh, hồ cá... đồng hồ ngoài tủ của điện lực vẫn không quay .
Em cũng đang định hỏi bên điện lực triển khai cái này ntn để đk, chứ hỗ trợ của sở khcn ngưng rồi (em làm mẫu đơn, đk nộp trên sở, sở cho người lắp đồng hồ đối chứng tại nhà em, sau đó thanh toán ...)
...

Em là người đã đang xài điện mặt trời đây, lắp từ 2012. Trước đây EVN dùng công tơ cơ thì ban ngày em gần như cho không (đẩy ngược ra lưới) vì hệ thống chỉ nuôi mỗi cái tủ lạnh. Từ hôm EVN lắp công tơ điện tử em có gửi email cho EVN, nó cho 6 đứa xuống kiểm tra đo đạc xong về trả lời là chưa có chỉ đạo lắp công tơ 2 chiều hay công tơ điện tử 1 chiều nên em vẫn phải trả tiền cho phần điện thừa bơm ngược vào lưới, cuối cùng phải đầu tư cái inverter grid tie bám tải.
Sau khi văn bản trên có hiệu lực thì trong hội có vài người hỏi EVN đề nghị lắp công tơ 2 chiều -+ thì nơi trả lời là chung tôi ko biết, chung tôi biết nhưng tập đoàn chưa có chỉ đạo, bộ công thương chưa có mẫu hợp đồng và chưa có hướng dẫn, hay hiện EVN đang thừa điện nên ko có kế hoạch mua điện mặt trời từ dân, bla bla...
.
Cái này một số nước EU họ đã làm lâu rồi, mua lại của các hộ gia đình điện mặt trời giá cao. Mục đích rất rõ là để giảm đầu tư các nhà máy điện lớn vì sẽ tốn kém nhiều cho chính phủ, mặt khác việc xây nhà máy điện quang năng sẽ tốn nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với các vùng sa mạc, mặt biển. Phát điện phân tán là lợi thế của quang năng và phong năng, ngay vấn đề truyền tải cũng sử dụng luôn chính đường dây cấp vào các hộ, như vậy tổn thất là ít hơn, chỉ còn cơ chế để các hộ nhỏ lẻ tham gia thị trường. Nhưng rất nhiều cái rất khó thực hiện ở Việt Nam

Ngay tại Hoa Kỳ, năng lượng sạch cũng gặp khó vì các ông lớn phát điện truyền thống nắm chóp gây khó cho các điều luật phát triển.
 

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7

hãy xem bài của anh bán Solar chấp bút
Hiệu quả khi sử dụng 2 nguồn điện

Gia đình có nhu cầu sử dụng 1 máy lạnh, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt thì chỉ cần lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất khoảng 1,5 KWp là có thể sử dụng thoải mái. Chi phí lắp đặt hệ thống này khoảng 50 triệu đồng, bảo hành 5 năm, riêng các tấm pin bảo hành 15 năm. Tuổi thọ của tấm pin khoảng 20-25 năm. Hộ sử dụng điện ít có thể chọn loại thiết bị rời, mỗi bộ khoảng 8 triệu đồng, lắp đặt 3 bộ là đủ dùng.

Ông Trần Minh Nguyên (ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) cho biết nhà sử dụng 2 máy lạnh (loại 2 HP/máy), tủ lạnh, máy giặt và khoảng 30 bóng đèn, máy bơm nước…, trước đây mỗi tháng phải trả tiền điện khoảng 1 triệu đồng. Từ đầu năm 2017, ông lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 3 KWp điện DC (điện 1 chiều) tạo ra 2 KW điện AC (điện xoay chiều), chi phí khoảng 60 triệu đồng. Do còn sử dụng điện kế 1 chiều, chưa bán điện cho ngành điện và vẫn phải sử dụng điện lưới vào ban đêm nhưng chi phí điện phải trả của ông giảm xuống 400.000 đồng/tháng. Sắp tới, ông sẽ liên hệ với ngành điện xin gắn điện kế 2 chiều để được bán điện.
Bài viết chỉ nói hiệu quả... không có chi tiết đầu tư thứ gì bao nhiêu của ai ... quan trọng nhất là thiết bị nước nào ai cung cấp. Đặc biệt là không thấy nói gì tới lắp thêm accu .... Nếu toàn đồ tung cẩu thứ phẩm ... và tiền thay bình accu chắc chắn nhiều hơn tiền điện thì bài báo không dám nhắc tới.

Điện mặt trời hiện vẫn đắt hơn thủy điện, giá bán điện sinh hoạt khoảng 1500 đ/kwh còn evn bán điện mặt trời là 9,3 cent / kwh, tầm 2000 đ. Ở trên 50 tr cho có công suất 1,5kw, rất ít. Và chỉ thu điện vào bình ban ngày thôi. Ắc quy cũng có tuổi thọ không dài, một thời gian phải thay. Nói chung cái này ở vùng nắng nhiều thì chủ động đỡ lo cắt điện chứ về hiệu quả đầu tư thì không rẻ hơn mua điện lưới.

Rồi cũng theo thông tin bài viết, sử dụng từng đó thiết bị điện mà tháng hết có 1 triêu đồng tiền điện??? một cái máy lạnh 2hp cũng tầm 1,5 kw rồi, nếu như trong bài thì anh bán Solar dễ bị vả gãy răng nếu chào bán cho người có biết tí về điện.

Lại những bài báo mùi tiền.
 
Thứ nhất là mọi người nên kiểm chứng kỹ trước khi chém, tại sao không gọi lên tổng đài Điện Lực 1900 54 54 54 để hỏi về việc điện lực mua giá 2.086đ/kWh, rồi liên hệ điện lực gắn đồng hồ 2 chiều & làm hợp đồng với điện lực.

Thứ hai là lắp accu thì bàn làm gì, bắt chước giãy chết, bán điện trực tiếp luôn, không có lưu trữ nữa.

Thứ ba thì với lắp Panel mái nhà thì không có giới hạn, chỉ có nhà máy ĐMT mới khó xin được chỗ chen chân.
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Em thì nắm được thông tin sơ bộ về Panel mái nhà có những khó khăn:
- Cuối năm mới trả tiền 1 lần, tức là bán không trả tiền liền mà cuối năm kết toán rồi mới thanh toán
- Để bán được điện cho EVN thì cần hệ thống đủ điều kiện kỹ thuật, không thôi điên lưới cúp mà điện MT cứ phát lên lưới, mấy anh đang sửa điện lưới bị giật.
 

rottie clone

Junior Member
30/3/17
35
0
Anh nào bán Solar cho hỏi, bây giờ em đầu tư 1 cánh đồng Solar, xong bán điện cho NN thì bao lâu lấy lại vốn (ko tính tiền đất). Em găm lại số tiền NN sẽ trả em trong 5 năm, cuối năm NN trả rồi em trả mí anh được ko? Thủ tục các anh tự lo, miễn sao cuối năm em có tiền thì các anh có tiền.

À chỉ đầu tư 1 cánh đồng solar dưới 1 MW nha , vì trên 1MW thì coi như nhà máy ĐMT. Tiền vay NH. Hđ 3 bên, thế chấp NH bằng chính các tấm panel. Có lãi thì NH sẽ trả tiền, ko 5 năm thì 6 năm (cả lãi). Ko có lãi thì NH sẽ ôm mấy tấm panel đi thanh lý.

Theo như thông tin có được là diện tích cánh đồng hàng hịn thì 0,7ha hàng lởm thì 2ha

Tính thử bài toán kinh tế đi , ngon ngon em lập dự án đi vay làm 1 hecta chơi

Dc ko ạ?
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Đúng là giai đoạn này đang chú trọng món năng lượng tái tạo, nhưng Ngân hàng họ nhiều tiền chứ đâu có bị dở hơi đi ôm mớ panel.
Hiện nay hàng loạt nhà đầu bự đã join với EVN với các kèo Phú Mỹ... mở hàng loạt rồi. Hiện tại đã có khảo sát nắng và gió nguyên tuyến biển Ninh Thuận Bình Thuận. Nói chung là Các dự án đã có quota hết rồi.
Trên chỗ Bộ Công Thương cũng đang chạy ráo riết để ra đươc việc mua bán 2 chiều.
Nhóm bên dân dụng thì ăn theo là chính. Hiện dân dụng thì chỉ khảo sát lượng tiêu thụ ban ngày để đầu tư và tính dòng tiền trên lượng tiền trả ở ban ngày thôi.

Danh sách 12 công ty PV lớn nhất trên thế giới

1. Trina Solar Limited (ADR) (NYSE:TSL)
2. JinkoSolar Holding Co., Ltd. (NYSE:JKS)
3. JA Solar Holdings Co., Ltd. (ADR) (NASDAQ:JASO)
4. Canadian Solar Inc. (NASDAQ:CSIQ)
5. First Solar, Inc. (NASDAQ:FSLR
6. GCL-Poly Energy Holdings Ltd. (OTCMKTS:GCPEF)
7. SunPower Corporation (NASDAQ:SPWR)
8. Longi Solar
9. Hanwha Q Cells Co Ltd -ADR (NASDAQ:HQCL)
10. Shunfeng Clean Energy
11. Lerri Solar
12. Tongwei Solar

Sau khi đột ngột rút khỏi Việt Nam, đền mỗi nhân viên một năm lương, First Solar đã quay lại Việt Nam,. VP ở toà nhà Kumho Lê Duẩn. Nhà máy vẫn trên Củ Chi như mấy năm trước.
 

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7
Xác định là Nhà máy ĐMT không cần vay vốn, chỉ cần có Dự án được duyệt, là có nhà máy trao tay ... nhưng nên hiểu điều tiên quyết là nếu ăn được đã không đến lượt mấy tay chém gió trên MXH.

Việc lắp mái nhà cũng chua như dấm, vừa đảm bảo mỹ thuật vừa đảm bảo an toàn vừa có hiệu suất cao ...

:p:p:p:p:p
 

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
TCT Điện lực TP.HCM - EVNHCMC

THƯ NGỎ


EVNHCMC | 07:58 22/05/2018

Kính gửi: QUÝ KHÁCH HÀNG


Trước tiên, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã cùng hợp tác với ngành điện để thực hiện tốt chủ trương sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả của nhà nước.

Từ đầu tháng 3/2018 đến nay, nhiều vùng trên nước ta phải trải qua những đợt nắng nóng gay gắt, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, do đó, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tăng cao. Theo dự báo, tình hình nắng nóng sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp nên có khả năng hệ thống điện quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp điện.

Biện pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí. Bên cạnh đó, ngoài giải pháp thực hiện tiết kiệm kiệm nhằm đảm bảo việc cung cấp điện ổn định cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt gia đình, chúng ta nên nghiên cứu đến giải pháp tự cung cấp nguồn điện. Hiện nay, giải pháp tự cung cấp năng lượng điện nhờ vào nguồn năng lượng mặt trời (hay còn gọi là điện mặt trời) đang là xu hướng phát triển của thế giới. Việc sử dụng điện mặt trời có các ưu điểm như sau:

- Đây là nguồn năng lượng tái tạo, vĩnh cửu, không bị cạn kiệt như nguồn năng lượng hóa thạch: than đá, dầu mỏ, …

- Giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không phải sử dụng nguồn điện lưới, ngoài ra còn có thể bán phần điện dư không sử dụng hết cho ngành điện đối với các hệ thống điện mặt trời nối lưới.

- Không chi phí vận hành, chi phí bảo trì thấp.

- Thân thiện môi trường, trong quá trình vận hành không gây ra tiếng ồn và khói bụi.

Theo số liệu thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh. Số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày và liên tục trong suốt cả năm, không bị gián đoạn như ở Bắc bộ. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình của TP.HCM là khá cao đạt 1.581 kWh/m2/năm, tương ứng 4,3 kWh/m2/ngày nên tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời để phát điện là rất lớn.

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới có thể liên hệ với các nhà cung cấp sản phẩm để được tư vấn công suất lắp đặt tấm pin mặt trời phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Khi lắp đặt hoàn tất hệ thống điện mặt trời, Quý khách hàng thông báo nhu cầu bán lại lượng điện dư cho ngành điện bằng cách liên hệ trực tiếp với Công ty Điện lực trên địa bàn hoặc thông qua tổng đài của Trung tâm chăm sóc khách hàng 1900.545454.

- Sau khi có thông báo từ Quý khách hàng, ngành điện sẽ tổ chức kiểm tra thử nghiệm các điều kiện đấu nối hệ thống điện mặt trời nối lưới của khách hàng vào lưới điện Thành phố. Nếu hệ thống điện mặt trời đáp ứng đủ điều kiện đấu nối, ngành điện sẽ lắp đặt điện kế 2 chiều miễn phí cho Quý khách hàng đồng thời ký Biên bản thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà với Quý khách hàng.

- Hợp đồng mua bán điện dự án điện mặt trời trên mái nhà sẽ được ký kết chính thức giữa Quý khách hàng và ngành điện ngay khi có đầy đủ hướng dẫn của Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương.

Ngành điện chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của Quý khách hàng trong việc sử dụng điện mặt trời, nhằm góp phần tiết kiệm chi phí sử dụng điện cho gia đình và thực hiện chủ trương sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo của Chính phủ.

Trân trọng kính chào./.

=====================================================================

Cái này là hiện hữu rồi, Suất đầu tư tùy điều kiện thi công có khung hay không, và công suất lắp đặt, loại pin sử dụng, các thông số cơ bản như sau:
- 1 kwp tấm pin cần 7m2 mặt bằng lắp đặt, mỗi tháng sản xuất được khoảng 150 kwh điện.
- Tấm pin Đài Loan, HQ hoặc TQ .... tuổi thọ tấm đảm bảo công suất là 20 năm tới 25 năm.
- Quy trình làm gồm khảo sát, lên thiết kế, báo giá, lắp đặt, báo điện lực đến đo, sau đó điện lực sẽ đến thay đồng hồ 1 chiều bằng đồng hồ 2 chiều để đếm lượng điện sx được.
 

ducminhqn11

Thành viên cơ bản
13/9/16
8
0
Nhà đang sử dụng lắp gần 1 năm rồi . Nhà sử dụng điện ít thì lắp loại 3kw sx trung bình ra khoảng 4.500 kw- 5.000kw/1 năm nếu dư tiền thì lắp loại 5 - 10kw. Ban ngày sx điện cho mình sử dụng, nếu sử dụng không hết thì nó gửi lên lưới điện, tối không sx ra điện thì mình dùng điện lưới. Như thế này cho các ACE dễ hiểu : Hệ thống điện lưới của nhà nước như là cái ác quy trữ điện, nhưng hay hơn ác quy là khi sx < tiêu thụ thì dùng thêm điện của nhà nước thì mình trả tiền theo giá bán công bố của nhà nước . Sx> tiêu thụ thì có thể bán lại cho nhà nước theo giá 9.35 cent.

Sau khi lắp xong điện lực sẽ xuống kiểm tra . Nếu đảm bảo theo quy định đl sẽ lắp 1 cái đồng hồ 2 chiều để đo số điện nhà sử dụng và số điện nhà chuyển lên lưới điện.

Cách tính tiền điện : Theo quy định của tt cách tính là netmetter hàng tháng: tổng tiêu thụ - tổng phát lên lưới điện ,nếu dương thì trả tiền phần chênh lệch . Nếu âm thì để đó cuối năm đl sẽ trả tiền lại cho chủ nhà theo giá net quy định của tt là 9,35 cent và tỷ giá công bố cuối năm của vcb .Nhưng hiện nay bộ công thương vẫn chưa có quy định thu thuế loại này không nên hiện nay điện lực hcm đang tính theo cách: ghi nhận cả 2 số điện : chỉ số tiêu thụ và chỉ số phát lên điện lưới và chủ nhà trả tiền điện theo chỉ số tiêu thụ. Cuối năm ct đl sẽ thanh toán lại tiền điện đã phát lên lưới.

Về mặt kinh tế với hộ xài điện buổi tối ít sẽ có lợi vì đơn giá điện mua bình quân sẽ nhỏ hơn giá bán. Vd : Trước khi lắp nhà xài hết khoảng 400kw . Sau khi lắp chỉ số tiêu thụ giảm còn 200kw . Chỉ số phát lên lưới khoảng 250kw . Hàng tháng phải trả khoảng 200x 1.800₫ = 320.000d . Nhưng cuối năm điện lực sẽ phải trả lại 200kw mà mình đã xài và phần chênh lệch dư 50kw là 2.119d ( xem khoảng đóng tiền điện hàng tháng cuối năm được thêm 14% trên số tiền đóng nên cứ nghĩ là hàng tháng mình góp tiền tiết kiệm rồi cuối năm lãnh lãi bằng tổng số đóng x 14%).

Theo tính toán trên cơ sở số tiền đầu tư ban đầu được gởi tiết kiệm 1 năm là 7%năm và hằng năm được nhập lãi và vốn. Số tiền thu được bán điện sau khi thu đươc cũng sẽ được gởi NH theo ls 7%. Tất nhiên ls NH cũng sẽ biến động hàng năm nhưng nó cũng sẽ nó cũng sẽ làm giá usd biến động nên ta sẽ cố định giá đầu vào đầu ra để tham khảo .

theo bảng dưới thì khoảng hơn 7 năm thì số tiền 2 bên bằng nhau. Sau 7 năm đó là ta xài điện chùa không mất đồng nào.

bangtinhtoan01.png

Các tấm pin nlmt được bảo hành 10 năm cho material and workmanship và 25 năm cho hiệu suất sử dụng 80%.


Ai muốn tham gia thì gọi tổng đài điện lực thông báo . Họ sẽ cho người xuống kiểm tra và lắp đăt.
Thật tình Ct Điện lực phục vụ rất tốt. Chỉ cần gọi điện thoại 1900 545454


mới ngồi xem lại điện nlmt của tháng 3 . ( công suất 3kw)

tinhtoan02.png


Túm váy là theo tính toán thì tầm 6-7 năm là thu hồi vốn đầu tư. Tuổi thọ của nó thì 10 - 15 năm.
Nếu lắp đồ xịn thì tầm 1,2k Trump tệ/1kw.
Nếu lắp đồ thường thì tầm 0.8k Trump tệ/1kw.
1 gia đình nhỏ lắp 3kw xài ok. Nhà lớn thì 5kw.

Túm váy là hệ thống này hòa chung lưới điện của Điện lực và vận hành song song. Ban ngày solar phát điện thì dùng điện của soalr, thiếu thì điện lưới bù vô, dư thì phát lên lưới điện lực (có đo đếm). Nên không phải lo về việc mất điện khi trời mưa hoặc ban đêm.

À mà giai đoạn này thì quên chuyện lắp rồi bán điện cho EVN nhé, vì chưa biết khi nào lấy được tiền do giờ vướng thủ tục thanh toán. Về luật, EVN mua điện thì người bán phải xuất hóa đơn để EVN hoạch toán, mà hộ dân thì lấy đâu ra hóa đơn. Hiện nay đang ghi nhận, dự kiến cuối năm nay có hướng dẩn việc trả tiền điện NLMT phát lên lưới.
 

ducminhqn11

Thành viên cơ bản
13/9/16
8
0
Nói chung thì vụ Điện mặt trời căng nhất là tuổi thọ và bảo trì!

Nếu 10 năm thì quá là OK .... hiện đang sợ chỉ 3 năm thì căng lắm, VN lại ô nhiễm nặng nên phải thường xuyên bảo trì (ch phí), nó sẽ giảm hiệu suất và tuổi thọ nữa.

Ngắn gọn vậy.
 

dung276

Thành viên cơ bản
31/5/17
4
0
Nói chung thì vụ Điện mặt trời căng nhất là tuổi thọ và bảo trì!

Nếu 10 năm thì quá là OK .... hiện đang sợ chỉ 3 năm thì căng lắm, VN lại ô nhiễm nặng nên phải thường xuyên bảo trì (ch phí), nó sẽ giảm hiệu suất và tuổi thọ nữa.

Ngắn gọn vậy.
Thin film mới gây ô nhiễm vì dùng Cd, còn loại wafer silicon thì tái sử dụng được, vì lẽ đó trường phái Wafer silicon đang phát triển mạnh, ( TQ bá chủ thế giới và đang ăn nên làm ra với CP VN cho 150 dự án điện NLMT ở Ninh thuận, kết thúc trước tháng 6 2019 sẽ được giá ưu đãi khi bán điện) haiza thấy là thua cmnr với bọn TQ bắt tay với ai đó, em nghe mấy bà tám trong xóm nói vậy.

cũng lưu ý chính sách điện mái nhà mới thử nghiệm cho TP.HCM và HN
 

dung27697

Thành viên cơ bản
31/5/17
5
0
Nhà cũng đang sử dụng hệ thống NLMT hoà lưới và hiện cũng đang rối nhiều thứ không thể lý giải.

Trước hết, giải thích cho nhiều ACE về cái đồng hồ hai chiều mà điện lực thay cho mình sau khi nghiệm thu hệ thống. Nó là cái đồng hồ điện tử, không có cái vòng quay như kiểu cũ mà có đèn chớp, 500 lần tương ứng 1KWh. Trên màn hình đồng hồ nó có vài chục thông số, hiển thị lần lượt mỗi lần 1 mã số kèm giá trị. 3-4 giây lại đổi qua mã số khác. Trung bình khoảng 5 phút thì nó hoàn tất 1 quy trình hiển thị và lặp lại.

Về hệ thống của nhà, xin tóm lược như sau:
- Công suất tấm pin là 4.7KW hiệu Redsun.
- Inverter hoà lưới Solax 5KW.
- Khung sắt V đỡ hệ thống.
- Bao lắp đặt hết họ tính 90 chai.

Sau khi xong, thì coi trên App quản lý thì trung bình một tháng sản xuất được 420KWh (tháng 1) - 560KWh (tháng 4) tuỳ tháng.

Trước đó trung bình mỗi tháng nhà sử dụng 800KWh điện. Sau khi lắp xong, mỗi tháng bill cũng 800KWh điện. Liên hệ hỏi thì bên lắp đặt họ nói hiện giờ dồn cuối năm, cũng nghĩ thôi kệ cuối năm cũng ok nên quên luôn.

Rồi bữa tháng 6, cái chỗ họ đấu nối từ Inverter vô ổ cắm trên tường (lầu thuợng) nó bị cháy. Lúc đó nghĩ thôi bỏ mịa rùi, có gì đó sai sai hay sao rồi. Chơi món này có khi nào cháy nhà hông trời. Họ cũng đến sửa. Rồi sau đó thử tắt luôn Inverter trong 1 tháng coi sao. Thế mà cuối tháng bill vẫn tầm 800KWh.

Đến đây thấy không ổn rồi nên gọi lên tổng đài điện lực hỏi. Họ nói hiện giờ không khấu trừ, nên điện sản xuất ra bao nhiêu đều đẩy lên lưới, cuối năm tổng kết. Họ chỉ cho coi chỉ số 2.8.3 là tổng luổng điện đẩy lên lưới, coi thì từ lúc gắn tới giờ được 76KWh.

Nên thôi nghĩ chắc dẹp mịa nó cái NLMT hoà luới này cho đỡ nhẹ đầu. Chắc khó có cơ hội lấy tiền nhà nước. Còn công ty lắp đặt thì hẹn kiểm tra xong hứa lèo chắc hơn chục lần ... không tiện nói tên họ ra. Coi như 90 chai tiền ngu.

KqgT2ce.png

rVLNZRk.png

SZjZCol.png

j3T9wR1.png


Đến giờ vẫn tự vấn an là không bị lừa vì:
- Tấm pin vẫn hoạt động tốt
- Inverter vẫn hiện thông số tốt
- Hệ thống vẫn còn ở nhà em mà

Nghĩ chắc còn chỗ nào đó mà mình chưa rõ. Vấn đề nản là ở chỗ cái công ty lắp đặt hình như họ cũng hông rõ và không biết cách tính luôn. Hy vọng vậy đi cho nhẹ bác. Biết đâu cuối năm điện lực refund cho chục chai thì sao, hehe

ACE nào muốn chuột bạch nên đặt điều kiện với bên lắp đặt là:
1. Chỉ thanh toán sau khi nghiệm thu.
2. Chỉ nghiệm thu sau khi chứng minh được sự hiệu quả:
- Làm cách nào kiểm chứng thông số?
- Nếu khấu trừ ngay thì bill phải giảm KWh.
- Nếu dồn cuối năm thì số 2.8.3 phải tăng đều mỗi ngày.

Cũng có thể nhà mình xui, vì vài anh em quen biết đề nghị: (i) can thiệp giúp làm việc với Điện lực không và (ii) yêu cầu cái công ty đã lắp đặt đến nói chuyện phải quấy ... nhưng thôi cũng không muốn triệt đường làm ăn của người ta ... hy vọng người ta đọc được thớt này ... vì nhà mình là một trong những người tiên phong ... và cũng đã giới thiệu nhiều người làm chuột bạch .... nhưng phải nói cái công ty đã lắp đặt rất cà chớn và không biết gì về an toàn điện .... đây xem hình vị trí đấu nối ... vì chỗ quen biết nên phó thác hết ... về đến nhà bánh xà phòng mua rồi phải ráng ăn ... nhưng suýt sùi bọt mép

0xzFsxX.jpg


vì bữa nó cháy khét lẹt, cách màn cửa có 20cm
Tụi thợ thi công cái nào cũng ok hết nhưng khi xảy ra sự cố chủ nhà chịu.
Chỉ cần 1 cái CB là giải quyết được vấn đề mà không chịu lắp cho khách hàng.

Xin hết
 

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Đọc mấy bài này nghe cũng háo hức
Thủ tướng ra quy định mới, vạn gia đình nhẹ gánh tiền điện hàng tháng
https://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-doa...oc-ban-dien-mat-troi-tren-mai-nha-501944.html
11/01/2019 14:00 GMT+7
logo.gif
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, Quyết định sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Theo quy định mới, các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Bên bán điện thực hiện thanh toán lượng điện năng nhận từ lưới điện theo quy định hiện hành. Bên mua điện thực hiện thanh toán lượng điện năng từ dự án trên mái nhà phát lên lưới điện với giá mua bán điện quy định như đối với dự án điện mặt trời nối lưới.
"Các bên có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí", Quyết định nêu rõ.

dien-mat-troi-1.jpg
Vướng mắc khiến điện mặt trời trên mái nhà chưa triển khai rộng đã được tháo gỡ


Điều này có nghĩa, nếu cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ thuế trị gia tăng là 2%. Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
Giá mua bán điện đối với dự án trên mái nhà cho năm tiếp theo được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước.
Trước khi Quyết định 11 được sửa đổi như kể trên, điện mặt trời áp mái chưa thể triển khai rộng, EVN chưa thể mua điện của người dân. Lý do là Bộ Tài chính có ý kiến về một nội dung tại Quyết định 11 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích điện mặt trời.
Theo Quyết định 11, các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định.

Có nghĩa, nếu hộ dân sản xuất được 300 “số điện” điện mặt trời và chỉ sử dụng 100 “số điện” của EVN, thì EVN sẽ trả tiền 200 số điện cho hộ gia đình đó với mức giá 2.086 đồng/số điện.

Cho nên, Bộ Tài chính yêu cầu sửa lại nội dung này vì không phù hợp các luật về thuế.

Bộ Tài chính hướng dẫn rằng, theo quy định của các luật thuế hiện hành, trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà, đồng thời có nhận điện từ lưới điện quốc gia, thì cá nhân, hộ gia đình không được bù trừ trực tiếp lượng điện bán ra và lượng điện mua vào từ lưới điện quốc gia để tính toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Nếu cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ thuế trị gia tăng là 2%. Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
Điện mặt trời trên mái nhà được cho là cứu cánh, giúp giảm nguy cơ thiếu điện. Nếu một gia đình lắp 5 kW thì ban ngày hộ đó sẽ dùng điện mặt trời, giảm tiêu thụ điện của EVN, giảm tiền thanh toán cho EVN. Trường hợp hộ đó ban ngày đi làm, không dùng đến điện, thì lượng điện đó tự động được lưới điện của EVN tiếp nhận hết và có công tơ hai chiều để đo. EVN sẽ thanh toán cho hộ gia đình đó theo giá điện nhà nước quy định là 2.086 đồng/kWh.
Với cơ chế đó, những gia đình dùng 300-400 số điện/tháng trở lên thì thời gian hoàn vốn rất nhanh khi chi phí lắp điện mặt trời áp mái ngày càng rẻ.
Nhưng thực tế văn bản như thế này

7fPyEgn.jpg

T5RNCfp.jpg


Theo văn bản này thì EVN phải trả tiền phần điện Solar áp máy phát lên lưới, ví dụ phát lên lưới 400kwh (không phải kw), và nhận từ lưới ENV 500kwh thì ENV sẽ mua 400kwh với giá 9,35 cent, và trả tiền cho EVN 500kwh theo biếu giá của EVN.

Trước khi có văn bản này, EVN không biết phần điện năng do solar áp mái hộ dân lắp phát lên lưới sẽ mua dạng trả tiền cho hộ dân hay cấn trừ vào đầu năm sau? Qua văn bản này thì khẳng định EVN sẽ phải mua và thanh toán bằng tiền, không có vụ cấn trừ.

Đọc bài báo mới tinh này

Lắp điện mặt trời, gia chủ ngỡ ngàng vì hiệu quả thua xa kỳ vọng

Mới thấy cái chuyện bán điện cho EVN thấy cũng ... trời ơi lắm
Nên nhà dân tự gắn điện mặt trời ... thì ... chỉ nên lắp để chống được nóng cho nhà với công suất đủ dùng vào ban ngày, nếu ban ngày ít ở nhà thì tốt nhất là không lắp.

Trông mong vô việc bán cho EVN làm gì? Có được bao nhiêu đâu? Cái chính là mình giảm tiền điện phải trả cho EVN ở phần giá cao, giảm bức xạ nhiệt lên mái nhà => nhà mát hơn .. . . Về mặt xã hội thì góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm tàn phá môi trường (cái này là lợi ích chung của cộng đồng).
Hãy nghĩ lưới điện của EVN là 1 cái accu khổng lồ, để chúng ta nối vào, khỏi phải đầu tư accu cho hệ solar chúng ta đầu tư.
 

trung4

Thành viên cơ bản
25/10/17
4
0
@tupham có phải là theo quy định mới, các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Bên bán điện thực hiện thanh toán lượng điện năng nhận từ lưới điện theo quy định hiện hành. Bên mua điện thực hiện thanh toán lượng điện năng từ dự án trên mái nhà phát lên lưới điện với giá mua bán điện quy định như đối với dự án điện mặt trời nối lưới.

Tức là sử dụng 500kwh thì trả bill đủ 500 áp giá theo mức bậc thang,
sản xuất ra được 500kwh thì bán cho EVN theo giá 92 cent/kwh.
Không bù trừ gì sất!
Nhưng EVN thanh toán hằng tháng hay 1 năm mới trả 1 lần thì chưa biết ?

À mà Panel tuổi thọ mấy năm nhỉ ?
 

mayphatdien_vinpower

Thành viên cơ bản
27/3/17
3
1

1. Nhưng EVN thanh toán hằng tháng hay 1 năm mới trả 1 lần thì chưa biết ?

2. À mà Panel tuổi thọ mấy năm nhỉ ?

1. Phải chờ bộ hướng dẫn
2. Hiện nay trên thị trường tấm pin bảo hành tấm pin 10 năm, 12 năm thùy theo nhà sản xuất. 80% hiệu suất trong 25 năm. Inverter bảo hành 5 năm.
 

trung4

Thành viên cơ bản
25/10/17
4
0
1. Phải chờ bộ hướng dẫn
2. Hiện nay trên thị trường tấm pin bảo hành tấm pin 10 năm, 12 năm thùy theo nhà sản xuất. 80% hiệu suất trong 25 năm. Inverter bảo hành 5 năm.
Nhà mình hướng Tây Bắc. Diện tích mái tầm 60M2. Trung bình 1 tháng nhà mình dùng 800-1.000kwh. Tầm 2-3tr tr tiền điện.
Vậy cần đầu tư dàn bao nhiêu Kwh, bao nhiêu M2 là tối ưu nhất.
Thanks
 

mayphatdien_vinpower

Thành viên cơ bản
27/3/17
3
1
Nhà mình hướng Tây Bắc. Diện tích mái tầm 60M2. Trung bình 1 tháng nhà mình dùng 800-1.000kwh. Tầm 2-3tr tr tiền điện.
Vậy cần đầu tư dàn bao nhiêu Kwh, bao nhiêu M2 là tối ưu nhất.
Thanks
Hướng nhà cố định rồi, không thay đổi được. Nhưng quan trọng là hướng nhận nắng của tấm pin (do cách lắp).
Với diện tích 60m2 có thể lắp tối đa ~ 7kw , còn muốn lắp bao nhiêu thì tùy (trong giới hạn 7kw).
inbox số đt, mình trao đổi với anh về mức đầu tư tối ưu.
trao đổi trên này không tiện.
 
  • Like
Reactions: trung4

hiennhan

Thành viên cơ bản
1/5/16
4
0
Trước nay mặt dù chưa có cơ chế thanh toán tiền điện nhưng nhiều nhà máy nhất là may mặc, giày, da, .... vẫn lắp để có sản lượng điện năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng sạch cho sản phẩm của họ.
 

hienbtv

Thành viên cơ bản
20/2/17
5
0
Trước nay mặt dù chưa có cơ chế thanh toán tiền điện nhưng nhiều nhà máy nhất là may mặc, giày, da, .... vẫn lắp để có sản lượng điện năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng sạch cho sản phẩm của họ.
làm theo kiểu văn nghệ thôi

Giờ đi chào hàng cho khách thì thường hay nổ với nó là tao áp dụng công nghệ mới, giảm thiểu tiêu hao năng lượng, không ngừng đầu tư phát triển tiêu chuẩn sản xuất xanh....

Cho nên lắp mấy cái tấm panel trên mái để xe chủ yếu là chạy máy bơm nước tưới cây cây là chính

Còn lại thì lâu lâu canh trời mưa vẫn mở trộm van xả ra cống, có thanh tra môi trường xuống thì xoè phong bì tại cổng hết rồi
 

ducminhqn11

Thành viên cơ bản
13/9/16
8
0
Nhà lắp điện NLMT cách đây còn vài ngày là đủ 1 năm . Hồi đó lắp hết khoảng 55 triêu cho công suất 3 Kw. Theo tổng kết đến tại thời điểm này ( còn 12 ngày là đúng 1 năm ) nó sản xuất ra được khoảng 4.120 kwh như vậy đúng 1 năm thì sản xuất được khoảng 4.250kwh .
Theo số liệu của công ty điện lực trung bình hàng năm 2016,2017 (trang web chăm sóc khách hàng ) nhà sử dụng trung bình khoảng 4.000kwh/1 năm số tiền trả khoảng 8.500.000d
. Đến hôm nay điện kế 2 chiều ghi nhận là :đầu nhận : 1.837 kwh đầu giao là : 2.010 kwh. Số tiền điện đã thanh toán cho điện lực từ khi lắp là : 3.514.000d cho 1.837 kw. Số tiền điện lực còn nợ chưa thanh toán là : 2.010x 2.086 đ=4.193.000d . Như vậy năm nay tổng số điện tiêu thụ thực tế là : 4.120 - 2.010 +1.837 = 3.952 kwh.
Giả sử như được điện lực thanh toán thì sau 1 năm dùng điện không tốn tiền mà còn được nhận lại : 4.193.000- 3.514.000 = 700k
Hiệu quả thế nào mọi người có thể tự tính, chỉ đưa ra số liệu thực tế sau gần đúng 1 năm lắp NLMT
6Qj1MIF.jpg

zr4Sh8A.jpg
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
@ducminhqn11 3kwh thì diện tích pin là bao nhiêu m2 vậy ? Như vậy tổng tiền điện NLMT sinh ra 1 năm của anh là khoảng 8,5 triệu đồng => 6,5 năm gỡ vốn ?
 

ducminhqn11

Thành viên cơ bản
13/9/16
8
0
@ducminhqn11 3kwh thì diện tích pin là bao nhiêu m2 vậy ? Như vậy tổng tiền điện NLMT sinh ra 1 năm của anh là khoảng 8,5 triệu đồng => 6,5 năm gỡ vốn ?
Nhớ không lầm là khoảng 2m2 x 12 tấm= 24m2 cho công suất 3kwh
Thật ra là gỡ vốn nhanh hơn: giá điện bậc thang từ 300-400kwh là 2,6k, trên 400kwh là 2,7k chưa thuế. Điện NLMT sẽ bớt nhiều vào khoảng này. Với điều kiện là mấy ảnh điện lực có trả tiền cho mình đã, hiện tại chưa nhận đồng nào nên chưa tính gỡ vốn.
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
Nhớ không lầm là khoảng 2m2 x 12 tấm= 24m2 cho công suất 3kwh
Thật ra là gỡ vốn nhanh hơn: giá điện bậc thang từ 300-400kwh là 2,6k, trên 400kwh là 2,7k chưa thuế. Điện NLMT sẽ bớt nhiều vào khoảng này. Với điều kiện là mấy ảnh điện lực có trả tiền cho mình đã, hiện tại chưa nhận đồng nào nên chưa tính gỡ vốn.
Sau khi có QĐ 02/2019 thì hộ dân chắc sẽ được EVN chốt số và thanh toán cuối năm.
 

hienbtv

Thành viên cơ bản
20/2/17
5
0
55tr đầu tư ban đầu mỗi năm phải gánh khoảng 3tr tiền lãi nữa, vẫn chưa thấy lợi khi đầu tư , tuy nhiên rất quan tâm
 

dung27697

Thành viên cơ bản
31/5/17
5
0
55tr đầu tư ban đầu mỗi năm phải gánh khoảng 3tr tiền lãi nữa, vẫn chưa thấy lợi khi đầu tư , tuy nhiên rất quan tâm
Đối với gia đình điện áp mái thì nên làm. Với số tiền đầu tư khoảng 55 triệu cho 3kw sử dụng vừa đủ cho 1 gia đình 4 người giống như mua 1 cái máy tivi, tủ lạnh hay máy massage cho nhà sử dụng thôi. Thấy mọi người ngồi tính kỹ quá làm mình ngồi đọc loạn cả não.
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
Đầu tư vừa đủ sử dụng thì xem như dùng điện giá rẻ hơn mua của EVN.
Còn đầu tư để bán EVN thì phải tính bài toán khác.
Nhìn các đại gia nhảy ra đầu tư solar farm ồ ạt là biết nó hiệu quả hay không?
Đúng là dân mình, cừ toàn tính toán để bán cho EVN ... được chân lân đầu
 

hienbtv

Thành viên cơ bản
20/2/17
5
0
Đầu tư vừa đủ sử dụng thì xem như dùng điện giá rẻ hơn mua của EVN.
Còn đầu tư để bán EVN thì phải tính bài toán khác.
Nhìn các đại gia nhảy ra đầu tư solar farm ồ ạt là biết nó hiệu quả hay không?
Đúng là dân mình, cừ toàn tính toán để bán cho EVN ... được chân lân đầu
Tính là để nhìn ra thị trường thế nào đó , bài toán đầu tư phải thuyết phục thì mới đi thổi lỗ tai khách lắp được, chứ cứ kêu lắp đi lợi lắm thì khó thuyết phục được
focus vào việc lợi ích của việc lắp NLMT đi, lợi hay không lợi khi đầu tư ở từng hộ gia đình
 

ducminhqn11

Thành viên cơ bản
13/9/16
8
0
Tính là để nhìn ra thị trường thế nào đó , bài toán đầu tư phải thuyết phục thì mới đi thổi lỗ tai khách lắp được, chứ cứ kêu lắp đi lợi lắm thì khó thuyết phục được
focus vào việc lợi ích của việc lắp NLMT đi, lợi hay không lợi khi đầu tư ở từng hộ gia đình
Như đã nói, nhà mình lắp NLMT, chẳng qua là yêu thích công nghệ.

Hồi xây nhà mơ ước 1 căn nhà có điện mặt trời hay điện gió. Tại thời điểm đó giá lắp hệ thống điện NLMT chiếm gần nửa tiền xây nhà nên đành phải chia tay. Quay qua điện gió , cũng đem phong kế về đo . Không đủ gió để phát điện .

Đến cuối năm 2017 cho hoà luói điện quốc gia là mình chơi luôn.
 

dautuhieuqua

Thành viên cơ bản
16/8/17
18
2
Tính là để nhìn ra thị trường thế nào đó , bài toán đầu tư phải thuyết phục thì mới đi thổi lỗ tai khách lắp được, chứ cứ kêu lắp đi lợi lắm thì khó thuyết phục được
focus vào việc lợi ích của việc lắp NLMT đi, lợi hay không lợi khi đầu tư ở từng hộ gia đình
Nó có mấy điểm lợi:
1. Với hộ gia đình: có điện xài với giá thấp hơn mua điện từ EVN.
2. Với xã hội: Nhà nước (xã hôj) không càn đầu tư hệ thoing lưới truyền tải nhiều mà xã hội vẫn có điện dùng ổn định. Tiền đầu tư này cũng do chúng ta đóng thuế để nhà nước làm ché đâu ra; giảm bớt việc sử dụng tài nguyên để sản xuất ra điện: dầu mỏ, than đá để chạy nhiệt điện, phá rừng để làm thuỷ điện .v. v
3- Đỡ nóng mái beton, giảm tiêu thụ điện máy lạnh.
 

ktsdinhloc

Thành viên cơ bản
25/2/17
14
6
Dạo này lái xe mở radio nghe, thấy có quảng cáo tấm pin Panasonic , hỏi bạn bè thì bảo hãng Panasonic không rảnh đi làm trò này
Google thì ra cái gọi là Pansonic HT

Ai biết rõ nguồn cơn giải thích giùm
 

AKhoaNoiThat

Thành viên cơ bản
Vô tình đọc lại bài báo này .

Nếu dùng từ 500 kWh - 1.000 KWh, phải áp giá điện thật đắt

Chợt nhớ điện mặt trời áp mái, do giá điện EVN bán theo giá bậc thang, nên theo sử dụng càng nhiều thì giá càng cao.

Lắp điện mặt trời bù được phần đỉnh là hiệu quả nhất - Giá bán điện (đồng/kWh)
1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.678
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.734
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.014
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.536
Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 2.834
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2.927
2 Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước 2.461

Nguồn: https://www.evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Bieu-gia-ban-le-dien-9-79.aspx

Từ chỉ số 201 là giá 2.536đ/kwh rồi ===> nếu đầu tư cắt phụ tải đỉnh (giá >2.536đ/kwh) thì suất thu lợi nhanh.

Giờ lắp điện áp mái (giá thì thượng vàng hạ cám đủ cả, hàng tốt ~22tr/kwp (tất tần tật luôn khung giá đỡ), hàng lởm 13tr/kwp cũng có ), 1kwp sản xuất ra được 4kwh điện/ngày , về kỹ thuật thì công nào nào có kiến thức kỹ thuật về điện NLMT là có thể lắp được. Diện tích thì 1kwp cần 7m2. Tùy theo nhu cầu của gia đình mà chọn công suất phù hợp.
Với giá vật tư thiết bị hiện nay thì tầm 5 năm là thu hồi xong vốn.

Giờ có nhiều công ty đã chơi chính sách ngoài bảo hành theo chính sách hãng, còn có cam kết riêng của công ty, đó là nếu khách hàng không hài lòng, có thể trả hàng, và công ty hoàn tiền đầu tư, nhưng khách hàng phải trả tiền lượng điện do hệ solar đã phát với giá 9,35 cent/kwh ....

Và nhiều công ty giờ cũng đã đi thuê mái nhà xưởng dài hạn để kinh doanh.

Và dĩ nhiên những người sử dụng điện chủ yếu chiều tối thì không giảm tiền điện được bao nhiêu, do solar chỉ phát ban ngày, nhưng lượng điện solar phát lên lưới sẽ được EVN mua lại .... nhưng cân đối lại thu hồi vốn chậm.
 
Thấy người bạn vừa khoe dàn 8kwp , với hiệu quả thêm là những phòng ở tầng dưới mấy tấm solar sẽ mát hơn so với lúc chưa lắp solar.
Sử dụng tấm solar QCells - thương hiệu top của Hanwha (một công ty nằm trong top Fortune 500), và inverter Fronius của Áo bảo hành 10 năm, nghe nói có 4 option về inverter: SMA (Đức), Steca (Đức), Fronius (Áo), ABB (Thụy Sĩ) nhưng chọn Fronius (SMA và Fronius nắm 2 vị trí đầu bảng).
x8W6BvJ.jpg


ABUyiBG.jpg


sHvmDhi.jpg


W7pvKEJ.jpg


n95OeCY.jpg


Cũng đang tính tư vấn cho một số khách hàng mà NhaPhoGroup đang giám sát. Theo đơn vị lắp đặt thì khả năng cao là sau 30/6/2019 giá điện áp mái vẫn giữ nguyên , và nếu ở địa bàn TP.HCM thì khung thời gian 4 giờ công suất đỉnh mỗi ngày!
8zMRFnQ.jpg



Theo thông tin hỏng được thì phải sử dụng hàng tốt
 
Hiện nay ACE nào có nhà xưởng diện tích lớn tầm 1.000m2, nhưng 4.000m2 thì tốt nhất, có thể cho thuê để các nhà đầu tư lắp đặt nhé, giá thuê từ 3.000 đến 4.000 VNĐ/m2/ tháng. Toàn bộ thiết bị bên đầu tư lo hết 100%, hợp đồng có thể ký 10 năm, 20 năm ....

Hiện nay công nghệ có những thay đổi cơ bản như Pin năng lượng mặt trời (Photovoltaic – PV): Thay đổi lớn nhất là dòng pin half cells sản xuất đại trà. Công nghệ half cell giúp giảm tổn thất và giảm mất công suất khi bị che nắng (hotspot). Ngoài ra, công suất tấm PV được nâng cao hơn so với trước kia với cùng 1 kích thước tấm PV. Inverter hybrid (hòa lưới có lưu trữ) được sản xuất nhiều hơn.

Với tốc độ tiến bộ công nghệ hiện nay, những ai có nhu cầu đầu tư mới nên chọn thế hệ công nghệ thứ 2, không nên chọn thế hệ công hệ thứ nhất.
 
  • Like
Reactions: DatSolar
Không cần bỏ vốn, doanh nghiệp sở hữu hệ thống điện mặt trời hàng chục tỉ đồng - ESCO - Mô hình đầu tư năng lượng ba bên cùng có lợi

Giữa tình hình giá điện có chiều hướng tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp đang loay hoay tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm điện để giữ vững lợi thế cạnh tranh giữa thị trường ngày một sôi động hơn. Trong đó, việc sử dụng điện mặt trời được xem là giải pháp tối ưu nhất, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn vì chi phí đầu tư ban đầu cao. Nhằm tạo môi trường đầu tư điện mặt trời trở nên thuận lợi hơn, DAT Solar đã phối hợp cùng Đối tác đầu tư tài chính triển khai mô hình ESCO cho doanh nghiệp.

ESCO là giải pháp tài chính dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện mặt trời với hình thức thanh toán linh hoạt cho chủ đầu tư. Đối tượng tiếp cận chủ yếu của mô hình này là các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có diện tích mái nhà xưởng từ 3500m2 và lượng tiêu thụ điện năng tương đối lớn.

giai-phap-lap-dien-mat-troi-cho-doanh-nghiep-esco-85.jpg

Với ESCO - Mô hình đầu tư năng lượng ba bên cùng có lợi:

✔️ Thứ nhất, khách hàng của ESCO không cần bỏ vốn đầu tư nhưng vẫn hưởng được những lợi ích từ hệ thống điện mặt trời. Khi lắp 1MWP, doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 300 triệu đến 1 tỉ đồng tiền điện 1 năm.
✔️ Thứ hai, mô hình ESCO thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời, giúp ngành điện bớt áp lực đầu tư cho các công trình nguồn và lưới điện,...
✔️ Thứ ba, quỹ tài chính sẽ sử dụng các hợp đồng cho thuê hệ thống làm cơ sở để trả công cho mình.

DAT SOLAR CUNG CẤP GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM TỪ MÁI NHÀ XƯỞNG ĐẾN MÁY MÓC SẢN XUẤT

Hiện nay, DAT đang có các giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa tiền điện:
✅ Thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện năng lượng mặt trời hiệu suất cao
✅ Doanh nghiệp không cần bỏ vốn vẫn sở hữu hệ thống điện mặt trời hàng chục tỉ đồng.
✅ Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất giúp tăng năng suất, tiết kiệm năng lượng.

☎ LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI - HOTLINE: 18006567 (miễn phí) nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng năng lượng xanh, sạch, tiết kiệm và hiệu quả!
 

ChauThanhConstruction

Thành viên cơ bản
14/4/20
2
0
Hiện nay ACE nào có nhà xưởng diện tích lớn tầm 1.000m2, nhưng 4.000m2 thì tốt nhất, có thể cho thuê để các nhà đầu tư lắp đặt nhé, giá thuê từ 3.000 đến 4.000 VNĐ/m2/ tháng. Toàn bộ thiết bị bên đầu tư lo hết 100%, hợp đồng có thể ký 10 năm, 20 năm ....
Nếu có 4k m2 nhà xưởng = tiền thuê max 16 triệu/tháng thì đâu có gì gọi là ngon ? Tiền thay hệ mái tole mới ai chịu, vì hệ mái cũ (khả năng chịu lực của khung kèo) đâu có tính toán chịu lực cho hệ Solar lắp mới đâu ? Rồi 16 triệu/tháng nhưng có người lạ vào xưởng vận hành, bảo trì ...

Nếu có sẵn mái xưởng đủ khả năng lắp hệ Solar, thì có thể nghiên cứu xem để giảm chi phí điện và có thể kiếm thêm được gì để bù đắp chi phí thì được, chứ đi thuê mái chỉ để lắp hệ thống điện áp mái kiếm lời là thấy mệt rồi.

Tuy nhiên xét thấy nếu đi đầu tư mà thời gian hoà vốn khoảng 5-7 năm tuy nghe thì thơm, nhưng mà chỉ bán cho một người mua duy nhất và siêu cà chớn EVN cùng với phải khấu hao thiết bị quá cao thì ặc ặc ... ném tiền này vào miếng đất nền nào đó còn hay hơn nhiều.